Tải bản đầy đủ (.doc) (63 trang)

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHUYÊN NGÀNH THIẾT KẾ THỜI TRANG ĐỀ TÀI HOA VĂN TRÊN TRỐNG ĐÒNG ĐÔNG SƠN ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP HÀ NỘI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.45 MB, 63 trang )

Lời cảm ơn
Trước hết em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc nhất
đến toàn thể quý thầy cô trong trường Đại học Công Nghiệp Hà Nội và các
quý thầy cô trong khoa Công Nghệ May & TKTT đã dạy dỗ, truyền đạt
những kiến thức quý báu cho em trong bốn năm học tập và rèn luyện tại
trường. Đồng thời, em cũng xin chân thành cảm ơn cô Đặng Thu Hương
đã tận tình hướng dẫn em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề
tài đồ án tốt nghiệp này.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài thì bài làm của em khó tránh khỏi
những thiếu sót. Vì vậy, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của thầy,
cô và bạn đọc.
Em xin chân thành cảm ơn !

Hà Nội, ngày 7 tháng 5 năm
2014
Sinh viên
Bùi Thị Ngọc

1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn
Mở đầu……………………………………………………………………...3
Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển thời trang dạo phố…..5
1.1

Tìm hiểu về hoa văn trên trống đồng…………………………………..5

1.2



Khái niêm……………………..……………………………………...9

1.3

Quá trình phát triển thời trang dạo phố từ TK 20 – nay……………..11

1.3.1 Thời trang dạo phố thế kỷ 20 –nay………………………………....11
1.3.2 Thời trang dạo phố trong nước từ thế kỷ 20 – nay………………….16
Tổng kết chương 1………………………………………………………...23
Chương 2 : Nghiên cứu đối tượng và tính năng sử dụng của BST…...24
2.1 Đối tượng hướng tới của BST……………………………………...…24
2.1.1 Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến thời trang của đối tượng……...24
2.1.2 Đặc điểm tâm lý về thời trang của đối tượng…………………….…25
2.1.3 Đặc điểm hình dáng của đối tượng………………………………….26
2.2 Tính năng sử dụng của BST…………………………………………..26
2.2.1 Môi trường sử dụng của bộ sưu tập…………………………………26
2.2.2 Giá trị văn hóa và nghệ thuật của bộ sưu tập…………………….…27
Tổng kết chương 2………………………………………………………...28
Chương 3 : Xây dựng bộ sưu tập…………………………………...…..29
3.1 Nghiên cứu xu hướng……………………………………………..…..29
3.1.1 Xu hướng thời trang thế giới………………………………...……...29
3.1.2 Xu hướng thời trang trong nước………………………………...…..37
3.2 Ý tưởng thiết kế…………………………………………………….....42
3.3 Biểu tượng, phương án màu và kết cấu………………..…..………...44
3.4 Chất liệu sử dụng……………………………………………..………45
3.5 Bộ sưu tập……………………………………………………………..46
2



3.6 Mẫu thể hiện…………………………………………………………..54
3.6.1 Mẫu 1………………………………………………………………..54
3.6.2 Mẫu 2………………………………………………………………..55
3.6.3 Mẫu 3………………………………………………………………..56
Kết luận…………………………………………………………………...57

3


MỞ ĐẦU
Thời trang đã trở thành một thứ thiết yếu trong cuộc sống của con
người. Con người ta có thể không ăn nhưng không thể không mặc. Trải qua
chặng đường dài phát triển, thời trang luôn luôn đồng hành cùng nhu cầu
thị trường, hay đơn giản là thời trang cũng tuân theo quy luật của thị
trường.
Thời trang phát triển không ngừng vì thế mà hàng ngày những doanh
nghiệp mới, nhãn hiệu thời trang mới nhanh chóng ra đời. Mỗi nhãn hiệu
thời trang mới ra đời đem theo một xu hướng thời trang mới. Chính điều đó
tạo nên sự phong phú trong thế giới thời trang vốn đa dạng. Với thị trường
thời trang dạo phố cũng vậy, sự đa dạng và phong phú lại càng được thể
hiện rõ nét hơn.
Thời trang dạo phố hiện nay luôn tiếp thu những xu hướng mới từ thời
trang thế giới để tạo nên những trang phục trẻ trung, cá tính, độc đáo và đặc
biệt là những trang phục tạo được phong cách riêng của từng cá nhân. Tuy
nhiên, trong sự đa dạng và phong phú đó, thời trang dạo phố mới chỉ mang
đến tính hiện đại trong từng trang phục mà vẫn chưa mang được tính truyền
thống cũng như văn hóa dân tộc vào những loại hình trang phục này. Vì
vậy, với đề tài nghiên cứu đồ án tốt nghiệp là: “ Sáng tác thời trang dạo
phố lấy ý tưởng từ hoa văn trên trống đồng Đông Sơn”. Em muốn nghiên
cứu để tạo ra những trang phục vừa tiếp thu được những xu hướng hiện đại

từ thời trang thế giới nhưng vẫn mang được những nét truyền thống trong
từng thiết kế. Bên cạnh đó, với đề tài nghiên cứu này, em cũng mong muốn
góp một phần nào đó trong việc gìn giữ và tuyên truyền những tinh hoa văn
hóa mà ở đây là nền văn minh Đông Sơn đến các bạn bè trên thế giới.

4


Chương 1 : Quá trình hình thành và phát triển
thời trang dạo phố
1.1 Tìm hiểu về hoa văn trên trống đồng Đông Sơn
Văn hóa Đông Sơn đã làm chủ hoàn toàn nguyên liệu và chế tác ra
nhiều loại hình công cụ, vũ khí, trang sức bằng đồng tinh xảo nhất còn lại
cho đến ngày nay…Tuy nhiên, niềm tự hào chính đáng của chúng ta trong
nền văn hóa Đông Sơn chính là bộ sưu tập trống đồng hết sức phong phú,
mà hơn hết là những hoa văn được khắc một cách tinh xảo và khéo léo trên
bề mặt trống.
Nét đặc thù của hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn là hoa văn
tả chân. Hình ảnh của thế giới, vũ trụ và của cuộc sống đã được tái hiện qua
bàn tay khéo léo của người Đông Sơn. Nghệ thuật tạo hình những hoa văn
này là nghệ thuật đồ họa trang trí, sử dụng cô đọng những đường cong, nét
thẳng để tạo nên những họa tiết, những cảnh vật đẹp và sinh động.
Các họa tiết hoa văn trang trí trên trống đồng Đông Sơn là sự kết nối
phong phú đa dạng vừa thể hiện triết lý phương Đông vừa thể hiện tư duy
nông nghiệp đầy chất sáng tạo mang tính biểu tượng cao.
Họa tiết mặt trời là mảng lớn đặt chính giữa bề mặt trống được mô
phỏng bằng các nét thẳng, tạo góc nhọn hình tia đều nhau làm người xem
liên tưởng tới tia chiếu của ánh hào quang từ mặt trời. Mặt khác nó là sự
tượng trưng cho sự khuyếch đại của âm thanh, sự giản truyền của sóng
tưởng chừng không giới hạn.


Hình 1.1 : Hình ảnh họa tiết mặt trời ở trunh tâm của mặt trống
5


Trong những hình họa tiết trang trí trống đồng Đông Sơn, nổi tội lên là
những hình sinh hoạt của con người, hầu hết là những hoạt động tập thể.
Đó là những họa tiết hình người khoác áo lông chim, đội mũ cắm lông
chim, là những chiến binh cầm mộc, cầm rìu hay đang trèo thuyền trong lê
hội.

Hình 1.2 : Hình ảnh họa tiết cách điệu con người trên trống đồng

Hoạt động ít người là hình đang giã gạo với đường nét đơn giản được
chắt lọc từ hiện thức đời sống.

Hình 1.3: Hình ảnh họa tiết mô tả hoạt động của con người trên mặt trống đồng

Với đặc điểm là cư trú vùng hạ lưu của các con sông lớn, người xưa đã
coi thuyền là nhà của mình, đi lại bằng thuyền, ở trong thuyền…Văn hóa
“thuyền” đã là dấu ấn in đậm trên họa tiết hoa văn trang trí trên trống đồng.
6


Nhìn về góc độ nghệ thuật thì họa tiết hình thuyền hầu như chiếm vị trí duy
nhất trên bộ phận tang trống. Những chiếc thuyền to đẹp, đường nét mềm
mại hình cánh cung, hai đầu cong vút được cắm lông chim, giữa thuyền có
“lầu” với những hình mái chèo, hình người được sắp xếp đứng ngồi tạo sự
thay đổi về nhịp điệu, phóng khoáng về đường nét.


Hình 1.4: Hình ảnh họa tiết thuyền trên mặt trống

Tư duy của người Việt cổ còn mang đậm hình ảnh “ con cò bay lả bay
la ” những cánh chim Lạc, chim Hồng là sự hóa thân vào con chim Hạc
được cách điệu cao và phân bố dày đặc trên mặt trống đồng : chim bay,
chim đậu, chim đứng chầu mỏ vào nhau… xen kẽ với hình hươu và thuyền.

Hình 1.5 : Hình ảnh họa tiết hoa văn chim Hạc trên trống đồng Đông Sơn
7


Một dạng họa tiết khác góp phần không nhỏ tạo nên giá trị nghệ thuật
của trống đồng Đông Sơn là các họa tiết hình học cơ bản : hình rẻ quạt
được xen kẻ giữa những cánh sao như những tia sáng, là nét đệm chuyển
tiếp làm nền cho họa tiết chính.

Hình 1.6 : Họa tiết rẻ quạt trên mặt trống

Họa tiết răng cưa là một cách thể hiện khác của họa tiết rẻ quạt, đó là
sự tỏa ra của vầng hào quang mà chủ là mặt trời.

Hình 1.7 : Họa tiết răng cưa trên mặt trống
8


Các họa tiết vòng tròn nối nhau có điểm chấm ở giữa có thể hiểu là sóng
nước, là hình trang trí điểm xuyết cho diềm trống. Họa tiết chữ S biểu thị
cho chớp. Đó chính là tính ước lệ cho nghệ thuật trang trí trống đồng Đông
Sơn.
Họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn ngoài những ý nghĩa kể

trên nó còn mang một ý nghĩa cũng không kém phần quan trọng đó là khác
họa chân thực tính “đồng bào” của dân tộc ta thời đại vua Hùng. Cụ thể là :
họa tiết hình “ con thuyền – ngôi nhà ” trên trống đồng Đông Sơn cũng
chính là hình ngôi nhà của người Kinh – Mường – Thái phía bắc, hình
“thuyền” trên trống đồng còn hóa thân thành mái ngôi nhà rông của đồng
bào các dân tộc Tây Nguyên.
Hình chim Lạc trên trống đồng Đông Sơn được tạc bằng gỗ đặt ở đầu
sàn nhà , nóc nhà hoặc trên hoa văn thổ cẩm người Thái, Mường phía
bắc…vv.

Hình 1.8 : Hình ảnh họa tiết chim Lạc được ứng dụng vào kiến trúc

Với chiều hướng sơ đồ hóa rõ nét, hệ thống hóa, thành những phong
cách cách điệu cao độ, có giá trị trang trí cao và tạo nên ấn tượng nhộn nhịp
tươi vui. Những họa tiết hoa văn trên trống đồng Đông Sơn xứng đáng là
những di sản thẩm mỹ của dân tộc Việt Nam.
9


1.2 Khái niệm
1.2.1 Khái niệm thời trang và mốt
- Thời trang là trang phục đương thời, là tập hợp những thói quen và
thị hiếu phổ biến trong cách ăn mặc, thịnh hành trong một môi trường xã
hội nhất định, vào một khoảng thời gian nhất định. Và nhìn vào trang phục
người ta có thể nhận biết ra được niên đại, một giai đoạn lịch sử một cách
tương đối. Điều đó chứng tỏ rằng trang phục luôn gắn liền với thời đại nào
đó. Nó là tấm gương phản ánh đời sống xã hội.
- Mốt có nghĩa là cách thức, phương pháp, quy tắc, mức độ…Đó là
phương pháp tổng hợp lại cái mới trong lĩnh vực hoạt động của con người,
trước hết là lĩnh vực trang phục. Mốt là một hiện tượng thông qua những

phương tiện biểu hiện bên ngoài để phản ánh đời sống tinh thần và là sự
khẳng định cá nhân trước cộng đồng.
Mốt và thời trang là có thuộc tính chung đó là phản ánh thói quen và
thị hiếu thẫm mỹ trong cách ăn mặc đã được xã hội chấp nhận. Nhưng giữa
chúng có sự khác nhau: thời trang là cách mặc thịnh hành, gắn liền với một
thời kì lịch sử dài, còn mốt thì thống trị nhất thời trong một thời gian ngắn.
Thời trang chỉ liên quan đến lĩnh vực may mặc, trong khi mốt liên quan đến
mọi lĩnh vực hoạt động của cuộc sống. Thời trang thường bó hẹp trong một
phạm vi không gian nhất định vì nó có khuynh hướng gắn liền với một bộ
phận xã hội của một địa phương, một dân tộc hay một vùng thế giới. Mốt
và thời trang có hai tính chất chung : tính văn hóa xã hội và tính nghệ thuật.
- Đặc điểm của thời trang :
Thời trang luôn gắn liền với một không gian nhất định , có khuynh
hướng với một bộ phận xã hội, một dân tộc hoặc một vùng thế giới.
Thời trang là một lĩnh vực liên quan đến hoạt động may mặc.
Thời trang là một cách ăn mặc thịnh hành gắn liền với một thời kỳ lịch
sử.
1.2.2 Khái niệm thời trang dạo phố
Thời trang dạo phố là những trang phục được cách điệu về phần dáng,
thể hiện những nét hiện đại, phóng khoáng của người mặc nhưng vẫn giữ
10


được vẻ sang trọng và cá tính. Trang phục dạo phố là loại trang phục rất đa
dạng và phong phú giúp người mặc thoải mái, tự tin khi dạo phố, bao gồn
áo, quần, váy, đầm… và có thể kết hợp với các phụ kiện như túi sách, trang
sức, mũ, giày ...

Hình 1.9 : Một số mẫu trang phục dạo phố


1.3 Đặc điểm của thời trang dạo phố

11


Thời trang dạo phố thì luôn luôn cần sự biến đổi liên tục, đa dạng,
phong phú, mới lạ về kiểu dáng cũng như chất liệu nhằm đáp ứng rộng rãi
cho nhiều đối tượng sử dụng.
Bên cạnh đó, những trang phục dạo phố cũng có nhiều kiểu dáng không
chỉ thích hợp cho những chuyến đi chơi, dạo phố hay cho một cuộc gặp gơ
nào đó, mà nó còn có thể thích hợp cho những môi trường đòi hỏi tính
nghiêm chỉnh, kỉ luật như môi trường công sở.

Hình 1.10 : Một số mẫu thời trang dạo phố có thể dùng trong môi trường công sở

Vì vậy, hàng năm các nhà thiết kế trên khắp thế giới đã liên tục cho ra
rất nhiều sản phẩm đầy sáng tạo với nhiều nguồn ý tưởng độc đáo đáp ứng
được với công năng sử dụng và biến đổi đầy màu sắc của xu hướng thời
trang thế giới.
1.4 Quá trình phát triển thời trang dạo phố (thế kỷ XX-nay)
1.4.1 Thời trang dạo phố thế giới trong thế kỉ XX
Thời kỳ này các cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật phát triển như vũ
bão, tác động sâu sắc đến mọi khía cạnh của đời sống. Xã hội dân chủ,
công nghiệp khiến quần aó mất hẳn vẻ đồ sộ nặng nề của thời kỳ trước thay

12


vào đó ý nghĩa sử dụng được tôn trọng và xuất hiện các nghiên cứu vệ sinh
trang phục.

Sau khi hàng loạt các rạp chiếu phim xuất hiện, công nghiệp dệt đã
trình diên với mọi người về một thế giới mới của vải dệt. Hàng loạt những
chất liệu mới mềm mại và có thể bó sát thân người. Các loại vải tuyn, lanh,
muslin và voan làm các quý bà trông rất hấp dẫn, nhanh chóng thuyết phục
số đông.
Nghề may phát triển khiến các kiểu quần áo không ngừng thay đổi. Áo
dài có sự tinh tế cao, đòi hỏi các đường cong cường điệu. Áo nịt ngực có
độn đã được giới thiệu. Cao su và dây chun được sử dụng nhiều hơn cho áo
nịt ngực, giúp áo trở nên nhẹ hơn và thoải mái hơn.

Hình 1.11: Áo ngực độn năm 1947

Vào thời kỳ đầu của thế kỷ 20 có sự thay đổi lớn trong cách sống của
mọi người và đương nhiên kéo theo sự thay đổi của thời trang. Mọi người
tham gia nhiều trò chơi hấp dẫn. Ở trường học, những bé gái tập thể dục và
chơi hoockey, bóng rổ và tenis. Môn thể dục trong nhà trường cần có
những trang phục riêng cho bé trai lẫn bé gái. Những cậu bé thường xuyên
mắc quần ống túm với các nút ở dưới gối và áo Jacket ngắn, cắt may không
phức tạp. Tất cả đều ưu chuộng áo cổ cứng.

13


Hình 1.12 : Trang phục mang phong cách thể dục thể thao trường học

Xe ôtô là ảnh hưởng chính cho cách sống của mọi người. Khi người
phụ nữ đi trên chiếc ôtô con mui trần, họ mắc áo cổ rộng, đội mũ hoặc với
một chiếc khăn quàng và mặc áo choàng thêm áo khoác để tránh bám bụi.

Hình 1.13 : Thời trang dạo phố với những chiếc ôtô mui trần


Đến lúc này, rất nhiều phụ nữ mặc bộ trang phục cắt may vừa vặn ;
chúng vừa khít và ôm sát cơ thể từ vai xuống hông ; những nếp gấp của
phần váy bên dưới tạo độ xòe cho váy, vì vậy chúng kèm theo những
đường viền khá rộng ở phía dưới gấu váy.

14


Hình 1.14 : Trang phục dạo phố với những chiếc váy dài xếp ly

Sau năm 1908 có sự thay đổi rõ nét: Váy trở nên ngắn hơn và hẹp hơn.
Khoảng chừng năm 1911 váy Hobhle trở thành kiểu thời trang.

Hình 1.15: Trang phục dạo phố với những chiếc váy xếp ly ngắn

Năm 1914, chiến tranh thế giới thứ nhất bắt đầu, hàng nghìn đàn ông và
phụ nữ tìm cho mình những bộ đồ đơn giản. Mọi người ít hình thức hơn
trong trang phục so với trước kia. Một vài năm sau chiến tranh, người phụ
nữ mặc trang phục đơn giản thường là tự cắt may.
Năm 1924, quần áo của phụ nữ đã phát triển theo dạng thẳng, ngắn. Lần
đầu tiên trong lịch sử Tây âu người phụ nữ thuộc tất cả các tầng lớp, các
15


giai cấp đều mặc giống nhau: những chiếc váy ngắn phô bày đôi chân của
họ.

Hình 1.16: Những chiếc váy ngắn được cách điệu năm 1924


Từ năm 1930 nhiều nhà máy lớn đã bắt đầu sản xuất quần áo cho cả
phụ nữ và đàn ông với số lượng nhiều, vì vậy mọi người bắt đầu mua
những trang phục may sẵn với giá tương đối rẻ. Năm 1939 bắt đầu chiến
tranh thế giới thứ II, quần áo trở nên khan hiếm. Cuối chiến tranh thế giới,
nhiều người đã thay đổi hoàn toàn thái độ của họ đối với quần áo cùng các
quan niệm khác của đời sống. Mọi người không đội mũ và đeo găng tay
vào mùa hè nữa và rất nhiều người đi tất ngắn. Phụ nữ có thể mặc quần mà
không bị phê phán.
Sau chiến tranh thế giới các tạp chí thời trang xuất hiện, giao lưu văn
hóa và thông thương giữa các nước làm cho mốt thời trang lan truyền
nhanh trên phạm vi toàn thế giới. Trang phục thời kì này phát triển theo xu
hướng thuận tiện trong sử dụng, cắt may đơn giản.

16


Hình 1.17 : Bìa tạp trí thể hiện các xu hướng thời trang

Đến những năm 50, thiết kế thời trang đã phát triển mạnh và trở nên
không thể thiếu trong cuộc sống của con người. Tiêu biểu cho giai đoạn này
có thể nói đến những nhà thiết kế thời trang như Christian Dior, Coco
Chanel.. Những trang phục được ưa chuộng nhất đối với phái đẹp trong
thời gian này là những bộ váy có phần eo thắt nhỏ và xòe rộng ra ở phía
dưới. Ở thời điểm này người ta rất chú trọng đến phần eo để tạo dáng cho
trang phục.
Cuối những năm 50, trang phục bắt đầu trở nên thoải mái hơn về kiểu
dáng cũng như về chất liệu. Một số nhà thiết kế thời trang tiêu biểu có thể
kể đến thời gian này là Valentino, Yves Saint Laurent…Với những bộ váy
đặc biệt dành cho buổi tối, cho buổi hòa nhạc.
Đến đầu những năm 70 các nhà thiết kế thời trang chú trọng hơn đến

mảng và màu sắc của trang phục. Điển hình là những nhà thiết kế thời trang
như Thierry Mugler, Claude Montana, Jean Paul Gautier, Kenzo..
Từ những năm 80, thời trang không ngừng thay đổi để phù hợp với
cuộc sống công nghiệp của con người. Tuy nhiên với sự ra đời của nhiều
nhà tạo mẫu trẻ như Moschino, Christian Lacroix…thời trang mang theo
sắc thái táo bạo, đa dạng hơn.
Thời trang từ năm 2000 đến nay
17


Có thể nói thời trang chính là phong cách. Nhất là thế kỉ mới, con người
càng cần phải thể hiện bản thân mình. Và trang phục chính là phương tiện
để họ thể hiện bản thân mình cũng như thể hiện phong cách sống của mình
với thế giới bên ngoài.

Hình 1.18 : Hình ảnh xu hướng thời trang 2001

1.4.2 Thời trang trong nước thế kỷ 20
Trang phục thời kỳ này cũng có những sự biến đổi nhất định để phù
hợp với hoàn cảnh cũng như để đáp ứng nhu cầu thiết yếu của mọi người
và nó thay đổi theo từng giai đoạn.
- Trang phục thời kỳ kháng chiến chống Pháp
Trang phục của người dân ở nông thôn miền Bắc: đàn ông, đàn bà đều
mặc quần áo may theo kiểu dân tộc : bộ áo cánh, khăn mỏ quạ, quần lá tọa,
mũ lá, guốc mộc…
Trang phục ở thành thị miền Bắc pha trộn 4 dòng thời trang chính :
+ Hầu hết dân chúng vẫn mặc quần áo dân tộc : các bà, các chị mặc quần
lụa đen hoặc phíp đen, áo cánh : tóc để dài, cặp lại hoặc tết thành bím là
kiểu chải tóc phổ biến lúc bấy giờ.


18


Hình1.19 : Trang phục dạo phố với những chiếc quần lụa đen và áo cánh

+ Đại bộ phận dân chúng chịu ảnh hưởng của trang phục Trung Quốc: nam
mặc áo “ đại cán ”( kiểu áo khoác ngoài, may bằng vải kaki màu be, 4 túi,
còn được gọi là áo Tôn Trung Sơn) ; nữ mặc áo bông kép kiểu Trung Quốc
( có hai lớp: lớp vỏ ngoài là vải hoa, lớp ruột bên trong là trần bông. Hai
lớp có thể tháo rời hoặc lắp ghép lại với nhau tùy theo thời tiết).
+ Một bộ phận dân chúng chịu ảnh hưởng của trang phục châu Âu thì mặc
quần âu, sơ mi, có thể khoác áo Veston kiểu Pháp. Một số người mặc juyp
và quần sooc Liên Xô cũ. Nhiều người lại mặc bộ bảo hộ lao động kiểu
Tiệp Khắc cũ…

19


Hình 1.20 : Trang phục với những chiếc quần âu kết hợp cùng áo sơ mi trong thời kì
này

Một bộ phận nhỏ dân chúng mặc theo kiểu Đông Nam Á: sơ mi nữ
ngắn, dáng thẳng (không eo), cổ hai ve, váy quấn kiểu Thái Lan…
Trang phục của người miền Trung thì thường mặc màu nâu, người miền
Nam hay dùng màu đen, đang ông cắt tóc ngắn, đàn bà cặp tóc hoác búi
tóc.
- Trang phục thời kỳ kháng chiến chống My
Thời trang điển hình thời kỳ này là kiểu trang phục của các chiến sĩ giải
phóng quân: Bộ quần áo kiểu Âu, may từ vải kaki màu xanh lá cây, nhiều
túi, dáng rộng thoải mái. Mũ “tai bèo” cùng màu, cùng chất liệu với quần

áo, chân đi giày vải hoặc dép cao su.
- Trang phục thời kỳ thống nhất đất nước (1975-1990)
Trang phục thời kỳ này có hiện tượng giao thoa giữa nông thôn và thành
thị, không có sự khác biệt của ba miền.
Phụ nữ nông thôn và thành thị của cả ba miền đều mặc quần âu, quần
áo bằng vải hoa ở nhà, các kiểu áo sơ mi chiết ly, áo chui, áo mở, áo cánh
bướm, áo cánh dơi, áo vai bồng, áo vai liền, vai tra, vai chéo, áo có hoặc
không có cầu vai…áo ngắn tay hay dài tay, áo mở tà hoặc không tà, ạt áo
cong vành lược…
20


Hình 1.21 : Trang phục dạo phố với sơ mi ngắn tay kết hợp cùng quần âu

Về mùa đông thì có các kiểu áo Vest, áo len dài tay, ngắn tay, không tay,
áo khoác kiểu măng tô có đai, thắt eo… áo lông, áo vinilông, áo dệt kim
hay đan tay, áo thể thao, áo liền mũ.v.v.
Kiểu quần áo bà ba vẫn gắn liền với cuộc sống lao động hàng ngày của
phụ nữ nông thôn miền Trung và Nam Bộ.
Phụ nữ nông thôn miền Bắc vẫn mặc áo nâu, quần vải đen khi đi lao
động. Người nhiều tuổi vẫn vấn khăn vuông bằng vải đen, hay sợi dệt, khăn
nilông… trẻ tuổi mặc quần bằng lụa, satanh, phíp, hoạc ta tăng đen.
Giày guốc vẫn có các kiểu gót nhọn, gót vuông, gót bừng. Chất liệu
bằng gỗ, dép bằng nhựa nhiều màu, guốc gỗ sơn màu, dùng bút điện đốt vẽ
các hoa văn trang trí trên mặt guốc…
Về kiểu tóc thì những người trẻ thường cắt tỉa ngắn, búi cao hoác tết
đuôi sam…
- Trang phục Việt Nam từ năm 1990 đến nay
Thời kì này được xem như là bước ngoặt mới trong lĩnh vực thời trang
ở Việt Nam.

Từ năm 1990, bắt đầu thời kì trang phục Việt Nam biến đổi nhanh.Mốt
thế giới ngày càng xâm nhập vào thị trường hàng may mặc Việt Nam. Và
những người may mặc chắt lọc những cái đẹp nhất trong trang phục thế
giới, kết hợp với nhưng tinh hoa văn hóa dân tộc, đã tạo ra những kiểu
21


quần áo mới vừa với thị hiếu người Việt Nam, vừa theo sát những biến đổi
của mốt thời trang thế giới.

22


Hình 1.22 : Hình ảnh những trang phục dạo phố được cách tân năm 1990

Trang phục của cả ba miền cùng đi theo xu hướng mốt chung của thị
trương may mặc Việt Nam và xu hướng mốt của thế giới, không còn danh
giới giữa ba miền, giữa nông thôn và thành thị.
Trang phục của phụ nữ thành thị ở cả ba miền đều có sự phân biệt rõ
ràng như: trang phục công sở, trang phục dạo phố, trang phục mặc ở nhà, đi
dự tiệc… với những chất liệu truyền thống như: tơ tằm, lanh, đũi, thô….các
loại vải kẻ caro, in hoa với màu sắc trẻ trung hiện đại, kiểu dáng đơn giản,
gọn gàng thích hợp cho những môi trường khác nhau. Các loại vải như: bò,
kaki được sử dụng nhiều, ngoài ra còn có áo thun cộc tay, áo phông…hình
thức trang trí như: thêu, in, phun, đính cườm, phối màu vải cũng được sử
dụng nhiều hơn.

Hình 1.23: Thời trang ngày càng đa dạng và phong phú hơn về chất liệu, kiểu dáng

23



Trang phục của phụ nữ nông thôn miền Bắc do họ là những người lao
động sản xuất nên quần áo mang cùng một lúc hai chức năng là mặc ở nhà
và đi làm giống nhau. Khi đi làm họ chỉ cần mang theo một đôi tất tay bằng
vải dài từ cổ tay đến khủy tay, một đôi ủng. Phụ nữ nông thôn miền Trung
và Nam vẫn quen mặc quần áo bà ba khi ra đồng, khi đi chợ…

Hình 1.24 : Hình ảnh những trang phục thường ngày đơn giản của phụ nữ nông thôn
miền Trung, miền Nam.

Thời trang của Việt Nam và quan niệm về vẻ đẹp của người phụ nữ thời
kỳ này có mối quan hệ đến địa lý, chính trị, xã hội, văn hóa, phong tục tập
quán. Đó còn là những giá trị thẩm mỹ thể hiện phong cách từng con
người, từng dân tộc, từng thời đại.

24


Tổng kết chương 1
Nội dung chương 1 đề cập các vấn đề về khái niệm cơ bản trong thời trang,
và tìm hiểu những đặc điểm cụ thể về thời trang dạo phố . Bên cạnh đó, ở
chương này còn cung cấp thêm các thông tin về quá trình hình thành và
phát triển của thời trang dạo phố từ thế kỉ 20 đến nay của trong và ngoài
nước nhằm cho mọi người hiểu hơn về lĩnh vực đề tài mà tôi nghiên cứu
cho môn đồ án này.

25



×