ĐỀ CƯƠNG SINH 8
I. TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN: Khoanh tròn chữ cái A, B, C, D đứng
trước câu trả lời đúng
Câu 1. Bệnh loãng xương của người lớn tuổi là do thiếu
A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. muối khoáng sắt.
D. muối khoáng kali.
Câu 2. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần không thể thiếu của hoocmon
tuyến giáp?
A. Sắt.
B. Lưu huỳnh.
C. Phốt pho.
D. Iốt.
Câu 3. Loại muối khoáng nào sau đây là thành phần chính của xương?
A. Sắt.
B. Lưu huỳnh.
C. Canxi.
D. Iốt.
Câu 4. Bệnh còi xương ở trẻ em là do thiếu
A. vitamin C.
B. vitamin D.
C. muối khoáng sắt.
D. muối khống kali.
Câu 5. Sản phẩm bài tiết hịa tan trong máu được bài tiết chủ yếu qua
A. da.
B. phổi.
C. thận.
D. hệ tiêu hóa.
Câu 6. Số lượng đơn vị chức năng trong một quả thận là bao nhiêu?
A. Một triệu đơn vị.
B. Hai triệu đơn vị.
C. Năm trăm nghìn đơn vị.
D. Một trăm nghìn đơn vị.
Câu 7. Mỗi đơn vị chức năng của thận gồm:
A. cầu thận, ống thận, bể thận.
B. nang cầu thận, ống thận.
C. cầu thận, nang cầu thận, ống thận.
D. cầu thận, ống thận.
Câu 8. Hệ bài tiết nước tiểu gồm các cơ quan:
A. thận, cầu thận, bóng đái.
B. thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái.
C. thận, ống thận, bóng đái.
D. thận, bóng đái, ống đái.
Câu 9. Da có cấu tạo 3 lớp từ ngồi vào trong gồm:
A. lớp biểu bì, lớp mỡ, lớp bì.
B. lớp biểu bì, lớp bì, lớp mỡ.
C. lớp mỡ, lớp biểu bì, lớp bì.
D. lớp bì, lớp mỡ, lớp biểu bì.
Câu 10. Bộ phận của da giữ vai trò bài tiết là
A. lớp mỡ.
B. mạch máu.
C. tuyến mồ hôi.
D. lớp biểu bì.
Câu 11. Cơ quan thụ cảm nằm ở bộ phận nào của da ?
A. Tầng sừng.
B. Lớp bì.
C. Tầng tế bào sống.
D. Lớp mỡ.
Câu 12. Da có thể nhận biết nóng lạnh, đau là do
A. có tầng tế bào sống.
B. có nhiều tuyến nhờn.
C. có nhiều cơ quan thụ cảm.
D. có lơng mao bao phủ.
Câu 13. Nước tiểu được tạo thành ở bộ phận nào?
A. Đơn vị chức năng của thận.
B. Vỏ thận và bể thận.
C. Bể thận và tủy thận.
D. Bể thận, vỏ thận và tuỷ thận.
Câu 14. Sau khi hình thành, nước tiểu chính thức được đổ vào đâu?
A. Vỏ thận.
B. Bể thận.
C. Tủy thận.
D. Nang cầu thận.
Câu 15. Nước tiểu đầu được hình thành do quá trình lọc máu xảy ra ở đâu?
A. Cầu thận.
B. Nang cầu thận.
C. Ống thận.
D. Bể thận.
Câu 16. Sự tạo thành nước tiểu trải qua các giai đoạn nào?
A. Hấp thụ lại, bài tiết.
B. Lọc máu, bài tiết, hấp thụ lại.
C. Bài tiết và hấp thụ lại.
D. Lọc máu, hấp thụ lại, bài tiết tiếp.
Câu 17. Các tế bào của da thường xuyên bị bong ra ngoài là của
A. tầng tế bào sống.
B. lớp sắc tố.
C. lớp mô sợi liên kết.
D. tầng sừng.
Câu 18. Giúp da không bị khô cứng và không thấm nước là chức năng của
A. các tế bào sống.
B. các tế bào mỡ.
C. tuyến mồ hôi.
D. tuyến nhờn.
Câu 19. Sắc tố của da được quy định bởi các hạt sắc tố nằm ở
A. lớp biểu bì.
B. tầng tế bào sống của lớp biểu bì.
C. lớp mỡ dưới da.
D. tầng sừng của lớp bì.
II. TỰ LUẬN:
Câu 1. Hệ bài tiết nước tiểu có cấu tạo như thế nào?
- Hệ bài tiết nước tiểu gồm: Thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, ống đái;
- Thận gồm hai quả với khoảng 2 triệu đơn vị chức năng để lọc máu và hình thành
nước tiểu.
Câu 2. Sự thải nước tiểu diễn ra như thế nào?
Nước tiểu chính thức đổ vào bể thận, qua ống dẫn nước tiểu xuống tích trữ ở bóng
đái, rồi được thải ra ngồi nhờ hoạt động của cơ vịng ống đái, cơ bóng đái và cơ
bụng.
Câu 3. Tại sao nói dây thần kinh tủy là dây pha?
Dây thần kinh tủy là dây pha vì dây thần kinh tủy bao gồm các bó sợi cảm giác và bó sợi
vận động được liên hệ với tủy sống qua rễ sau và rễ trước. Rễ sau là cảm giác, rễ trước là
rễ vận động.
Câu 4. Mô tả cấu tạo trong của đại não?
- Chất xám tạo thành vỏ não là trung tâm của các phản xạ có điều kiện.
- Chất trắng nằm dưới vỏ não là các đường thần kinh nối các phần của vỏ não với
nhau và vỏ não với các phần dưới của hệ thần kinh. Hầu hết các đường này đều bắt
chéo ở hành tủy hoặc tủy sống. Trong chất trắng cịn có các nhân nền.
Câu 5. Nêu rõ các đặc điểm cấu tạo và chức năng của đại não ở người, chứng tỏ sự
tiến hóa của người so với các động vất khác trong lớp thú?
- Khối lượng não so với cơ thể ở người lớn hơn các động vật thuộc lớp thú;
- Vỏ não có nhiều khe và rãnh làm tăng diện tích bề mặt chứa các nơron (khối
lượng chất xám lớn);
- Có vùng cảm giác, vùng vận động ngơn ngữ (nói, viết, hiểu tiếng nói và hiểu chữ viết).
Câu 6. Phân biệt chức năng của hệ thần kinh vận động và hệ thần kinh sinh
dưỡng?
Dựa vào chức năng, hệ thần kinh được phân thành:
- Hệ thần kinh vận động: liên quan đến hoạt động của các cơ vân là hoạt động
có ý thức
- Hệ thần kinh sinh dưỡng: điều hòa hoạt động của các cơ quan sinh dưỡng
và cơ quan sinh sản, là hoạt động khơng có ý thức.
Câu 7. Cầu mắt có cấu tạo như thế nào?
Cấu tạo của cầu mắt gồm:
+ Màng cứng phía trước là màng giác
+ Màng mạch phía trước là lồng đen
+ Màng lưới: gồm tế bào nón và tế bào que.
Câu 8. Tại sao không nên đọc sách ở nơi thiếu ánh sáng, trên tàu xe bị xóc
nhiều?
- Đọc sách nơi thiếu ánh sáng, thể thủy tinh luôn phồng, lâu ngày mất khả năng
dãn dẫn đến cận thị;
- Đọc sách trên tàu xe bị xóc nhiều: khoảng cách giữa mắt và sách luôn thay đổi,
mắt phải điều tiết nhiều nên dễ mỏi.