Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Phân tích phương tiện liên kết ngữ pháp trong việc tăng cường kỹ năng đọc hiểu tiếng Anh chuyên ngành tài chính cho sinh viên năm ba tại trường Đại học Tài chính – Kế toán

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (398.48 KB, 7 trang )

ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN

PHÂN TÍCH PHƯƠNG TIỆN LIÊN KẾT NGỮ PHÁP TRONG VIỆC
TĂNG CƯỜNG KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU TIẾNG ANH CHUYÊN NGÀNH
TÀI CHÍNH CHO SINH VIÊN NĂM BA TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC
TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
ANALYSIS OF GRAMMATICAL COHESIVE DEVICES
IN ENHANCING READING COMPREHENSION IN ESP
FOR UFA THIRD-YEAR FINANCE MAJORS
Ngày nhận bài
: 22/9/2021
Ngày nhận kết quả phản biện : 12/12/2021
Ngày duyệt đăng
: 22/12/2021

ThS. Bùi Thị Thu Vân
Trường Đại học Tài chính - Kế toán

TĨM TẮT
Tính liên kết đóng một vai trị quan trọng trong việc hiểu một văn bản. Tuy nhiên, việc nhận biết các
phương tiện liên kết để hiểu được văn bản tiếng Anh không phải là điều dễ dàng đối với sinh viên không
chuyên. Bài báo này tập trung phân tích những phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong giáo
trình tiếng Anh chuyên ngành (TACN) tài chính. Qua đó, đưa ra những đề xuất trong việc dạy và học các
bài đọc TACN tài chính nhằm góp phần nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho sinh viên năm ba tại trường Đại
học Tài chính – Kế toán. Các bài đọc là các văn bản miêu tả chuyên ngành trong lĩnh vực tài chính – kế
toán được phân tích dựa trên cơ sở lý thuyết của Halliday và Hassan (1976) về các phương tiện liên kết
ngữ pháp. Nghiên cứu cho thấy có 678 phương tiện liên kết được sử dụng trong các bài đọc TACN tài
chính, trong đó Phép quy chiếu chiếm 61% (411), Phép nối chiếm 37,7% (258), thấp nhất là Phép thế
và Phép tỉnh lược, lần lượt là 0,7% và 0,6%. Kết quả cũng cho thấy các bài đọc sử dụng khá phong phú
các phương tiện liên kết ngữ pháp giúp bài đọc mạch lạc và dễ hiểu, từ đó đưa ra những đề xuất giúp
đọc hiểu các bài đọc TACN tài chính của sinh viên trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.


Từ khóa: phương tiện liên kết ngữ pháp, bài đọc, tiếng Anh chuyên ngành tài chính
ABSTRACT
Cohesion plays an important role in understanding a text. However, recognizing the linking devices
for understanding English texts is not easy for non-English major students. This article focuses on
analyzing the grammatical cohesion devices used in the textbook of “English for Finance”. By drawing
out the implications for teachers and students, to some extent, a little contribution to improve reading
comprehension skills for UFA third-year Finance majors. The reading texts are specialized descriptive
ones in the field of finance and accounting and were analyzed using Halliday and Hasan’s (1976) theory
related to grammatical cohesion devices. The findings revealed that 678 grammatical cohesion devices
were used in the reading texts in which the highest frequency of occurrence is reference at 61% (411),
conjunction is at 37.7% (258), and the two lowest ones were subsitition and ellipsis at 0.7% and 0.6%
respectively. Moreover, the findings also showed that the reading texts use quite a lot of grammatical
cohesion devices to create coherence and understandibility, and the implications are, accordingly, given
to help students comprehend the texts more easily and effectively.
Key words: grammatical cohesive devices, reading texts, English for Finance
105


TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN
1. Đặt vấn đề
Hiện nay, việc giảng dạy tiếng Anh chú trọng vào việc luyện cả kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho
người học ở tất cả các cấp học, trong đó đọc hiểu là đặc biệt quan trọng trong xu thế toàn cầu. Tiếng
Anh nói chung và TACN nói riêng là một công cụ đắc lực và cần thiết để tiếp cận với kho tàng tri thức
chung của nhân loại bởi lẽ nếu tiếng Anh của chúng ta chỉ dừng lại ở mức độ giao tiếp thông thường
mà thiếu đi lượng từ vựng học thuật chuyên ngành thì việc tiếp cận nguồn tư liệu này sẽ vơ cùng khó
khăn, cản trở trong việc kết nối với thế giới bên ngoài, khiến chúng ta đi lùi so với thời đại. Vì vậy,
TACN không chỉ giúp cho người học có thể tìm hiểu chun sâu hơn về lĩnh vực chun mơn của
mình, mà cịn giúp mở rộng cánh cửa cho con đường nghề nghiệp tương lai. Để đáp ứng nhu cầu đó,
song song với tiếng Anh cơ bản, TACN đang được chú trọng hơn tại các trường đại học. Tuy nhiên,
trong quá trình đọc hiểu TACN, sinh viên gặp những khó khăn về từ vựng, ngữ pháp, đặc biệt là các

phép liên kết giữa các câu và các đoạn văn trong bài đọc.
Trong phạm vi của bài báo này, bằng phương pháp mô tả, phân tích, định lượng và định tính, tác
giả phân tích các phương tiện liên kết ngữ pháp trong 10 bài đọc có độ dài từ 250 từ đến 650 từ của
giáo trình TACN tài chính cho sinh viên năm ba tại Trường đại học Tài chính – Kế tốn, từ đó đưa ra
một vài đề xuất đối với giảng viên và sinh viên nhằm giúp sinh viên nâng cao kỹ năng đọc hiểu các
bài đọc TACN nói chung và TACN tài chính nói riêng một cách hiệu quả.
2. Khái niệm về phương tiện liên kết ngữ pháp
Thuật ngữ “liên kết” được M. A. K. Halliday và R. Hassan đưa ra năm 1976 trong công trình “Liên
kết trong tiếng Anh” và được xem là nền móng cho việc nghiên cứu liên kết trong văn bản. Phương
tiện liên kết đóng vai trị quan trọng trong việc tạo sự gắn kết giữa các mệnh đề, câu và đoạn văn, từ
đó tạo cho bài viết một sự logic, mạch lạc. Halliday (1976) đưa ra một hệ thống liên kết trong tiếng
Anh gồm 5 phương tiện liên kết như sau: phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược, phép nối, và phép
liên kết từ vựng. Trong khn khổ bài báo này, tác giả phân tích các phương tiện liên kết ngữ pháp là
Phép quy chiếu (Reference), Phép thế (Substitution), Phép tỉnh lược (Ellipsis), Phép nối (Conjunction)
được sử dụng trong các bài đọc của giáo trình TACN tài chính.
2.1. Phép quy chiếu (Reference)
Phép quy chiếu là một trong những phương thức liên kết quan trọng nhất góp phần vào sự mạch
lạc, súc tích của văn bản. Phép quy chiếu được sử dụng để đưa ra mối quan hệ giữa một từ và những
gì nó nói đến trong thế giới thực. Có ba loại quy chiếu: chỉ ngôi, chỉ định, và so sánh.
- Phép quy chiếu chỉ ngôi (Personal reference) gồm ba loại: đại từ nhân xưng, tính từ sở hữu và
đại từ sở hữu.
Customers can check their balance, pay bills, transfer money, update their personal details, etc.
anytime and anywhere. (Unit 1)
Phép quy chiếu chỉ ngôi được sử dụng trong ví dụ trên là tính từ sở hữu their quy chiếu cho danh
từ customers được đề cập trước đó.
- Phép quy chiếu chỉ định (Demonstrative reference) gồm hai loại: chỉ định danh từ và trạng từ chỉ
định. Những trạng từ chỉ định gồm trạng từ định vị không gian (this, these, that, those, here, there) và
trạng từ định vị thời gian (now, then).
If a company wants to go public or sell debt to investors, it often uses an investment bank. This
kind of bank may also advise corporations on mergers and acquisitions. (Unit 1)

Việc sử dụng đại từ chỉ định this trong câu thứ hai để quy chiếu an investment bank ở câu thứ nhất.
Phương tiện liên kết này gọi là quy chiếu chỉ định.
106


ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
Mợt loại liên kết quan trọng khác của phép quy chiếu chỉ định là mạo từ xác định. Ví dụ cho phép
quy chiếu chỉ định sử dụng mạo từ xác định được làm rõ trong câu sau:
When people have more money than they need to spend, they can deposit it at a retail or commercial
bank. The bank generally pays interest to the depositors, then uses the money that has been deposited
to grant loans. (Unit 1)
- Phép quy chiếu so sánh (Comparative reference) gồm có so sánh chung và so sánh cụ thể. So
sánh chung theo tính đồng nhất (same, equal, identical, identically), tính giống nhau (such, similar,
so, similarly, likewise) và tính khác nhau (other, another, different, else, và otherwise). So sánh cụ
thể theo số lượng và theo chất lượng. As, more, fewer, further, additional, v.v. là những từ để so sánh
về số lượng còn những từ ngữ dùng để so sánh chất lượng là better, equally good, v.v. như trong ví
dụ sau đây:
Stocks and shares are the capital of companies. (The two words stand for the same thing). (Unit 4)
Từ same trong câu thứ hai là ví dụ của phép quy chiếu so sánh, thực hiện so sánh đồng nhất giữa
stocks và shares trong câu trước đó.
2.2. Phép thế (Substitution)
Phép thế là việc sử dụng các từ thay thế ở câu này để thay thế cho các từ tương ứng có mặt trong
câu khác nhằm tránh sự lặp lại nhàm chán. Trên cơ sở đó tạo sự liên kết giữa hai câu đang được xét.
Phép thế được chia làm ba loại: danh từ (nominal): thay danh từ/cụm danh từ bằng một trong ba từ:
“one, ones và same”; động từ (verbal): thay động từ/ cụm động từ bằng “do”; mệnh đề (clausal): thay
thế mệnh đề bằng “so” hoặc “not”.
It works like a second-hand market, in which investors buy and sell existing/used bonds, shares,
etc. rather than new ones. (Unit 4)
Ở câu trên, ones được sử dụng như một phép thế thay cho cụm danh từ bonds, shares, etc. được
dùng trước đó.

2.3. Phép tỉnh lược (Ellipsis)
Phương thức liên kết ngữ pháp tiếp theo là phép tỉnh lược. Phép tỉnh lược là quá trình bỏ đi các
thành phần khơng cần thiết đã được nhắc tới trước đó trong văn bản. Về bản chất, phương thức lược
bỏ có thể được coi là một dạng đặc biệt của phương pháp thay thế: thay vì thay thế thành phần được
chọn của văn bản bằng một thành phần khác, phương pháp lược bỏ thay thế thành phần được chọn
bằng một thành phần không tồn tại (Halliday & Hasan, 1976). Như phép thế, phép tỉnh lược cũng có
ba loại: danh từ (nominal), động từ (verbal) và mệnh đề (clausal).
The first figures should obviously be higher than the second, i.e. there should generally be a profit.
(Unit 7)
Trong câu ví dụ trên, danh từ figures sau cụm từ the second được lược bỏ nhằm tránh sự lặp lại.
Đây là một ví dụ của phép tỉnh lược danh từ.
2.4. Phép nối (Conjunction)
Phép nối là phương tiện liên kết ngữ pháp cuối cùng mà Halliday và Hassan (1976) miêu tả. Phép
nối là việc sử dụng các từ có chức năng liên kết giữa các câu trong đoạn hoặc các mệnh đề trong câu.
Phép nối được chia làm 4 loại chính: bổ sung (additive) tạo tính liên kết giữa các đơn vị có điểm
tương đồng: likewise, furthermore, in addition, v.v.; đối lập (adversative) thể hiện các kết quả hoặc
ý kiến đối lập: but, however, in contrast, whereas, v.v.; nhân quả (causal) giới thiệu kết quả, nguyên
nhân, và mục đích: so, thus, therefore, v.v.; thời gian (temporal) thể hiện trình tự thời gian: finally,
107


TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN
then, soon, at the same time, v.v.
Therefore, it improves the image of the producer as well as of the country in the minds of foreign
customers. There is, accordingly, an increase in employment opportunities, national income and
people’s living standard. Also, business and industrial firms are benefited from the international
business. (Unit 10)
Trong ví dụ trên, hai từ nối therefore và accordingly được sử dụng như một phương tiện liên kết
là phép nối nhân quả và also là một ví dụ của phép nối bổ sung.
3. Kết quả nghiên cứu

4.1. Việc sử dụng các phương tiện liên kết ngữ pháp
Qua khảo sát 10 bài đọc trong giáo trình TACN tài chính đang được giảng dạy tại Trường, chúng
tơi có được kết quả về việc sử dụng các phương tiện liên kết như sau:
Sử dụng phương tiện liên kết trong các bài đọc của các giáo trình
TACN tài chính

Phương tiện liên kết ngữ pháp

Tần suất xuất hiện

Tỉ lệ (%)

411

61%

Phép thế

5

0,7%

Phép tỉnh lược

4

0,6%

Phép nối


258

37,7%

Tổng

678

100%

Phép quy chiếu

Bảng 1. Việc sử dụng các phương tiện liên kết ngữ pháp

Bảng 1 cho thấy rõ phép quy chiếu là các phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng phổ biến
nhất, chiếm 61%. Phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng phổ biến tiếp theo là phép nối với tỉ lệ
là 37,7%. Phép thế và phép tỉnh lược được sử dụng với tỉ lệ rất thấp lần lượt là 0,7% và 0,6%.
Kết quả phân tích dữ liệu cho thấy từng loại cụ thể của phép quy chiếu, phép thế, phép tỉnh lược
và phép nối được sử dụng cụ thể như sau:
Phương tiện
liên kết ngữ pháp

Phép quy chiếu

Phép nối

Phép thế

108


Số lần
Phần trăm
xuất hiện

Phân loại

Phương tiện được sử dụng trong các bài đọc TACN

Chỉ ngôi

they, their, them, we, his, it, its, you, your, himself

94

13,9%

Chỉ định

the, this, that, these, those, there, then

284

42%

So sánh

same, similar, other, different, else, more, less…

33


4,9%

Bổ sung

and, or, further, in addition, that is, for example,
addionally

215

31,8%

Đối lập

although, but, on the other hand, rather than, whereas

15

2.2%

Thời gian

then, next, before, later, after, finally, at the same time,
earlier, previously

10

1,4%

Nhân quả


therefore, consequently, accordingly, because, as a result,
for this reason

17

2,5%

Danh từ

one’s, one, the same

5

0,7%

Động từ

-

-

-

Mệnh đề

-

-

-



ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
Danh từ
Phép tỉnh lược

Động từ
Mệnh đề

-

4

0,6%

-

-

-

-

Bảng 2. Miêu tả việc sử dụng các phương tiện liên kết ngữ pháp

Bảng 2 miêu tả chi tiết các phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong các bài học TACN
tài chính đang được sử dụng giảng dạy tại trường, được phân tích cụ thể như sau:

Hình 1: Việc sử dụng phép quy chiếu


Phép quy chiếu là phương tiện liên kết được sử dụng phổ biến nhất trong các bài đọc của các giáo
trình TACN tài chính, chiếm 61%. Các loại phép quy chiếu được thể hiện cụ thể qua biểu đồ Hình
1, trong đó phép quy chiếu chỉ định chiếm tỉ lệ cao nhất đến 69%, tiếp theo là phép quy chiếu chỉ
ngơi 23%, cịn lại là phép quy chiếu so sánh với 8%. Kết quả phân tích số liệu về phép quy chiếu cho
thấy soạn giả của các bài đọc trong các giáo trình TACN tài chính sử dụng phổ biến phép quy chiếu
chỉ định như this, that, these, those, the, here, there nhằm tăng yếu tố liên kết trong bài đọc và làm
cho từng câu và từng đoạn của bài đọc dễ hiểu hơn. Với tính chất của các bài đọc là các bài miêu tả
chuyên ngành nên các phép quy chiếu chỉ ngơi được sử dụng ít phổ biến hơn, chỉ xuất hiện các đại
từ nhân xưng và tính từ sở hữu như they, their, them, it, its, you, your và his.
Phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng phổ biến thư hai là phép nối chiếm 37,7% trong các
phương tiện liên kết ngữ pháp. Trong đó, phép nối bổ sung chiếm tỉ lệ cao nhất là 83%, những phép
nối còn lại chiếm tỉ lệ rất thấp, cụ thể phép nối đối lập với 6%, phép nối thời gian là 4% và nhân quả
là 7%, được miêu tả trong Hình 2 dưới đây:

Hình 2: Việc sử dụng phép nối
109


TẠP CHÍ KHOA HỌC TÀI CHÍNH KẾ TỐN
Như đã được trình bày, phép nối có chức năng kết nối giữa các câu với nhau trong một diễn ngôn.
Trong các bài đọc của các giáo trình TACN tài chính, phép nối bổ sung được sử dụng phổ biến nhất
như and, in addition, addionally, that is, this is, for example v.v. Phép nối đối lập được sử dụng ít phổ
biến hơn với sự xuất hiện của các từ nối đối lập như although, but, on the other hand, rather than,
whereas v.v. Để thực hiện chức năng liên kết thì các bài đọc cũng sử dụng với tần suất thấp các phép
nối chỉ thời gian như then, next, before, later, after, finally, at the same time, earlier, previously, v.v.
và nhân quả như thus, therefore, consequently, accordingly, because, as a result, for this reason, v.v.
Phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng với tần suất thấp nhất là phép thế (0,7%), trong đó
phép thế danh từ chiếm 100% với sự xuất hiện của one, one’s và the same, phép thế động từ và mệnh
đề không được sử dụng trong các bài đọc của giáo trình TACN tài chính. Có thể thấy rằng lý do của
việc sử dụng hạn chế phép thế như vậy trong các bài đọc TACN là nhằm tránh mơ hồ, khó hiểu cho

người học.
Tương tự như phép thế, phép tỉnh lược cũng rất ít được sử dụng trong các bài đọc và chỉ có phép
tỉnh lược danh từ được tìm thấy, chiếm 100% và hoàn toàn không thấy phép tỉnh lược động từ và mệnh
đề xuất hiện trong các bài đọc. Điều này có thể được lí giải là do đặc tính của các bài đọc là văn bản
miêu tả chuyên ngành, việc dùng phép tỉnh lược sẽ gây khó hiểu cho người học.
Như vậy, kết quả nghiên cứu cho thấy các bài đọc trong các giáo trình TACN tài chính đã sử dụng
phổ biến hai phương tiện liên kết ngữ pháp là Phép quy chiếu (61%), Phép nối (37,7%) và sử dụng rất
hạn chế Phép thế (0,7%) và Phép tỉnh lược (0,6%) để tạo tính liên kết và mạch lạc trong các bài đọc.
4.2. Đề xuất trong việc dạy và học
Kết quả của nghiên cứu này có ý nghĩa sư phạm đối với giảng viên và sinh viên nhằm nâng cao
khả năng đọc hiểu các bài đọc của giáo trình TACN tài chính đang được giảng dạy tại trường.
- Đối với giảng viên:
Trong quá trình giảng dạy, giảng viên cần chú ý trang bị cho sinh viên kiến thức về các phương
tiện liên kết ngữ pháp nhằm giúp sinh viên nhận diện được các dấu hiệu liên hết trong bài đọc và nâng
cao khả năng đọc hiểu văn bản. Giảng viên có thể đặt những câu hỏi làm rõ các phương tiện liên kết
để sinh viên nhận ra dấu hiệu liên kết được tạo ra trong đoạn văn bản. Chẳng hạn, trong đoạn văn sau:
Commercial banks are businesses that trade in money. They receive and hold deposits in current and
savings accounts, pay money according to customers’ instructions, lend money, and offer investment
advice, foreign exchange facilities, and so on. (Unit 1), giảng viên có thể đặt câu hỏi: “What does the
word “they” refer to? Để trả lời câu hỏi này, sinh viên sẽ đọc câu trước. Khi sinh viên đã tìm ra được
câu trả lời, giảng viên sẽ nhấn mạnh việc sử dụng đại từ nhân xưng “they” có chức năng là từ quy
chiếu cho “commercial banks” ở câu trước. Việc sử dụng phép quy chiếu này nhằm tránh sự lặp lại
và tạo ra sự liên kết giữa các câu trong bài đọc.
- Đối với sinh viên:
Cần nghiên cứu, nắm vững các phương tiện liên kết ngữ pháp để hiểu tớt hơn về tính liên kết và
mạch lạc của văn bản bởi vì nghĩa của một câu không chỉ nằm trong câu đó mà nó phải được hiểu
liên kết với các câu khác trong bài đọc, từ đó sinh viên có thể nâng cao kỹ năng đọc hiểu cũng như
kỹ năng viết một cách hiệu quả hơn.
5. Kết luận
Trong bài báo này, tác giả đã phân tích các phương tiện liên kết ngữ pháp được sử dụng trong các

bài đọc của giáo trình TACN tài chính đang được sử dụng giảng dạy tại Trường nhằm đưa ra những
đề xuất hữu ích giúp nâng cao chất lượng dạy và học phần này cho giảng viên và sinh viên của nhà
110


ĐẠI HỌC TÀI CHÍNH - KẾ TỐN
trường. Kết quả của nghiên cứu cho thấy phép quy chiếu là phương tiện liên kết ngữ pháp được sử
dụng nhiều nhất (61%), góp phần lớn tạo ra tính liên kết cho văn bản, tiếp theo là phép nối (37,7%)
và hai phép liên kết được sử dụng rất thấp là phép thế (0,7%) và phép tỉnh lược (0,6%). Vì đặc trưng
ngơn ngữ của văn bản miêu tả chuyên ngành giải thích về các đối tượng liên quan đến một chủ đề
chuyên môn nhất định nên phép quy chiếu chỉ ngôi hay phép thế và phép tỉnh lược được sử dụng hạn
chế nhằm tránh mơ hồ, khó hiểu.
Tóm lại, ngơn ngữ của các bài đọc của giáo trình TACN tài chính đảm bảo tính liên kết nhờ vào
việc sử dụng nhiều phương tiện liên kết ngữ pháp tạo ra sự liên kết và mạch lạc trong các bài đọc.
Trong quá trình dạy và học TACN tài chính nói riêng và TACN nói chung, giảng viên và sinh viên
cần chú ý đến các phương tiện liên kết này nhằm giúp việc đọc hiểu dễ dàng và hiệu quả hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Brown, G., Yule, G. (1983), Discourse Analysis, Cambridge University Press, Cambridge.
2. Bùi Thị Thu Vân (2011), A discourse analysis of collective labour agreements in English and Vietnamese,
Luận văn cao học, Đại học Đà Nẵng.
3. Cook, G. (1989), Discourse, Oxford University Press, Oxford.
4. Crystal, D. (1992), Introducing Linguistics, Penguin, Harlow.
5. Dudley-Evans, T. (1998), Research Perspectives on English for Academic Purposes, Cambridge: CUP.
6. Dwi Jayanti, Didin Nuruddin Hidayat (2021), Grammatical Cohesive Devices in Reading Text: A Discourse
Analysis of English Test for Junior High School, Journal of English Teaching Adi Buana, UIN Syarif
Hidayatullah Jakarta
7. Grellet. F. (1981), Developing Reading Skills: A Pracical Guide To Reading Comprehension Exercises,
Cambridge: CUP.
8. Halliday, M. A. K. & Hasan, R. (1976), Cohesion in English, Longman New York.

9. Hutchinson, T and Waters, A. (1987), English for Special Purpose, A Learning centred approach,
Cambridge: CUP.
10. Nugraheni, R. (2015), Cohesive Devices in Learners’ Writing, Language and Language Teaching Journal
11. Phạm Thị Vân Anh (2007), A study of grammatical and lexical cohesive devices in some written discourses
from the course book “English for Chemistry, Luận văn cao học, Đại học Quốc gia Hà Nội
12. Richards, J. C., Platt, J., & Platt, H. (1992), Longman Dictionary of Language Teaching and Applied
Linguistics, London: Longman.
13. Strevens, P. (1988), ESP after twenty years: A re-appraisal, In M. Tickoo (Ed.), ESP: State of the Art,
Singapore: SEAMEO Regional Centre.
14. Swan, M. (1975), Inside Meaning, Cambridge: CUP.

111



×