10 điều không nên ngại bác sĩ
10 vấn đề dưới đây cần được trao đổi thành thật với bác
sĩ. Nếu thực sự cảm thấy khó nói, bạn có thể nói với hộ
lý, người thân hoặc viết thư hay e-mail cho bác sĩ.
1. Hút thuốc, uống rượu
Nếu bạn che giấu không nói vấn đề này, bác sĩ không thể
chuẩn đoán chính xác vấn đế sức khỏeliên quan đến phổi
và gan.
2. Nhu cầu tiểu tiện
Có rất nhiều người bệnh chết vì vấn đề “ngại”. Nắm được
tình hình sẽ giúp bác sĩ chẩn đoán chính xác “thủ phạm” có
phải là ung thư trực tràng thời kỳ đầu hay không.
3. Uống thuốc Đông Y hay thuốc Nam
Một số loại thuốc Đông Y hay thuốc Nam không thể uống
cùng với thuốc Tây, điều này bạn phải nói rõ với bác sĩ,
đừng nên cho rằng Đông Tây Y kết hợp thì sẽ tốt.
4. Bạn có mát xa định kỳ hay không?
Nếu bạn cần trị bệnh đau cổ, tốt hơn hết bạn nên đem
chuyện mấy ngày trước đây bạn đi mát xa cổ nói rõ cho bác
sĩ nghe.
5. Dùng thuốc rẻ tiền
Nếu kinh tế gia đình bạn thực sự khó khăn, hãy thành thực
hỏi bác sĩ liệu còn có thuốc nào rẻ hơn không và không
phải thuốc đắt là sẽ tốt hơn.
6. Biểu hiện trầm cảm, lo lắng và căng thẳng
Bạn không cho bác sĩ biết tâm sinh lý của bạn lúc đó thì rất
khó đạt được hiệu quả tốt trong khi điều trị sức khỏe cho
bạn.
7. Không nghe theo lời dặn của bác sĩ
Khi bác sĩ phụ khoa hỏi bạn có kiểm tra vùng ngực mỗi
tháng/lần không? Nếu không kiểm tra thì cũng đừng gật
đầu nói dối bác sĩ vì sẽ có thể dẫn đến chẩn đoán sai. Đối
với uống thuốc cũng phải như vậy, nếu bạn không nghiêm
túc uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, thì bạn nhất định
phải nói cho bác sĩ biết điều đó.
8. Thích ăn đồ ngọt
Nếu thích ăn đồ ngọt hoặc những thực phẩm có nhiệt lượng
cao nhưng không vận động trong một thời gian dài thì cũng
nên nói rõ cho bác sĩ biết, bác sĩ sẽ tuỳ thuộc vào đó để kê
đơn.
9. Hơi bị đau
Nếu thỉnh thoảng cảm thấy hơi bị đau khi nhai nuốt đồ ăn,
bạn nên nói cho bác sĩ biết, từ đó bác sĩ có thể phán đoán
liệu bạn có bị ung thư thực quản thời kỳ đầu hay không.
10. Cố gắng quá mức
Nhất định phải trao đổi với bác sĩ xem liệu pháp chữa trị
mà bạn có thể “gánh vác” và chịu đựng được, điều này sẽ
giúp bạn kiên trì trị liệu. Bạn không nên cố gắng quá sức
chịu đựng vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến lòng kiên trì
chữa trị của bạn.