Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (45.01 KB, 2 trang )
Một số vấn đề cần quan tâm khi để lúa chét
Lúa để chét có ưu điểm: tranh thủ được thời vụ, hạn chế công làm đất, thời
gian sinh trưởng ngắn hơn lúa sạ lại 5 – 7 ngày. Nhưng lúa dưỡng chét có
không ít hạn chế: lưu tồn mầm sâu, bệnh của vụ lúa trước truyền cho vụ lúa
được sản xuất tiếp đó, phẩm chất hạt lúa kém không thể làm giống cho vụ
sau,
Tỉnh ta, ở một số địa phương thuộc các huyện Tam Bình, Trà Ôn, Long Hồ,
nông dân thường sử dụng phương pháp sản xuất này trong vụ Thu Đông.
Năm nay là năm nhuần, cộng với tình hình giá phân bón, giá lúa hàng hoá
hiện tại chuyển biến theo chiều hướng có lợi cho người sản xuất nên vấn đề
để chét trong vụ 3 này có thể sẽ được nông dân ở các địa phương nêu trên
tiếp tục áp dụng. Trên cơ sở kết quả theo dõi, ghi nhận lúa dưỡng chét ở các
vụ trước, nhận thấy, năng suất lúa chét ở địa phương đạt không cao. Nếu
quan sát ở từng hộ thì có 30% số hộ cho năng suất 2,8-3 tấn/ha, 40% số hộ
cho năng suất 2,4-2,6 tấn/ha, 30% số hộ cho năng suất 1,6-1,8 tấn/ha. Năng
suất lúa chét đạt thấp có nhiều nguyên nhân, nhưng chủ yếu do nông dân
không có sự chuẩn bị trước, chưa có sự quan tâm đầu tư cho lúa hợp lý. Do
đó, để dưỡng chét lúa thành công, nông dân cần lưu ý các vấn đề sau:
- Hãy xem lúa chét vụ Thu Đông như các vụ lúa khác. Cần phải chăm sóc,
đầu tư phân bón, quản lý dịch hại tốt cho lúa. Không nên suy nghĩ ”có bao
nhiêu ăn bấy nhiêu”.
- Lúa chét cho năng suất khá đối với những vùng đất triền. Đối với những
vùng gò hoặc trũng thì cho năng suất thấp. Điều này cũng lý giải tại sao ở
Tam Bình, nông dân làm lúa tại các xã: Bình Ninh, Loan Mỹ, Ngãi Tứ và Phú
Thịnh không để chét.
- Cần có sự định hướng trong việc chọn giống để trồng ngay từ vụ Hè
Thu. Bởi giống có khả năng tái sinh mạnh mới có điều kiện cho năng suất
chét cao. Ngoài khả năng tái sinh, đặc điểm trổ hoa cũng quan trọng. Giống