Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Sử dụng đèn rời với máy ảnh DSLR docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.4 KB, 4 trang )

Sử dụng đèn rời với
máy ảnh DSLR




Sử dụng flash rời cắm vào chân đèn trong các máy ảnh DSLR tưởng là
đơn giản - lắp vào, ngắm và chụp. Ấy nhưng phần lớn trường hợp ảnh ra, chủ
thể được phơi sáng tốt trong khi hậu cảnh rất tối.
Phần lớn người chụp ảnh chuyên nghiệp chẳng thích những tấm hình kiểu
như vậy bởi chụp xong chẳng biết là mình chụp ở chỗ nào nữa vì chẳng thấy hậu
cảnh đâu cả. Tuy nhiên, chỉ với chút xíu sáng tạo, bạn có thể biến cái đèn rời trở
thành một phụ tùng không thể thiếu giúp cho ra đời những bức ảnh đẹp.
Các kỹ thuật mô tả dưới đây có thể sử dụng phối hợp với nhau để cho hiệu
quả tốt, vì vậy bạn cứ thực tập hết để trang bị cho mình các kỹ năng chụp mong
muốn.
1. Phản sáng 1
Một số cây đèn, như chiếc Canon Speedlite 580EX đã có sẵn một tấm card
phản sáng ngay phía trên đèn. Bằng cách phản chiếu một phần ánh sáng vào đó,
ánh sáng gắt sẽ được tản bớt và phủ thêm một phần rộng hơn. Nếu điều kiện cho
phép, một phần ánh sáng có thể được đánh bật lên trần nhà (hoặc các mặt phẳng
khác) rồi hắt trở lại chủ thể, giúp chiếu sáng được chuẩn hơn.
Nếu cây đèn của bạn không có sẵn tấm card trắng thì cũng chẳng có gì phải
sợ. Có một cách trông hơi “kém thẩm mỹ” một chút, nhưng rất hiệu quả đó là
kiếm một tấm nhựa trắng rồi buộc bằng dây thun là xong. Chiêu này thậm chí còn
hay hơn card sẵn có bởi ta có thể cắt miếng nhựa thành nhiều hình to nhỏ khác
nhau và do đó có các hiệu ứng ánh sáng khác nhau.
2. Phản sáng 2
Ngoài việc có thể “gật gù”, nhiều đèn flash bây giờ có thể xoay vòng được
luôn. Khả năng này giúp đánh đèn ở nhiều góc độ. Bằng cách hướng đèn vào một
bức tường gần đó, ta có thể sử dụng ánh sáng khuyếch tán do đèn chiếu sáng mảng


tường. Một số loại đèn có thể xoay ngược ra đằng sau giúp chụp chân dung ở
khoảng cách gần, làm mất đi phần bóng đổ rất cứng nếu đánh đèn trực tiếp.
3. Dây nối kéo dài đèn flash
Nếu bạn còn dư chút đỉnh, hãy mua thêm dây nối dài cho đèn flash, dây này
giúp cho ta đưa đèn ra xa khỏi máy ảnh chứ không phải lúc nào cũng ngồi ngay
trên thân máy. Khi đó ta có thể tự do di chuyển đèn tới gần, xa chủ thể và tạo
những hiệu ứng rất ấn tượng như: chỉ chiếu sáng một nửa chủ thể (tạo cảm giác dữ
dội cứ như chụp trong studio), thậm chí còn hay hơn.
Một số đèn có thể kích hoạt bởi sóng vô tuyến, dĩ nhiên là phải mua thêm
bộ kích hoạt này gắn vào chân đèn. Ưu thế rõ ràng là không cần phải dây dợ lòng
thòng từ camera ra đèn flash nữa, đã thế lại còn có thể kích hoạt nhiều đèn cùng
một lúc. Tùy điệu kiện thực tế mà một số bộ kích hoạt có thể hoạt động trong bán
kính tới 10 mét.
4. Miếng nhựa Gel/miếng tản sáng
Bằng cách gắn 1 miếng gel màu lên trền đèn flash và nghịch ngợm với các
thiết lập cân bằng trắng, bạn có thể tạo nhiều hiệu ứng ánh sáng lên chủ thể. Ví dụ,
có thể dùng miếng gel màu cam (cho ánh sáng ấm) và chỉnh cân bằng trắng về ánh
sáng ban ngày. Bạn có thể tạo hiệu ứng màu ấm lên tấm ảnh thay vì để cân bằng
trắng tự động.
Miếng gel trắng mờ có tác dụng như một cái tản sáng, có tác dụng giảm bớt
lượng sáng của đèn. Một số sản phẩm có bán kèm một bộ tản sáng riêng để lắp
vào đèn, tác dụng rất tốt.
5. Chế độ chỉnh tay
Nếu đèn flash của bạn có chế độ manual thì hãy thử chỉnh xem sao, bạn có
thể chỉnh cường độ sáng, vùng phủ sáng tập trung hay trải rộng. Dĩ nhiên bạn phải
cân chỉnh các thông số của đèn với thân máy ảnh cho thật hài hòa.

×