Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Báo cáo kien tap tai tòa soạn báo điện tử vietnamnet

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (78.98 KB, 15 trang )

I.

Giới thiệu đơi nét về báo VietNamNet

Về tổng quan tịa soạn báo điện tử Vietnamnet
VietNamNet (VNN) là báo điện tử tại Việt Nam trực thuộc Bộ Thông tin và
Truyền thông có nhiệm vụ thơng tin, tun truyền đường lối, chính sách của
Đảng và pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ
đời sống tinh thần của người Việt Nam; đồng thời cung cấp thông tin kịp thời,
trung thực về các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông.
VietNamNet được cấp giấy phép hoạt động mới nhất vào ngày 23/1/2003 (số
giấy phép: 27/GP-BVHTT).
Báo điện tử ra hằng ngày bằng tiếng Việt và tiếng Anh. Tờ báo có các chuyên
mục như: Thời sự, Pháp luật, Công nghệ, Kinh doanh, Giáo dục, Giải trí, Sức
khỏe, Thể thao, Đời sống, Thế giới, Bất động sản, Bạn đọc, Infographic, Video.
Những dấu mốc quan trọng trong thời gian hoạt động của Vietnamnet:
19/12/1997: ra đời trang web: www.vnn.vn –tiền thân của báo điện tử
Vietnamnet với những loại hình và cách làm thơng tin mới như: Câu lạc bộ Tin
học Việt Nam, Câu lạc bộ bóng đá, Câu lạc bộ văn hóa Việt Nam,…
2/9/2001: VASC Orient- giao diện mới của VNN, chính thức ra mắt, sau đó
23/1/2003 VASC Orient phát triển thành báo mạng điện tử VASC Orient(số giấy
phép: 27/GP-BVHTT), ngay sau đó đổi tên thành Vietnamnet.
Từ 21/2/2003 đến 9/6/2007: ra đời một loạt các ấn phẩm mới kèm theo: e-Chip,
Tuần Tin CNTT-TT, bàn tròn trực tiếp, chuyên trang tuần Việt Nam.

1


Ngày 21/3/2008, Thủ tướng Chính phủ đã có văn bản đồng ý tách báo điện tử
VietNamNet thành công ty phần mềm và Truyền thông (VASC) theo đề nghị của
VNPT.


Ngày 15/5/2008, Bộ Thông tin và Tuyền thông đề nghị với VNPT tách
VietNamNet ra khỏi VNPT về trực thuộc Bộ Thông tin và Tuyền thông. Theo số
liệu của Alexa công bố ngày 10/9/2011 thì Vietnamnet là một trong ba tờ báo
mạng cùng với Vnxpress và Dân trí là bà tờ báo mạng có lượng người truy cập
cao nhất.
Trong tháng 2 năm 2011 VietNamNet liên tục hứng chịu những 7 đợt tấn công
của tin tặc trên quy mơ lớn. Điển hình từ ngày 04/1/2011, máy chủ của Báo bị tin
tặc điều khiển hàng trăm ngàn máy tính tấn cồn theo dạng thức DDos. Đỉnh điểm
là vào sáng ngày 27/1/2011, VietNamNet bị hơn 1.5 triệu máy tính tấn cơng cùng
lúc khiến hệ thống bị sập.
Trụ sở Báo VietNamNet: Tòa nhà C’Land – 156 Xã Đàn 2, Phường Nam Đồng,
Quận Đống Đa, Hà Nội.
Các tổng biên tập qua các thời kỳ của báo:
- Nhà báo Nguyễn Anh Tuấn (2003 – 2011)
- Nhà báo Bùi Sỹ Hoa (2011 – nay)
Các chuyên trang khác của báo:
-

Thông tin và truyền thông: />Tuần VietNamNet: />Diễn Đàn Kinh Tế Việt Nam: />Chuyên trang về Quốc hội: />Truyền hình VietNamNet: />
2


-

Bảo vệ người tiêu dùng: />Ơ tơ và xe máy: />Thông tin về du lịch: />Thế giới ảnh: />
Chuyên trang hợp tác:
-

Tin tức online:
Chuyên trang 2Sao.vn /> /> />

Các phòng ban:
+ Ban Thời sự: phụ trách các mảng thời sự, đời sống, xã hội, chính trị trong
nước và quốc tế.
+ Ban Thư ký tòa soạn: phụ trách mục Quốc tế.
+ Ban Kinh tế: phụ trách về chuyên mục Kinh tế và các chun mục con : Thị
trường, Doanh nghiệp, Địa ốc, Ơtơ, Xe máy.
+ Ban Văn hóa – Thể Thao phụ trách về mảng thể thao, giải trí, văn hóa.
Ngồi ra cịn các phịng ban trong hệ thống hành chính của tịa soạn.
+ Phịng Kĩ thuật: sửa chữa, bảo trì máy móc của tịa soạn.
+ Phịng Hành chính trị sự, kế tốn: phụ trách về nhân sự, “cơm, áo, gạo tiền”,
chăm lo đời sống, vật chất cho toàn bộ nhân viên.
Hiện nay trụ sở của báo điện tử Vietnamnet là mơ hình hội tụ được thiết kế theo
tiêu chuẩn châu Âu. Tòa soạn hội tụ là tòa soạn mà tất cả mọi người từ Tổng

3


biên tập đến phóng viên đều làm chung một phịng. Tổng biên tập có thể giám
sát hoạt động, trao đổi với ban thư ký, ban biên tập, phóng viên và ngược lại.
Trong báo điện tử VNN có các ban khác nhau, đứng đầu mỗi ban là trưởng ban,
dưới có biên tập viên và phóng viên.
Tịa soạn chỉ nhận người biết làm việc khơng có chế độ đào tạo họ khơng biết
làm gì để làm được báo. Đối với những người được nhận vào thường xuyên
được đào tạo các khóa học nâng cao nghiệp vụ như viết bài, quay phim, chụp
ảnh,…
Về chu trình sản xuất thơng tin của báo điện tử VNN:
Về sơ đồ tòa soạn VNN cơ bản:
1. Tổng biên tập

Phó Tổng biên tập


Tổ thư ký

Trưởng ban

Phóng viên.
2. Biên tập viên.
3. Chuyên viên upload.
+ Xây dựng và phát hiện đề tài: đề tài có thể do tự phóng viên đề xuất, ban thư
ký hoặc trưởng ban đề xuất, thông tin thời sự, phản ánh của độc giả.
+ Phóng viên thu thập thông tin, viết bài: xác định đề tài, thu thập tư liệu, tiếp
cận đối tượng (thu thập thông tin), tổng hợp thông tin, viết bài.
+ Biên tập viên biên tập lại bài viết: chỉnh sửa, biên tập, bố cục, sốt lỗi chính tả,
nội dung lần cuối.
+ Chun viên sẽ thiết kế, bố cục trên máy tính. Sau đó uplpad những bài viết đó
lên trang nội bộ.

4


+ Tổ thư ký kiểm tra lại trang nội bộ. Mỗi mục trên trang báo điện tử VNN đều
có quản lý riêng (admin) có nhiệm vụ quản lý sắp xếp, chỉnh sửa bài viết của
mình cũng như các phóng viên gửi về bằng thư điện tử.
Mỗi quý Vietnamnet sẽ tổ chức họp tồn bộ cán bộ, cơng nhân viên gồm tịa
soạn, cơng ty truyền thơng một lần. Đối với tịa soạn thì 1 tháng hoặc 2 tuần sẽ
họp một lần, đối với các phịng ban thì họp hàng ngày và thời gian sẽ không cố
định.
Nhận xét về trang chủ vietnamnet.vn
Cấu trúc của vietnamnet.vn sử dụng 3 cấp đó là trang chủ, trang chuyên đề, trang
nội dung. Sự phân cấp thông tin của vietnamnet.vn là đưa tin mới nhất, phù hợp

với tiêu chí nội dung, tin quan trọng trước, tin Đảng Nhà nước trước sau đó là tin
kém quạn trọng hơn phù hợp với nội dung của vietnamnet.vn và phù hợp với
tính thời sự. Do đó, màu sắc, ảnh minh hoạ sao cho thu hút độc giả chú ý

vào

thông tin mới của báo, nhận ra đó là tin bài mới post. Đối với trang chủ của
vietnamnet.vn thì màu sắc hài hịa, có nhiều khoảng trắng.
Bài mới nhất quan trọng nhất được phân cấp theo thứ tự từ trên xuống dưới,
quan trọng nhất mới nhất của vietnamnet.vn được đưa lên trên đầu sau đó là các
bài được sắp xếp theo thứ tự.
Các bài được sắp xếp theo thứ tự từ trên xuống dưới,trong diện tích bằng nhau.
Như thế khơng tạo được điểm nhấn, không đưa được mắt độc giả đến tin quan
trọng nhất được mắt độc giả đến tin quan trọng nhất.

5


Sau tin quan trọng nhất đó là các tin chính trị, đời sống, thế giới, kinh tế, xã hội,
thể thao, văn hóa. Khơng gian của các bài có nhiều khoảng trống, tạo
nhiều khoảng trắng, làm cho nền của giao diện trang nhã hơn, hài hồ hơn.
Giao diện là diện tích tiếp xúc của một trang báo trực tuyến với độc giả trên màn
hình máy tính.
Nó là bộ mặt, là thương hiệu của một tờ báo điện tử.
Nó định hình và khu biệt tờ báo này với muôn vàn website và trang

báo

trực


tuyến của thê giới online. Giao diện giúp độc giả giúp nhận diện nhanh và ghi
nhớ truy cập bất cứ khi nào cần tìm kiếm thơng tin hữu ích cho mình.
Thế giới internet vơ cùng rộng lớn và phong phú, nếu các tờ báo trực tuyến
không tạo được đặc trưng và phong cách riêng của mình để người đọc có thể
dễ dàng nhận biết và tìm đến, độc giả sẽ quên ngay tờ báo của bạn ngay sau

khi

vừa truy cập.
Giao diện của vietnamnet.vn có những đặc điểm như sau, có nhiều khoảng trắng,
tạo khơng gian thơng thống, dễ tìm kiếm lựa chọn thơng tin. Màu sắc hài hịa
hợp lý, có đính kèm thêm các trang con, truyền hình
Các lĩnh vực thông tin không chồng chéo lên nhau, được sắp xếp theo bố cục
chặt chẽ quy củ. Trang chủ có ảnh đinh (ảnh chủ đạo) tạo được điểm nhấn, giữa
các bài với với nhau. Ảnh được sử dụng khá nhiều ngay cả tin ngắn hay tin vắn
cũng đều có ảnh. Title và sapo được phân biệt với bài text. (Title và sapo khơng
q 3 dịng).
II.

Qúa trình đi thực tập, kết quả đạt được, những thuận lợi khó khăn.

Lí do chọn báo điện tử Vietnamnet và quá trình thực tập

6


Trước khi xin kiến tập ở VNN, bản thân em cũng đã được làm việc tại một số cơ
quan báo chí chun nghiệp như: Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam VOV, Báo
Lao động, Báo Công lý nào nên cũng có thể coi như có một chút kinh nghiệm
thực tế , những năm đầu đại học em cũng đã viết bài cho web của khoa, của

trường, trang mà em thường xuyên viết đó là duangiangduongtuoidep.com.vn.
Em cũng có quen khá nhiều các anh chị khóa trên đặc biệt là những anh chị báo
ảnh và báo in K31 mới ra trường, và dĩ nhiên em không thể bỏ qua cho đội ngũ
tư vấn thực tế này vì ít nhất thì họ đã từng đi qua và từng trải nghiệm.
Mỗi khi vô tình gặp được một trong số các anh các chị ấy ở bất kỳ một địa điểm
nào đó là em lại hỏi han này nọ về vấn đề thực tập, cơ quan thực tập, các anh chị
trong tòa soạn, cách tìm kiếm đề tài, cách phỏng vấn nhân vật, cách nhập vai,….
Nhưng có một điều tơi đúc rút ra được là anh chị nào cũng khuyên mình nên về
nơi mình xác định ra trường xin vào làm để thực tập, như vậy vừa làm quen
trước với môi trường làm việc, lại quen được các anh chị ở tòa soạn. Trước đó
em cũng khá phân vân có nên về lại những cơ quan này khơng, Báo điện tử VOV
thì năm nay khoa khơng cho sinh viên về thực tập ở đó nữa, báo Lao động thì có
q nhiều bạn cùng khoa đăng kí về thực tập,… em đã suy nghĩ rất nhiều.
Ngay sau đó em đã tìm hiểu xem có cơ quan báo chí nào phù hợp cho mình để
thực tập tập trước mắt và có thể là cộng tác lâu dài được hay không. Và thật may
mắn cho em khi quen chị Nguyễn Nga sinh viên báo ảnh K31 vì năm ngối chị
cũng thực tập ở ban Gi dục Vietnamnet nên chị cũng giới thiệu, chia sẻ kinh
nghiệm cho em khá nhiều nếu mà chị cơ quan này . Từ đó em quyết định chọn
báo điện tử Vietnamnet vì những lí do cơ bản sau: đó là tờ báo mới được mở
thay đổi tên miền và cách tiếp cận với độc giả khá phong phú. Theo số liệu của

7


Alexa cơng bố ngày 10/9/2011 thì Vietnamnet là một trong ba tờ báo mạng cùng
với Vnxpress và Dân trí là ba tờ báo mạng có lượng người truy cập cao nhất.
Là tờ báo uy tín nên khả năng về tin bài cũng khá phong phú. Tịa soạn là mơi
trường làm việc của nhiều người trẻ nên có thể thơng cảm, giúp đỡ những sinh
viên cịn chưa có kinh nghiệm như em, cũng có nhiều anh chị khóa trước đã từng
học trong trường ra làm việc tại cơ quan nên càng dễ dàng cho việc kiến tập của

em.
Kỳ thực tập đến, em cũng khơng cịn cảm thấy q căng thẳng như hồi kiến tập.
Ít ra thì em biết mình cần làm những gì và phải làm những gì khi đi thực tập.
Hoặc nếu khơng có chút ít kiến thức cịn đọng lại từ hồi kiến tập thì em vẫn cịn
các thầy cơ nhắc nhở trước khi chính thức bước vào kỳ thực tập xuyên tết kéo
dài hơn 3 tháng.
Tuần đầu tiên khá vất vả và áp lực với em vì hầu hết các bạn trong nhóm thực
tập đã lên được bài thậm chí có bạn bên báo Lao động ngay trong tuần đầu tiên
đã hoàn thành xong chỉ tiêu thực tập nên em càng sốt ruột hơn trong khi em vẫn
còn mù mờ chưa làm được gì. Chị Phó ban hướng dẫn em cũng đã bảo em khơng
nên vội, cái gì cũng phải từ từ, làm báo phải nhìn về phía trước đừng thấy bạn đã
được đăng làm mình lo lắng rồi không làm được. Sang ngày thứ hai của tuần thứ
2 của kì thực tập em đã có bài được đăng tải, có thế nói là khá muộn so với
những bạn cùng lớp. Có động lực tơi lại càng hăng hái đăng kí đề tài. Sau 3 tuần
số lượng tác phẩm em được đăng tải vừa đủ chỉ tiêu thực tập. Nhưng em khơng
hề cảm thấy vui vì sau mỗi lần bài lên, em đọc lại và thấy bài bị sửa chữa rất
nhiều. Điều đó có nghĩa là em viết cịn q kém và ảnh chụp cũng khơng nổi bật.

8


Nhiều lúc em cảm thấy chị Phó trưởng ban hướng dẫn em cũng khá vất vả khi
sửa bài, biên tập và chỉ bảo lại cho em từng bước một.
Ngoài ra do là nhóm trưởng phụ trách các bạn trong kì thực tập em có lập một
nhóm trên mạng xã hội facebook để mọi người tiện liên lạc trao đổi công việc.
Ngồi ra để các bạn thơng tin những sự kiện hoặc vấn đề để có thể đi cùng hoặc
đi tránh làm trùng.
Ngoài ra, em thường xuyên kết hợp cùng các bạn khác trong lớp cùng với các
bạn trong khoa Báo chí và khoa Phát thanh truyền hình để cùng viết bài.
Trên tòa soạn, em đặc biệt ấn tượng với những bài do anh Lê Anh Dũng – phóng

viên ảnh của báo. Anh chụp ảnh đẹp và hơn tất cả là cách khai thác đề tài của anh
rất ấn tượng. Từ một chi tiết tưởng chừng như rất đơn giản hay từ những vấn đề
mà hàng ngày mỗi chúng ta đều có thể nhìn thấy như “ đùa với Thần chết trên
đơngf quốc lộ”, như “Phơi quần đen, trồng rau trên đê sông Hồng”, …. Em chợt
nhận ra những vấn đề đang bày ra ngay trước mắt ấy sao mình khơng nhìn thấy ?
Kết thúc đợt thực tập em có tất cả gần 30 tin, bài được đăng tải. So với các bạn
khác trong nhóm thực tập thì có thể đó là số lượng nhiều nhưng em khơng coi đó
là thành cơng.
Những thuận lợi, khó khăn trong q trình kiến tập
- Thuận lợi:
Đầu tiên đó chính là điểm mới năm nay khi mỗi nhóm thực tập sẽ có một trưởng
nhóm, một giảng viên hướng dẫn theo dõi sát sao trong thời gian thực tập nên
mọi công việc của bọn em trước khi lên tòa soạn đều được chuẩn bị kỹ. Giảng
viên cơ Lê Thị Nhã người hướng dẫn nhóm thực tập Vietnamnet cũng thường

9


xuyên gọi điện hỏi thăm và bọn em cũng chủ động liên lạc thắc mắc. Cô đã dành
hẳn một buổi sáng để trò chuyện, đưa ra những lời khuyên trước khi đi thực tập.
Được làm việc, học tập trong môi trường chuyên nghiệp trẻ trung với sự hướng
dẫn nhiệt tình của các anh chị trong tòa soạn.
Những anh chị trong tòa soạn đều đã từng trải qua giai đoạn sinh viên xin đi thực
tập như em nên hiểu rõ những khó khăn mà em gặp phải. Đặc biệt người hướng
dẫn em là chị Phó trưởng ban Thời sự cũng đã từng là sinh viên học báo ảnh nên
khi làm việc hai chị em cũng khá hiểu nhau. Ngay từ ngày đầu tiên chị đã chia sẻ
về cơng việc trong tịa soạn, hỏi ý kiến cả nhóm sinh viên đã có ý tưởng gì chưa,
và chị đã giao ln đề tài.
Anh chị trong tịa soạn đã thẳng thắn góp ý, từ việc hạn chế viết những tin bài
đầu tiên: Thông tuyến đường nghìn tỷ Nhật Tân – Cầu Giấy, chàng trai nuôi mèo

khổng lồ,… đến việc gửi bài qua mail như thế nào, hạn chế gửi về qua mail mà
cần mang trực tiếp lên tịa soạn để anh chị góp ý, sửa bài.
Là một sinh viên chuyên ngành ảnh nên em có thuận lợi trong việc sử dụng và
chụp ảnh. Những sự kiện nóng như hỏa hoạn, tai nạn giao thơng đều được anh
chị giao cho đi làm từ đó giúp em hiểu hơn được trong bất cứ hoàn cảnh nào phải
luôn sẵn sàng cho việc đi viết tin, bài. Chị Nguyễn Thị Cẩm Quyên thuộc ban
thời sự đã nhiệt tình giúp đỡ em, chị sửa những lỗi cơ bản mà em hay mắc phải.
Vì lí do khách quan tịa soạn có diện tích hơi nhỏ nên ban biên tập cũng không
yêu cầu em nhất thiết ngày nào cũng phải lên, chỉ cần khi nào có tin bài cần đăng
thì mới phải lên. Quy trình làm việc, lên bài của bọn em khá đơn giản, nếu như
trước đây ở VOV để đăng được bài em phải đích thân đi xin xác nhận từ người
hướng dẫn sau đó là trưởng ban rồi cuối cùng là Phó tổng biên tập và phải ngồi

10


nhập bài, thì khi ởt bên Viẹtnamnet người hướng dẫn em lại là chị Phó ban nên
mọi khâu được giảm bớt, thuận tiện cho chị em có thể trao đổi.
Nhóm em cũng được các anh chị nhiệt tình giới thiệu về cơ cấu tòa soạn cách
thức làm việc của từng ban trong ngày cuối cùng kết thúc kiến kiến tập.
Biết bài vở của mình vẫn được ưu ái hơn bài vở của nhiều bạn khác trong nhóm
thực tập. Nhiều lần viết còn sơ sài, chưa biết cách khai thác sâu, chụp ảnh chưa
đẹp,… nhưng chị vẫn cố gắng chỉnh sửa, phát hiện tứ ảnh và đăng tải cho em.
Hơn một nửa tác phẩm ấy tơi nhìn thấy là cơng sức của chị.
Qua việc đi viết tin bài em thấy được những thuận lợi vốn có của nghề báo trong
việc tiếp cận nguồn tin.
- Khó khăn
Khó khăn đầu tiên của em đó là thời gian đi lại do chưa có kinh nghiệm mỗi lần
đi viết tin bài em đều phải gọi thêm một người khác bên báo khác đi cùng vì em
còn nhiều bỡ ngỡ chưa biết cách phỏng vấn, tiếp cận nhân vật

Khó khăn thứ 2 đó là trong việc phát hiện và tìm kiếm đề tài, do chưa có kinh
nghiệm nên lúc đầu em chỉ đi viết những tin bài về sự kiện triển lãm, sau một
thời gian các anh chị có góp ý về việc khơng nên viết những tin như thế đối với
những người mới làm nghề như em.
Trong q trình đi tác nghiệp em cịn gặp khó khăn về phỏng vấn và tiếp cận
nguồn tin khi mà khơng ít khi bị cản trở. Khi đi sự kiện hay đi làm về sự việc nào
đó tơi thường không lưu lại mối quan hệ với nhân vật, không quan sát kỹ. Số
điện thoại, gmail của họ em thường không lưu hay ghi chép lại. Trong một bài
viết về những cây cột điện băng tre trên tuyến đường nghìn tỷ Nhật Tân – Cầu
Giấy do quan sát không kỹ nên bài viết của em còn thiếu khà nhiều chi tiết, được

11


chị nhắc nhở em phải ra hiện trường quan sát thật kỹ, cũng may thay là tuyến
đường này gần nơi em ở nên cũng đỡ vất vả hơn.
Những lúc em bị gọi đi đột xuất để viết bài là những lúc em chưa kịp chuẩn bị tư
liệu, những gì cần thiết cho bài của mình. Do cùng một nhóm trong ban nên em
và bạn khó phân chia được đề tại và mảng mình sẽ viết.
Học chuyên ngành ảnh nên nhiều khi kỹ năng viết của em còn hạn chế và nhiều
tịa soạn cũng có thái độ khơng được coi trọng bọn em so với những bạn bên báo
in. Lí do đó cũng đúng vì nhiều lúc em gửi bài về thường được các anh chị góp ý
về lỗi chính tả, câu cú cịn chưa được gọt giũa.
Trong q trình viết bài, chụp ảnh, những tin bài thời sự mắc phải một khó khăn
là khơng có giấy giới thiệu để xác em đang viết bài cho báo. Nhiều người không
cho chụp ảnh, phỏng vấn cũng vì nguyên do này.Ấn tượng đặc biệt của em trong
quá trình đi tác nghiệp là khi được chị Phó trưởng ban phân cơng đi viết vụ nổ ở
khu đô thị Văn Phú (Hà Đông), do là sự kiện khá lớn có rất đơng cơng an, lực
lượng chức năng nên rất hạn chế cho báo chi trong khi em chỉ là sinh viên thực
tập trong lúc chụp ảnh em đã bị những chú công an hỏi làm gì, làm ở đâu, sao lại

chụp ảnh. Sau một hồi giải thích em vẫn khơng được cho vào hiện trường vụ nổ,
cuối cùng em phải nhờ các anh chị bên báo khác để được đi cùng vào.
Hay như đợt sau Tết em được giao đi theo dõi các lễ hội đền chùa trên địa bàn
Hà Nội, do không cẩn thận em đã bị mất ví bên trong có giấy tờ, bằng lái và tiền.
Chị Phó trưởng ban về sau đã chia sẻ về kinh nghiệm khi đi tác nghiệp ở những
chỗ đơng người khơng nên mang nhiều đồ, đồ có giá trị, nên chú ý nhiều hơn.

12


Trong đợt thực tập này VNN cũng tiếp nhận sinh viên thực tập khoa Phát thanh
truyền hình với số lượng khá đơng lên đến người thì sự phân chia cơng việc còn
chưa hợp lý, phải cạnh tranh nhau.
III.

Bài học kinh nghiệm rút ra sau khi đi thực tập (về tri thức, kỹ năng, thái
độ,…)

Sau hơn 3 tháng kiến tập tại báo điện tử VNN, em đã rút ra được nhiều bài học
kinh nghiệm cho bản thân.
Về tri thức và kinh nghiệm: đó là tích lũy được nhiều kỹ năng viết tin bài, những
vấn đề hay gặp trong quá trình đi viết và cách xử lý như thế nào. Khi mà những
kiến thức trên lớp chỉ bổ trợ một phần và khi thực tế hồn tồn khác, có nhiều
điều phát sinh trong quá trình đi làm.
Khi đi viết tin, bài về sự kiện triển lãm không nên quá xem trọng thông cáo báo
chí cũng như khơng nên vơ q nhiều thơng tin sẽ gây lỗng thơng tin trong bài.
Lựa chọn cách tiếp cận đề tài ở góc độ khác với những gì nó vốn có. Một lỗi hay
mắc phải của em đó là dài dịng lan man, thừa thơng tin hay bị sai lỗi chính tả,
câu cú,… những lỗi này em cũng được anh chị chỉ bảo cho nhiều. Cách thức gửi,
biên tập lại bài, chỉnh lại những bài chưa đạt yêu cầu như thế nào. Khi đi xin

duyệt bài qua những khâu nào, trong bài đầu tiên đi duyệt từ người hướng dẫn
đến trưởng ban cuối cùng là phó Tổng biên tập để đăng được bài đó thực sự là kỳ
tích đối với em. Nếu đã được phân cơng ở ban nào thì hạn chế viết bàn lấn sân
sang bên khác.
Trong q trình là việc phải ln sẵn sàng vì rất có thể anh chị trong ban sẽ gọi
đi viết tin bài bất cứ lúc nào. Cần tìm kiếm nguồn tư liệu, tìm hiểu trước xem

13


mình định viết gì, khai thác theo chiều hướng nào. Thơng tin khi khai thác được
phải xác nhận, tìm hiểu trước khi đăng. Những khó khăn có thể xảy ra bất cứ lúc
nào trong quá trình viết bài vì thế cần có những kỹ năng xử lý linh hoạt để công
việc được tiến hành thuận lợi nhất. Nên theo sát vấn đề mà ngay từ đầu mà mình
theo đuổi, đó là về nhóm bài Nhật Tân – Cầu Giấy đăng trên Vietnamnet của em.
Bài đầu tiên trong đợt thực tập của em đó là khai thơng tuyến đường nghìn tỷ
Nhật Tân – Cầu Giấy, do chưa có kinh nghiệm nên em đã bỏ đi coi như xong một
bài, nhưng chị Phó ban đã cẩn thận nhắc nhở là nên theo dõi sát vấn đề này vì có
thể sẽ có phát sinh với tuyến đường mới. Đúng như chị dự đoán, chỉ sau hơn 1
tháng thông xe, tuyến đường đã xuất hiện nhiều bất cập như hệ thống biển báo,
đèn điện, cột điện,.. Sau đó được sự hướng dẫn của chị 2 bài tiếp theo đã ra đời:
Cột điện bằng tre mọc trên tuyến đường nghìn tỷ, Những “bẫy bom tử thần” trên
tuyến đường nghìn tỷ. Về sau EVN (Tổng cơng ty điện lực Việt Nam) sau đó đã
liên lạc với báo để xin gỡ bài và hứa sẽ cố khắc phục những bất cập trên tuyến
đường. Em thấy thực sự mình đã góp chút sức vào cải thiện cuộc sống được tốt
hơn.
Lời cảm ơn
Qua hơn 3 tháng làm việc tại cơ quan, em đã rút ra được nhiều kinh nghiệm
trong nghề cho bản thân, những kiến thức và kỹ năng làm báo mà em không
được học trên lớp. Lời đầu tiên là em xin cảm ơn các thầy cô giáo trong khoa đã

tạo điều kiện cho sinh viên năm cuối bọn em được tiếp xúc với công việc, cung
cấp những kiến thức và kĩ năng để bọn em có thể hoàn thành tốt đợt kiến tập lần
này.

14


Thứ 2 đó chính là q cơ quan Báo điện tử Vietnamnet đã tạo điều kiện cho bọn
em kiến tập, các anh chị trong ban mà đặc biệt là chị Phó Trưởng ban thời sự
Nguyễn Thị Cẩm Quyên – người trực tiếp hướng dẫn cho em, đã bỏ thời gian
ngồi xem lại từng bài và góp ý thẳng thắn cho bọn em.
Cùng với đó là những người bạn trong lớp và những người bạn em thân quen
cùng lớp và những anh chị khóa trên đã giúp đỡ em nhiệt tình trong việc tìm
kiếm đề tài và viết bài.
3 tháng được kiến tập tại cơ quan quả thực là khoảng thời gian vô cùng ý nghĩa
đối với một sinh viên năm cuối như em, tuy thời gian lên tịa soạn khơng nhiều.
Thực tập là cơ hội để cho em có thể học hỏi được những kinh nghiệm làm việc
từ anh chị trong tịa soạn. Khơng chỉ vậy, đó cịn là q trình để em được làm
nghề phóng viên, được nói lên những quan điểm của bản thân về các vấn đề xã
hội, từ đó mà thêm nhiệt huyết và muốn gắn bó với nghề nhiều hơn nữa.

15



×