Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

LỄ HỘI CÚNG DỪA SÓC TRĂNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (569.21 KB, 24 trang )

1

TIỂU LUẬN

ĐỀ TÀI: LỄ HỘI CÚNG DỪA SÓC TRĂNG

Tp. Hồ Chí Minh


2

MỤC LỤC
Lời cảm ơn............................................................................................................4
LỜI MỞ ĐẦU..........................................................................................................5
PHẦN TỔNG QUAN..............................................................................................6
1. Lý do chọn đề tài..............................................................................................6
2. Mục đích nghiên cứu.......................................................................................7
3. Đối tượng nghiên cứu......................................................................................7
4. Phạm vi nghiên cứu.........................................................................................7
5. Phương pháp nghiên cứu................................................................................7
PHẦN NỘI DUNG..................................................................................................9
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN..............................................9
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam...........................................................9
1.1 Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội”...................................................9
1.1.1. Khái niệm về “Lễ”...................................................................................9
1.1.2. Khái niệm về “Hội”...............................................................................10
1.2. Khái niệm lễ hội.......................................................................................11
1.2.1. Vì sao có lễ hội.......................................................................................12
1.2.2. Các loại lễ hội........................................................................................12
a. Lễ hội dân gian.............................................................................................12
b. Lễ hội tôn giáo.............................................................................................13


c. Lễ hội lịch sử cách mạng..............................................................................13
d. Lễ hội du nhập từ bên ngoài.........................................................................13
1.3. Ý nghĩa của lễ hội....................................................................................14
CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CÚNG DỪA SÓC TRĂNG............................................15
1. Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ.................................................................15
1.2. Nét đặc trưng của các lễ hội ở Nam Bộ..................................................16


3

1.3. Ý nghĩa của các lễ hội ở Nam Bộ............................................................17
2. Lễ hội Cúng Dừa............................................................................................17
2.1. Lịch sử hình thành...................................................................................17
2.2. Mục đích tổ chức......................................................................................18
2.3. Đối tượng tôn thờ.....................................................................................18
2.4. Thời gian và địa điểm tổ chức.................................................................18
2.5. Cách thức tổ chức....................................................................................18
3. Ý nghĩa của Lễ hội Cúng Dừa......................................................................21
4. Kết luận...........................................................................................................22


4

Lời cảm ơn
xin chân thành cảm ơn cô đã giúp đỡ và hướng dẫn em tận tình trong thời gian viết
bài tiểu luận, tạo cho em những tiền đề, những kiến thức tiếp cận vấn đề, phân tích,
giải quyết vấn đề. Nhờ đó mà em hồn thành bài tiểu luận của mình được tốt hơn.
Em cũng xin cảm ơn bạn bè, anh chị đã tận tình chỉ bảo, giúp đỡ em trong q
trình hồn thành bài tiểu luận, tạo cho em hiểu thêm về
những kiến thức thực tế.

Những kiến thức mà em được học hỏi sẽ là hành trang ban đầu cho quá trình học
tập lên năm 3, năm 4 và quá trình làm việc của em sau này. Em xin gửi tới mọi
người lời chúc thành công trên con đường sự nghiệp của mình.


5

LỜI MỞ ĐẦU
- Hết gạo thì có Đồng Nai
Hết củi thì có Tân Sài chở vơ
- Gạo Cần Đước, nước Đồng Nai
Ai về xin nhớ cho ai theo cùng.
- Cảm ơn hạt lúa nàng co
Nợ nần trả hết, lại no tấm lịng
- Ai ơi về miệt Tháp Mười
Cá tơm sẵn bắt, lúa trời sẵn ăn.
Nếu so với Bắc Bộ và Trung Bộ thì vùng đất Nam Bộ được xem là “sinh sau
đẻ muộn”. Vùng đất này được thiên nhiên ưu ái ban tặng cho điều kiện thiên nhiên
thuận lợi, khí hậu ơn hịa, cây trái tốt tươi. Với tâm hồn và tình cảm phong phú,
mảnh đất Nam Bộ đã ghi nhưng dấu ấn văn hóa, văn minh cùng nhưng nét đẹp thời
khai khẩn, làm phong phú thêm kho tàng văn hóa của dân tộc. Với địa hình thổ
nhưỡng đặc trưng, cũng vì thế mà Nam Bộ có những nét văn hóa riêng biệt. Đặc
biệt là hăng hà, sa số các loại lễ hội. Vậy lễ hội ở Nam Bộ có những điểm gì đặc
biệt, độc đáo mà lại thu hút du khách thập phương như vậy, bên cạnh đó là việc giữ
gìn bảo tồn và phát huy giá trị bản sắc văn hóa truyền thống lâu đời mà bao nhiêu
năm ông cha để lại là vô cùng cấp thiết.


6


PHẦN TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Lễ hội truyền thống, dân gian là đề tài phong phú và là bản sắc của dân tộc
Việt Nam. Lễ hội truyền thống và lễ hội dân gian là những di sản văn hóa tinh thần
q báu được ơng cha ta giữ gìn và để lại cho con cháu ngày nay. Trải qua những
năm tháng thăng trầm, biến đổi thì liệu ngày nay những lễ hội đó có cịn được gìn
giữ ngun vẹn hay đã bị mai một đi.
Nhắc đến lễ hội chúng ta không thể không nhắc đến Nam Bộ - cái nơi văn
hóa của dân tộc. Lễ hội ở Nam Bộ vốn có từ xa xưa, theo q trình dựng nước,
khai khẩn và mở mang bờ cõi của các lớp người đi trước. Lễ hội Nam Bộ vốn
mang nhiều giá trị sâu sắc. Thế nhưng ngày nay lễ hội Nam Bộ biến đổi, phát triển
và mang những đặc trưng gì khác với ngày xưa? Nó có cịn được đều đặn tổ chức
khơng? Có giữ gìn được nét cổ truyền hay đã bị mai một, biến chất bởi những tiêu
cực thường xuyên xảy ra trong các lễ hội. Đây cũng là vấn đề nóng, phản ánh
khơng chỉ riêng ở Nam Bộ mà cịn cả xã hội nói chung. Chủ đề này khá sát với
thực tế vì chắc hẳn mỗi người chúng ta ai cũng đã từng biết, nghe và tham gia lễ
hội.
Với đề tài Lễ hội Cúng Dừa Sóc Trăng – một lễ hội độc đáo và đặc sắc của
người Khmer ở Sóc Trăng nói riêng và cả vùng Nam Bộ nói chung. Như chúng ta
đã biết, người Khmer là một trong những dân tộc chiếm đa số ở Nam Bộ. Dừa
cũng là một loại cây gắn liền với vùng đất, con người Nam Bộ, trở thành nét văn
hóa khơng thể thiếu trong tâm thức của những con người nơi đây. Ngoài ra lễ hội
Cúng Dừa cũng là một nét đẹp trong đời sống tinh thần của người Khmer Nam Bộ
cần được hiểu rõ để từ đó phát huy và giữ gìn sao cho trường tồn với thời gian, gắn
bó gần gũi hơn đến đời sống của mỗi người chúng ta. Chính những điều này đã
thôi thúc bản thân đến với chủ đề này.


7


2. Mục đích nghiên cứu
Thơng qua đề tài sẽ hình thành cái nhìn tổng quan và chi tiết về quá trình
hình thành và phát triển của lễ hội Nam Bộ nói riêng và lễ hội Cúng Dừa nói riêng.
Tìm hiểu, đánh giá thực trạng và sự phát triển của lễ Cúng Dừa Sóc Trăng, qua đó
tìm ra những điểm mạnh, điểm yếu trong công tác tổ chức và quản lý lễ hội. Thơng
qua đó, góp phần giáo dục, nhắc nhở khơng những thế hệ trẻ mà tồn thể người
dân Việt Nam tinh thần nhớ về cội nguồn, nhớ về những giá trị truyền thống quý
báu của dân tộc cụ thể là một số lễ hội ở Nam Bộ đang có nguy cơ bị mai một, bão
hịa trước tồn cầu hóa và hội nhập kinh tế diễn ra ngày càng rộng rãi. Lưu giữ các
giá trị truyền thống của dân tộc khơng phải là trách nhiệm của các cấp chính
quyền, cơ quan chức năng mà là của toàn thể con dân đất Việt. Ngồi ra, đề tài sẽ
góp phần quảng bá và tôn vinh các lễ hội ở Nam Bộ, đưa nó đến gần hơn với cơng
chúng. Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao và phát triển giá trị của lễ hội
trong thời đại mới.

3. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài này là lễ hội Nam Bộ và lễ hội Cúng Dừa.
Những giá trị vật chất, tinh thần, tác động và cùng với đó là sự biến đổi của lễ hội
trong bối cảnh hiện nay.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là lễ hội Nam Bộ và lễ hội Cúng Dừa. Đặc
biệt với lễ hội Cúng Dừa sẽ tập trung khai thác trong phạm vi tỉnh Sóc Trăng, với
thời gian là trước, trong và sau khi tổ chức lễ hội.

5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu có vai trị rất quan trọng trong nghiên cứu và đánh
giá đề tài nghiên cứu. Với đề tài này, đã sử dụng các phương pháp như: thu thập
thơng tin chính thống trên sách báo, loa đài và internet; xử lý thông tin thứ cấp.
Phương pháp phân tích tổng hợp; phương pháp so sánh, đối chiếu. Ngồi ra cịn có



8

phương pháp khảo sát thực tế nhưng vì điều kiện thời gian diễn ra lễ hội và thời
gian bản thân chưa cho phép nên chỉ có thể đến tại nơi diễn ra lễ hội, chưa có cơ
hội tham gia vào lễ hội.


9

PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1. Khái quát chung về lễ hội ở Việt Nam
Mùa xuân – mùa khởi đầu cho một năm, mùa sinh sôi nảy nở của vạn vật, cỏ
cây… giữa tiết trời ấm áp ấy, lòng người phơi phới rủ nhau đi hội, hành hương về
nguồn cội, con người hạnh phúc. Mùa xuân cũng là mùa của lễ hội, con người vừa
đi hội vừa để vui chơi, vừa là để cầu mong những điều may mắn, những điều tốt
đẹp cho một năm bắt đầu.
Lễ hội nước ta rất đa dạng và phong phú. Theo thống kê của các nhà nghiên
cứu văn hóa dân gian. Việt Nam có gần 500 lễ hội truyền thống lớn, nhỏ trải khắp
cả nước trong suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông. Mỗi lễ hội mang một nét tiêu biểu
và giá trị riêng, nhưng bao giờ cũng hướng tới một đối tượng linh thiêng như
những vị anh hùng chống giặc ngoại xâm, những người có cơng dạy dỗ truyền
nghề, chống thiên tai, trừ ác, giàu lòng cứu nhân độ thế… Với tư tưởng uống nước
nhớ nguồn, ngày hội diễn ra sơi động bằng những sự tích, cơng trạng, là cầu nối
giữa quá khứ và hiện tại, làm cho thế hệ trẻ hôm nay hiểu được công lao tổ tiên,
thêm tự hào về truyền thống quê hương, đất nước của mình. Đặc biệt, lễ hội nước
ta gắn bó với làng xã, địa danh, vùng đất như một thành tố không thể thiếu trong
đời sống của nhân dân.

1.1 Khái niệm và mối quan hệ “lễ” và “hội”
1.1.1. Khái niệm về “Lễ”
“Lễ” theo tiếng việt là những nghi thức tiến hành nhằm đánh dấu hoặc kỷ
niệm một sự việc, sự kiện có ý nghĩa nào đó. Trong thực tế “lễ” có nhiều ý nghĩa
và một lịch sử hình thành khá phức tạp.
Chữ “lễ” được hình thành và biết tới từ thời kỳ Chu (thế kỷ 12 trước công


10

nguyên), lúc đầu chữ “lễ” được hiểu là lễ vật của các gia đình quý tộc, nhà Chu
cúng tế thần tổ tông gọi là tế lễ. Dần dần, chữ “lễ” được mở rộng nghĩa là hình
thức, phép tắc để phân biệt trên, dưới, sang, hèn, thứ bậc lớn, nhỏ, thân, sơ trong
xã hội khi đã phân hoá thành đẳng cấp. Cuối cùng khi xã hội đã phát triển thì ý
nghĩa của “lễ” càng được mở rộng như lễ Thành hoàng, lễ Gia tiên, lễ cầu an, lễ
cầu mưa…
Do ngày càng mở rộng phạm vi nên đến đây “lễ” đã mang ý nghĩa bao quát
mọi nghi thức ứng xử của con người với tự nhiên và xã hội.
( />fbclid=IwAR3nW_ek5G9uNB4zHSmL8LQmJw5myTYUzXfZw39NPgJxUh4G-Q8yChZ-pKg )

1.1.2. Khái niệm về “Hội”
“Hội’’ là đám vui đông người gồm hai đặc điểm là đông người, tập trung
trong một địa điểm và vui chơi với nhau. Nhưng nếu chỉ có vậy nhiều khi chưa
thành “Hội” phải bao gồm các yếu tố sau đây mới đủ ý nghĩa của nó: “Hội” phải
được tổ chức nhân dịp kỷ niệm một sự kiện quan trọng nào đó liên quan đến bản
làng, cộng đồng dân tộc; “Hội” đem lại lợi ích tinh thần cho mọi thành viên của
cộng đồng mang tính cộng đồng cả tư cách tổ chức lẫn mục đích của nó. “Hội” có
nhiều trị vui đến mức hỗn độn. Đây là sự cộng cảm cần thiết của phương diện tâm
lý sau những ngày tháng lao động vất vả với những khó khăn trong cuộc sống hàng
ngày mà ai cũng phải trải qua. Đến với “Hội” mọi người sẽ được giải toả thăng

bằng trở lại. Vậy khái niệm “Hội” đươc tập trung lại như sau: “Hội” là sinh hoạt
văn hố tơn giáo, nghệ thuật của cộng đồng xuất phát từ nhu cầu cuộc sống, sự tồn
tại và phát triển của cộng đồng, sự bình yên cho từng cá nhân, hạnh phúc cho từng
dòng họ, từng gia đình. Sự sinh sơi nảy nở của gia súc, sự bội thu của những mùa
màng mà bao đời nay đã quy tụ vào niềm mơ ước chung với bốn chữ “Nhân Khang - Vật - Thịnh”.
Theo thư tịch cổ lễ hội của người Việt xuất phát từ thời nhà lý (thế kỷ XI) có quan
điểm cho rằng lễ hội của dân tộc Việt Nam đã hình thành và phát triển cùng với


11

lịch sử của dân tộc, của đất nước biểu hiện qua trống đồng Đông Sơn mà tiêu biểu
là ở vùng đồng bằng Bắc Bộ - Cái nôi của dân tộc Việt Nam, đó là những hội mùa,
hội làng. Tuy thời điểm ra đời của lễ hội có nhiều tranh cãi nhưng đến nay ngày hội
cấu kết cộng đồng biểu trưng những giá trị của đời sống tâm linh, đời sống xã hội
và văn hố cộng đồng. Dù có những lễ hội mang tính tồn quốc, có những lễ hội
mang tính vùng miền địa phương trong thời gian gần đây các hoạt động tìm hiểu
khơi phục lễ hội kế thừa các sinh hoạt lễ hội truyền thống đã thu hút được sự quan
tâm của toàn thể xã hội nhằm thực hiện mục tiêu xây dưng một nền văn hoá Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Tóm lại, “Hội” là để vui chơi, chơi thỏa thích, thoải mái. Nó khơng bị ràng
buộc bởi nghi lễ tôn giáo, đẳng cấp, tuổi tác. Sau những tháng ngày làm ăn lam lũ,
dân làng chờ đón ngày hội như chờ đón một niềm tin vui cộng đồng. Họ đến với
hội trong tinh thần cộng cảm, hồ hởi, sảng khối và hồn tồn tự nguyện. Ngồi
vui chơi giải trí, ngồi gặp gỡ ban bầu, mọi người về dự hội đều cảm thấy hình như
mình cịn được thêm một cái gì nữa. Phải chăng đó là “lộc thánh”, “lộc thần”. Hay
tất cả gọi chung là lộc hội. Thứ quyền lợi vơ hình ấy chỉ có trong ngày hội và ai
muốn được thì phải đến tận nơi mà nhận chứ khơng ai có thể ai nhận thay cho ai.
Chính vì vậy mà hội rất đơng, rất nhộn nhịp. Những ngày làng vào đám, nhịp sống
thôn dã tưng bừng hẳn lên. Đó là một thực tế ai cũng thấy, cũng cảm nhận được.

( />fbclid=IwAR3nW_ek5G9uNB4zHSmL8LQmJw5myTYUzXfZw39NPgJxUh4G-Q8yChZ-pKg )

1.2. Khái niệm lễ hội
Cho đến nay, có nhiều cách gọi và sự giải thích khác nhau về thuật ngữ lễ hội. Lễ
hội cũng giống như văn hóa vậy, có vơ vàn định nghĩa tùy theo góc độ và cách
nhìn nhận vấn đề khác nhau. “Lễ hội là sinh hoạt văn hóa, tơn giáo, nghệ thuật
truyền thống của cộng đồng”. (Viện ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà
Nẵng – Trung tâm từ điển học Hà Nội – Đà Nẵng 1997, tr 540)


12

Lễ hội qua góc nhìn khác nhau sẽ được định nghĩa khác nhau. Tuy nhiên thông qua
một vài định nghĩa trên chúng ta phần nào thấy được rằng lễ hội là một hoạt động
của con người, thể hiện sự mong ước cuộc sống được thuận lợi thông qua các nghi
thức dâng lên đấng thần linh. Bên cạnh đó là những hoạt động vui chơi, giải trí
được tổ chức để gắn kết cộng đồng lại với nhau.
1.2.1. Vì sao có lễ hội
Lý giải nước ta vì sao có lễ hội thì khơng thể khơng nhắc đến tính đa dạng
trong văn hóa nước ta. Tính đa dạng thể hiện qua việc nước ta có nhiều tín ngưỡng,
tơn giáo và ý thức tâm linh. Chính từ điểm này mà nước ta có lễ hội hay nói cách
khác lễ hội ra đời một phần là từ tính ngưỡng tơn giáo. Mỗi tín ngưỡng tơn giáo có
những lễ hội khác nhau, nhưng điểm chung là đều là nơi bày tỏ ước nguyện cuộc
sống qua những nghi thức cúng tế, cầu nguyện. Và tính đa dạng thể hiện ở chỗ đất
nước ta có nhiều thành phần dân tộc từ đó hình thành nên các bản sắc, giá trị văn
hóa trong đó có lễ hội. Với 54 dân tộc anh em cùng chung sống, mỗi dân tộc đều
có những truyền thống văn hóa riêng khi đó lễ hội sẽ được ra đời từ những truyền
thống quý báu, thiết thực này.
Một điều luôn phải đề cập rằng, nhân dân ta có truyền thống “uống nước
nhớ nguồn”, ln tưởng nhớ những người có cơng với đất nước. Lễ hội cũng ra đời

từ đây. Sự ra đời của lễ hội là dịp để người dân tưởng nhớ đến các vị anh hùng
hoặc những người có cơng với đất nước.
1.2.2. Các loại lễ hội
a. Lễ hội dân gian
Là loại lễ hội ra đời trong dân gian và được lưu truyền cho đến bây giờ. Lễ
hội dân gian là một hiện tượng rất phổ biến ở tất cả các nước trên thế giới, cũng
như các tộc người sinh sống trên đất nước Việ Nam, đồng thời là một hiện tượng
văn hóa nổi trội nhất trong di sản văn hóa phi vật thể của chúng ta. Lễ hội dân gian
là sinh hoạt văn hóa tín ngưỡng của cộng đồng cư dân nơng thơn xưa được tổ chức


13

nhằm tưởng nhớ vị thần bảo vệ cho cuộc sống của làng xã. Lễ hội dân gian khá
giống với định nghĩa lễ hội truyền thống. Lễ hội dân gian là một nét đặc trưng phản
ánh đời sống của nhưng con người bình dân, ước ao và mong muốn cho cuộc sống
tốt đẹp hơn. Hiện nay lễ hội dân gian gồm có 7.039 lễ hội, chiếm 88,36% (chiếm tỉ
lệ cao nhất). Có thể dẫn chứng một số lễ hội dân gian nổi tiếng như: Lễ Giỗ Tổ
Hùng Vương, Lễ hội Chùa Hương, Lễ hội núi Bà Đen,…
b. Lễ hội tôn giáo
Nước ta là một quốc gia đa tôn giáo, mỗi tôn giáo đều có những lễ hội đặc
trưng khác nhau. Lễ hội tôn giáo do các chức sắc, tổ chức tôn giáo đứng ra duy trì
huy động các tín đồ tham gia đáp ứng nhu cầu tin thần và tâm linh của tín đồ. Nội
dung của liên quan đến sự tích, cuộc đời các nhân vật do tơn giáo đó thờ phụng.
Hiện nay lễ hội tơn giáo gồm có 5.449 lễ hội, chiếm 6,82%. Có thể dẫn chứng bên
Phật Giáo có Lễ Phật Đản, Cơng Giáo có Lễ Giáng Sinh, Phục sinh, Bửu Sơn Kỳ
Hương có lễ giỗ Phật Thầy Tây An,…
c. Lễ hội lịch sử cách mạng
Đây là lễ hội mới. Được ra đời sau Cách mạng tháng Tám 1945 do chính
quyền các cấp và nhân dân tham gia tổ chức. Nội dung lễ hội liên quan đến các

nhân vật liên có cơng với cách mạng, và các sự kiện lịch sử trên chặng đường hoạt
động cách mạng từ khi thành lập Đảng tới nay, gắn với cuộc đời hoạt động của Bác
Hồ, các anh hùng liệt sĩ mà sự hy sinh của họ đã trở thành hồn thiêng sông núi của
quê hương. Lễ hội lịch sử cách mạng gồm có 332 lễ hội, chiếm 6,82%. Có thể kể
đến lễ tưởng niệm Tổng bí thư Trần Phú, Hà Huy Tập, Phan Đình Giót, Trường
Chinh,…
d. Lễ hội du nhập từ bên ngồi
Lễ hội có nguồn gốc từ bên ngồi là những hoạt động giới thiệu văn hóa,
kinh tế, xã hội của nước ngồi với cơng chúng Việt Nam. Do sự giao lưu, hội nhập
văn hóa giữa nước ta và thế giới, nên các lễ hội này có điều kiện du nhập vào nước


14

ta và phát triển qua các giai đoạn. Lễ hội du nhập từ bên ngồi gồm có 10 lễ hội,
chiếm 0,12%. Phải kể đến các lễ hội như lễ Halloween, lễ Noel,…
(Nguồn: Hướ ng dẫn quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống ở cơ sở, Phạm Lan Anh –
Nguyễn Hoàng, NXB CTQG – ST Hà Nội, 2015)
1.3. Ý nghĩa của lễ hội
Lễ hội là dịp để đánh thức các giá trị truyền thống của làng quê như ý thức
về cội nguồn, tổ tiên dân tộc, tưởng nhớ các anh hùng dân tộc, ý thức về đồng loại,
cố kết con người trong cộng đồng, ý thức giữ gìn nét đẹp thuần phong mỹ tục của
cộng đồng được gia tăng và củng cố.
Đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng, tham quan các di tích lịch sử văn hóa, danh
lam thắng cảnh, các cơng trình kiến trúc nghệ thuật. Ngồi ra lễ hội cịn góp phần
tăng trưởng kinh tế địa phương, là sản phẩm văn hóa du lịch độc đáo thu hút khách
gần xa.


15


CHƯƠNG 2: LỄ HỘI CÚNG DỪA SÓC TRĂNG
1. Khái quát vùng văn hóa Nam Bộ
Về phạm vi, vùng văn hố này bao gồm địa bàn 19 tỉnh thành: Đồng Nai,
Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, thành phố Hồ Chí Minh,
Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp, TP. Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu, Cà Mau. Có thể chia
thành ba tiểu vùng văn hố: tiểu vùng Đông Nam Bộ, tiểu vùng Tây Nam Bộ, và
tiểu vùng Sài Gịn.
Về địa hình, đây là một vùng đồng bằng
sơng nước rất đặc trưng, có diện tích
(6.130.000ha) và độ phì nhiêu cao nhất
trong tất cả các đồng bằng nước ta. Tồn
vùng có đến 4.000 kinh rạch, dài tổng
cộng 5.700km. Địa hình và thổ nhưỡng
của hai tiểu vùng có khác nhau: Đơng
Nam Bộ có độ cao 100m-200m là vùng
đất đỏ bazan và đất phù sa cổ; Tây Nam
Bộ có độ cao trung bình chưa đầy 2m, là vùng đất phù sa mới. Đồi núi trong vùng
không nhiều và tập trung ở miền Đơng, như núi Bà Rá (Bình Phước, 736m), núi
Chứa Chan (Đồng Nai, 839m), núi Bao Quan (Bà Rịa - Vũng Tàu, 529m), núi Thị
Vải (Bà Rịa - Vũng Tàu, 461m), núi Bà Đen (Tây Ninh, 986m)... Ở miền Tây chỉ
có hai điểm cao là dãy Thất Sơn (An Giang, cao nhất là núi Cấm 718m), dãy Hàm
Ninh (Kiên Giang, cao nhất là núi Chúa 602m).
Hai hệ thống sông lớn nhất của vùng là hệ thống sông Đồng Nai và hệ thống sông
Cửu Long. Hệ thống sông Đồng Nai ở khu vực Đơng Nam Bộ có lượng phù sa khá
thấp, tốc độ bồi lắng ven biển khá chậm, nhưng nhờ lịng sơng sâu nên là nơi tập
trung các cảng chính của khu vực như cảng Sài Gòn, cảng Cát Lái, cảng Hiệp



16

Phước, cảng Phú Mỹ... Hệ thống sơng Cửu Long đóng vai trị rất quan trọng trong
q trình hình thành đồng bằng sơng Cửu Long mà diện tích lên tới 39.734km².
Với lượng nước trung bình hằng năm vào khoảng 4.000 tỷ mét khối, vận chuyển
khoảng 100 triệu tấn phù sa, sông Cửu Long đã phối hợp với biển Đông để tạo ra
những vạt đất phù sa phì nhiêu dọc theo đê ven sông, các giồng cát ven biển và đất
phèn trên trầm tích đầm mặn trũng thấp như vùng Đồng Tháp Mười, tứ giác Long
Xuyên, Tây Nam sông Hậu và bán đảo Cà Mau. Điểm bất lợi là lượng phù sa bồi
lắng quá lớn làm cạn các luồng lạch và cửa biển. Các hồ lớn ở miền Đông như
Thác Mơ trên sông Bé, Trị An trên sông Đồng Nai, Dầu Tiếng trên sơng Sài Gịn,
là những hồ nước nhân tạo trữ nước cho thuỷ điện và điều hoà lưu lượng cho hệ
thống sông Đồng Nai. Các vùng trũng ở miền Tây như Đồng Tháp Mười ở hai bên
sông Tiền, tứ giác Long Xun ở phía Tây sơng Hậu, là những hồ nước thiên nhiên
góp phần điều hồ lưu lượng cho sơng Cửu Long vào mùa nước nổi tháng 9, tháng
10. Ngoài khơi là vùng biển nơng, có nhiều đảo và quần đảo như Cơn Sơn, Thổ
Chu, Nam Du, Phú Quốc...
Về khí hậu, Nam Bộ là vùng tương đối điều hồ, ít bão, quanh năm nóng ẩm,
khơng có mùa lạnh. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới
tháng 4.
(Nguồn:Vùng văn hóa Nam Bộ, Lý Tùng Hiếu, NXB ĐHQG TPHCM)
( />
1.2. Nét đặc trưng của các lễ hội ở Nam Bộ
Lễ hội Nam Bộ có rất nhiều đặc trưng. Đầu tiên phải kể đến tính đa dạng và
phong phú của lễ hội. Nếu tính ra thì ở Nam Bộ có đến hàng trăm lễ hội khác nhau,
thuộc nhiều loại khác nhau. Kế đến phải kể tới tính sơng nước, một trong những
đặc trưng cơ bản và đặc thù của Nam Bộ. Lễ hội Nam Bộ gắn liền với sơng nước,
thể hiện khát vọng cuộc sống n bình bên con nước. Ngoài ra đặc trưng lễ hội



17

Nam Bộ cịn gắn với các lồi sản vật, cây trái gắn liền với cuộc sống của người dân
nơi đây như: dừa, cây thốt nốt, cây súng, điên điển,…
1.3. Ý nghĩa của các lễ hội ở Nam Bộ
Thông qua các lễ hội, các giá trị truyền thống được giữ gìn, những nét đẹp
thuần phong mỹ tục của cộng đồng được gìn giữ và phát huy. Khi lễ hội diễn ra,
những nét, xưa, giá trị truyền thống của lễ hội được tái hiện và sẽ in sâu vào tâm trí
người dân. Ngồi ra lễ hội cịn đáp ứng nhu cầu văn hóa, tín ngưỡng của nhân dân.
Mọi người dân đều có thể tham gia lễ hội để thực hành các nghi thức tín ngưỡng
hoặc tâm linh hoặc tham gia các trị chơi dân gian để giải trí. Lễ hội cũng góp phần
phát triển kinh tế của địa phương, là sản phẩm du lịch văn hóa thu hút du khách
gần xa, đem lại nguồn thu lớn cho địa phương và góp phần cải thiện đời sống của
người dân Nam Bộ.

2. Lễ hội Cúng Dừa
2.1. Lịch sử hình thành
Sóc Trăng là nơi có cộng đồng người dân tộc Khmer cư trú đông đảo vào
bậc nhất ở đồng bằng sông Cửu Long. Nền văn hóa Khmer phong phú, đặc sắc thể
hiện qua hàng trăm ngôi chùa mang lối kiến trúc độc đáo của Phật giáo Nam Tơng.
Nền văn hóa phong phú, đặc sắc ấy cũng góp phần tạo cho Sóc Trăng danh tiếng
đất của lễ hội, ấn tượng về những đám rước đầy sắc màu rực rỡ, hoành tráng và âm
thanh náo nức trong các lễ dâng bông.
Trở lại với lễ hội Cúng Dừa hay cịn gọi là lễ hội Thác Cơn, vì nghi thức
cúng chủ yếu trong lễ hội này là hàng ngàn trái dừa tươi. Lễ hội Thác Côn đã tồn
tại hàng ngàn năm, gắn với truyền thuyết về chiếc Cồng Vàng của vùng An Trạch
xưa. Truyền thuyết ấy kể rằng: ngày xưa ở An Trạch tự nhiên nổi lên một cái gị
hình dạng như chiếc cồng. Chân người dẫm lên phát ra âm vang như chiếc cồng.
Được ít lâu, chiếc cồng trong gò đất nhỏ dần rồi mất hẳn. Trong tiếng Khmer, Thác



18

Cơn có nghĩa là Đạt Cồng, gợi lại sự về sự tích chiếc cồng vang lên từ đất. Nhân
gian coi đây là sự linh thiêng bèn lập một ngôi miếu thờ.
Đồng bào Khmer xã An Hiệp huyện Châu Thành tổ chức lễ cầu an Thác Cơn, hay
cịn gọi là lễ Cúng Dừa, vì ai đến dự lễ này cũng phải mua một cặp dừa để cúng
ông tà Thác Côn.
2.2. Mục đích tổ chức
Lễ hội Thác Cơn là lễ cầu an, cầu phước của đồng bào Khmer nên tính chất
nơng nghiệp của nó thể hiện ngay trong các lễ vật dâng cúng là những thứ hoa trái
giàu sắc thái bản địa của cộng đồng các dân tộc ở đồng bằng sông Cửu Long như
trầu cau, hoa sen và trái dừa.
2.3. Đối tượng tôn thờ
Lễ hội Cúng Dừa thờ ông tà Thác Côn – người mà đồng bào Khmer tin rằng
linh thiêng và đem lại bình an cho người dân nơi đây.
2.4. Thời gian và địa điểm tổ chức
Lễ hội của đồng bào Khmer, Sóc Trăng cũng như nhiều đồng bào dân tộc
anh em khác mang đậm sắc thái nông nghiệp. Chu kỳ của lễ hội xoay theo nhịp của
thời tiết, mùa màng,theo nhịp sống của người nông dân. Hầu hết các lễ hội diễn ra
tưng bừng nhất khi mà nhà nông kết thúc vụ thu hoạch và việc lựa chọn những sản
vật tốt nhất do chính tay mình làm ra để dâng cúng, tạ ơn trời đất, cũng là lề thói
lâu đời.
Lễ hội Cúng Dừa được đồng bào Khmer tổ chức vào tháng hai theo Phật lịch
của người Khmer, tương ứng với Rằm tháng ba âm lịch. Lễ hội được tổ chức tại
An Trạch, thị trấn Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng.
2.5. Cách thức tổ chức
Trước Miếu thờ Ơng Tà Thác Cơn, người ta thiết kế làm một cái vựa, được
bao bọc bởi lưới sắt hình chữ nhật cao hơn đầu người. Cặp dừa đem cúng trong



19

miếu đặt trước bàn thờ Ơng Tà Thác Cơn, cúng xong trái dừa được để vào trong
lưới sắt để không tràn lan ra ngồi. Người ta cúng dừa với tín ngưỡng dân gian
truyền thống, cầu cho “Tấm lòng trong trắng như nước ở trong trái dừa”
Lễ hội Thác Côn cũng như lễ Cầu an, Cầu phước của đồng bào Khmer nên tính
chất nơng nghiệp của nó thể hiện ngay trong các lễ vật dâng cúng là những thứ hoa
trái giàu sắc thái bản địa của cộng đồng các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu Long
như trầu cau, hoa sen và trái dừa. Các thứ hoa trái tượng trưng cho sự thanh khiết
và thiêng liêng ấy tập trung trên một vật cúng hết sức đặc biệt mà đồng bào Khmer
gọi là Slathođơn – bình bơng làm bằng trái dừa. Phần cây bông được tạo thành bởi
những lá trầu xanh và những bông hoa. Miếng trầu, lễ vật không thể thiếu trong
các nghi thức đám cưới, giỗ cúng tổ tiên của các dân tộc ở Đồng bằng sông Cửu
Long được cụm thành chiếc lá để trang trí cho Slathođơn.
Hoa sen với ý nghĩa cao khiết,
thánh thiện đã trở thành phổ biến
trong văn hóa dân gian, chiếm vị
trí chủ đạo để làm nên hình tượng
cây bơng. Ngồi ra, người ta đơi
khi cũng trang hồng thêm bơng
huệ, bơng cúc vạn thọ nhằm mục
đích phối hợp màu sắc nhưng vẫn thống nhất về ý nghĩa Cúng Dừa. Phần đế cắm
hoa được làm bằng trái dừa, loại quả có nước tinh khiết, ngọt lành chẳng những
chiếm vị trí quan trọng trong văn hóa ẩm thực của người Nam bộ, mà còn hiện
diện trong hầu hết các lễ lộc, mang ý nghĩa cầu phước, cầu an. Trên cái đế cắm độc
đáo bày hoa lá, nhang đèn, sắp xếp gọn ghẽ. Bình hoa Slathođơn giản dị, tiết kiệm
và khá đẹp mang tính tượng trưng rất cao là lễ vật chủ yếu trong lễ cúng.
Có đến hàng chục giống dừa to nhỏ, màu sắc khác nhau thì cũng có đến hàng trăm
kiểu phối hợp để tạo nên vơ số Slathođôn đủ cỡ, đủ màu. Vào dịp lễ hội này, dân

làng An Trạch, nhất là thanh niên nam nữ thu xếp việc nhà, sắm sửa trang phục để
trẩy hội cầu phước và đây cũng là dịp gặp gỡ bè bạn, người thân. Theo lệ, người


20

dân tự sửa soạn Slathođơn cho
mình. Nhưng khách phương xa mỗi
năm một đơng nên nhiều gia đình
khéo tay đã trở thành đầu mối cung
ứng vật cúng cho các thiện nam, tín
nữ. Tính ra mỗi kỳ lễ hội, An Trạch
phải nhập hàng vạn trái dừa. Người
dự hội thường cầu phước cho cả gia
đình nên cũng sắm sửa ln hương hoa, dầu gió, chỉ đỏ để lấy may, lấy phước về
nhà. Dân gian quan niệm, đi lễ hội, viếng danh lam thắng cảnh là đem cái phước,
cái lành về nhà. Người ta dâng cúng các vật phẩm như dầu gió, chỉ đỏ, cả hạt giống
lúa, bắp, rồi mang về phòng khi trở trời trái gió có phương dược để khui phong;
khi cưới xin có chỉ hồng buộc tay cho con cháu lấy hên; khi vào vụ có hạt giống
lành gieo trồng để cầu cho mùa màng sung túc.
Nghi lễ do các bà lão và các thiếu nữ trong làng tiến hành. Họ lấy những hạt giống
ngũ cốc đã được đặt trên bệ thờ suốt những ngày lễ hội, trước những lời cầu mong
chứa chan ước vọng của khách thập phương. Họ lấy một ít tro, nhang từ các lư
hương đầy ắp, cả những chân nhang cháy dở trong ngôi miếu thiêng, đặt vào cái
mâm bạc chuyên dùng đựng các vật cúng của đồng bào Khmer. Những người phụ
nữ An Trạch nối nhau đi ra đồng, đem những vật phẩm từ miếu Thác Côn để dâng
cúng đất đai, cúng hồn lúa, cúng những vị thần bảo hộ cho ruộng vườn, làng mạc,
tỏ lòng biết ơn mưa thuận, gió hịa đã đem lại cuộc sống sung túc cho nhà nông.
Với niềm tin mộc mạc, thuần phác, những người phụ nữ làng An Trạch làm đúng
những nghi lễ mà các bậc tổ mẫu xưa đã thực hiện. Họ rải những hạt giống lấy từ

miếu Thác Côn lên các cánh đồng, rắc tro, nhang lên bờ ruộng để cầu mong những
hạt giống ấy, những tro, nhang ấy trả về một mùa màng bội thu, cho cái chu kỳ bất
tận của trời đất, nắng mưa luôn mang tới no ấm, hạnh phúc cho mọi người, mọi gia
đình.


21

(Người dân khắp nơi đổ về dâng hương, cầu nguyện - ảnh: internet)

Trong mỗi kỳ lễ hội, vùng An Trạch đón hàng vạn lượt khách từ khắp các tỉnh
đồng bằng sông Cửu Long về dự lễ. Họ đến đây vừa để trẩy hội vừa thành kính
dâng hương khấn Phật cầu mong cho cuộc sống được bình an. Khách từ phương xa
có đến lễ Cúng Dừa vào buổi tối cũng chẳng ngại lỡ độ đường, bởi đêm lễ hội
Thác Côn là đêm thức trắng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, vui chơi, giải trí
diễn ra náo nhiệt, quán ăn, quán nước phục vụ tận sáng. Nam thanh, nữ tú của ba
dân tộc có dịp giao lưu, kết bạn, An Trạch chan hịa khơng khí nơ nức của đêm hội
trăng rằm. Lễ Cúng Dừa kéo dài ba ngày, buổi chiều ngày thứ ba kết thúc lễ hội,
nhưng dư âm vẫn còn đọng lại trên những trái dừa chất đống cao như núi trong sân
miếu Thác Cơn. Đó chính là lúc dân làng An Trạch thực hiện nghi lễ cuối cùng,
nghi lễ đậm tính chất nơng nghiệp, bắt nguồn từ tín ngưỡng cổ xưa mà những du
khách ở phương xa ít có dịp chứng kiến.
( />
3. Ý nghĩa của Lễ hội Cúng Dừa
Lễ hội Cúng Dừa là một lễ hội độc đáo của người Khmer Nam Bộ. Thứ
nhất, liên kết cộng đồng hướng về ngày lễ chung của dân tộc. Qua đó vun đắp
thêm tình cảm gắn bó giữa các dân tộc trong các hoạt động diễn ra suốt mùa lễ hội.


22


Thứ hai, lễ hội Thác Cơn cịn mang ý nghĩa tạ ơn những người có cơng với
cộng đồng, làng xã, quê hương, đất nước.
Thứ ba, lễ hội Cúng Dừa mang ý nghĩa nhân văn vô cùng sâu sắc trong đời
sống văn hóa tinh thần của người Khmer Nam Bộ. Lễ hội toát lên các giá trị về
giáo dục nhân cách, giáo dục sức khỏe, giáo dục lao động, giáo dục thẩm mỹ, giáo
dục ý thức cộng đồng, và nhiều giá trị nữa được hòa quyện trong thời gian diễn ra
lễ hội. Đồng thời tạo điều kiện và giáo dục ý thức giới trẻ tìm hiểu và bảo tồn
những giá trị quý báu của dân tộc.
Thứ tư, lễ hội Cúng Dừa không chỉ cho ta cơ hội được thưởng thức một sinh
hoạt cộng đồng mang đậm dấu ấn của người Khmer Nam Bộ mà cịn được đắm
mình trong cách ứng xử, giao tiếp lịch sự, lòng hiếu khách của người dân nơi đây.
Phong vị ấy – phong vị lễ hội cầu an, lễ Cúng Dừa thực sự có sức thu hút và quyến
rũ lâu bền.
Thứ năm, lễ hội Cúng Dừa được tổ chức hằng năm là dịp để gìn giữ và phát
huy giá trị truyền thống của địa phương, tạo sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch đến
với Sóc Trăng, nhằm thúc đẩy kinh tế - xã hội của địa phương…

4. Kết luận
Lễ hội ở nước ta nói chung và ở Nam Bộ nói riêng rất đa dạng và phong
phú. Đặc biệt là lễ hội ở Nam Bộ, góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần
cho nhân dân, trở thành di sản quan trọng đóng góp vào kho tàng văn hóa Việt
Nam. Lễ hội Nam Bộ mặc dù trải qua nhiều thăng trầm, biến đổi của thời gian và
tác động của con người nhưng nét truyền thống vẫn được giữ gìn và tiếp tục được
phát triển trong thời đại mới.
Lễ hội Cúng Dừa (Thác Côn) là lễ hội đặc trưng của Nam Bộ nói chung và
người Khmer nói riêng. Lễ hội phản ánh nét đặc trưng của Nam Bộ gắn với cây
dừa, lồi cây khơng thể thiếu của người dân nơi đây, từ trong quá trình dựng nước
– giữ nước, trong cuộc sống đời thường, trong ẩm thực, trong văn học – nghệ thuật
và nó đã trở thành một nét văn hóa, thương hiệu du lịch khi nhắc đến Nam Bộ. Lễ



23

hội còn là truyền thống quý báu của của bà con đồng bào dân tộc Khmer Nam Bộ,
góp phần tạo nên nét đặc sắc vào bức tranh muôn màu của vùng đất Nam Bộ . Mỗi
người đặc biệt là giới trẻ phải tự ý thức được vai trò và trách nhiệm của mình để
giữ gìn và phát triển lễ hội trường tồn mãi với thời gian. Bảo tồn các lễ hội khơng
chỉ là trách nhiệm của các đơn vị có thẩm quyền mà cịn là trách nhiệm của mỗi
người cơng dân chân chính.
Mọi giá trị truyền thống đều trở thành nền tảng để xây dựng tương lai.
Nhưng muốn các giá trị đó trở thành nền tảng vững chắc thì việc tìm hiểu phải dựa
trên cơ sở khoa học. Cho nên qua lễ hội Cúng Dừa chúng ta đều có những hiểu biết
chung nhất về lễ hội Nam Bộ. Từ đó chắt lọc và phát huy những giá trị quý báu của
dân tộc. Lễ hội Thác Côn luôn để lại trong lịng người đi hội một cái gì đó đẹp lắm.
Đó chính là nét đặc sắc của nền văn hóa lâu đời ở xứ Nam và lễ hội Cúng dừa trở
thành tài sản văn hóa chung của dân tộc Việt.


24

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Viện ngôn ngữ học: Từ điển Tiếng Việt, NXB Đà Nẵng – Trung tâm từ điển học
Hà Nội – Đà Nẵng 1997, tr 540
2. Hướng dẫn quản lý, tổ chức lễ hội truyền thống ở cơ sở, Phạm Lan Anh –
Nguyễn Hoàng, NXB CTQG – ST Hà Nội, 2015
3. Vùng văn hóa Nam Bộ, Lý Tùng Hiếu, NXB ĐHQG TPHCM.
/>4. Khái niệm “lễ”, khái niệm “hội”
/>401.pdf?
fbclid=IwAR3nW_ek5G9uNB4zHSmL8LQmJw5myTYUzXfZw39NPgJxUh4GQ8yChZ-pKg

/>401.pdf?
fbclid=IwAR3nW_ek5G9uNB4zHSmL8LQmJw5myTYUzXfZw39NPgJxUh4GQ8yChZ-pKg
5. Lễ hội Cúng Dừa
/>


×