lOMoARcPSD|12626903
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
KHOA KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
------***------
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
Chuyên ngành: Kinh tế Đối ngoại
PHÂN TÍCH MƠ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG
ỨNG CỦA HONDA GLOBAL VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô
TÔ CỦA VIỆT NAM
Họ và tên sinh viên
Mã sinh viên
Lớp
Khóa
Giáo viên hướng
dẫn
: Bùi Mỹ Hạnh
: 1711110226
: Anh 02 – Khối 1 – KT
: 56
: PGS., TS. Bùi Anh Tuấn
Hà Nội, tháng 2 năm 2021
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận tốt nghiệp chuyên ngành Kinh tế Đối ngoại với Đề tài “Phân tích mơ
hình quản trị chuỗi cung ứng của Honda Global và bài học kinh nghiệm cho các
doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam” là kết quả của q trình cố gắng khơng
ngừng nghỉ của bản thân và được sự giúp đỡ tận tình, động viên khích lệ của thầy
cơ, bạn bè và người thân. Qua đây, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến những
người đã giúp đỡ em trong thời gian học tập và nghiên cứu khóa luận vừa qua.
Em xin trân trọng gửi đến PGS., TS. Bùi Anh Tuấn người thầy đã trực tiếp tận tình
hướng dẫn cho bài khóa luận này lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất.
Em xin cảm ơn ban giám hiện cùng toàn thể các thầy cơ giáo Trường Đại học Ngoại
thương nói chung và Viện Kinh tế và Kinh doanh quốc tế nói riêng đã tạo điều kiện
cho em hồn thành cơng việc nghiên cứu khóa luận của mình.
Cuối cùng, em xin cảm ơn gia đình, người thân, bạn bè đã ln bên cạnh, ủng hộ,
động viên.
Em xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 24 tháng 02 năm 2021
Tác giả
Bùi Mỹ Hạnh
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN TRỊ CHUỖI
CUNG ỨNG.............................................................................................................6
1.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng........................................................6
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng............................6
1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng..................................................................10
1.1.3. Các yếu tố tác tác động đến sự phát triển của chuối cung ứng và quản trị
chuỗi cung ứng.................................................................................................17
1.1.4. Vai trò, chức năng, nhiệm vụ của chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung
ứng đối với các doanh nghiêp...........................................................................21
1.1.5. Khái niệm mơ hình quản trị chuỗi cung ứng và các mơ hình quản trị
chuỗi cung ứng điển hình.................................................................................24
1.2. Quy trình quản trị chuỗi cung ứng của doanh nghiệp.............................27
1.2.1. Hoạch định ban đầu...............................................................................27
1.2.2. Quản trị thu mua....................................................................................31
1.2.3. Quản trị sản xuất....................................................................................33
1.2.4. Quản trị phân phối.................................................................................37
1.3. Các xu thể của quản trị chuỗi cung ứng trong kỉ nguyên 4.0...................39
1.3.1. Chuỗi cung ứng xanh..............................................................................39
1.3.2. Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản trị chuỗi cung cứng................40
1.3.3. Quản trị chuỗi cung ứng tinh gọn...........................................................41
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH MƠ HÌNH QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG CỦA
HONDA GLOBAL................................................................................................42
2.1. Tổng quan về tập đoàn HONDA GLOBAL..............................................42
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển.........................................................42
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của HONDA GLOBAL...................................................44
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh của HONDA GLOBAL........................45
2.2. Mơ hình quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL......................47
2.2.1. Tổng quan về chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL............................47
2.2.2. Hoạch định ban đầu...............................................................................49
2.2.3. Quản trị thu mua....................................................................................54
2.2.4. Quản trị sản xuất....................................................................................60
2.2.5. Quản trị phân phối.................................................................................65
2.2.6. Áp dụng các xu thế của quản trị chuỗi cung ứng....................................70
2.3. Đánh giá mơ hình quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL.......73
2.3.1. Đánh giá chung về mơ hình quản trị chuỗi cung ứng.............................73
2.3.2. Những điểm mạnh trong quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL
.......................................................................................................................... 73
2.3.3. Những điểm hạn chế trong quản trị chuỗi cung ứng của HONDA
GLOBAL...........................................................................................................75
CHƯƠNG 3: BÀI HỌC KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
CHO CÁC DOANH NGHIỆP SẢN XUẤT Ô TÔ CỦA VIỆT NAM................78
3.1. Tổng kết kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL78
3.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam 80
3.2.1. Quản trị chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt
Nam.................................................................................................................. 80
3.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam 88
KẾT LUẬN............................................................................................................94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................96
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
TT
1
Chữ viết tắt
BTS
Tên Tiếng Anh
Tên Tiếng Việt
Build to stock
Sản xuất theo dự báo
2
BTO
Build to order
Sản xuất theo đơn đặt
hàng
3
CNTT
4
C/O
Certificate of Origin
Giấy chứng nhận xuất xứ
hàng hóa
5
CPFR
Collaborative Planning,
Forecasting and
Replenishment
Hoạch định, dự báo và bổ
sung theo mơ hình cộng
tác
5
EDI
Electronic Data Interchange
Trao đổi dữ liệu điện tử
6
GSCM
Green Supply Chain
Management
Quản lý chuỗi cung ứng
xanh
7
IT
Information Technology
Công nghệ thông tin
8
JIT
Just in time
Đúng lúc kịp thời
9
RLC
Regional Logistics Center
Trung tâm hậu cần khu
vực
10
SCM
Supply Chain Management
Quản lý chuỗi cung ứng
11
SCOR
Supply Chain Operations
Reference
Mơ hình tham chiếu chuỗi
cung ứng
12
SRM
Supplier Relationship
Management
Quản trị mối quan hệ với
nhà cung ứng
Công nghệ thông tin
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện các thành phần của một chuỗi cung ứng:.........................14
Hình 1.2: Quy trình quản trị chuỗi cung ứng...........................................................27
Hình 1.3: Quy trình thiết kế sản phẩm được đơn giản hóa......................................34
Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Honda Global...........................................................44
Hình 2.2: Dịng hình thành sản phẩm của Honda Global.........................................47
Hình 2.3: Kế hoạch tổng hợp của Honda Global.....................................................50
Hình 2.4: Mơ hình Kraljic Matrix............................................................................55
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
1
LỜI MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của đề tài
Ở nhiều quốc gia, ngành cơng nghiệp ơ tơ có sự ảnh hưởng rất lớn trong việc
thúc đẩy sự phát triển của nền cơng nghiệp vì nó là ngành dẫn dắt sự tiến bộ của các
ngành hộ trợ, và cũng chính vì vậy nó cũng là giữ vị trí quan trọng đối với một cả
một nền kinh tế nói chung. Với lý do đó, nhiều quốc gia phát triển trên thế giới đã
đặc biệt chú trọng tới việc phát triển ngành công nghiệp ô tô trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn, góp phần nâng cao sự tiến bộ nhanh chóng của nền cơng nghiệp cũng
như gia tăng giá trị sản phẩm xuất khẩu. Điều này hoàn toàn phù hợp với hoàn cảnh
của Việt Nam, nhất là khi Việt Nam đang trong thời kỳ đẩy mạnh cơng nghiệp hố,
hiện đại hố đất nước theo Chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm 2011-2020
và dự thảo Chiến lược 10 năm 2020-2030 của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII
với mục tiêu phải sớm đưa nước ta trở thành nước cơ bản công nghiệp, theo hướng
hiện đại.
Việt Nam là quốc gia có trên 96 triệu dân, kinh tế phát triển, đời sống ngày
càng nâng cao và nhu cầu sử dụng ôtô ngày càng nhiều, đủ để các doanh nghiệp ôtô
đầu tư sản xuất với quy mô lớn. Tuy nhiên, hiện nay dung lượng thị trường trong
nước chưa phát triển so với tiềm năng, do ngành công nghiệp ô tô Việt Nam chưa
đủ các điều kiện về thị trường cũng như các yếu tố khác để phát triển như các quốc
gia trong khu vực. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, ngành ô tô tại Việt Nam
vẫn còn gặp nhiều vấn đề chưa được giải quyết như: làm thế nào để cải tiến hiệu
suất sản xuất kinh doanh, giảm chi phí trên một đơn vị sản phẩm, nâng cao chất
lượng lao động, …Trong bối cảnh nền kinh tế có nhiều biến động như sự diễn biến
phức tạp của dịch bệnh, thiên tai, bão lũ, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế thấp, lạm phát
tăng cao càng khiến cho việc sản xuất kinh doanh nói chung và và các doanh nghiệp
sản xuất ơ tơ nói riêng gặp rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy việc tối ưu hóa sản xuất
kinh doanh là ưu tiên hàng đầu mà các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam cần
hướng đến.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
2
Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain Management –SCM) là công cụ quản
trị kinh doanh hiện đại, hiểu quả để giải quyết những khó khăn trên. Trong các tập
đồn sản xuất ô tô lớn trên thế giới đã triển khai thành cơng mơ hình quản trị chuỗi
cung ứng của họ không thể không kể đến Honda Global. Với mong muốn giúp đỡ
các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam tìm hiểu một cách chi tiết về SCM,
quy trình xây dựng và tiền trình hoạt động, cách áp dụng với môi trường kinh doanh
tại Việt Nam, tác giả đã nghiên cứu đề tài “Phân tích mơ hình quản trị chuỗi cung
ứng của Honda Global và bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất
ô tô của Việt Nam”.
2.
Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Cùng với sự phát triển không ngừng của thương mại thế giới và chủ trương
hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng của Việt Nam, hoạt động Quản lý chuỗi cung ứng
đang được coi như “xương sống” thúc đẩy giao thương bền vững giữa doanh
nghiệp, đảm bảo cho dịng chảy hàng hóa được lưu thơng liên tục và đáp ứng nhu
cầu trao đổi hàng hóa dịch vụ. Từ lâu nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra tầm quan
trọng của quản lý chuỗi cung ứng và chính vì vậy đây khơng phải thuật ngữ q xa
lạ, trên thế giới cũng như trong nước đã có nhiều cơng trình tiêu biểu liên quan đến
vấn đề này.
Đối với các nghiên cứu trong nước, điển hình có thể kể đến sách chuyên khảo
“Quản trị chuỗi cung ứng” (2005) do TS. Nguyễn Thành Hiếu chủ biên. Trong cuốn
sách tác giả nêu ra các phương pháp quản trị thích hợp cho từng khâu trong việc
quản trị chuỗi cung ứng, từ đó giúp các doanh nghiệp hình dung ra kế hoạch để
quản trị khi muốn gia nhập chuỗi cung ứng toàn cầu. Ngoài ra, tác giả cũng nêu ra
các giải pháp để đo lường hiệu quả hoạt động và tài chính chuỗi cung ứng. Hay như
cuốn sách “Quản trị chuỗi cung ứng (2008) của Tác giả Nguyễn Thanh Bình ngồi
đưa ra những khái niệm về quản trị chuỗi cung ứng, tác giả còn nêu ra những triển
vọng về phát triển chuỗi bằng việc sử dụng và tích hợp cơng nghệ. Cuốn sách cũng
xác định những cơ hội mới cũng như thách thức trong khai thác hoạt động quản trị
chuỗi cung ứng để đưa ra giải pháp và phương hướng phát triển hệ thống chuỗi
cung ứng.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
3
Đối với các nghiên cứu nước ngoài, quản trị chuỗi cung ứng là vấn đề được
nhiều nhà nghiên cứu nổi tiếng quan tâm và phân tích, tiêu biểu có thể kể đến
Martin Christopher (2016), Logistics and Supply Chain Management, 5th ed, FT
Press. Cuốn sách đưa ra khung lý thuyết về quản trị chuỗi cung ứng đồng thời đưa
ra các gợi ý, các hướng dẫn giúp các doanh nghiệp quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả
khi phải quản lý các kênh phân phối đa dạng. Một tác phẩm điển hình khác có thể
kể đến là Michael H. Hugos (2002), Essentials of Supply Chain Management,
Wiley. Chuyên gia chuỗi cung ứng Michael Hugos cũng chính là tác giả của cuốn
sách đã phân tích các thành phần của một chuỗi cung ứng, giải thích các số liệu liên
quan đến việc đo lường hiệu suất và trình bày một cách tiếp cận thực tế để thiết kế
và xây dựng hệ thống chuỗi cung ứng. Cuốn sách cũng mô tả cách chuỗi cung ứng
hoạt động thực tế dước góc nhìn của các doanh nghiệp như Johnson Wax,
Starbucks, Borg-Warner, và Premier Health Care và thảo luận về các vấn đề của
cơng ty đó liên quan đến việc cải cách quản trị chuỗi cung ứng.
Về việc nghiên cứu chuỗi cung ứng của các doanh nghiệp sản xuất ô tô, tiêu
biểu phải nhắc đến Ananth Iyer, Sridhar Seshadri, Roy Vasher (2009), Toyota
Supply Chain Management: A Strategic Approach to Toyota's Renowned System,
McGraw-Hill Education, quyển sách trình bày chi tiết về hoạt động chuỗi cung ứng
tinh gọn của Toyota, giải thích các hoạt động và logic đằng sau chúng.
Có thể thấy số lượng nghiên cứu về chủ đề quản trị chuỗi cung ứng là rất đồ
sộ, cũng đã có những cuốn sách nghiên cứu về mơ hình quản trị chuỗi cung ứng của
doanh nghiệp sản xuất ô tô tuy nhiên chưa thực sự có nghiên cứu nào có tính thực
tiễn cao có thể áp dụng cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam. Tập đoàn
Honda trải qua 75 năm hình thành và phát triền cùng nhiều năm kinh nghiệm tham
gia chuỗi cung ứng tồn cầu, thêm vào đó tập đồn cơng ty con hoạt động tại Việt
Nam là công ty Honda Việt Nam nên đây được xem như hình mẫu lý tượng để các
doanh nghiệp sản xuất ơ tơ của Việt Nam có được những bài học thiết thực nhất về
quản trị chuỗi cung ứng. Do đó khi nghiên cứu đề tài này, tác giả hy vọng sẽ bổ
sung những nghiên cứu trên và đưa ra những bài học thực tiễn có giá trị cho các
doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
4
3. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu của việc nghiên cứu đề tài là phân tích mơ hình quản trị chuỗi cung
ứng của HONDA GLOBAL dưới góc độ quản trị và vận hành, qua đó rút ra các bài
học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Khi thực hiện nghiên cứu, tác giả xác định rõ ba nhiệm vụ cơ bản của đề tài:
nghiên cứu cơ sở lý luận về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng; phân tích,
nghiên cứu mơ hình quản trị chuỗi cung ứng thực tiễn của HONDA GLOBAL và
đúng rút, đưa ra các bài học kinh nghiệm cho các doanh nghiệp sản xuất ô tô Việt
Nam.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Khóa luận tập trung nghiên cứu về mơ hình quản trị
chuỗi cung ứng của HONDA GLOBAL
Phạm vi nghiên cứu:
Về nội dung: khóa luận tập trung nghiên cứu các bước cơ bản của hoạt
động quản trị chuỗi cung ứng:
1.
Hoạch định
2.
Quản trị thu mua
3.
Quản trị sản xuất
4.
Quản trị phân phối
Về không gian: khóa luận tập trung nghiên cứu về mơ hình quản trị chuỗi
cung ứng của tập đoàn HONDA GLOBAL.
Về thời gian: khóa luận tập trung nghiên cứu mơ hình quản trị chuỗi cung
ứng của tập đoàn HONDA GLOBAL từ năm 2005 đến nay.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để đề tài khoa học và có tính thực tiễn cao, đề tài sử dụng hai phương pháp
nghiên cứu cơ bản là nghiên cứu lý thuyết và nghiên cứu thực tiễn. Phương pháp
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
5
nghiên cứu lý thuyết bao gồm phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết, phân
loại và hệ thống lý thuyết và phương pháp mơ hình hóa. Phương pháp nghiên cứu
thực tiễn bao gồm phương pháp quan sát và phương pháp phân tích tổng kết kinh
nghiệm. Hai phương pháp sẽ giúp việc nghiên cứu và phân tích mơ hình chuỗi cung
ứng của HONDA GLOBAL mang tính thực tiễn và hồn thiện.
7. Kết cấu khóa luận
Ngồi phần mở đầu và kết luận, đề tài nghiên cứu diễn giải trong 3 chương với
những nội dung cơ bản sau:
Chương I: Cơ sở lý luận về quản trị chuỗi cung ứng
Chương II: Phân tích mơ hình quản trị chuỗi cung ứng của HONDA
GLOBAL
Chương III: Bài học kinh nghiệm quản trị chuỗi cung ứng cho các doanh
nghiệp sản xuất ô tô của Việt Nam
Tuy đã cố gắng và dành nhiều cơng sức cho bài khóa luận, nhưng do hạn chế
về năng lực chuyên môn và thời gian nghiên cứu, khóa luận khó có thể tránh khỏi
những thiếu sót. Tác giả mong sẽ nhận được những ý kiến đóng góp q báu của
Q thầy, cơ cũng như bạn đọc để bài khóa luận được hồn thiện hơn.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
6
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN
TRỊ CHUỖI CUNG ỨNG
1.1. Tổng quan về quản trị chuỗi cung ứng
1.1.1. Khái niệm chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng
Các doanh nghiệp nói chung và ngành quản trị kinh doanh nói riêng ln phải
thay đổi và phát triển để thích ứng với sự biến đổi khơng ngừng và khó lường của
nền kinh tế. Chính vì vậy các chun gia khơng ngừng nghiên cứu, phân tích để tìm
ra các giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất và kinh doanh của doanh
nghiệp. Khi này, hàng loạt các khái niệm mới được ra đời như tư duy tinh gọn,
hoạch định cung ứng vật tư, quản lý nguồn nhân lực,...Và bên cạnh những công cụ
trên không thể không nhắc đến một giải pháp giúp nâng cao hiệu suất và tối ưu hóa
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Quản trị chuỗi cung ứng (Supply Chain
Management - SCM). Đây là một giải pháp mang tính đột phá, liên tục được xây
dựng và hoàn thiện nhằm giúp các doanh nghiệp có thể áp dụng, đem đến nguồn lợi
kinh tế khổng lồ. Tuy nhiên, để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm quản trị chuỗi cung
ứng, chúng ta cần phân tích và hiểu rõ về khái niệm chuỗi cung ứng. Việc hiểu rõ
bản chất của khái niệm chuỗi cung ứng sẽ là căn cứ quan trọng để đi sâu tìm hiểu,
nghiên cứu về khái niệm quản trị chuỗi cung ứng. Sau đây là một số khái niệm về
chuỗi cung ứng tiêu biểu của các chuyên gia kinh tế đưa ra.
“Chuỗi cung ứng là một mạng lưới các nhà máy và các phương án phân phối
thực hiện các chức năng thu mua nguyên vật liệu; chế biến những nguyên vật liệu
này tạo ra các thành phẩm và bán thành phẩm và phân phối các sản phẩm hoàn thiện
tới tay người tiêu dùng” (Ganeshan và Harrison,1995)
“Chuỗi cung ứng là mạng lưới các doanh nghiệp kinh doanh độc lập hoặc bán
hàng độc lập về trách nhiệm thu mua nguyên vật liệu, sản xuất, phân phối và tạo
mối liên kết với một hay nhiều các sản phẩm liên quan” (Janyashakar
M.Swaminathan 1996)
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
7
Hai khái niệm kể trên đã phần nào khái quát được những đặc điểm cơ bản của
chuỗi cung ứng. Tuy nhiên đến năm 2001, Chopra Sunil và Peter Meindl đã đưa ra
khái niệm hoàn thiện hơn. Khi này chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm sản xuất và
phân phối mà được mở rộng ra và nhấn mạnh tới nhu cầu của khách hàng.
“Chuỗi cung ứng bao gồm các tất cả các bên liên quan, trực tiếp hay gián tiếp,
nhằm đáp ứng các nhu cầu của khách hàng. Chuỗi cung ứng không chỉ bao gồm các
nhà sản xuất và các nhà cung cấp mà còn gồm các bên vận chuyển, lưu kho, các nhà
bán lẻ và thậm chí là cả khách hàng” – (Chopra Sunil và Peter Meindl, 2001)
Tương đồng với quan điểm trên, Chen and Paulraj (2004) chỉ ra rằng “Một
chuỗi cung ứng điển hình là một mạng lưới các liên kết xử lý nguyên vật liệu, thông
tin và dịch vụ với các đặc điểm của nguồn cung, quá trình sản xuất và nhu cầu của
khách hàng”.
Đồng tình với hai quan điểm trên, tác giả cho rằng chuỗi cung ứng là một
mạng lưới liên kết các quá trình xử lý nguyên vật liệu, thông tin, dịch vụ bắt nguồn
từ các nhà cung cấp, tiếp sau là các nhà sản xuất, các bên vận chuyển, lưu kho, các
nhà bán lẻ và đưa đến tay người tiêu dùng nhằm đáp ứng được yêu cầu của người
tiêu dùng cuối cùng.
Quan điểm trên sẽ là nền tảng để tác giả tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu về khái
niệm quản trị chuỗi cung ứng. Sau đây là một số khái niệm về quản trị chuỗi cung
ứng được đưa ra trong các cơng trình nghiên cứu khoa học cũng như sách, báo, tạp
chí kinh tế.
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc tích hợp các hoạt động xảy ra ở các cơ sở của
mạng lưới, nhằm tạo ra nguyên vật liệu, dịch chuyển chúng vào sản phẩm trung
gian, và sau đó đến sản phẩm hồn thành cuối cùng, và phân phối sản phẩm đến
khách hàng thông qua hệ thống phân phối (Hau Lee và Corey Billington, The
Evolution of Supply Chain Management Models and Practice at Hewlett Packard,
1995)
“Quản trị chuỗi cung ứng là việc thiết kế và quản lý các tiến trình xuyên suốt,
tạo giá trị cho các tổ chức để đáp ứng nhu cầu thực sự của khách hàng cuối cùng.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
8
Sự phát triển và tích hợp nguồn lực con người và cơng nghệ là then chốt cho việc
tích hợp chuỗi cung ứng thành công” (The Institute for Supply Management,
Glossary of key purchasing and supply terms, 2000)
Hai quan điểm trên được đưa ra cách đây hơn hai thập kỉ và chúng vẫn cịn
đơn giản, khiến người đọc khó hình dung về những thành phần tham gia vào quản
trị chuỗi cung ứng cũng như cách hoạt động của chuỗi. Dưới đây là các khái niệm
tương đồng nhưng được đưa vào thời điểm sau và có tính hồn thiện hơn rõ rệt.
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự phối hợp có tính hệ thống, chiến lược của các
chức năng kinh doanh truyền thống, và các chiến thuật để áp dụng các chức năng
này cho một công ty cụ thể, đồng thời liên kết các doanh nghiệp trong một chuỗi
các cung ứng nhằm mục đích nâng cao hiệu quả dài hạn cho từng cơng ty riêng lẻ
cũng như cho toàn ngành” (Mentzer, Dewitt, Min, Nix, Smith và Zachia, 2001)
“Quản trị chuỗi cung ứng là sự tổng hợp của quá trình kinh doanh mấu chốt từ
người tiêu dùng cuối cùng tới các nhà cung cấp nguồn các sản phẩm, dịch vụ và
thông tin, đem lại giá trị cho người tiêu dùng và những người hưởng lợi khác”
(Douglas M. Lambert, 2004)
“Quản trị chuỗi cung ứng là một chuỗi các giải pháp được tận dụng để tập hợp
các nhà cung cấp, nhà sản xuất, cửa hàng một cách hiệu quả, qua đó các hàng hóa
được sản xuất và phân phối với đúng số lượng, tới đúng địa điểm ở đúng thời điểm
để tối thiểu hóa chi phí toàn hệ thống mà vẫn đáp ứng được mức độ yêu cầu dịch
vụ” (David Simchi-Levi , Philip Kaminsky và Edith Simchi-Levi, 2008)
Các quan điểm trên đã phần nào trình bày cụ thể hơn về các thành phần cũng
như chức năng, nhiệm vụ của quản trị chuỗi cung ứng. Tuy nhiên quan điểm của tác
giả về quản trị chuỗi cung ứng sát nhất với khái niệm được đưa ra bởi Hiệp hội
chuyên gia quản trị chuỗi cung ứng (Coucil of Supply Chain Management
Proffesional)
“Quản trị chuỗi cung ứng gồm việc đưa ra kế hoạch và quản trị toàn bộ các
hoạt động từ quá trình tìm kiếm nguồn hàng, thu mua nguyên vật liệu, phân phối và
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
9
quản lý logistics. Thêm vào đó, nó gồm sự liên kết và phối hợp với các cộng sự, đó
có thể là nhà cung cấp, các đối tác cung ứng dịch vụ là bên thứ 3 hay thậm chí là
khách hàng. Về cơ bản, quản trị chuỗi cung ứng là tổng hợp quản lý các nhu cầu của
từng công ty” (Coucil of Supply Chain Management Proffesional)
Dựa vào các quan điểm trên, tác giả xin được tổng hợp và đưa ra quan điểm về
khái niệm quản trị chuỗi cung ứng: Quản trị chuỗi cung ứng là mỗi chuỗi các liên
kết hoạt động từ việc từ tìm kiếm nguồn hàng, thu mua nguyên vật liệu, sản xuất và
quản lý logistics đáp ứng được nhu cầu của khách hàng một cách hiệu quả và tối ưu
hóa năng lực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhiều người hay nhầm lẫn giữa quản trị chuỗi cung ứng và quản trị logistics.
Khác với khải niệm quản trị chuỗi cung ứng được nêu ở trên, Hiệp hội chuyên gia
quản trị chuỗi cung ứng CSCMP đưa ra khái niệm về quản trị logistics như sau:
“Quản trị logistics là một phần của quản trị chuỗi cung ứng gồm việc lên kế
hoạch, thực hiện, và kiểm sốt các dịng đi ra và đi về một cách hiệu suất, hiệu quả
và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thơng tin liên quan giữa điểm xuất pháp tới
điểm tiêu thu hàng hóa để đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Các hoạt động
quản trị logistics điển hình bao gồm quản trị vận tải xuất và nhập, quản lý các
phương vận tải, kho hàng, nguyên vật liệu chế biến, đáp ứng đơn hàng, thiết kế
mạng lưới logistics, quản lý hàng tồng kho, lập kế hoạch nguồn cung và nguồn cầu
và quản lý các nhà cung cấp dịch vụ logistics là bên thứ ba. Ở các mức độ khác
nhau, chức năng logistics còn bao gồm cả nguồn cung ứng và thu mua, lên kế hoạch
và lịch trình sản xuất, đóng gói và lắp ráp, cung cấp dịch vụ khách hàng. Nó tham
gia vào tất cả các mức độ lên kế hoạch và thực hiện chiến lược, vận hành và chiến
thuận. Quản trị logistics là một chức năng tích hợp điều phối và tối ưu tất cả các
hoạt động logistics, cung như tích hợp logistics với các chức năng khác, bao gồm
tiếp thị, bán hàng, sản xuất, tài chính và thơng tin cơng nghệ. (Council of Supply
Chain Management Proffesionals)
Từ hai định nghĩa trên có thể tóm tắt những điểm khác biệt giữa quản trị chuỗi
cung ứng và quản trị logistics như sau:
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
10
Về quy mô: Logistics là những hoạt động xảy ra trong ranh giới một cơng
ty vừa và nhỏ cịn chuỗi cung ứng là mạng lưới các công ty cùng làm việc và
hợp tác để phân phối sản phẩm đến thị trường.
Logistics truyền thống chỉ tập trung chú ý vào các hoạt động như thu mua,
phân phối, bảo trì và quản lý tồn kho. Trong khi đó Quản trị chuỗi cung ứng
khơng chỉ gồm Logistics truyền thống mà cịn bao gồm các hoạt động như tiếp
thị, phát triển sản phẩm mới, tài chính, và dịch vụ khách hàng.
Về mục tiêu: Logistics mong muốn đạt được là giảm chi phí và tăng được
chất lượng dịch vụ còn quản lý chuỗi cung ứng lại đặt mục tiêu ở giảm được chi
phí tồn thể dựa trên tăng cường khả năng cộng tác và phối hợp, do đó tăng
hiệu quả trên tồn bộ hoạt động Logistics.
Về công việc: Quản trị Logistics quản lý các hoạt động bao gồm vận tải,
kho bãi, dự báo, đơn hàng, giao nhận, dịch vụ khách hàng… còn quản lý chuỗi
cung ứng bao gồm cả quản trị Logistics và quản trị nguồn cung cấp, sản xuất,
hợp tác và phối hợp của các đối tác, khách hàng
Về tầm ảnh hưởng: Logistics có tầm ảnh hưởng ngắn hoặc trung hạn, cịn
Supply Chain có tầm ảnh hưởng dài hạn.
Có thể thấy rằng quản trị logistics chỉ là một phần của quản trị chuỗi cung
ứng nên có thể khẳng định chuỗi cung ứng khơng phải là logistics mà chúng gồm
nhiều cơng việc và có tầm ảnh hưởng sâu rộng hơn rất nhiều.
1.1.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng
1.1.2.1. Các thành phần tham gia chuỗi cung ứng
Tại phần 1.1.1, tác giả đã nêu ra khái niệm chuỗi cung ứng là là một mạng lưới
liên kết các q trình xử lý ngun vật liệu, thơng tin, dịch vụ để đáp ứng nhu cầu
của khách hàng cuối cùng. Mỗi công ty khi tham gia trực tiếp hay gián tiếp vào một
chuỗi cung ứng đều phải đưa ra quyết định liên quan đến lĩnh vực hoạt động của
mình với tư cách cá nhân hay tập thể trong vai trò là thành phần của chuỗi cung ứng
đó. Một chuỗi cung ứng điển hình bao gồm các thành phần cơ bản sau: nhà cung
cấp, nhà sản xuất, nhà cung cấp dịch vụ logistics là bên thứ ba, nhà phân phối và
khách hàng.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
11
Nhà cung cấp
Nhà cung cấp là tổ chức hoặc cá nhân, tham gia cung ứng hàng hóa hoặc dịch
vụ trên thị trường như thiết bị máy móc, nguyên vật liệu và cả vốn cùng các dịch vụ
tài chính. Các sản phẩm cung ứng, nhà cung ứng khác nhau sẽ có ảnh hưởng khác
nhau tới từng hoạt động kinh doanh trong doanh nghiệp. Để đảm bảo các yếu tố về
cung cấp vật tư, nguyên vật liệu, hàng hóa,… với số lượng đầy đủ, chất lượng theo
yêu cầu một cách ổn định và chính xác đáp ứng được sản xuất, kinh doanh với chi
phí thấp và thời gian kịp thời địi hỏi doanh nghiệp phải tìm kiếm một nhà cung ứng
tốt ngược lại nhà cung ứng muốn là nơi tìm đến của nhiều doanh nghiệp cũng phải
tìm hiểu các tiêu chí chọn lựa của họ để mang lại lợi ích cho chính mình. Một tổ
chức, doanh nghiệp muốn sản xuất được sản phẩm có chất lượng đúng như mong
muốn theo tiến độ quy định, đáp ứng được giá cả mong muốn đồng thời để tăng sức
cạnh tranh trên thị trường thì việc lựa chọn nhà cung cấp tốt, quản lý được là điều
kiện tiên quyết cần và rất cần được quan tâm. Một số tiêu chuẩn để chọn lựa nhà
cung ứng tốt cho mình được đánh giá ở các tiêu chí như giá cả, chất lượng hay thời
gian giao hàng.
Nhà sản xuất
Nhà sản xuất là các tổ chức sản xuất ra sản phẩm. Nhà sản xuất bao gồm
những công ty sản xuất nguyên vật liệu và công ty sản xuất thành phẩm. Các nhà
sản xuất thành phẩm sử dụng nguyên vật liệu và các bộ phận lắp ráp được sản xuất
ra từ các công ty khác. Trong chuỗi cung ứng, đối với những doanh nghiệp đóng vai
trị là nhà sản xuất, doanh nghiệp cần trả lời được các câu hỏi như thị trường cần sản
phẩm gì, sẽ có bao nhiêu sản phẩm được sản xuất, chúng được sản xuất như thế nào
và khi nào chúng được sản xuất. Ngoài ra để đạt được hiệu quả sản xuất, các doanh
nghiệp này cũng cần quan tâm tới các vấn đề như công nghệ áp dụng vào các dây
chuyền sản xuất, chi phí nhân cơng, chi phí vận hành cũng như lên kế hoạch để giải
quyết các rủi ro phát sinh trong quá trình sản xuất, kinh doanh.
Nhà phân phối
Nhà phân phối là những công ty tồn trữ hàng với số lượng lớn từ nhà sản xuất
và phân phối sản phẩm đến khách hàng. Nhà phân phối cũng được xem là nhà bán
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
12
sỉ. Nhà phân phối bán sản phẩm cho những nhà kinh doanh khác với số lượng lớn
hơn so với khách hàng mua lẻ. Do sự biến động nhu cầu về sản phẩm, nhà phân
phối tồn trữ hàng hóa, thực hiện bán hàng và phục vụ khách hàng.
Một nhà phân phối điển hình là một tổ chức sở hữu nhiều sản phẩm tồn kho
mua từ nhà sản xuất và bán lại cho người tiêu dùng. Ngoài khuyến mãi sản phẩm và
bán hàng, có những chức năng khác mà nhà phân phối phải thực hiện là quản lý tồn
kho, vận hành cửa hàng, vận chuyển sản phẩm cũng như chăm sóc khách hàng.
Nhà phân phối cũng là một tổ chức chỉ đại diện bán hàng giữa nhà sản xuất và
khách hàng, không bao giờ sở hữu sản phẩm đó. Loại nhà phân phối này thực hiện
chức năng chính yếu là khuyến mãi và bán sản phẩm. Với cả hai trường hợp này,
nhà phân phối là đại lý nắm bắt liên tục nhu cầu của khách hàng, làm cho khách
hàng mua sản phẩm từ các công ty sản xuất.
Nhà bán lẻ
Nhà bán lẻ tồn trữ sản phẩm và bán cho khách hàng với số lượng nhỏ hơn.
Nhà bán lẻ trong khi bán hàng cũng nắm bắt ý kiến và nhu cầu của khách hàng rất
chi tiết. Do nỗ lực chính là thu hút khách hàng đối với những sản phẩm mình bán,
nhà bán lẻ thường quảng cáo và sử dụng một số kỹ thuật kết hợp về giá cả, sự lựa
chọn và sự tiện dụng của sản phẩm.
Khách hàng
Khách hàng hay người tiêu dùng là bất kỳ cá nhân, tổ chức nào mua và sử
dụng sản phẩm. Khách hàng là tổ chức có thể mua một sản phẩm để kết hợp với sản
phẩm khác rồi bán chúng cho khách hàng khác là người sử dụng sản phẩm sau hoặc
mua sản phẩm về tiêu dùng.
Nhà cung cấp dịch vụ
Đó là những tổ chức cung cấp dịch vụ cho nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà
bán lẻ và khách hàng. Nhà cung cấp dịch vụ có những chun mơn và kỹ năng đặc
biệt ở một hoạt động riêng biệt trong chuỗi cung ứng. Chính vì thế, họ có thể thực
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
13
hiện những dịch vụ này hiệu quả hơn và với mức giá tốt hơn so với chính các nhà
sản xuất, nhà phân phối, nhà bán lẻ hay người tiêu dùng làm điều này.
Trong bất kỳ chuỗi cung ứng nào, nhà cung cấp phổ biến nhất là cung cấp dịch
vụ vận tải và dịch vụ nhà kho. Đây là các công ty xe tải và công ty kho hàng và
thường được biết đến là nhà cung cấp hậu cần.
Ngoài ra các thành phần trong chuỗi cung ứng còn được kết nối thơng qua các
dịng vận động: dịng thơng tin, dịng sản phẩm và dịng tài chính.
Dịng thơng tin
Dịng thơng tin là dịng thơng tin từ nhà cung cấp đến khách hàng và từ khách
hàng trở lại nhà cung cấp. Dòng chảy này là hai chiều, nó đi theo cả hai hướng
trong chuỗi cung ứng. Loại thông tin lưu chuyển giữa khách hàng và nhà cung cấp
bao gồm báo giá, đơn đặt hàng, tình trạng giao hàng, hóa đơn, khiếu nại của khách
hàng ,… . Để chuỗi cung ứng thành công, cần phải có sự tương tác liên tục giữa nhà
cung cấp và khách hàng. Trong nhiều trường hợp, các đối tác khác như nhà phân
phối, đại lý, nhà bán lẻ, nhà cung cấp dịch vụ hậu cần đều tham gia vào mạng thơng
tin.
Dịng sản phẩm
Dịng sản phẩm là dịng của sản phẩm vật chất từ nhà cung cấp đến khách
hàng. Dòng chảy này thường là đơn hướng, tức là nó chỉ chảy một hướng từ nhà
cung cấp đến khách hàng; tuy nhiên, trong một số trường hợp nhất định, khi khách
hàng trả lại sản phẩm, dịng chảy đơi khi đi theo hướng ngược lại. Một luồng
nguyên vật liệu điển hình thường bắt đầu từ việc nhà cung cấp nguyên liệu thô cho
nhà sản xuất đến kho và phân phối cho khách hàng cuối cùng.
Dịng tài chính
Cuối cùng, dịng tài chính liên quan đến sự di chuyển tiền từ khách hàng đến
nhà cung cấp. Thông thường, khi khách hàng nhận được sản phẩm và kiểm tra nó,
khách hàng sẽ thanh tốn và tiền sẽ chuyển về nhà cung cấp. Đôi khi tài chính chảy
theo hướng khác (từ nhà cung cấp đến khách hàng) dưới hình thức ghi nợ.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
14
Để có một chuỗi cung ứng hiệu quả và hiệu quả, điều quan trọng là cả ba dòng
chảy phải được quản lý đúng cách với nỗ lực tối thiểu. Bằng cách hiểu chuỗi cung
ứng của bạn và cách sản phẩm, thơng tin và tiền chảy qua đó, bạn sẽ có một vị trí
tốt để tìm ra một số điểm kém hiệu quả và tìm ra cách cải thiện đáng kể hoạt động
kinh doanh của mình.
Hình 1.1: Sơ đồ thể hiện các thành phần của một chuỗi cung ứng
Chuỗi cung ứng đơn giản
Nhà cung cấp
Công ty
Khách hàng
Chuỗi cung ứng mở rộng
Nhà thiết kế
Nghiên cứu
sản phẩm
thị trường
Nhà sản xuấất
nguyên vật
liệu
Nhà sản xuấất
Nhà cung cấấp
hậu cấần
Nhà phấn
phốấi
Nhà cung cấấp
tài chính
Nhà bán lẻ
Khách hàng
kinh doanh
Downloaded by Hiep Khach ()
Khách hàng
lẻ
lOMoARcPSD|12626903
15
Nguồn: Martin Christopher. (2016). Logistics & Supply Chain Management. FT
Press
Hình 1.2 miêu tả các thành phần cơ bản trong một chuỗi cung ứng điển hình.
Tuy nhiên trên thực tế, mỗi doanh nghiệp với những đặc thù riêng về nguồn lực và
quy mơ sẽ có những mơ hình quản trị chuỗi cung ứng khác biệt. Mơ hình chuỗi
cung ứng của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dịch vụ sẽ khác với những doanh
nghiệp sản xuất; chuỗi cung ứng mà các doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu sản phẩm
khác biệt hóa sẽ có sự khác biệt với những doanh nghiệp theo đuổi mục tiêu tối
thiểu hóa giá thành sản phẩm. Ở mỗi thời kỳ hay với mỗi môi trường kinh doanh
khác nhau, chính bản thân doanh nghiệp cũng có sự điều chỉnh, thay đổi trong mơ
hình quản trị chuỗi cung ứng để đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra.
1.1.2.2. Các cấp trong quản trị chuỗi cung ứng
Quản lý chuỗi cung ứng là nền tảng hoạt động của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Nó bao gồm mọi quyết định được đưa ra về sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh
nghiệp cung cấp cho khách hàng của mình. Cách tốt nhất để hiểu các giai đoạn khác
nhau của chuỗi cung ứng và ảnh hưởng của chúng lên nhau là xem xét các cấp độ
của quản trị chuỗi cung ứng. Các cấp độ này liên kết với nhau để quản trị tất cả các
quyết định cần thiết nhằm cung cấp sản phẩm chất lượng cho khách hàng với chi
phí rẻ nhất và đúng thời điểm yêu cầu.
Theo quan điểm tác giả McGraw – Hill viết trong cuốn sách “Designing and
Managing the Supply Chain: Concepts, Strategies and Case Studies 3 rd”, quản trị
chuỗi cung ứng được chia ra thành ba cấp độ: cấp chiến lược (Strategic Level), cấp
chiến thuật (Tactical Level) và cấp vận hành (Operational Level). Đây đều là các
cấp độ mà yêu cầu quản trị đưa ra được quyết định về chuỗi cung ứng nhưng ở các
mức độ khác nhau.
Cấp chiến lược (Strategic Level)
Cấp chiến lược là cấp cao nhất của quản lý chuỗi cung ứng và chịu trách
nhiệm về các quyết định dài hạn của công ty. Các quyết định được đưa ra ở cấp độ
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
16
này đặt nền tảng cho tồn bộ quy trình chuỗi cung ứng. Ví dụ về các quyết định
được đưa ra ở cấp độ này bao gồm những quyết định như sản phẩm hoặc dịch vụ
nào sẽ được cung cấp bởi công ty. Nhiệm vụ này liên quan đến việc theo dõi các xu
hướng thị trường hiện tại và phản hồi của khách hàng để cải thiện các sản phẩm
hiện có hoặc giới thiệu các mặt hàng mới vào chuỗi sản phẩm.
Cùng với việc phát triển sản phẩm là các quyết định xoay quanh việc mua
nguyên vật liệu từ nhà cung cấp nào và hoạt động sản xuất sẽ diễn ra ở đâu. Việc
chọn đúng nhà cung cấp phải liên quan đến các quyết định xem xét các mục tiêu và
giá trị tổng thể của cơng ty. Ví dụ, việc lựa chọn một nhà cung cấp cho các hoạt
động bền vững của họ có thể phải chịu chi phí cao hơn cho một số nguyên liệu nhất
định nhưng sẽ phản ánh tốt hơn các giá trị và mục tiêu của công ty đang tìm cách
giảm thiểu tác động đến mơi trường và xây dựng chuỗi cung ứng bền vững.
Cấp độ quản lý chuỗi cung ứng này là rất quan trọng để phát triển một quy
trình thuận lợi và sẽ ràng buộc tất cả các cấp của công ty để đảm bảo rằng mọi
quyết định được đưa ra đều phản ánh chính xác các mục tiêu chung của công ty.
Điều này sẽ đảm bảo rằng tất cả các bộ phận của chuỗi cung ứng đang làm việc
cùng nhau để cung cấp hàng hóa cho khách hàng và cho phép doanh nghiệp thu lợi
nhuận.
Cấp chiến thuật (Tactical Level)
Cấp chiến thuật là cấp độ thứ hai của quản lý chuỗi cung ứng liên quan đến tất
cả các quyết định ngắn hạn và trung hạn của chuỗi cung ứng. Trong khi cấp chiến
lược quan tâm đến các quyết định chung và "bức tranh lớn", cấp này thường là nơi
xác định các quy trình cụ thể hơn. Đây là nơi quy trình sản xuất sẽ được xác định để
đảm bảo có thể tạo ra sản phẩm chất lượng cao với chi phí thấp nhất có thể.
Các quyết định cấp chiến thuật đóng một vai trị quan trọng trong việc kiểm
sốt chi phí và giảm thiểu rủi ro. Trọng tâm ở đây là nhu cầu của khách hàng và đạt
được giá trị cuối cùng tốt nhất.
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
17
Các quyết định khác được đưa ra ở cấp độ này có thể bao gồm vận chuyển,
kho bãi và hậu cần hàng tồn kho, đặc biệt là liệu những quyết định này nên được xử
lý nội bộ hay thuê ngoài. Các quyết định này có thể khác nhau dựa trên các yếu tố
như vị trí, chi phí vận chuyển, chi phí hoặc quyền sở hữu đất đai,…
Cấp vận hành (Operational Level)
Cấp vận hành là cấp độ thấp nhất và mức độ quản lý chuỗi cung ứng này là
phổ biến nhất. Đây là nơi diễn ra các quy trình hàng ngày, ra quyết định và lập kế
hoạch để duy trì hoạt động của chuỗi cung ứng. Thông thường, các công ty và cơ sở
sản xuất quên tính đến cấp chiến thuật và chiến lược khi đưa ra các quyết định cấp
hoạt động.
Điều quan trọng đối với cấp hoạt động là phải xem xét cẩn thận các lựa chọn
mà họ phải đối mặt và đưa ra quyết định phù hợp với các quyết định chiến lược và
chiến thuật tổng thể đã được đưa ra. Mặc dù các quyết định của cấp cao hơn được
đưa ra với mục đích tạo ra các quy trình thuận lợi trong tồn bộ chuỗi cung ứng, các
nhà quản lý hoạt động phải đưa ra hàng trăm quyết định mỗi ngày để xử lý mọi điều
bất ngờ xảy ra theo cách của họ. Các quyết định tốt nhất được đưa ra trong khuôn
khổ chiến lược và chiến thuật.
Một số khía cạnh của quản lý cấp hoạt động bao gồm dự báo hàng ngày và
hàng tuần để lập kế hoạch nguồn lực và năng lực, giám sát hậu cần để đảm bảo rằng
có đủ hàng tồn kho và nguyên vật liệu có sẵn đúng hạn cho sản xuất. Các quyết định
khác bao gồm giải quyết thiệt hại hoặc tổn thất với nhà cung cấp trong trường hợp
cơ sở sản xuất nhận được nguyên liệu được coi là kém chất lượng, điều này có thể
ảnh hưởng đến chất lượng chung của sản phẩm.
1.1.3. Các yếu tố tác tác động đến sự phát triển của chuối cung ứng và quản
trị chuỗi cung ứng
1.1.3.1. Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng
Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng bao gồm cả tài sản vật chất và thông tin cần
thiết để vận hành một chuỗi cung ứng. Điều này bao gồm các nhà máy mà ở đó các
cơng ty sản xuất và phân phối các sản phẩm của mình; thiết bị cố định và di động
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
18
bên trong các nhà máy đó; bộ phận phân phối vận chuyển sản phẩm trong mạng
lưới sản xuất; và hệ thống công nghệ thông tin cần thiết để lập kế hoạch, thực hiện
và theo dõi các hoạt động của chuỗi cung ứng.
Cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng là yếu tố lớn nhất trong việc xác định chi phí và
kết quả dịch vụ của chuỗi cung ứng. Các công ty như Unilever đã thực hiện các
nghiên cứu về chuỗi cung ứng đầu cuối của họ để xác định và xếp hạng các cơ hội
giảm chi phí. Nghiên cứu chỉ ra rằng 80% cơ hội để giảm chi phí đến từ việc tái
thiết kế lớn các cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng của họ (về số lượng và vị trí) và hệ
thống cơng nghệ thơng tin. Chỉ có 20% cơ hội giảm chi phí có thể được thực hiện
với các cải tiến quy trình. 1 Do tác động lớn như vậy mà cơ sở hạ tầng chuỗi cung
ứng được các doanh nghiệp đầu tư hằng năm để cải tiến chất lượng chuỗi cung ứng
nhằm tối ưu hóa sản xuất và giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm. Các doanh
nghiệp có thể tiết kiệm được các khoản chi phí khổng lồ nhờ các cải tiến trong thiết
kế cơ sở hạ tầng chuỗi cung ứng nhờ sự phát triển của hệ thống giao thông, hệ
thống kho bãi, hệ thống thông tin liên lạc.
Hệ thống giao thơng có tác động rất lớn tới giá thành của sản phẩm do để sản
phẩm đi được đến tay người tiêu dùng cần sử vận chuyển nguyên vật liệu, thành
phẩm và bán thành phẩm từ nhà cung cấp tới nhà sản xuất tới các bên vẫn chuyển
dịch vụ và tới tay khách hàng. Ở Việt Nam tác động này cịn rất lớn vì chi phí vận
tải ở Việt Nam vẫn còn chiếm 30 đến 40% giá thành sản phẩm. 2 Ngồi ra hệ thống
giao thơng phát triển còn là việc kết nối các phương thức vận tải hiệu quả, là cách
rất tốt để phát huy nguồn lực về hạ tầng, con người, thị trường nội địa và khu vực,
nâng cao chất lượng chuỗi cung ứng, giúp doanh nghiệp sử dụng hiệu quả nguồn
vốn, rút ngắn thời gian quay vòng vốn và tạo nguồn lợi nhuận lớn hơn cho doanh
nghiệp.
Hệ thống kho bãi là một bộ phận không thể thiếu trong chuỗi cung ứng là nơi
cất giữ hàng hóa, nguyên vật liệu, thành phẩm, bán thành phẩm trong suốt quá trình
chu chuyển từ điểm đầu đến điểm cuối của dây chuyền cung ứng, đồng thời cung
cấp các thơng tin về tình trạng, điều kiện lưu giữ và vị trí các hàng hóa được lưu.
1 Nguồn: />2 Nguồn: />
Downloaded by Hiep Khach ()
lOMoARcPSD|12626903
19
Quản trị hệ thống kho bãitốt giúp doanh nghiệp giảm thiểu chi phí sản xuất, vận
chuyển, phân phối hàng hóa. Nhờ đó kho có thể chủ động tạo ra các lơ hàng với quy
mơ kinh tế trong q trình sản xuất và phân phối, giảm chi phí bình qn trên một
đơn vị, tiết kiệm chi phí lưu thơng thơng qua việc quản lý tốt hao hụt hàng hóa, sử
dụng tiết kiệm và hiệu quả cơ sở vật chất của kho. Ngoài ra với khi hệ hệ thống kho
bãi hiệu quả sẽ giúp duy trì nguồn cung ổn định, sẵn sàng giao bất kỳ lúc nào khách
hàng có nhu cầu, cung cấp đến khách hàng dịch vụ tốt hơn do hàng hóa đúng u
cầu về số lượng, chất lượng, tình trạng và tạo nên sự khác biệt và tăng vị thế cạnh
tranh của doanh nghiệp.
Hệ thống thơng tin liên lạc có thể hỗ trợ những hoạt động tác nghiệp và đồng
thời cũng là sự hợp tác giữa các công ty trong chuỗi cung ứng. Bằng việc sử dụng
hệ thống mạng dữ liệu tốc độ cao và cơ sở dữ liệu, các cơng ty có thể chia sẻ dữ liệu
để quản lý toàn diện chuỗi cung ứng. Hiệu quả sử dụng hệ thống này là một vấn đề
cốt yếu để thành công trong công ty. Ba chức năng cấu tạo nên một hệ thống cho tất
cả các hệ thống thông tin hoạt động đó là thu nhập và giao tiếp dữ liệu, lưu trữ và
phục hồi dữ liệu, xử lý và báo cáo dữ liệu. Hệ thống thông tin tạo ra nhiều công
nghệ bằng một vài sự kết hợp hoạt động của những chức năng trên. Khả năng kết
hợp cụ thể là tùy thuộc vào nhu cầu công việc mà hệ thống đó được lập để hoạt
động. Hệ thống thơng tin được thực hiện nhằm hỗ trợ nhiều khía cạnh khác nhau
trong quản trị chuỗi cung ứng.
1.1.3.2. Nguồn nhân lực
Trong các nguồn lực của doanh nghiệp, nguồn nhân lực là yếu tố cần đặt vị trí
ưu tiên cần quan tâm. Chuỗi cung ứng là một lĩnh vực chuyên biệt. Bởi vậy, doanh
nghiệp cần tìm kiếm những cá nhân có kỹ năng, kiến thức và thái độ phù hợp. Điều
này sẽ quyết định phần lớn tới những chiến lược quản trị chuỗi cung ứng có được
thực hiện hiệu quả hay khơng. Một doanh nghiệp dù có nguồn lực tài chính dồi
dào, cơ sở hạ tầng hiện đại, công nghệ được áp dụng triệt để nhưng khơng có nguồn
nhân lực chất lượng cao để khai thác và vận hành thì chuỗi cung ứng nói riêng và
hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chúng khơng thể thành cơng. Việc có
đúng người với đúng kỹ năng là bước đầu tiên tiến tới sự hoàn hảo trong chuỗi cung
Downloaded by Hiep Khach ()