Tải bản đầy đủ (.pdf) (20 trang)

K63A_TY.187640101082.VuTrongHung.noidung.benhcuadongvathoangda

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (643.69 KB, 20 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN BỆNH CỦA ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
Tên đề tài:
NGHIÊN CỨU MỘT SỐ BỆNH THƯỜNG GẶP Ở CÁC LOÀI THÚ HOANG


Ngành: Thú y
Lớp: K63A_Thú y

Đồng Nai – Năm 2022

Khoa: Nông học


MỤC LỤC
MỤC LỤC ................................................................................................................... i
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................... iii
DANH MỤC CÁC HÌNH ......................................................................................... iii
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1. Lý do chọn đề tài ..............................................................................................1
1.2. Mục tiêu ...........................................................................................................1
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn vấn đề nghiên cứu .....................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN .................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận ....................................................................................................2
2.2. Một số bệnh thường xảy ra trên thú hoang dã .................................................2


2.2.1. Bệnh lao (Tubercolosis) (Trâu bò rừng) ...................................................2
2.2.1.1. Nguyên nhân ......................................................................................2
2.2.1.2. Chất chứa và con đường truyền lây ...................................................3
2.2.1.3. Triệu chứng, bệnh tích .......................................................................3
2.1.1.4. Chẩn đốn và điều trị .........................................................................5
2.2.2. Nhiệt thán (Anthrax) (Trâu bò rừng) ........................................................6
2.2.2.1. Nguyên nhân ......................................................................................6
2.2.2.2. Chất chứa và con đường truyền lây ...................................................6
2.2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích .......................................................................7
2.2.2.4. Điều trị ...............................................................................................8
2.2.3. Bệnh đậu xảy ra trên dê núi ......................................................................8
2.2.3.1. Nguyên nhân ......................................................................................8
2.2.3.1 Chất chứa và con đường truyền lây ....................................................9
2.2.3.3. Triệu chứng, bệnh tích .......................................................................9
2.2.3.4. Chẩn đốn, điều trị ...........................................................................10
2.2.4.1. Ngun nhân ....................................................................................11
2.2.4.2. Triệu chứng bệnh tích ......................................................................11
2.2.4.3. Chẩn đốn và điều trị .......................................................................11

i


2.2.5. Viêm ruột truyền nhiễm xảy ra trên mèo rừng........................................11
2.2.5.1. Nguyên nhân ....................................................................................11
2.2.5.2. Chất chứa và con đường truyền lây .................................................12
2.2.5.3. Triệu chứng, bệnh tích .....................................................................12
2.2.5.4. Chẩn đốn và điều trị .......................................................................13
PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................................15
3.1. Kết luận ..........................................................................................................15
3.2. Kiến nghị ........................................................................................................15

TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................16

ii


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
p.r.n., prn:

Dùng thuốc khi cần thiết

pm:

Dùng thuốc vào buổi tối

IM:

Tiêm bắp

SC:

Tiêm dưới da

PO:

Thuốc dùng để uống

IV:

Tiêm tĩnh mạch


FCV:

Feline panleukopenia Virus

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Vi khuẩn gây bệnh lao. ...............................................................................2
Hình 2.2: Lao phổi ......................................................................................................3
Hình 2.3: Phổi thú bị lao .............................................................................................4
Hình 2.4: Các hạt lao ...................................................................................................4
Hình 2.5: Trực khuẩn Bacillus Anthracis ...................................................................6
Hình 2.6: Thú chết do bị bệnh nhiệt thán ....................................................................8
Hình 2.8: Capripoxvirus ..............................................................................................9
Hình 2.9: Thú bị bệnh đậu.........................................................................................10
Hình 2.10: Vi khuẩn Pasteurella dưới kính hiển vi ...................................................11
Hình 2.11: Mèo bị FDV ............................................................................................12
Hình 2.12: Niêm mạc ruột của thú bị phá hủy, xuất huyết. ......................................13
Hình 2.13: Thuốc điều trị cho Feline Panleukopenia................................................14

iii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. Lý do chọn đề tài
Ngành chăn nuôi những năm gần đây trên thế giới đang rất phát triển mặc dù
gặp nhiều khó khăn, chủ yếu là các dịch bệnh. Mặc dù vậy số đàn gia súc và gia
cầm vẫn không ngừng tăng lên, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng rất lớn hiện nay.
Tuy nhiên, trái ngược với đó là rất nhiều lồi động vật hoang dã có nguy cơ
tuyệt chủng rất cao, vấn đề bảo tồn, nhân giống, chăm sóc ni dưỡng và điều trị
bệnh cho chúng là rất cần thiết. Việc trang bị những kiến thức chuyên môn và hiểu
biết về các bệnh xảy ra trên động vật hoang dã là vấn đề rất cấp bách. Để tìm hiểu,

nghiên cứu về các bệnh xảy ra trên các lồi hoang dã, tơi quyết định làm đề tài
“Nghiên cứu một số bệnh thường gặp ở các loài thú hoang dã” để tìm hiểu các
nguyên nhân gây bệnh, các triệu chứng điển hình và phương pháp điều trị hiệu quả
cho thú hoang dã phục vụ cho mục đích nghiên cứu và cứu hộ.
1.2. Mục tiêu
Biết được nguyên nhân gây bệnh, triệu chứng, bệnh tích điển hình và phương pháp
điều trị hộ lý phù hợp.
1.3. Đối tượng nghiên cứu và giới hạn vấn đề nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Thú ăn cỏ và thú ăn thịt hoang dã.
- Giới hạn vấn đề nghiên cứu: Nghiên cứu dựa trên cơ sở của bài báo cáo khoa học
tạp chí và giáo trình.

1


PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
Theo từ điển “American Heritage® Dictionary of the English Language,
Fifth Edition”, động vật hoang dã được hiểu là những loài động vật chưa bị thuần
hố và thường sống trong mơi trường tự nhiên
Trong tự nhiên, một số bệnh thường xảy ra trên thú hoang dã như:
1. Bệnh lao (Tubercolosis) (Trâu bò rừng)
2. Bệnh do Yersinia (heo rừng, bò rừng)
3. Nhiệt than (Anthrax) (Trâu bò rừng)
4. Các bệnh do nấm
5. Bệnh do xoắn khuẩn (Leptospirosis)
6. Bệnh dại
7. Bệnh đậu
8. Dịch hạch (Plague) (Chuột)
9. Bệnh xốp não (Bò điên)

10. Bệnh do E.coli (Colibacillosis) (Chó)
11. Bệnh do đơn bào Toxoplasma (Mèo rừng là vật chủ chính)
12. Bệnh do Clostridium (Heo gà rừng)
2.2. Một số bệnh thường xảy ra trên thú hoang dã
2.2.1. Bệnh lao (Tubercolosis) (Trâu bò rừng)
2.2.1.1. Nguyên nhân
Bệnh lao (Tuberculosis,
TB) do Mycobacterium bovis
gây ra bệnh lao cho bò rừng,
nhưng vi khuẩn cũng gây lao
cho, lợn, mèo…

Hình 2.1: Vi khuẩn gây bệnh lao.

2


2.2.1.2. Chất chứa và con đường truyền lây
Vi khuẩn lưu trú trong cơ thể bệnh, máu và các tổ chức bị lao đều có mầm
bệnh.
Nếu lao ở phổi và đường tiêu hóa, thì nước mũi, nước bọt, phân chứa nhiều
mầm bệnh: nước tiểu, tinh dịch, dịch âm đạo có vi khuẩn nếu lao ở cơ quan sinh
dục. Bệnh lao trên trâu bò lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe. Lây gián tiếp qua
các nhân tố trung gian.
Bệnh thường xâm nhập vào cơ thể thú qua đường hô hấp, tiêu hóa ngồi ra
bệnh có thể lây qua núm nhau, đường sinh dục.
2.2.1.3. Triệu chứng, bệnh tích
Sưng các hạch, gầy rạc, viêm đường hô hấp.
Thời kỳ nung bệnh lao biến đổi khó xác định, thơng thường từ 2 - 4 tuần
hoặc hơn nữa. Mỗi lồi động vật có những biểu hiện khác nhau.

Triệu chứng bệnh lao trên trâu bò
+> Lao phổi
Thể bệnh hay gặp, với các triệu chứng ho, lúc đầu ho khan sau ho ướt, ho
từng cơn.
Con vật ho khi gõ lồng ngực, bị đuổi chạy, uống nước lạnh, nằm xuống, đứng lên.
Ho ra đờm con vật lại nuốt vào, đờm lẫn máu mủ. Bị gầy gị, lơng dựng, da khơ,
mệt mỏi, ăn ít, thở khó ngày càng tăng. Nghe và gõ vùng phổi thấy âm dục phân
tán, âm bùng hơi và âm ran ướt.

Hình 2.2: Lao phổi
3


Hình 2.3: Phổi thú bị lao
+> Lao hạch
Thể bệnh khá phổ biến. Nếu lao ở phổi thì hạch phổi cũng bị lao, hạch bị
sưng thành từng cục cứng.
Các hạch hay bị lao: hạch dưới hàm, hạch trước vai, hạch trước đùi, hạch ruột.

Hình 2.4: Các hạt lao

4


+> Lao vú
Tùy mức độ bệnh mà bầu vú hoặc núm vú có thể bị biến dạng. Sờ vào có thể
thấy những hạt lao lổn nhổn.
Hạch vú sưng to, cứng nổi cục. Sản lượng sữa giảm
Lao đường tiêu hóa:
Phổ biến lao ở ruột, gan. Gia súc tiêu chảy kéo dài, gầy dần, có chướng hơi nhẹ và

rối loạn tiêu hóa.
Có 3 dạng lao
a. Hạt lao
Tùy theo tiến triển của bệnh mà biểu hiện hạt lao khác nhau. Các hạt lao xuất
hiện rõ ở phổi, hạch màng treo ruột. Ở phổi hạt có giới hạn rõ, màu xám, khó bóc,
nếu hạt nhiều nắn phổi sẽ có cảm giác lạo xạo.
b. Khối tăng sinh thượng bì
Hạt xơ tăng sinh mạnh có khi to bằng quả bóng bàn có chứa mủ, xác tế bào
hoặc canxi hóa.
c. Đám viêm bã đậu
Ở giai đoạn sau các hạt lao vỡ ra biến tổ chức lao thành đám viêm hóa mủ
(bã đậu), nát, thẩm dịch.
2.1.1.4. Chẩn đốn và điều trị
Do đặc điểm của bệnh lao, các triệu chứng khó phát hiện, khơng đặc hiệu ít
nên trong thực tế sản xuất dùng phản ứng dị ứng tuberculin chẩn đốn phát hiện
những con có dấu hiệu bệnh.
Ngồi phản ứng tuberculin kiểm tra lao bị nói trên thì có thể dùng một số phản ứng
khác để chẩn đoán, như:
Chẩn đoán phi lâm sàng:
Nhờ nghiên cứu sâu về cấu trúc kháng nguyên, kháng nguyên A60 của
Mycobacterium bovis đã được dùng trong kỹ thuật ELISA để phát hiện kháng thể
lao.
Chẩn đốn phịng thí nghiệm chủ yếu áp dụng phương pháp PCR.

5


Bệnh lao trên trâu bị khi phát hiện khơng điều trị, cần phản tiêu hủy ngay.
Tránh lây lan trong quần thể và cho người.
2.2.2. Nhiệt thán (Anthrax) (Trâu bò rừng)

2.2.2.1. Nguyên nhân
Do trực khuẩn Gram dương Bacillus Anthracis gây ra.

Hình 2.5: Trực khuẩn Bacillus Anthracis
2.2.2.2. Chất chứa và con đường truyền lây
Vi khuẩn có khả năng sinh bào tử, khi thú mắc bệnh bị chết thì vi khuẩn này
sẽ mau chóng bị tiêu diệt thơng qua sự thối rữa ở thú không được mổ xác. Tuy
nhiên vi khuẩn sẽ sinh bào tử khi xác thú chết vì bị bệnh được mổ và các chất có vi
khuẩn tiếp xúc với khơng khí.
Bào tử sinh ra có sức đề kháng rất cao đối với môi trường ngoại cảnh và một
số chất sát trùng, đặc biệt chúng có thể tồn tại trong đất nhiều năm.
Con vật bị bệnh khi ăn phải đất hoặc máng ăn dính đất hay từ thức ăn có
nhiễm vi rút gây ra bệnh Nhiệt Thán. Khi mắc bệnh bào tử xâm nhập qua niêm mạc
còn nguyên vẹn hoặc qua các chỗ tổn thương nhỏ ở niêm mạc và yết hầu, sau đó
chúng sẽ di chuyển đên hạch lampa, ở đây cũng chính là nơi bào tử nẩy mầm và
nhân lên.

6


Tiếp đó bào tử xâm nhập vào dịng máu qua dịch lampa, dẫn đến tình trạng
trâu bị bị bại huyết, vi khuẩn lúc này sẽ lan ra tất cả các mơ trong cơ thể trâu bị.
2.2.2.3. Triệu chứng, bệnh tích
Hầu hết mọi lứa tuổi ở trâu bò đều mẫn cảm với bệnh, thời kỳ ủ bệnh khoảng
1 – 2 tuần.
Bệnh bao gồm các thể sau:
Thể cấp tính: Thời gian diễn biến bệnh khoảng 24 – 48 giờ với triệu chứng
sốt cao ở trâu bò từ 40 – 42 độ C, khi mắc bệnh trâu bị thường mệt mỏi, thở khó và
thở nhanh, nhu động ruột, dạ cỏ giảm, niêm mạc đỏ thẫm, bị tiêu chảy hoặc kiết, đi
ngoài phân đen có lẫn máu, trong nước tiểu có máu. Xung huyết và xuất huyết niêm

mạc bên ngồi, mồm mũi có bọt hồng lẫn máu, hầu ngực bị sưng. Thú mang thai
mắc bệnh rất dễ bị sẩy thai, con vật chết và máu chảy ra từ các lỗ tự nhiên. Tỷ lệ khi
mắc bệnh này chết tới 80%.
Thể quá cấp tính: Gặp ở đầu ổ dịch hoặc những nơi lần đầu tiên có dịch.
Bệnh ở thể này khiến thú chết rất nhanh, con vật có hiện tượng đột ngột run rẩy, hai
bên má hơi sưng, khó thở, bỏ ăn và đổ mồ hôi, gia súc sốt cao 41 – 43 độ C, nghiến
răng lè lưỡi, mắt đỏ, bị co giật, mê man, con vật quỵ xuống. Ở âm hộ hay hậu mơn
có thể chảy máu, chết nhanh.
Thể bán cấp tính: Lúc này bệnh tiến triển chậm hơn, con vật bị sốt, ăn ít,
những vùng da mỏng sưng lên, niêm mạc mắt, mũi, hậu môn đỏ, nhu động dạ cỏ
yếu, mắt và mũi bị chảy máu là triệu chứng duy nhất khiến con vật chết sau 2 – 3
ngày.
Thể ngoài da: Con vật bị xuất huyết ở cổ, ngực sưng và phù cục bộ, ban đầu
khi mắc bệnh con vật sẽ đau đớn, chỗ bị sưng ung thối, sau thành mụn loét đỏ chảy
nước màu vàng đỏ. Hạch lampa sưng, con vật không kêu được do bị đau và đưa cổ
ra phía trước.
Bệnh tích
Thú khi mắc bệnh sẽ chết đột ngột, bụng phình chướng to, lịi đờm, hậu mơn
có phân lẫn máu đen chảy ra từ các lỗ tự nhiên trên cơ thể. Khi con vật chết cần

7


phải xác định xem nó có bị bệnh Nhiệt Thán hay không, nếu mắc phải bệnh này cần
phải phân hủy xác ngay để tránh tình trạng dịch bệnh lây lan.

Hình 2.6: Thú chết do bị bệnh nhiệt thán
Xác thú bị chết mau chóng bị thối rữa, có hiện tượng xuất huyết máu đen
trên khắp cơ thể, nhất là ở vùng phổi và màng bụng, máu không đông khi cắt mạch
máu, niêm dạ múi khế, ruột non và ruột già bị viêm rất nặng. Lá lách sưng to màu

đen mềm và dễ bị vỡ, nhu mô lá lách gần như lỏng ra và đen sẫm.
2.2.2.4. Điều trị
Khi phát hiện và xác định thú bị bệnh nhiệt thán thì khơng được phép điều
trị, cần tiêu hủy và tránh xa để không làm lây lan dịch bệnh.
Phòng bệnh: Dùng vắc-xin nha bào Nhiệt Thán để tiêm cho con vật, sau thời
gian 15 ngày vắc-xin này sẽ giúp cho thú có khả năng miễn dịch và thời gian hiệu
lực kéo dài hơn 1 năm.
2.2.3. Bệnh đậu xảy ra trên dê núi
2.2.3.1. Nguyên nhân
Bệnh do vi rút Capripoxvirus gây ra. Vi rút gây bệnh có thể tồn tại nhiều
tháng trong mơi trường và có sức đề kháng cao với các loại hóa chất thơng thường.

8


Hình 2.8: Capripoxvirus
2.2.3.1 Chất chứa và con đường truyền lây
Virus có trong các bọc mụn nước. Đường truyền lây chủ yếu của bệnh là
thông qua tiếp xúc trực tiếp giữa thú mẫn cảm với thú mắc bệnh hoặc gián tiếp
thông qua phương tiện hoặc cây cỏ nhiễm vi rút.
2.2.3.3. Triệu chứng, bệnh tích
- Bệnh thường phát sinh vào mùa xuân, mùa hè khi thời tiết nóng ẩm, thời
gian ủ bệnh ở dê là 5-7 ngày.
Biểu hiện bệnh sốt cao 40-41°C, kéo dài 3-5 ngày, chảy nước mắt và dịch mũi, kém
ăn, nằm một chỗ, trên da mặt, quanh miệng xuất hiện các mụn nhỏ như hạt đỗ, hạt
ngô, lúc đầu nhỏ, sau mọng trắng vỡ loét ra, chảy dịch, đóng vảy nâu đen, vảy bong
ra để lại vết sẹo đỏ.
Biến chứng thường gặp như: Các mụn đậu mọc ở kết mạc mắt khi vỡ ra có
thể làm cho thú bị mù; mụn đậu mọc ở niêm mạc miệng, mũi và khí quản, gây viêm
màng giả, có thể làm cho dê, cừu thở khó, suy hơ hấp; mụn đậu mọc ở quanh núm

vú, gây lở loét quanh núm vú.
Khi bị nhiễm trùng kế phát do các loại tạp khuẩn thì các mụn loét mưng mủ,
vỡ loét thành vết thương lâu lành.

9


Dê mang thai thường sảy thai khi bị bệnh đậu. Một số con non mắc bệnh còn
thấy ỉa chảy nặng, chết nhanh, khi vi rút đậu tác động đến niêm mạc ruột.
Bệnh tích: Có mụn đậu ở ngồi da và trong niêm mạc mũi, miệng quanh mắt
và núm vú ở dê cái.

Hình 2.9: Bệnh tích trên thú bị bệnh đậu
2.2.3.4. Chẩn đốn, điều trị
Chẩn đốn phịng thí nghiệm: Phân lập vi rút đậu.
Cách ly triệt để dàn dê mắc bệnh. Sử dụng xanh methylen hoặc dung dịch
Iodin 1% bôi lên vết mụn loét, các dung dịch này diệt được vi rút và vi khuẩn ở
mụn đậu, làm cho mụn đậu đóng vảy nhanh, bong ra và liền sẹo nhanh.
Khi có hiện tượng viêm nhiễm kế phát ở mũi, miệng và viêm khí quản thì
điều trị bằng kháng sinh như AmpiKana hoặc Gentamicin – Doxycyclin,
Lincospecto, liều theo khuyến cáo của nhà sản xuất, kết hợp với sử dụng các loại
thuốc trợ sức, trợ lực như Urotropin, Vitamin B1, Vitamin C và Cafein.
Trong thời gian điều trị giữ chuồng khô, sạch sẽ, tăng cường chăm sóc ni
dưỡng để dê nhanh bình phục.
Tiêm vaccine để phòng bệnh

10


2.2.4. Bệnh tụ huyết trùng xảy ra trên hươu, nai

2.2.4.1. Nguyên nhân
Bệnh do vi khuẩn Pasteurella gây nên

Hình 2.10: Vi khuẩn Pasteurella dưới kính hiển vi
2.2.4.2. Triệu chứng bệnh tích
Con vật sốt cao, mắt đỏ ngầu, nước mắt, nước mũi chảy ra, thở gấp,
mũi khơ và chướng bụng
2.2.4.3. Chẩn đốn và điều trị
Trong trường hợp bụng chướng to cần dùng kim thơng hơi từ dạ cỏ ra ngồi,
sau đó dùng các loại thuốc sau để điều trị:
+ Dùng thuốc: Peniciline + Streptomicine + trợ sức: B.complex, ADE,
Cafein.
+ Dùng lá mơ, diếp cá, cỏ mực giã nhỏ vắt lấy nước khoảng 0,5 lít, 50 – 70g
đường glucoza, 2 -4 gói sâm dạng hồ tan, 3 – 5 gói men tiêu hố, 15-20 gam
Sunfatmagiêc (MgSO4) trộn vào đổ vào chai cho thú uống. Tác dụng làm cho cơ
thể mua phục hồi vì trong thời gian con vật bị bệnh lười thức ăn hơn những ngày
thường. ( Bài thuốc tây+ nam kết hợp nên sử dụng trong 3-4 ngày mỗi ngày 2-3 lần)
2.2.5. Viêm ruột truyền nhiễm xảy ra trên mèo rừng
2.2.5.1. Nguyên nhân
Do Feline panleukopenia Virus (FPV) gây ra, hay còn được biết đến với tên
khá dân dã là bệnh Parvo mèo.

11


2.2.5.2. Chất chứa và con đường truyền lây
Virus sống trong nhân các tế bào của động vật, sản sinh nhanh và hủy hoại
cơ thể vật chủ.
Feline panleukopenia Virus (FPV) sau khi được hấp thụ qua đường miệng,
chỉ trong vòng 24 giờ virus sẽ đi vào trong máu, xâm nhập vào các tế bào lympho,

tấn công hàng rào miễn dịch của cơ thể, đặc biệt làm suy giảm chức năng bạch cầu,
phá hủy niêm mạc ruột.
2.2.5.3. Triệu chứng, bệnh tích
Thú mắc bệnh thường có các triệu chứng như: sốt, bỏ ăn và suy sụp đột ngột,
nôn nhiều lần, đau vùng bụng, tiêu chảy cấp và mất nước, rối loạn điện giải trầm
trọng, tiếng khàn, mất giọng, yếu ớt, mèo bị giảm bạch cầu (leukopenia) dẫn đến tử
vong
Các triệu chứng thần kinh: đi loạng choạng, mất thăng bằng, run rẩy lắc lư,
thậm chí co giật động kinh.
Mắt kèm nhèm, trũng, sụp mí mắt, lờ đờ, mũi miệng thâm đen, chảy dãi
nhớt.

Hình 2.11: Mèo bị FDV
Hơi thở có mùi, phân, dãi bốc mùi hơi rất khó chịu.
Mèo mẹ mang thai bị sảy thai hoặc đẻ non, mèo con có thể bị nhiễm virus
ngay từ 2 – 3 tuần tuổi và chết trong vài ngày. Mèo ở mọi lứa tuổi đều mắc bệnh

12


giảm bạch cầu mèo, nhưng tỷ lệ tử vong rất cao: từ 25- 75% mèo chết tại các ổ dịch,
gần 100% với mèo con.

Hình 2.12: Niêm mạc ruột của thú bị phá hủy, xuất huyết.
2.2.5.4. Chẩn đốn và điều trị
Có các phương pháp chẩn đoán lâm sàng như: Xét nghiệm lâm sàng, thử
nghiệm huyết thanh học, kiểm tra kháng nguyên trong phân, phân lập virus, phát
hiện gen…
Phát hiện bệnh lý đường ruột giãn; ruột cuộn chặt và có sung huyết. Mèo
nhiễm bệnh trước khi sinh thì tràn dịch não, hoặc chứng tràn dịch não. Hoại tử tế

bào biểu mô ruột.
Điều trị: Tăng sức đề kháng, truyền Lactated Ringer để cung cấp chất điện
giải và chống mất nước, hạn chế ăn và uống nước trong thời gian này để giảm nôn
và giảm nhu động ruột.
Tiêm vaccine để phòng bệnh cho thú.

13


Hình 2.13: Thuốc điều trị cho Feline Panleukopenia
Loại thuốc

Liều lượnga
(mg/kg)

Thuốc chống
nôn
Metoclopramide 0.2 – 0.4b
1-2
Ondansetron
0.1 – 0.22
Dolasetron
0.5 – 1.0
Kháng sinh
Ampicillin
15 – 20
Cefazolin
10- 30
Gentamicin
2

2,5x106 đơn
Interferon- ω
vị/ kg

Đường cấp
thuốc

Thời gian
gian giãn
cách

PO, SC, IV
Tiêm chậm IV
IM, SC, IV

6–8
24c
8 – 12
24

pm
pm
prn
prn

IV, SC, IM
IV, SC, IM
IV, SC, IM
IV


6–8
8
24
24

prn
prn
prn
prn

14

Thời điểm
tiêm


PHẦN 3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
3.1. Kết luận
Động vật hoang dã tuy sinh sống và phát triển trong môi trường tự nhiên sở
hữu sức khỏe và sức đề kháng rất tốt, tuy nhiên chũng vẫn bị mắc bệnh. Việc chữa
trị và chăm sóc cứu hộ cho chúng ngồi bảo vệ sức của chúng ra còn tránh để những
căn bệnh đó lây sang gia súc, giúp phát hiện ra được những ổ dịch tiềm ẩn trong tự
nhiên để kịp thời chuẩn bị ứng phó với chúng. Giúp bảo vệ đàn gia súc và thú cưng
tốt nhất.
3.2. Kiến nghị
Một số bệnh xảy ra trên thú có thể lây sang người, vì vậy khi thực hiện công
tác khám, điều trị và cứu hộ cần chú ý để tránh bị lây bệnh và làm lây lan dịch bệnh.
Cần hết sức cảnh giác và chú ý khi điều trị cho chúng, trước khi tiếp xúc với thú cần
mang các đồ bảo hộ và tiếp cận cố định thú, đảm bảo an toàn cho cả bác sĩ và thú.


15


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Kiều Mạnh Hưởng (2021), Bài giảng Bệnh của động vật hoang dã, Phân
hiệu Trường Đại Học Lâm Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.
2. Nguyễn Đức Huy (2020), Bài giảng Bệnh truyền nhiễm thú y, Phân hiệu
Trường Đại Học Lâm Nghiệp tại tỉnh Đồng Nai.
Một số trang web
3. />4. />5. />6. />7. />8. />
16



×