Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

BNN-TCLN - HoaTieu.vn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.82 KB, 4 trang )

BỘ NƠNG NGHIỆP VÀ
PHÁT TRIỂN NƠNG THƠN
-------

CỘNG HỊA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 4354/BNN-TCLN

Hà Nội, ngày 21 tháng 12 năm 2012

V/v xem xét giải quyết vướng mắc trong quản lý
đối với doanh nghiệp

Kính gửi: Văn phịng Chính phủ
Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nông thôn nhận được công văn số 10159/VPCP-KTN ngày
12/12/2012 của Văn phịng Chính phủ thơng báo ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Hồng
Trung Hải về việc giải quyết vướng mắc việc nhập khẩu gỗ từ Campuchia tại tỉnh Đắk Nông, Bộ
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn báo cáo như sau:
I. BÁO CÁO CỦA DOANH NGHIỆP VÀ TỈNH ĐẮK NƠNG
1. Theo báo cáo của Cơng ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam
tại các văn bản số: 116/CV-TT; 142/TT ngày 20/7/2012; 181/TT 22/10/2012 thì Chính phủ
Campuchia đồng ý cho Cơng ty Angkor Plywood Co., Ltd được xuất khẩu 20.000 m3 gỗ trong
năm 2011-2012 bán cho hai đơn vị thành viên Hiệp hội gỗ và Lâm sản Việt Nam qua các cửa
khẩu phụ và lối mở dọc biên giới Việt Nam-Campuchia, trong đó bán cho doanh nghiệp này
10.000 m3. Doanh nghiệp và địa phương (UBND tỉnh Đắk Nông) đã thực hiện đúng quy định của
pháp luật hiện hành về thủ tục mua, nhập khẩu gỗ.
2. Theo văn bản số 4967/UBND-CNXD ngày 20/11/2012 của UBND tỉnh Đắk Nông, thực hiện
chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và hướng dẫn của Bộ Cơng thương, UBND tỉnh Đắk Nông đã
tổ chức hiệp thương với tỉnh Modulkiri của Campuchia, quyết định thành lập cửa khẩu phụ (lối


mở 751) và bố trí đầy đủ lực lượng chức năng: Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch, Kiểm lâm; cơ
sở kỹ thuật bảo đảm quản lý nhập khẩu hàng hóa. Trên cơ sở xem xét hợp đồng mua bán 10.000
m3 gỗ giữa Công ty trách nhiệm hữu hạn Đầu tư phát triển Lâm nông nghiệp Việt Nam với Công
ty Angkor Plywood Co., Ltd của Campuchia và theo đề nghị của Doanh nghiệp, UBND tỉnh Đắk
Nông đã cho phép Doanh nghiệp nhập khẩu 10.000 m3 khối gỗ qua cửa khẩu phụ 751 nằm trên
địa bàn xã Đắk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh Đắk Nông.
Tuy vậy, việc nhập khẩu gỗ của Doanh nghiệp đang gặp khó khăn do cơ quan Hải quan không
giải quyết các thủ tục nhập khẩu gỗ, yêu cầu bổ sung giấy phép do Bộ Công thương cấp.
II. QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT
Nhập khẩu gỗ (trong đó có nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia) được quy định tại các văn bản sau:
1. Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)
hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của
Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày 30/3/2011


của Bộ Công thương) quy định nhập khẩu gỗ từ Cămpuchia qua 13 cửa khẩu và các cửa khẩu
quốc gia và quốc tế bằng đường biển phải được Bộ Công thương cấp phép.
2. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BNN&PTNT-BYT-BGTVT-NHNN ngày
31/01/2008 và Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03/6/2009 của Bộ Công thương quy định
nhập khẩu hàng hố (trong đó có gỗ các loại) qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài
các khu kinh tế cửa khẩu do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
quyết định cho phép.
(Kèm theo Phụ lục trích dẫn các văn bản quy phạm pháp luật nêu trên).
Theo các quy định trên, việc cho phép nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu phụ, lối mở đã phân cấp cho
địa phương giải quyết. Theo đó, Doanh nghiệp nhập khẩu gỗ qua cửa khẩu phụ, lối mở biên giới
thuộc địa bàn tỉnh Đắk Nông, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nơng quyết định, cho phép.
III. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CHỈ ĐẠO CỦA PHĨ THỦ TƯỚNG HỒNG TRUNG
HẢI TẠI VĂN BẢN SỐ 10159
Từ ngày 13 đến ngày 14/12/2012, Bộ Cơng thương đã tổ chức Đồn cơng tác liên ngành, với
thành phần thuộc các Bộ, ngành: Công thương, Ngoại giao, Tổng cục Hải quan, Tổng cục An

ninh, Bộ tư lệnh Biên phịng, Cục Kiểm Lâm; Đồn đã làm việc với các cơ quan chức năng của
tỉnh Đắk Nông, kiểm tra thực tế tại cửa khẩu phụ (lối mở 751), thống nhất kết luận:
- Về trình tự thủ tục mở cửa khẩu phụ (lối mở) khu vực Đồn 751 xã Đắk Wil, huyện Cư Jut, tỉnh
Đắk Nông là đầy đủ, đúng quy định.
- Tại cửa khẩu phụ 751 đã bố trí các lực lượng quản lý chuyên ngành (Hải quan, Biên phòng,
Kiểm dịch, Kiểm lâm) theo quyết định của UBND tỉnh; cơ sở vật chất phục vụ quản lý cơ bản
đáp ứng được yêu cầu kiểm soát nhập khẩu mặt hàng gỗ.
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Văn phịng Chính phủ xem xét báo cáo Thủ
tướng Chính phủ chỉ đạo giải quyết dứt điểm những vấn đề vướng mắc theo đúng quy định của
pháp luật, tránh gây thiệt hại khơng đáng có cho Doanh nghiệp trong hồn cảnh suy thối kinh
tế./.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ Cơng thương;
- Bộ Tài chính;
- Bộ Cơng an;
- Bộ Tư pháp;
- UBND tỉnh Đắk Nông;
- Lưu VT, TCLN (Cục KL).

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Hà Công Tuấn


PHỤ LỤC
TRÍCH DẪN MỘT SỐ QUY ĐỊNH VỀ NHẬP KHẨU GỖ
(Ban hành kèm theo văn bản 4354/BNN-TCLN ngày 21/12/2012 của Bộ Nông nghiệp và Phát

triển nông thôn)
1. Thông tư số 04/2006/TT-BTM ngày 06/04/2006 của Bộ Thương mại (nay là Bộ Công thương)
hướng dẫn một số nội dung quy định tại Nghị định số 12/2006/NĐ-CP ngày 23/01/2006 của
Chính phủ (được sửa đổi, bổ sung một số điểm tại Thông tư số 10/2011/TT-BCT ngày
30/3/2011; tại khoản 3, Mục IV về “nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên
giới”, quy định:
"3. Nhập khẩu gỗ các loại từ các nước có chung đường biên giới
Thương nhân được nhập khẩu gỗ các loại từ các nước và các nước có chung đường biên giới
không phải xin giấy phép của Bộ Thương mại; riêng đối với gỗ nguyên liệu bao gồm gỗ tròn, gỗ
xẻ nhập khẩu từ Campuchia được quy định như sau:
a) Thương nhân có hợp đồng nhập khẩu hoặc hợp đồng tạm nhập tái xuất gỗ ký với thương nhân
Campuchia được Bộ Thương mại Campuchia cấp giấy phép xuất khẩu gỗ nguyên liệu gửi văn
bản và hợp đồng kèm theo về Bộ Thương mại xin phép nhập khẩu hoặc giấy phép tạm nhập tái
xuất gỗ. Bộ Thương mại sẽ cấp giấy phép nhập khẩu, tạm nhập tái xuất cho thương nhân sau khi
nhận được giấy phép xuất khẩu gỗ nguyên liệu của Bộ Thương mại Campuchia gửi đến Bộ
Thương mại Việt Nam qua Đại sứ quán hoặc cơ quan Thương vụ của Việt Nam tại Campuchia
hoặc của Campuchia tại Việt Nam.
b) Việc vận chuyển, giao nhận gỗ nhập khẩu được thực hiện qua các cửa khẩu sau:
Lệ Thanh (đường số 19); Bu Pờ-răng (đường số 14); Bô-nuê (đường số 13); Xa Mát (đường số
22B); Mộc Bài (đường số 22A); Tịnh Biên (đường số 2); Xà Xía (đường số 17)-Vĩnh XươngThường Phước (sơng Tiền); Khánh Bình (An Giang); Bắc Đai (An Giang); Vĩnh Hội đông (An
Giang); Mỹ Quý Tây (Long An); Vàm Đồn (Long An); Các cửa khẩu quốc gia và quốc tế bằng
đường biển".
2. Thông tư liên tịch số 01/2008/TTLT-BCT-BTC-BNN&PTNT-BYT-BGTVT-NHNN ngày
31/01/2008 của liên Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông Vận tải, Bộ Nông nghiệp và
Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam hướng dẫn thực hiện Quyết
định số 254/2006/QĐ-TTg ngày 07/11/2006 của TTg về quản lý hoạt động thương mại biên giới
với các nước có chung biên giới; tại điểm đ, khoản 2, Mục III quy định:
“đ) Trường hợp hàng hóa theo hợp đồng thương mại và phi thương mại của nước thứ ba hoặc
của nước có chung biên giới muốn xuất, nhập qua cửa khẩu phụ hoặc điểm thông quan nằm
ngồi khu kinh tế cửa khẩu thì chủ hàng hoặc người đại diện phải văn bản đề nghị Chủ tịch

UBND tỉnh biên giới ra quyết định cho phép nếu việc thơng quan đó hội đủ các tiêu chí sau:
- Phải có lực lượng chức năng chuyên ngành Hải quan, Biên phòng, Kiểm dịch.


- Quyết định này chỉ áp dụng cho từng lô hàng, từng hợp đồng và có thời hạn.
- Quyết định được gửi cho Bộ Cơng Thương, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành liên quan
3. Thông tư số 13/2009/TT-BCT ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Bộ Công thương Quy định xuất
nhập khẩu hàng hoá qua các cửa khẩu phụ, lối mở biên giới nằm ngoài các khu kinh tế cửa khẩu;
tại khoản 2, Điều 3 quy định:
“2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh có cửa khẩu phụ, lối mở biên giới quyết định cho phép nhập
khẩu hàng hóa thuộc danh mục quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thơng tư này".*

__________
*Danh mục hàng hóa gồm có gỗ các loại



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×