Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

K63A TY 187640101082 vutronghung noidung chandoanbenh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (493.22 KB, 24 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PTNT

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LÂM NGHIỆP – PHÂN HIỆU ĐỒNG NAI

TIỂU LUẬN
HỌC PHẦN CHẨN ĐOÁN BỆNH THÚ Y
Tên đề tài:
SO SÁNH MỘT SỐ CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN VÀ KHÁM BỆNH
TRÊN HỆ HƠ HẤP VÀ TIÊU HĨA HEO

Ngành: Thú Y
Lớp: K63A_Thú Y

Đồng Nai – Năm 2021

Khoa: Nông Học


MỤC LỤC
PHẦN 1. MỞ ĐẦU .....................................................................................................1
1.1 Lý do chọn đề tài ...................................................................................................1
1.2 Mục tiêu ................................................................................................................1
1.3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn vấn đề nghiên cứu ..........................................1
PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN .................................................................2
2.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................2
2.1.1 Giải phẫu và chức năng của một số cơ quan trên đường hô hấp .......................2
2.1.2 Một số triệu chứng phổ biến trên đường hô hấp ................................................4
2.1.3 Giải phẫu và chức năng của một số cơ quan trên đường tiêu hóa .....................4
2.1.4 Một số triệu chứng phổ biến trên đường tiêu hóa ..............................................7


2.2. Nguyên tắc-nguyên lý một số phương pháp chẩn đoán bệnh ..............................8
2.2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh đối với bệnh hơ hấp ..........................................8
2.2.2. Phương pháp chẩn đốn đối với bệnh tiêu hóa .................................................9
2.2.3 Phương pháp chẩn đốn phi lâm sàng ..............................................................11
2.2.3.1 Phương pháp Elisa ........................................................................................11
2.2.3.2 Phương pháp PCR .........................................................................................12
2.2.3.3 Phương pháp X- Quang.................................................................................13
2.2.3.4 Phương pháp siêu âm ....................................................................................13
2.2.3.5 Phương pháp nội soi ......................................................................................14
2.2.3 So sánh sự cần thiết của mỗi phương pháp chẩn đoán ....................................15
2.2.4 So sánh thời điểm và thứ tự áp dụng các phương pháp chẩn đoán ..................18
2.2.5 So sánh tính hiệu quả của các phương pháp ....................................................19
PHẦN 3. KẾT LUẬN ...............................................................................................20
3.1 Kết luận ...............................................................................................................20
3.2 Ý nghĩa ................................................................................................................20
TÀI LIỆU THAM KHẢO .........................................................................................21

i


DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1 Cấu tạo phổi heo...........................................................................................4
Hình 2.2 Hệ tiêu hóa của heo ......................................................................................6
Hình 2.3 Bộ kit test và máy đọc kết quả Elisa ..........................................................11

DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1 So sánh phương pháp chẩn đoán và khám bệnh ........................................16
Bảng 2.1 So sánh thời điểm và thứ tự áp dụng các phương pháp chẩn đốn ...........18
Bảng 2.4 So sánh tính hiệu quả của các phương pháp ..............................................19


ii


PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài
Hiện nay ngành chăn nuôi heo ở nước ta đang phục hồi và phát triển mạnh sau
đại dịch tả heo Châu Phi. Đi kèm với đó là những tiến bộ trong cơng tác khám và
chẩn đoán bệnh trên heo đạt tỷ lệ chẩn đốn chính xác cao và chính xác, từ đó đưa
ra được phác đồ điều trị hiệu quả tối ưu nhất.
Tuy nhiên một số phương pháp khám và chẩn đoán cịn chưa tối ưu với những
cơ quan và thời kì phát bệnh của gia súc, vì vậy tơi chọn đề tài: “So sánh một số các
phương pháp chẩn đoán và khám bệnh trên hệ hơ hấp và tiêu hóa heo” để làm rõ
vấn đề trên.
1.2 Mục tiêu
- Hiểu và áp dụng được các phương pháp khám và chẩn đoán trên gia súc.
- Tìm ra được phương pháp chẩn đốn khám bệnh phù hợp với từng loại triệu
chứng, từng thời kỳ phát bệnh.
1.3 Đối tượng nghiên cứu và giới hạn vấn đề nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: heo.
- Giới hạn đề tài: Tham khảo các nguồn tại liệu tại thư viện và tài liệu online.

1


PHẦN 2. NỘI DUNG CỦA TIỂU LUẬN
2.1. Cơ sở lý luận
Muốn có được kết quả chẩn đốn bệnh trên heo chính xác nhất, người khám
bệnh phải nắm vững các kiến thức về giải phẫu động vật, chức năng của từng cơ
quan từ đó đưa ra kết quả chẩn đốn chính xác nhất.
2.1.1 Giải phẫu và chức năng của một số cơ quan trên đường hô hấp

- Xoang mũi: Là bộ phận ngồi cùng của hệ hơ hấp, chứa thụ thể khứu giác là
nơi lọc và làm ấm khơng khí trước khi đưa vào cơ thể.
+ Lỗ mũi: Là cửa của hệ hơ hấp, là nơi tiếp xúc với khơng khí bao gồm 2 cánh
mũi trong và ngoài gấp nhau tạo thành góc lưng và góc bụng.
Xoang mũi gồm các bộ phận nòng cốt là các xương, sụn và niêm mạc.
Các xương hợp thành xoang mũi là xương mũi, xương hàm trên, xương liên
hàm, xương sàng, xương lá mía.
Sụn ngăn giữa mũi từ phiến thẳng đứng của xương sàng đến sụn đầu lỗ mũi,
cạnh trên khớp với xương lá mía, dưới khớp với đường khớp trên của khẩu cái.
Niêm mạc: Lót mặt trong xoang mũi và chia làm hai vùng:
• Niêm mạc vùng hơ hấp, ở phía trước, màu hồng.
• Niêm mạc vùng khứu giác, ở phía sau, màu vàng hoặc nâu.
Biểu mơ phủ có các cơ quan thụ cảm của các tế bào thần kinh khứu giác.
Lớp đệm ít các tuyến tiết chất nhờn.
Mạch quản và thần kinh của xoang mũi: nhánh động mạch hàm và động mạch
mặt.
Ở heo hai lỗ mũi nhỏ, gương mũi môi rất phát triển.
- Thanh quản: Là xoang ngắn hẹp nằm sau yết hầu, trước khí quản, dưới và sau
xương lưỡi thực hiện chức năng dẫn khí và là cơ quan phát âm. Cấu tạo gồm hệ
thống các sụn tạo nên xoang thanh quản bao gồm: Sụn tiểu thiệt, sụn giáp trạng, sụn
nhẫn và sụn phễu.
Các cơ thanh quản gồm 2 nhóm cơ: Cơ nội bộ và cơ ngoại lai giúp đóng mở
thanh quản khi thở và tạo ra âm thanh.

2


+Yết hầu: Là xoang ngắn, hẹp, sau màng khẩu cái và lưỡi, xoang mũi; trước thức
quản và thanh quản; là nơi giao nhau giữa đường tiêu hóa và đường hơ hấp.
Khi thở, màng khẩu cái hạ xuống ôm lấy sụn tiểu thiệt và đóng cửa thanh

quản, ngăn khơng cho khơng khí đi từ xoang mũi qua yết hầu xuống thanh quản, khí
quản và phổi.
Khi nuốt màng khẩu nâng lên về sau đậy kín lỗ mũi sau; sụn tiểu thiệt nâng
lên úp lên sụn phễu bịt kín cửa thanh quản; cơ yết hầu cùng các cơ khác co rút đẩy
thức ăn xuống thực quản. Sau đó màng khẩu cái và sụn tiểu thiệt trở về vị trí ban
đầu. Q trình hơ hấp được tiếp tục.
+ Khí quản: Là ống hình trụ, cong trịn ở phía trên chạy từ thanh quản đến rốn phổi
có tác dụng dẫn khơng khí vào phổi và ngược lại. Thanh quản gồm tổ chức liên kết,
cơ trơn và khoảng 50 vịng sụn hình chữ C xếp liền kề nhau liên kết bởi các dây
chằng tạo thành. Đến rốn phổi, khí quản chia thành 2 phế quản gốc.
-Vùng xoang ngực:
Giới hạn:
+ Phía trên là các đốt sống vùng lưng
+ Hai bên là xương sườn, sụn sườn và các cơ liên sườn
+ Phía trước là cửa vào lồng ngực.
+ Dưới là xương ức và các cơ vùng ức
Xoang phế mạc:
Nằm trong xoang ngực và được giới hạn giữa hai lá phế mạc gồm:
Lá thành áp sát vào thành ngực và lá tạng áp sát vào phổi, giữa lá thành và lá
tạng tạo thành xoang phế mạc chứa dịch có tác dụng làm giảm ma sát khi hô hấp và
gắn kết lá thành và lá tạng lại với nhau.
+ Phổi: Là cơ quan chủ yếu của bộ máy hô hấp nơi diễn ra q trình trao đổi khí
giữa máu với khơng khí đã được dẫn vào phổi. Hai lá phổi phải và trái nằm trong
xoang ngực nối với nhau qua hai phế quản gốc và được ngăn cách bởi phế mạc
giữa.

3


Hình 2.1 Cấu tạo phổi heo

Cấu tạo bởi hệ thống ống và các túi khí rỗng chứa khơng khí phân nhánh gọi
là cây phế quản. Đi kèm theo các ống phế quản là các động mạch, tĩnh mạch phổi,
các mạch lâm ba, các đám rối thần kinh nằm xen kẽ là nơi trao đổi khí giữa máu và
khơng khí
2.1.2 Một số triệu chứng phổ biến trên đường hô hấp
- Mũi khơ, chảy nước mũi, viêm họng sưng nóng, ho khị khè.
- Đau, ngứa họng làm cho con vật bị đau đớn kêu la.
- Viêm phế quản, ho ra máu, sốt do viêm, thân nhiệt bình thường của heo dao
động từ 38,5oC – 39oC.
2.1.3 Giải phẫu và chức năng của một số cơ quan trên đường tiêu hóa
- Miệng: Là phần đầu tiên của hệ tiêu hóa, nó giữ vai trị nhai, nuốt, tiết nước
bọt. Trong miệng có chứa răng, lợi, lưỡi và tuyến nước bọt.
+ Môi: Ở heo môi dưới nhỏ, mơi trên phát triển tràn ra ngồi mơi dưới tạo
thành hình mõm, có chức năng bảo vệ răng, lợi và các cơ quan trong miệng.
+ Má: Giới hạn hai thành bên xoang miệng, kéo dài từ mép đến màng khẩu
cái, từ hàm răng trên đến hàm răng dưới.
Tác dụng: Đẩy thức ăn lên mặt bàn nhai của răng, không cho rơi ra ngoài.
4


+ Lợi: Là phần niêm mạc sừng hóa, cứng, bám sát trên mặt các xương liên
hàm, xương hàm trên, xương hàm dưới và xung quanh cổ răng có tác dụng chêm
chặt răng.
+ Vòm khẩu cái: giới hạn thành trên của xoang miệng, phía trước là xương
liên hàm, 2 bên là xương hàm trên, phía sau tiếp nối với màng khẩu cái.
Có nhiều tuyến khẩu cái tiết chất nhầy, cịm khẩu cái là điểm tựa cho lưỡi và
có tác dụng hướng thức ăn về sau. Ở heo khẩu cái hẹp và dài.
+ Màng khẩu cái: Là một nếp gấp niêm mạc, ngăn cách giữa miệng và yết hầu.
Khi nuốt, màng khẩu cái được nâng lên đậy lỗ mũi sau làm cho thức ăn không
lọt được vào xoang mũi. Ở heo, bề mặt màng rộng, amidan nổi rõ, trên bề mặt

amidan có nhiều lỗ.
+ Lưỡi: Chứa thụ thể vị giác giúp tạo cảm giác ngon miệng khi ăn và các cơ
giúp trộn đều thức ăn, đẩy thức ăn xuống thực quản.
+ Răng: Do niêm mạc miệng biệt hóa tạo thành. Gia súc có hàm răng trên và
hàm răng dưới, răng cắm vào lỗ chân răng của xương hàm trên, xương hàm dưới và
xương liên hàm, giúp lấy và nghiền thức ăn.
+ Tuyến nước bọt chứa enzym tiêu hóa và làm mềm thức ăn.
- Thực quản: Là ống dài bắt đầu bằng một lỗ thông với yết hầu, sau nở rộng
ra tạo thành phình thực quản, tiếp đó là thực quản chính thức nối với dạ dày. Có các
tuyến tiết dịch nhầy giúp dẫn thức ăn xuống dạ dày.
- Dạ dày: Là đoạn phình to hình túi của ống tiêu hóa nằm sau cơ hồnh và
gan, là nơi diễn ra q trình tiêu hóa cơ học và tiêu háo hóa học đưa thức ăn tạo
thành dạng nhũ trấp và đẩy xuống ruột non.
Ở heo, dạ dày nằm lệch sang trái xoang bụng, phía trước giáp gan, chéo từ trên
xuống dưới và được cố định nhờ hệ thống dây chằng. Đường cong lớn tự trên mỏm
kiếm xương ức. Lỗ thượng vị dốc xuống về phía vịng cung sụn sườn phải.
- Ruột non: Chứa các vi lông mao giúp hấp thu chất dinh dưỡng từ thức ăn
khi thức ăn đi qua và đưa đến các tế bào thông qua hệ thống mạch máu. Ruột non
chia làm ba đoạn: Tá tràng, không tràng và hồi tràng.

5


- Ruột già: Có đường kính lớn, được cố định trong xoang bụng nhờ màng treo
ruột già, giúp lên men vi sinh vật, tạo vitamin và hấp thu nước còn trong nhũ trấp và
tạo hình cho phân, là nơi chứa phân trước khi đưa ra ngoài cơ thể. Ruột già gồm 3
đoạn:
+ Manh tràng là nơi xảy ra quá trình lên men tạo acid béo, các acid amin
+ Kết tràng
+ Trực tràng là đoạn ruột ngắn nối với hậu môn, có chức năng dự trữ phân.

Hậu mơn là nơi thải phân ra ngồi của hệ tiêu hóa.

Hình 2.2 Hệ tiêu hóa của heo
Ngồi ra cịn các cơ quan tiết dịch tiêu hóa:
- Gan: Nằm trong xoang bụng theo chiều trên dưới, hơi lệch về bên phải, trước
cơ hoành, sau giáp dạ dày. Dây chằng vành: cố định cạnh trái gan vào cơ hoành,
dây chằng gan: đi từ mặt sau đến bờ cong nhỏ của dạ dày và tá tràng.
Ở heo, gan nằm bên phải trong khoảng xương sườn 7-13; bên trái từ xương
sườn 8-10. Phân làm 6 thùy: Trái, giữa trái, vuông, phải, giữa phải và đuôi.

6


Mật: Tế bào gan tiết ra dịch mật đổ vào các rãnh mật nằm trong tiểu thùy gan.
Các rãnh này đổ vào các ống mật gian thùy sau đó tập trung về các ống mật lớn hơn
đổ vào túi mật rồi theo ống Choledoque đổ vào tá tràng.
Chức năng của gan:
+ Tiết dịch mật để nhũ hoá mỡ. Tổng hợp Ure từ các sản phẩm trao đổi
protein.
+ Tổng hợp sắc tố mật
+ Dự trữ Glycogen, điều hoà đường huyết.
+ Thực bào (các tế bào Kupfer thực hiện)
+ Tổng hợp heparin chống đông máu.
+Giải độc
+ Tạo huyết (trong giai đoạn bào thai gan là cơ quan tạo huyết)
- Tuyến tuỵ:
+Tuỵ vừa có chức năng ngoại tiết vừa có chức năng nội tiết:
Ngoại tiếp Tiết các men tiêu hóa như anlaza, tripsin, lipuza...
Nội tiết Tiết ra Glucagon, Insulin điều hóa đường huyết
Ở heo thuỳ phải men theo tá tràng đến cạnh trong thận phải. Thuỳ trái tựa vào

thận trái và lách, trong khoảng 2 đối lưng cuối đến hai đốt sống hông đầu.
Phần ngoại tiết: Gồm các chùm tuyến có các tế bào tiết dịch giống tuyến nước
bọt dưới hàm. Các chất tiết theo các ống dẫn nhỏ sau đó tập trung thành các ống dẫn
lớn đổ vào tá tràng
Phần nội tiết: Cấu tạo gồm các đảo tụy hay đảo Langerhan gồm các tế bào α, β
tiết hormon. Các loài tế bào khác (tể bào C; D, D1) điều tiết hoạt động tiết hormon
của tế bào α và β.
Tế bào α ở chiếm 20%, tiết ra Gluagon làm tăng đường huyết.
Tế bào β chiếm 75%, tiết Insulin làm giảm đường huyết.
2.1.4 Một số triệu chứng phổ biến trên đường tiêu hóa
- Nơn, khó tiêu, tiêu chảy, táo bón, ủ rũ.
- Nhiễm ký sinh trùng: Giun, sán làm bụng sưng đau.

7


- Tổn thương niêm mạc ruột, dạ dày, phân có máu.
- Lở loét vùng miệng, sâu răng.
- Bị nghẹn thức ăn khi ăn nhanh và nhiều.
2.2. Nguyên tắc-nguyên lý một số phương pháp chẩn đoán bệnh
2.2.1. Phương pháp chẩn đoán bệnh đối với bệnh hơ hấp
*Chẩn đốn lâm sàng: Hỏi bệnh, quan sát, sờ nắn, gõ, nghe
- Nghe nhịp thở của heo: nhịp thở bình thường của heo từ 20 – 30 lần/phút.
Thể hô hấp: Ở heo thở thể hỗn hợp tức là thành ngực và thành bụng cùng hoạt
động, nếu heo chuyển sang thở thể bụng thì có vấn đề.
Quan sát heo có biểu hiện thở khó hay khơng.
- Khám nước mũi, kiểm tra màu sắc của niêm mạc mũi, khám xoang mũi:
• Xuất huyết lấm tấm đỏ trên niêm mạc do các bệnh truyền nhiễm có bại
huyết, thiếu máu truyền nhiễm.
• Niêm mạc sung huyết đỏ do viêm màng mũi cấp tính, viêm họng.

• Niêm mạc mũi trắng bệch do thiếu máu, mất máu cấp.
• Niêm mạc mũi tím bầm do rối loạn tuần hồn và hơ hấp nặng.
• Niêm mạc mũi hồng đản do rối loạn trao đổi sắc tố mật, bệnh ở gan.
• Niêm mạc sưng căng, mọng nước do viêm niêm mạc mũi.
• Niêm mạc có những mụn loét trên bề mặt do viêm cata, viêm hạch lâm ba,
viêm
màng mũi thối loét, viêm da tại chỗ.
-Khám thanh quản và khí quản: Sử dụng ống nghe, tay sờ bên ngoài để kiểm
tra.
Với gia súc nhỏ: mở rộng mồm, dùng thìa sắt đã sát trùng đè mạnh lưỡi
xuống để quan sát niêm mạc họng, thanh quản. Niêm mạc viêm, sung huyết đỏ ửng.
Với gia súc lớn có thể sờ trực tiếp, nhưng chú ý không để gia súc cắn vào tay
người khám.
- Kiểm tra ho:

8


Ho là một phản xạ nhằm tống ra ngoài những vật lạ như chất tiết, bụi bẩn, vi
khuẩn...kích thích niêm mạc đường hơ hấp.
Gia súc khoẻ mạnh, gây ho khó khăn. Khi gia súc bị viêm thanh quản,
khí quản, gây ho dễ dàng.
- Khám ngực:
+ Quan sát vùng ngực: Nếu lồng ngực co, nở khơng rõ có thể do phổi khí
thũng, viêm màng phổi, viêm phế quản nhỏ.
+ Sờ nắm vùng ngực: Dùng tay sờ và ấn mạnh vào các khe sườn, nếu thấy
từng vùng da nóng có thể do viêm tại chỗ, sờ nắn gia súc đau do viêm màng phổi
hay bị viêm tại chỗ. Những gia súc gầy, lồng ngực lép, lúc viêm màng phổi sờ bên
ngồi có thể cảm giác được hiện tượng cọ màng phổi.
+ Gõ vùng phổi: Căn cứ tính chất của tiếng phát ra lúc gõ vào vùng phổi để

phán đốn tình trạng của phổi. Với gia súc lớn dùng bản gõ và búa gõ, với gia súc
nhỏ gõ bằng ngón tay. Nên gõ theo trình tự từ trước ra sau, từ trên xuống dưới; mỗi
điểm gõ hai cái, điểm này cách điểm khác 3 - 4 cm. Gõ vùng phổi bên này rồi gõ
vùng phổi bên kia để so sánh và nhận ra những thay đổi của bệnh.
+ Nghe phổi: Khi đường hô hấp, phổi có bệnh thì âm thanh quản, âm khí quản,
âm phế quản và nhất là âm phế nang thay đổi. Ngồi ra cịn có những âm mới gọi là
những âm bệnh lý. Nghe trực tiếp: phủ lên gia súc miếng vải mỏng để tránh bẩn, áp
sát lỗ tai nghe trực tiếp. Nghe gián tiếp: nghe qua ống nghe.
+ Gõ khí quản: Dùng búa gõ nhẹ lên khí quản đoạn vùng cổ rồi nghe tiếng
vang trên vùng ngực. Tiếng nghe được trên vùng ngực to hay nhỏ, trầm hay vang
nói lên tình trạng của tổ chức phổi. Nếu phổi bình thường, tiếng gõ khí quản khơng
rõ trên vùng ngực. Nếu phổi bị thấm ướt thì tiếng gõ khí quản nghe rõ trên vùng
ngực
2.2.2. Phương pháp chẩn đoán đối với bệnh tiêu hóa
*Chẩn đốn lâm sàng
- Kiểm tra ăn uống: kiểm tra các phản xạ ăn uống bình thường của heo như
nhai, nuốt, uống nước có ợ hơi hay khơng, có nôn mửa hay không.

9


- Khám miệng: quan sát và kiểm tra vùng miệng, có thể sử dụng các loại khóa
miệng để mở miệng gia súc thuận tiện cho người khám.
Quan sát và phát hiện các biểu hiện như chảy dãi: Gia súc chảy dãi thường do
trở ngại nuốt, do tuyến nước bọt viêm, ngoại vật cắm vào hàm răng, viêm họng, sốt
lở mồm, long móng, viêm tuyến mang tai.
Kiểm tra mơi, mùi hơi trong miệng nếu có, nhiệt độ và độ ẩm trong miệng.
Kiểm tra niêm mạc miệng để phát hiện các vết loét, mụn nước nếu có.
Khám lưỡi và răng: kiểm tra lưỡi có bị thương hay khơng, kiểm tra độ mịn
của răng, răng có bị viêm hay sâu hay khơng.

-Khám họng và thực quản:
+ Khám họng: quan sát, sờ nắn và khám bên ngồi và bên trong vịm họng.
+ Khám thực quản: Nhìn bên ngồi xem thực quản có bị tắc hay không, sờ nắn và
quan sát biểu hiện của gia súc, nếu gia súc bị đau, kêu la thì có thể thực quản bị
viêm.
Thơng thực quản để chẩn đốn và điều trị.
-Khám vùng bụng: Quan sát vùng vụng xem có các dấu hiệu bất thường khơng, nếu
bụng bé lại có thể do suy dinh dưỡng, gầy yếu, tiêu chảy mãn tính. Nếu bụng to lên
có thể do ăn no hoặc mắc các trường hợp bệnh lý nếu gia súc có các biểu hiện khó
thở, bỏ ăn, cơ thể gầy gị…
Sờ nắn vùng bụng để chẩn đoán bị lồng, bị tắc hoặc có dị vật trong bụng.
-Khám dạ dày: dạ dày nằm bên trái xoang bụng. Nếu lợn tỏ ra đau đớn, ngồi 2 chân
như chó, vùng bụng trái to rõ: do đầy hơi cấp tính hay bội thực.
Khi dạ dày bị chướng hơi sờ vào như bóng khí. Khi dạ dày bị bội thực sờ vào
thấy thức ăn rắn chắc, ấn mạnh làm lợn có phản xạ nơn. Ngồi ra, một số bệnh gây
viêm loét dạ dày (dịch tả lợn, phó thương hàn lợn) khi ấn mạnh vào vùng dạ dày
cũng có thể gây nơn.
-Khám ruột: Ruột non ở bên phải, ruột già ở bên trái.

10


Bụng chướng to thường do đầy hơi, bội thực; bụng xẹp thường do tiêu chảy
lâu ngày. Hai tay ép hai bên, ấn mạnh vào vùng bụng, nếu thấy phân tụ lại thành cục
cứng thường do tắc ruột, táo bón.
-Khám phân: Phân gia súc gồm bã thức ăn (chất xơ, protein, lipit...), chất tiết của
tuyến tiêu hố, tế bào thượng bì niêm mạc ruột tróc ra, chất khống và một số vi
sinh vật có trong đường ruột.
Quan sát bằng mắt thường, kiêm tra số lượng, màu sắc, độ cứng, mùi có các
biểu hiện bình thường hay khơng.

Niêm dịch nhiều, có màng giả, mủ, máu lẫn trong phân thường do bệnh.
Tầng niêm dịch dày do phân tiết trên niêm mạc đường ruột tăng do táo bón lâu
ngày, viêm cata ruột già. Nếu tắc ruột thì phân tồn niêm dịch lẫn máu.
Màng giả do những sợi huyết (fibrin), những mảnh tổ chức niêm mạc ruột
bong ra, dính với nhau tạo thành, nó theo phân ra ngoài từng mảng. Màng giả là
triệu chứng viêm ruột và thường là tiên lượng không tốt. Phân lẫn mủ hay những
mảnh tổ chức nhỏ là do loét hoặc ổ mủ ở thành niêm mạc ruột gây ra.
Phân lẫn máu: do ký sinh trùng (cầu trùng), do loét ruột, dạ dày, viêm ruột
nặng, các bệnh truyền nhiễm cấp tính (nhiệt thán, dịch tả...).
Phân lẫn bọt khí: do rối loạn tiêu hóa và lên men.
2.2.3 Phương pháp chẩn đốn phi lâm sàng
2.2.3.1 Phương pháp Elisa
- Nguyên tắc: Dựa trên sự kết hợp đặc hiệu giữa kháng nguyên và kháng thể,
trong đó kháng thể được gắn với một enzyme. Khi cho thêm cơ chất thích hợp
(thường là nitrophenol phosphate) vào phản ứng, enzyme sẽ thủy phân cơ chất
thành một chất có màu. Sự xuất hiện màu chứng tỏ đã xảy ra phản ứng đặc hiệu

11
Hình 2.3 Bộ kit test và máy đọc kết quả Elisa


giữa kháng thể với kháng nguyên và thông qua cường độ màu để biết được nồng độ
kháng nguyên hay kháng thể cần phát hiện.
Trong thú y, ELISA được dùng phổ biến trong chẩn đoán bệnh ở gia súc, gia
cầm để xác định các tác nhân gây bệnh như virus, vi khuẩn, nấm, ký sinh trùng...
2.2.3.2 Phương pháp PCR
- Nguyên tắc của phương pháp là tạo lượng lớn các đoạn ADN đặc thù từ
ADN khuôn dựa trên cơ sở hoạt động của ADN - polymerase để tổng hợp sợi mới
bổ sung
- Các yếu tố cơ bản để thực hiện phản ứng PCR bao gồm:

• Sợi khn ADN chỉ cần biết trình tự nucleotide của đoạn nhỏ nằm cạnh đoạn
cần nhân để thiết kế hai mồi oligonucleotide.
• Hai đoạn mồi ngắn để xác định các điểm bắt đầu tổng hợp ADN. Là tín hiệu
chỉ hướng đi (5’→3’) của enzyme ADN–polymerase. Mồi dài khoảng 20 nucleotide
và các nucleotide ở hai đầu của mồi không tự kết hợp với nhau theo nguyên tắc bổ
sung. Có đầy đủ các loại nucleotide dATP, dTTP, dGTP, dCTP.
• Môi trường đệm cung cấp ion Mg và nước tinh khiết khơng có enzyme
ARNse và ADNse. Enzyme chịu nhiệt Thermus aquaticus (Taq). Dung tích tổng số
cho một phản ứng PCR khoảng từ 20 µl đến 50µl.
Đặc điểm của phản ứng PCR là chọn lọc, nhậy và nhanh.
* Các bước tiến hành:
Bước 1 Thực hiện q trình biến tính AND bằng nhiệt.
Bước 2 Thực hiện phản ứng lai.
Bước 3 Tổng hợp mạch mới hay còn gọi là kéo dài.
- Trong lĩnh vực ký sinh trùng, người ta dùng kỹ thuật PCR trong chẩn đốn lỵ
amíp, Leishmania, Echinococcus, Microsporidia, Giardia, Cryptosporidium,
Toxoplasma gondii…

12


2.2.3.3 Phương pháp X- Quang
- Dựa trên đặc tính của tia X (hay tia Rơn - ghen: Roentgen) là có thể xuyên qua các
vật thể mà ánh sáng thông thường không xuyên qua được và bị hấp thụ càng nhiều
nếu vật chất có tỉ trọng càng lớn, các máy này chủ yếu gồm:
•Máy soi X - quang, trong đó tia X được sử dụng để chiếu lên một màn ảnh
thích hợp, dưới dạng bóng mờ hay sáng, hình ảnh bên trong của vùng cơ thể bị tia
chiếu qua
• Máy chụp X- quang, trong đó tia X ra khỏi vùng được chiếu thì tác động
vào một tấm kính ảnh hay phim ảnh. Cùng một máy có thể làm cả hai chức năng soi

và chụp
•Máy chụp ảnh X - quang, trong đó, khác với các máy trước, hình ảnh trên
màn ảnh của máy soi được máy chụp ghi lại. Với máy chụp ảnh X- quang thuộc
nhóm này, phải hiểu đó là một tổng thể bao gồm một máy X - quang liên kết với
một máy ảnh kiểu rất đặc biệt, cả hai được trình bày đồng thời dù phải tháo rời ra để
để vận chuyển. Ngược lại, máy ảnh đơn thuần theo chế độ riêng
Một máy chụp X - quang phát ra các chùm tia X, các tia X xuyên qua các mô
mềm và thành phần dịch (chất lỏng) trong cơ thể một cách dễ dàng. Tuy nhiên, các
mỏ đặc như xương sẽ cản một số tia X lại. Mô càng đặc thì càng cho ít tia X xun
qua. Phim X- quang được đặt phía sau cơ thể cần chụp. Các tia X nào gặp phim sẽ
tạo hình. Càng nhiều tia X đến phim thì hình ghi được càng đen hơn.
Vì vậy, các bộ phận đặc của cơ thể cản rất nhiều tia X sẽ cho hinh trắng (ví
dụ như xương), trong khi những bộ phận cơ thể rỗng hoặc đấy khi sẽ cho hình đen
(ví dụ như phổi). Các mơ mém (ví dụ như cơ hoặc các tạng đặc trong cơ thể) sẽ cho
hình ảnh có mức độ xam khác nhau tùy theo đậm đó của chúng.
2.2.3.4 Phương pháp siêu âm
- Siêu âm dựa trên nền tảng là nguyên lý định vị bằng sóng siêu âm (sonar) một kỹ thuật dùng để phát hiện các vật thể dưới nước. Trong khi siêu âm, bác sỹ sử
dụng đầu dò (transducer) tỷ sát lên da, đầu dị có chức năng vừa phát vừa thu sóng
siêu âm.

13


Khi siêu âm, các tinh thể bên trong đầu dò phát ra các sóng siêu âm truyền vào
bên trong cơ thể. Các mô, xương và chất lỏng trong cơ thể một phần hấp thụ hoặc
truyền qua - một phần phản xạ lại sóng âm và quay ngược trở lại đầu dị.
Đầu dị thu nhận sóng âm phản hồi, gửi các thơng tin này tới bộ xử lý, sau khi
phân tích các tín hiệu phản hồi bằng các phần mềm và thuật tốn xử lý ảnh, kết hợp
các thơng tin để xây dựng và tái tạo thành hình ảnh siêu âm mà chúng ta nhìn thấy
trên màn hình.

- Siêu âm lồng ngực phát hiện tốt bệnh lý thành ngực, màng phổi. Do khơng
truyền
qua khơng khí nên vai trị của siêu âm hạn chế trong chẩn đoán bệnh lý ở phổi.
Tuy nhiên, nó phát hiện dịch màng phổi sớm hơn chụp X - quang, giúp phân biệt
được viêm phổi và tràn dịch màng phổi. Đối với trung thất, siêu âm là một chỉ định
không thể thiếu trong bệnh lý tim mạch. Siêu âm giúp chẩn đoán bệnh tim bẩm sinh
ở gia súc non. Nó bổ sung cho X - quang trong chẩn đốn u trung thất vì nó phản
ánh phần nào bản chất khối u.
- Đối với bệnh lý thuộc ổ bụng, siêu âm hơn hẳn X - quang trong chẩn đoán
bệnh của tạng đặc, tạng chứa dịch như: gan, lách, tụy, đường mật, thận, hệ niệu nói
chung, tuyến tiền liệt, bàng quang, dịch ổ bụng, mạch máu như phình hay giãn động
mạch chủ bụng.
2.2.3.5 Phương pháp nội soi
- Nội soi là phương pháp thăm dị trực tiếp về hình thái một số cơ quan trong cơ thể.
Hiện nay thường sử dụng các phương pháp nội soi như: nội soi dạ dày - tá tràng, nội
soi đại tràng, nội soi hậu môn - trực tràng, nội soi ổ bụng để chẩn đoán bệnh ở đường
tiêu hóa.
Ngày nay, người ta áp dụng phương pháp nội soi điều trị để thay thế một số
phẫu thuật thường quy. Phương pháp phẫu thuật nội soi ngày càng được áp dụng rộng
rãi trong điều trị bệnh nội khoa, ngoại khoa, sản khoa. Phẫu thuật nội soi có nhiều ưu
điểm: thời gian phẫu thuật ngắn, vết thương nhỏ, chăm sóc sau phẫu thuật đơn giản
hơn, con vật chóng hồi phục.

14


2.2.3 So sánh sự cần thiết của mỗi phương pháp chẩn đốn
Giống nhau: giúp tìm ra căn ngun gây bệnh chính xác dựa trên các phương pháp
chẩn đốn và kinh nghiệm của bác sĩ thú y.
Phải tiếp cận con vật để khám và lấy mẫu để tiến hành xét nghiệm.


15


Khác nhau:
Bảng 2.1 So sánh phương pháp chẩn đoán và khám bệnh
Chẩn đoán phi lâm sàng
Chẩn đoán lâm sàng
Elisa, PCR: Lấy mẫu ở hệ hơ hấp, ví

Sử dụng các kỹ thuật sờ, nắn, gõ, nghe,

dụ như dịch hầu họng, mẫu phổi,

quan sát để khám bên ngoài, đánh giá

dịch phổi, mẫu phân, … đem bảo

các mẫu dịch hô hấp, mẫu phân, niêm

quản và gửi về phịng thí nghiệm để,

mạc.

phân tích sau đó đọc kết quả xét

Ưu điểm:

nghiệm bằng máy.


-Dễ dàng thực hiện với những người có

Ưu điểm:

chun mơn.

-Kết quả có độ chính xác cao, tìm

-Chi phí thấp.

được ngun nhân trực tiếp gây bệnh Nhược điểm:
như virus, vi khuẩn, nấm…

-Độ chính xác khơng cao, phụ thuộc

-Có thể chạy kiểm tra nhiều mẫu

vào kinh nghiệm chẩn đoán của bác sĩ

cùng lúc, tiết kiệm thời gian.

thú y.

Nhược điểm:

-Dễ nhầm lẫn với các bệnh khác có

-Yêu cầu người thực hiện phải nắm

cùng triệu chứng.


rõ các kỹ thuật trong q trình làm
xét nghiệm.
-Chi phí cao, sử dụng các thiết bị
máy móc chuyên dụng để thực hiện
X-Quang: Sử dụng tia X chiếu qua

Sử dụng các kỹ thuật sờ, nắn, gõ, nghe,

cơ thể và chụp lại hình ảnh mà tia X

quan sát để chẩn đoán bệnh.

để lại, dựa vào hình ảnh đó để chẩn

Ưu điểm: Khơng địi hỏi kỹ thuật cao

đoán bệnh.

Nhược điểm: chỉ quan sát được biểu

Ưu điểm: Quan sát được vùng xoang

hiện bên ngoài cơ thể và hỏi bệnh để

ngực do hình ảnh chụp được có tính

chẩn đốn. Dễ nhầm lẫn với các triệu

khả quan. Kết quả chẩn đốn có tính


chứng khác khi khám các cơ quan nội

chính xác cao.

tạng.

16


Nhược điểm: Phải đưa con vật vào
trong phòng máy, và cố định con vật.
Địi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh
nghiệm trong vận hành máy, chi phí
cao.
Siêu âm: Sử dụng máy phát và thu

Sử dụng các kỹ thuật quan sát, sờ, nắn,

sóng siêu âm có tần số từ 2 MHz đến gõ, nghe để chẩn đốn, chi phí thấp, tuy
20 MHz và tái tạo lại hình ảnh dựa

nhiên tính chính xác khơng cao.

vào sóng thu được.
Ưu điểm: Giúp phát hiện ra các biểu
hiện bất thường trong xoang ngực,
xoang bụng như tích dịch, khối u,
tổn thương do máu bầm, dị vật trong
ống tiêu hóa, … Để đưa ra kết luận

chính xác và nhanh chóng.
Nhược điểm:
-Hình ảnh tái tạo có thể khơng chính
xác do gặp các trường hợp khúc xạ,
nhiễu sóng.
-Địi hỏi kỹ thuật viên phải có kinh
nghiệm trong quan sát và phân tích
hình ảnh, chi phí cao.
Nội soi: Sử dụng camera mini để đưa Chỉ chẩn đoán đánh giá được mức độ
vào trong cơ thể con vật qua các

của bệnh qua các dấu hiệu, triệu chứng,

xoang hở trên đường tiêu hóa để

dịch tiết của đường tiêu hóa, chi phí

quan sát trực tiếp niêm mạc dạ dày

thấp, tính chính xác chủ yếu dựa vào

và ruột.

kinh nghiệm của người khám bệnh.

17


Ưu điểm: Quan sát và phát hiện
được các hiện tượng trào ngược dạ

dày, xuất huyết dạ dày, ruột.
Các máy mổ nội soi tạo vết thương
nhỏ, mau lành, rút ngắn thời gian
phẫu thuật.
Nhược điểm: Địi hỏi sự vơ trùng
tuyệt đối của đầu nội soi trước khi
đưa vào cơ thể, bác sĩ thực hiện phải
có kinh nghiệm và chun mơn trong
sử dụng máy, chi phí cao.
2.2.4 So sánh thời điểm và thứ tự áp dụng các phương pháp chẩn đoán
Bảng 2.1 So sánh thời điểm và thứ tự áp dụng các phương pháp chẩn đoán
Thời điểm

Khi gặp bệnh súc

Chẩn đoán lâm

Chẩn đoán phi lâm Mục tiêu

sàng

sàng
Nắm được tiền sử

x

bệnh của bệnh súc,
tình trạng bệnh lý
của con vật
Khi gia súc mới


x

x

Kết hợp hai

mắc bệnh và chưa

phương pháp chẩn

có các biểu hiện

đốn để tìm

bệnh lý rõ ràng

nguyên nhân khi
không thể xác
định được bằng
phương pháp lâm
sàng.

18


Khi gia súc có các

x


x

Lúc này cần kết

dấu hiệu bệnh lý

hợp các phương

rõ ràng

pháp để đưa ra kết
quả chẩn đốn
chính xác nhất.

2.2.5 So sánh tính hiệu quả của các phương pháp
Bảng 2.4 So sánh tính hiệu quả của các phương pháp
Trường hợp

Chẩn đoán lâm sàng

Chẩn đoán phi lâm sàng

Khi gia súc có các biểu

Phát hiện được bệnh,

Tình được ngun nhân

hiện sốt, ho, tiêu chảy, bỏ nhưng chưa rõ nguyên


gây bệnh

ăn

nhân

Khi gia súc bị virus, vi

Không phát hiện được

Phát hiện được bệnh sớm,

khuẩn xâm nhập và chưa

bệnh do khơng tìm thấy

giảm bớt chi phí điều trị

biểu hiện ra bên ngồi

biểu hiện, triệu chứng.

và phòng bệnh.

Bệnh do virus, vi khuẩn

Phát hiện được bệnh

Tìm được ngun nhân


gây ra và có triệu chứng

nhưng khơng tìm được

gây bệnh.

cụ thể

nguyên nhân cụ thể

19


PHẦN 3. KẾT LUẬN
3.1 Kết luận và kiến nghị
* Kết luận
Mỗi phương pháp đều có mang lại nhưng hiệu quả nhất định trong khám và
chẩn đoán bệnh trên heo, dựa vào ưu điểm và nhược điểm của từng phương pháp
giúp ta áp dụng và kết hợp các phương pháp để đưa ra kết quả chẩn đốn chính xác
nhất.
* Kiến nghị
Tùy vào mục đích và nhu cầu của chủ trang trại hay hộ chăn ni mà có thể
chọn ra phương pháp khám bệnh phù hợp và kết hợp các phương pháp chẩn đốn
lâm sàng với phi lâm sàng, nhằm tìm ra nguyên nhân gây bệnh sớm nhất để điều trị
hiệu quả.
3.2 Ý nghĩa
Kết quả bài so sánh giúp ta hiểu được ưu và nhược điểm của từng phương
pháp từ đó giúp chúng ta lựa chọn phương pháp phù hợp trong từng trường hợp để
mang lại hiệu quả cao trong khám và chẩn đoán bệnh trên heo.


20


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.Nguyễn Thị Ngân, Phan Thị Hồng Phúc, Nguyễn Quang Tính (2016), Giáo trình
chẩn đốn bệnh gia súc, gia cầm, NXB Nông Nghiệp Hà Nội, Tr.23-43, Tr.45-62,
Tr.111-156.
2.Nguyễn Bá Tiếp (2005), Bài giảng giải phẫu thú y, Trường Đại học Nông Nghiệp
Hà Nội, Tr.19-39, Tr.41-51.

21



×