122Equation Chapter 2 Section 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THANH PHONG
ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP
NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẠNH TRANH
VÀ HIỆU QUẢ CỦA CÁC NHTM VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 9340201
TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. PHẠM VĂN NĂNG
TP. Hồ Chí Minh - Năm 2021
Công trình được hoàn thành tại: Đại học Kinh tế Tp.HCM.
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Phạm Văn Năng
Phản biện 1:......................................................................................................................
Phản biện 2:......................................................................................................................
Phản biện 3:......................................................................................................................
Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường họp tại: ........................................
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
Vào lúc….. ngày ….. tháng …. Năm ……
Có thể tìm thấy luận án tại thư viện:
...........................................................................................................................................................
...........................................................................................................................................................
1
TĨM TẮT
Cùng với q trình mở cửa nền kinh tế, các NHNNg đã kinh doanh tại Việt Nam hơn ba thập kỷ
qua. Tuy nhiên, vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM
trong nước cho đến nay vẫn còn nhiều tranh luận, và chưa được nghiên cứu rộng rãi tại Việt Nam.
Mục tiêu của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu
quả của NHTM Việt Nam. Nghiên cứu này sử dụng mơ hình Panzar – Rosse với biến tương tác để kiểm tra
ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam. Để phân tích ảnh hưởng của
thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu sử dụng kỹ thuật phân tích 2 bước:
(i) Xác định hiệu quả của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp DEA;
(ii) Các chỉ số đo lường hiệu quả của các NHTM trong nước sẽ được hồi quy với các biến thâm nhập của
NHNNg.
Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm nhập NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh và làm giảm hiệu
quả của các NHTM Việt Nam. Trên cơ sở kết quả nghiên, luận án đã đề xuất các nhóm giải pháp với các
NHTM và một số kiến nghị với các nhà hoạch định chính sách nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy cạnh
tranh và nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
Từ khóa: Thâm nhập ngân hàng nước ngồi, cạnh tranh ngân hàng, mơ hình Panzar – Rosse,
hiệu quả ngân hàng, phương pháp DEA.
2
CHƯƠNG 1
GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Luận án này nghiên cứu ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của NHTM
Việt Nam. Chương này bắt đầu bằng việc giới thiệu bối cảnh nghiên cứu làm cơ sở cho việc xác định vấn đề
nghiên cứu, phần tiếp theo trình bày mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, phương
pháp nghiên cứu và dữ liệu nghiên cứu, điểm mới của luận án, và cuối cùng là giới thiệu cấu trúc của luận
án.
1.1. BỐI CẢNH NGHIÊN CỨU
Cùng với quá trình mở cửa nền kinh tế, thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam đã gia tăng rất nhanh
trong ba thập kỷ qua. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn ít được xem xét rộng rãi và còn nhiều tranh luận trong các
nghiên cứu thực nghiệm.
Đối với vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường ngân hàng nội địa.
Các kết luận từ những nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới còn mâu thuẫn, chưa thống nhất. Tại Việt Nam,
theo hiểu biết của tác giả chưa có nghiên cứu nào được thực hiện về chủ để này. Chính vì thế, việc phân tích
ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam là cần thiết.
Đối với vấn đề ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM trong nước, các
nghiên cứu hiện nay trên thế giới đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính. Tuy nhiên, phương pháp chỉ số
tài chính có nhược điểm là mỗi chỉ số chỉ thể hiện một mặt trong hoạt động của các NHTM. Trong khi đó,
phương pháp phân tích hiệu quả biên DEA cho phép xác định hiệu quả của ngân hàng thông qua một chỉ số
độ đo hiệu quả. Chính vì vậy, việc sử dụng kết hợp 2 phương pháp là phương pháp chỉ số tài chính và
phương pháp DEA để phân tích tồn diện nhất ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam là cần thiết.
Chính vì lý do đó, đề tài “Ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến cạnh tranh
và hiệu quả của các ngân hàng thương mại Việt Nam” được lựa chọn nghiên cứu.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu tổng quát của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và
hiệu quả của các NHTM Việt Nam, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy
cạnh tranh và nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Để đạt được mục tiêu tổng quát đó, luận án cần
đạt được những mục tiêu cụ thể như sau:
(i) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam;
(ii) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
1.3. CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu đặt ra, luận án đi trả lời 2 câu hỏi nghiên cứu sau đây:
RQ1: Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam?
RQ2: Thâm nhập của NHNNg ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam?
1.4. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1. Đối tượng nghiên cứu
Để đạt được các mục tiêu nghiên cứu, đối tượng nghiên cứu của luận án tập trung vào 4 nhóm chính:
3
(i) Đo lường thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam;
(ii) Đo lường cạnh tranh trong thị trường NHTM Việt Nam bằng mơ hình Panzar – Rosse;
(iii) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam;
(iv) Đo lường hiệu quả của các NHTM Việt Nam bằng phương pháp chỉ số tài chính và phương pháp
DEA;
(v) Phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
1.4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu này tiến hành phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả
của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2019.
1.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN DỮ LIỆU
1.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau đây:
(i) Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc với mô hình Panzar – Rosse để
phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của các NHTM Việt Nam.
(ii) Phân tích hồi quy để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM
Việt Nam.
1.5.2. Nguồn dữ liệu nghiên cứu
Nguồn dữ liệu được lấy từ Orbis Bank Focus từ năm 2009 đến năm 2019 do Trường Đại học Kinh tế
Thành phố Hồ Chí Minh cung cấp.
1.6. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
Luận án này có những điểm mới như sau:
Thứ nhất, luận án đã chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng tính cạnh tranh và làm giảm hiệu
quả của các NHTM Việt Nam, từ đó cung cấp thêm bằng chứng thực nghiệm củng cố các quan điểm của lý
thuyết về thâm nhập của NHNNg.
Thứ hai, luận án đã đo lường mức độ ảnh hưởng của NHNNg thông qua chỉ số H-Statistic được xác
định bằng hệ số hồi quy của các biến tương tác trong mô hình Panzar – Rosse vào cạnh tranh của thị trường
NHTM Việt Nam.
Thứ ba, luận án là nghiên cứu đầu tiên sử dụng đồng thời phương pháp DEA và phương pháp chỉ số
tài chính để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước. Việc sử
dụng kết hợp 2 phương pháp cho phép đối chứng kết quả nghiên cứu từ 2 phương pháp, và vì vậy phát hiện
của luận án sẽ chính xác hơn.
Cuối cùng, luận án đã đề xuất được các giải pháp nhằm tăng cường hội nhập, thúc đẩy cạnh tranh
và nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
1.7. CẤU TRÚC CỦA LUẬN ÁN
Chương 1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở lý thuyết và tổng quan nghiên cứu.
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận.
Chương 5: Kết luận và gợi ý chính sách.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI
2.1.1. Khái niệm về thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
Thâm nhập của NHNNg có thể hiểu là q trình mà các ngân hàng ở một quốc gia (nước đầu tư)
thành lập và hoạt động tại một quốc gia khác (nước nhận đầu tư) bằng hình thức mở chi nhánh, liên
doanh với ngân hàng trong nước, thành lập ngân hàng con hoặc mua cổ phần thông qua hoạt động mua
lại và sáp nhập (Clarke, 2005; Makino và cộng sự, 2007; Slangen và Hennart, 2008).
2.1.2. Lý thuyết về động cơ thâm nhập của ngân hàng nước ngồi
Có 2 quan điểm lý thuyết chính giải thích về động cơ thúc đẩy NHNNg thâm nhập vào một quốc
gia đó là theo sau khách hàng và tìm kiếm cơ hội đầu tư để nâng cao lợi nhuận.
Quan điểm theo sau khách hàng cho rằng thâm nhập của NHNNg là để phục vụ khách hàng của
họ khi khách hàng của ngân hàng đầu tư vào quốc gia mà NHNNg thâm nhập (Grubel, 1977).
Quan điểm thứ hai cho rằng động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm cơ hội nâng cao lợi
nhuận. Lập luận chính của quan điểm này là NHNNg sẽ thâm nhập vào một quốc gia nếu nhận thấy mơi
trường kinh doanh ở đó có triển vọng phát triển và đạt được lợi nhuận kỳ vọng.
2.1.3. Phương thức thâm nhập của ngân hàng nước ngoài
NHNNg thường sử dụng 2 phương thức thâm nhập vào một quốc gia là phương thức thành lập
cơ sở kinh doanh mới và phương thức mua lại và sáp nhập (Clarke, 2005; Slangen và Hennart, 2008).
Phương thức thành lập cơ sở kinh doanh mới được thực hiện dưới hình thức mở văn phịng đại diện, chi
nhánh NHNNg, thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc ngân hàng liên doanh. Phương thức
mua lại và sáp nhập được thực hiện thông qua việc NHNNg tiến hành mua lại và sáp nhập với một ngân
hàng sẵn có trong nước.
2.1.4. Đo lường thâm nhập của ngân hàng nước ngồi
Có 2 phương pháp đo lường thâm nhập của NHNNg là phương pháp tổng hợp và phương pháp
không gian phân bổ. Phương pháp tổng hợp đo lường thâm nhập của NHNNg bằng tỷ lệ số lượng trên
tổng số ngân hàng của toàn ngành ngân hàng, tỷ lệ tài sản của NHNNg trên tổng tài sản của toàn ngành
ngân hàng. Phương pháp này được nhiều nghiên cứu thực nghiệm sử dụng. Phương pháp không gian
phân bổ đo lường thâm nhập của NHNNg thông qua chỉ số tiếp xúc giữa NHNNg và ngân hàng trong
nước.
2.2. ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN CẠNH TRANH CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TRONG NƯỚC
2.2.1. Khái niệm cạnh tranh
Cạnh tranh là quá trình mà các chủ thể kinh tế ganh đua để giành lấy thị phần nhằm thu được
nhiều lợi ích nhất.
2.2.2. Lý thuyết cấu trúc cạnh tranh ngành
Theo Porter (1989) có 5 yếu tố tác động đến mức độ cạnh tranh trên thị trường trong một ngành
(hay một thị trường cụ thể) là sự xuất hiện của các công ty mới, cạnh tranh giữa các đối thủ hiện có
5
trong ngành, sức mạnh của nhà cung ứng, sức mạnh của người mua, các sản phẩm và dịch vụ thay thế.
Theo đó, q trình thâm nhập của NHNNg sẽ làm xuất hiện các ngân hàng mới tham gia vào thị trường
và tạo ra sự cạnh tranh, từ đó ảnh hưởng đến mức độ cạnh tranh của ngành ngân hàng trong nước.
2.2.3. Cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại
2.2.3.1. Đặc điểm cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại
Thứ nhất, cạnh tranh trong thị trường NHTM có sự giám sát chặt chẽ của Chính phủ.
Thứ hai, cạnh tranh trong thị trường NHTM đi đôi với hợp tác lẫn nhau.
Thứ ba, thị trường ngân hàng thường có giới hạn về số lượng đối thủ cạnh tranh và rào cản gia
nhập ngành cao.
2.2.3.2. Tác động của cạnh tranh đối với sự ổn định của hệ thống ngân hàng thương mại
Về mặt lý thuyết có 2 quan điểm khác nhau về tác động của cạnh tranh đối với hệ thống ngân
hàng là cạnh tranh – bất ổn và cạnh tranh - ổn định. Quan điểm cạnh tranh – bất ổn cho rằng cạnh tranh
sẽ làm suy giảm tính ổn định của hệ thống ngân hàng. Quan điểm cạnh tranh - ổn định cho rằng cạnh
tranh không phải là yếu tố gây bất ổn cho hệ thống ngân hàng.
2.2.4. Phương pháp đo lường cạnh tranh trong thị trường ngân hàng thương mại
2.2.4.1. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận cấu trúc
Tiếp cận cấu trúc dựa trên mơ hình Cấu trúc – Hành vi – Hiệu quả. Mơ hình này cho rằng nếu
quyền lực thị trường chỉ tập trung vào một vài cơng ty thì hiệu quả trong cấu trúc và hành vi của các
công ty thấp, hay tập trung cao hơn dẫn đến cạnh tranh ít hơn, do đó, sức mạnh thị trường lớn hơn và
khả năng sinh lời cao hơn.
2.3.4.2. Phương pháp đo lường cạnh tranh theo cách tiếp cận phi cấu trúc
Phương pháp tĩnh
Chỉ số Lerner
Chỉ số Lerner là chỉ số đo lường tốt về sức mạnh thị trường cho từng ngân hàng qua từng năm, từ
đó có thể đánh giá sự thay đổi sức mạnh thị trường của từng ngân hàng theo thời gian, cũng như so sánh
sức mạnh thị trường giữa các ngân hàng với nhau.
Mơ hình biến phỏng đốn
Mơ hình này đo lường mức độ cạnh tranh thị trường ngân hàng dựa trên cấu trúc thị trường độc
quyền nhóm với giả định các ngân hàng đều cung cấp các sản phẩm đồng nhất, và một ngân hàng biết
được hành động của đối thủ nhằm phản ứng lại với những thay đổi giá và đầu ra của mình.
Mơ hình Panzar – Rosse
Panzar và Rosse (1987) giới thiệu một kiểm định thực nghiệm để xác định cấu trúc cạnh tranh thị
trường là độc quyền, cạnh tranh độc quyền hay cạnh tranh hoàn hảo. Việc kiểm định dựa trên phương
pháp so sánh tĩnh từ phương trình doanh thu rút gọn, sau đó, tính tổng độ co giãn của đầu ra theo giá
các yếu tố đầu vào để xác định mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng.
Phương pháp động
Boone (2008) đã giới thiệu một phương pháp đo lường cạnh tranh mới gọi là chỉ số Boone với giả
định rằng các ngân hàng hiệu quả hơn sẽ có lợi thế trong thị trường có nhiều sự cạnh tranh, và các ngân
hàng kém hiệu quả sẽ chịu nhiều tổn thất hơn.
6
2.2.4.3. Lựa chọn phương pháp đo lường cạnh tranh trong luận án
Căn cứ vào mục tiêu nghiên cứu là kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập Ngân hàng nước ngoài
đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam, đây là nghiên cứu có Ngân hàng nước ngồi và ngân
hàng trong nước có tính chất sở hữu khác nhau. Theo Claessens và Laeven (2004) mơ hình Panzar –
Rosse là mơ hình thích với các nghiên cứu có các ngân hàng có tính chất sở hữu khác nhau. Do đó, luận
án này sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc với mơ hình Panzar – Rosse để kiểm định giả thuyết
liên quan đến RQ1. Đồng thời để H-Statistic được xác định chính xác, luận án này sẽ tiến hành kiểm định
tính cân bằng dài hạn trước khi sử dụng mơ hình Panzar – Rosse.
2.2.5. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến
cạnh tranh của các ngân hàng thương mại trong nước
2.2.5.1. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận cấu trúc
Cho (1990), Yeyati và Micco (2007). Các nghiên cứu sử dụng phương pháp cấu trúc đo lường
tính cạnh tranh của thị trường ngân hàng gián tiếp thông qua chỉ số tập trung, không đo lường trực tiếp
từ dữ liệu của từng ngân hàng tham gia thị trường như phương pháp phi cấu trúc. Theo Bikker và cộng
sự (2012) cho rằng phương pháp tiếp cận cấu trúc không phải là thước đo tốt đối với cạnh tranh.
2.2.5.2. Các nghiên cứu sử dụng phương pháp tiếp cận phi cấu trúc
Poghosyan và Poghosyan (2010), Jeon và cộng sự (2011), Mulyaningsih và cộng sự (2015), Diallo
(2016), Yin (2020).
Những phát hiện thực nghiệm về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị
trường ngân hàng trong nước vẫn còn mâu thuẫn, chưa thống nhất.
2.3. ẢNH HƯỞNG CỦA THÂM NHẬP NGÂN HÀNG NƯỚC NGOÀI ĐẾN HIỆU QUẢ CỦA CÁC NGÂN
HÀNG TRONG NƯỚC
2.3.1. Khái niệm hiệu quả của ngân hàng thương mại
Hiệu quả của NHTM đạt được khi sử dụng đầu vào nhỏ nhất để tạo ra một sản lượng đầu ra hoặc
tối đa sản lượng đầu ra với một sản lượng đầu vào và đảm bảo hoạt động an toàn.
2.3.2. Phân loại hiệu quả của ngân hàng thương mại
Debreu (1951) và Farrell (1957) phân loại hiệu quả thành hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân bổ,
hiệu quả chi phí hay hiệu quả kinh tế tồn phần, hiệu quả kỹ thuật thuần và hiệu quả theo quy mô.
2.3.3. Phương pháp đo lường hiệu quả của ngân hàng thương mại
2.3.3.1. Phương pháp chỉ số tài chính
Phương pháp chỉ số tài chính là phương pháp truyền thống dựa trên phân tích báo cáo tài chính
và thường được dùng trong thực tế. Chỉ số tài chính bao gồm nhóm chỉ số phản ánh khả năng sinh lời,
nhóm chỉ số phản ánh thu nhập và chi phí, nhóm chỉ số phản ánh chất lượng tài sản. Phương pháp chỉ số
tài chính là phương pháp đơn giản, dễ sử dụng trong phân tích hiệu quả ngân hàng. Tuy nhiên, nhược
điểm chính của phương pháp chỉ số tài chính là mỗi chỉ số cung cấp rất ít thơng tin về tình hình hoạt
động của ngân hàng, hay nói cách khác khơng có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân
hàng.
7
2.3.3.2. Phương pháp phân tích hiệu quả biên
Phương pháp phân tích hiệu quả biên đo lường hiệu quả của mợt ngân hàng bằng cách so sánh
khoảng cách giữa hiệu quả của ngân hàng cần xác định với hiệu quả của một ngân hàng hoạt động tốt
nhất trên biên hiệu quả. Khác với phương pháp chỉ số tài chính, phương pháp này cho phép tính được
hiệu quả chung của từng ngân bằng một chỉ tiêu độ đo hiệu quả.
Phương pháp tham số
Phương pháp này yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả, nếu
việc xác định dạng hàm sai thì kết quả ước tính không đáng tin cậy (Delis và Tsionas, 2009). Trong khi đó,
việc xác định hàm sản xuất phù hợp với hoạt động của ngân hàng là rất khó khăn do ngân hàng sử dụng
đầu vào đa dạng từ nhiều nguồn và hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực tài chính – tiền tệ rất phức tạp.
Phương pháp phi tham số
Phân tích bao dữ liệu DEA là đặc trưng của phương pháp phi tham số. Phương pháp DEA không
cần phải xác định dạng hàm đối với đường biên hiệu quả; DEA cho phép áp dụng trong trường hợp ngân
hàng sử dụng nhiều đầu vào để sản xuất nhiều đầu ra; DEA xây dựng đường biên hiệu quả trên mẫu
nghiên cứu thực tế, nên cho kết quả sát với thực tế hơn phương pháp tham số.
2.3.4. Lý thuyết về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến hiệu quả của các
ngân hàng trong nước
Levine (1996) cho rằng thâm nhập của NHNNg sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của các NHTM trong
nước thông qua tác động cạnh tranh và tác động lan tỏa.
Thâm nhập của NHNNg sẽ tạo ra tác động cạnh tranh làm giảm hiệu quả của ngân hàng trong
nước, nhưng đồng thời cũng tạo ra tác động lan tỏa làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước.
Tùy vào sự vượt trội của tác động cạnh tranh hay tác động lan tỏa, mà tác động tổng hợp đến hiệu quả
của ngân hàng trong nước là tích cực hay tiêu cực. Nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là theo sau
khách hàng thì tác động lan tỏa sẽ vượt trội, và tác động tổng hợp của thâm nhập NHNNg sẽ làm tăng
hiệu quả của các ngân hàng trong nước, trong trường hợp động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm
lợi nhuận thì tác động cạnh tranh sẽ vượt trội, và tác động tổng hợp của thâm nhập NHNNg sẽ làm giảm
hiệu quả của các ngân hàng trong nước.
2.3.5. Tổng quan các nghiên cứu về ảnh hưởng của thâm nhập ngân hàng nước ngoài đến
hiệu quả của các ngân hàng thương mại trong nước
2.3.5.1. Các nghiên cứu ở các quốc gia và khu vực
Claessens và cộng sự (2001), Claessens và Lee (2003) Lensink và Hermes (2004).
2.3.5.2. Các nghiên cứu ở trong phạm vi quốc gia
Denizer (2000), Barajas và cộng sự (2000), Unite và Sullivan (2003), Shen và cộng sự (2009),
Manlagñit (2011), Xu (2011), Luo và cộng sự (2017).
2.3.5.3. Nghiên cứu ở trong nước
Lien và cộng sự (2015) nghiên cứu tác động của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM
Việt Nam giai đoạn 1992 – 2012. Kết quả nghiên cứu cho thấy thâm nhập NHNNg làm tăng hiệu quả của
các NHTM Việt Nam. Tuy nhiên, Pham và Nguyen (2020) kiểm tra tác động của thâm nhập NHNNg đến
8
hiệu quả của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 – 2018 cho thấy thâm nhập NHNNg làm giảm hiệu quả
của các NHTM Việt Nam. Kết quả của các nghiên cứu này mâu thuẫn với nhau.
2.4. Khe hở nghiên cứu
2.4.1. Khe hở nghiên cứu cho RQ1
Qua khảo cứu các công trình nghiên cứu đã thực hiện về ảnh hưởng thâm nhập NHNNg đến cạnh
tranh của các ngân hàng trong nước. Tác giả nhận thấy các nghiên cứu này có những kết quả khơng tương
đồng, cịn mâu thuẫn và chưa thống nhất. Hay nói cách khác, chưa thể kết luận thâm nhập NHNNg làm tăng
hay giảm cạnh tranh của thị trường ngân hàng trong nước. Ngoài ra, theo hiểu biết của tác giả vấn đề này
chưa được nghiên cứu tại Việt Nam.
2.4.2. Khe hở nghiên cứu cho RQ2
Trên cơ sở kết quả lược khảo các cơng trình nghiên cứu có liên quan trong và ngoài nước, tác giả
thấy rằng các nghiên cứu đã thực hiện đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính. Như đã phân tích ở Mục
2.3.3.1 phương pháp này có nhược điểm là mỗi chỉ số cung cấp rất ít thơng tin về tình hình hoạt động của
ngân hàng, khơng có một chỉ số nào cho biết hiệu quả tổng thể của một ngân hàng. Điều này dẫn đến kết quả
phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước có thể thiếu chính xác
và khơng tồn diện. Mặt khác, hai nghiên cứu tại Việt Nam (Lien và cộng sự, 2015, Pham và Nguyen, 2020)
đều sử dụng phương pháp chỉ số tài chính nhưng các kết quả của hai nghiên cứu này hoàn toàn trái ngược
nhau.
2.5. Giả thuyết nghiên cứu
2.5.1. Giả thuyết cho RQ1
Theo quan điểm của Porter (1989) cho rằng sự xuất hiện của các công ty (ngân hàng) mới sẽ làm
tăng cạnh tranh trên thị trường, như vậy thâm nhập của NHNNg cũng dẫn đến sự xuất hiện các ngân hàng
mới là các NHNNg cạnh tranh trực tiếp với các ngân hàng trong nước, do đó, thâm nhập của NHNNg sẽ làm
tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước. Về mặt thực tiễn, các NHNNg đã hoạt động kinh
doanh gần 30 năm và hiện diện ngày càng tăng tại Việt Nam. Sự hiện diện ngày càng tăng của NHNNg có
thể sẽ làm gia tăng cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước. Trên cơ sở lý thuyết cấu trúc cạnh tranh
ngành và thực tiễn thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam, giả thuyết cho RQ1 như sau:
H1: Thâm nhập của NHNNg làm tăng cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
2.5.2. Giả thuyết cho RQ 2
Về mặt lý thuyết, thâm nhập của NHNNg sẽ tạo ra 2 tác động là tác động cạnh tranh làm giảm hiệu,
và tác động lan tỏa làm tăng hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Tùy theo sự vượt trội của tác động nào
sẽ ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả của các ngân hàng trong nước. Trong trường hợp động cơ
thâm nhập của NHNNg là theo sau khách hàng thì tác động lan tỏa có thể vượt trội và thâm nhập của
NHNNg sẽ làm tăng hiệu quả của ngân hàng trong nước. Nếu động cơ thâm nhập của NHNNg là tìm kiếm
lợi nhuận thì thường tác động cạnh tranh sẽ vượt trội và thâm nhập của NHNNg sẽ làm giảm hiệu quả của
ngân hàng trong nước.
Nghiên cứu thực nghiệm của Nguyễn Thanh Phong và Lâm Thanh Phi Quỳnh (2017) cũng cho thấy
động cơ thâm nhập của NHNNg vào Việt Nam là tìm kiếm lợi nhuận. Do vậy, tác động cạnh tranh được dự
kiến sẽ vượt trội và giả thuyết cho RQ2 là:
9
H2: Thâm nhập của NHNNg làm giảm lợi nhuận của các NHTM Việt Nam.
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI RQ1
3.1.1. Mơ hình nghiên cứu thực nghiệm đối với RQ1
Để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam,
luận án sử dụng mơ hình Panzar - Rosse với biến tương tác như sau:
(3.2)
Giá trị thống kê H-Statistic của tồn thị trường bao gồm nhóm ngân hàng trong nước và nhóm
NHNNg (H-TTNHVN) sẽ bằng tổng của 3 hệ số hồi quy (β1 + β2 + β3) của 3 biến ln(w1), ln(w2), ln(w3). HStatistic của nhóm NHNNg (H-NHNNg) chính là tổng của 3 hệ số hồi quy (β4 + β5 + β6) của 3 biến tương tác
w1it*D, w2it*D và w3it*D (khi D = 1). Giá trị H- NHNNg thể hiện mức ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
Kiểm định tính cân bằng dài hạn của thị trường ngân hàng
Shaffer (1982) đề xuất một phương pháp kiểm định cân bằng dài hạn thông qua việc thay biến phụ
thuộc trong phương trình (3.1) bằng biến ROA, cụ thể như sau:
(3.3)
Biến ROA trong Mơ hình 3.3 là lợi nhuận trước thuế trên tổng tài sản. Trong thị trường cân bằng dài
hạn, thu nhập của ngân hàng không phụ thuộc vào sự thay đổi giá các yếu tố đầu vào (Shaffer, 1982), chính
vì vậy, hệ số E-Statistic = (β1 + β2 + β3) = 0. Trong đó, các hệ số β1, β2, β3 là hệ số hồi quy của 3 biến đầu vào
ln(w1), ln(w2) và ln(w3). Kiểm định cân bằng dài hạn được thực hiện bằng kiểm định F với giả thuyết gốc EStatistic = 0. Nếu giả thuyết E-Statistic = 0 được chấp nhận thì thị trường ngân hàng đạt cân bằng dài hạn, và
việc áp dụng mơ hình Panzar – Rosse để đo lường mức độ cạnh tranh sẽ cho giá trị H-Statistic đáng tin cậy.
3.1.2. Tiêu chuẩn xác định ngân hàng nước ngoài
10
Trong luận án này, ngân hàng liên doanh có tỷ lệ góp vốn của bên nước ngồi từ 50% trở lên,
ngân hàng 100% vốn nước ngoài và chi nhánh NHNNg được xác định là NHNNg.
3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐỐI VỚI RQ2
3.2.1. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp chỉ số tài chính
Để kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả của các NHTM Việt Nam, nghiên cứu
sử dụng mơ hình như sau:
(3.4)
Trong đó, BEit là các chỉ tiêu đo lường hiệu quả của ngân hàng i tại thời điểm t được xác định
bằng phương pháp chỉ số tài chính; FSt là biến độc lập đo lường thâm nhập của NHNNg tại thời điểm t;
Bit là nhóm biến liên quan đến các đặc điểm của ngân hàng i tại thời điểm t; Mt là chỉ số kinh tế vĩ mô α, β,
γ, δ là các hệ số hồi quy, μit là sai số của mơ hình.
3.2.2. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp phân tích hiệu quả biên
3.2.2.1. Lựa chọn phương pháp phân tích hiệu quả biên trong luận án
Phương pháp phân tích hiệu quả biên gồm có phương pháp tham số và phương pháp phi tham số.
Trong đó, phương pháp tham số yêu cầu phải xác định một dạng hàm cụ thể đối với đường biên hiệu quả.
Tuy nhiên, hoạt động của ngân hàng rất phức tạp, việc xác định dạng hàm cụ thể rất khó khăn. Ngược lại,
DEA khơng yêu cầu xác định dạng hàm, và DEA cho kết quả đáng tin cậy khi xây dựng đường biên trên
mẫu nghiên cứu thực. Do đó, luận này sử dụng phương pháp phi tham số DEA để đo lường hiệu quả
NHTM Việt Nam.
3.2.2.2. Xác định mơ hình cho phương pháp DEA
Lựa chọn mơ hình tối thiểu hóa đầu vào hoặc tối đa hóa đầu ra
Nghiên cứu của Sathye (2003) cho thấy mơ hình tối đa hóa đầu ra khơng thích hợp cho việc đo lường
hiệu quả của ngành ngân hàng ở các nước đang trong thời kỳ cải cách mở cửa, chẳng hạn như trường hợp
của Việt Nam. Hơn nữa, một số nghiên cứu đo lường hiệu quả cho rằng trong quản lý, các ngân hàng thường
tập trung kiểm soát chi phí đầu vào hơn là chú trọng gia tăng sản lượng đầu ra (Berger, 2007; Drake và cộng
sự, 2006; Elyasiani và Mehdian, 1990; Goddard và cộng sự, 2001). Vì vậy, mơ hình tối thiểu hóa đầu vào là
mơ hình thích hợp cho nghiên cứu này.
Lựa chọn mơ hình CRS và VRS
Một số nghiên cứu gần đây ủng hộ việc sử dụng mơ hình VRS, vì nó phù hợp với thực tiễn là các
ngân hàng không thể cùng hoạt động ở quy mơ tối ưu do cạnh tranh khơng hồn hảo, bị giới hạn về tài chính
cũng như các ràng buộc về mặt pháp lý (McAllister và McManus, 1993; Sufian, 2009; Wheelock và Wilson,
1999). Trong trường hợp Việt Nam, mơ hình VRS là mơ hình thích hợp vì những ràng buộc về pháp lý,
giới hạn tài chính và thị trường cạnh tranh khơng hồn hảo nên các NHTM Việt Nam sẽ không hoạt động
ở cùng quy mô tối ưu.
Lựa chọn các biến đầu vào, đầu ra trong mơ hình DEA
Nghiên cứu này áp dụng cách tiếp cận trung gian xem NHTM là một định chế tài chính trung gian
sử dụng các đầu vào là chi phí lãi đại diện cho vốn huy động ( I1), chi phí nhân viên (I2), chi phí ngồi lãi
đại diện cho vốn vật chất (I3) để tạo các đầu ra là thu nhập lãi (Y1) và thu nhập ngoài lãi (Y2).
11
3.2.2.3. Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp DEA
Mơ hình nghiên cứu đối với RQ2 bằng phương pháp DEA được xây dựng trên cơ sở điều chỉnh Mơ
hình 3.4 như sau:
(3.6)
Trong đó, TEit là hiệu quả kỹ thuật của ngân hàng i tại thời điểm t xác định bằng phương pháp
DEA, FSt là biến độc lập đo lường thâm nhập của NHNNg tại thời điểm t, đây là biến giải thích chính mà
nghiên cứu quan tâm; Bit là nhóm biến liên quan đến các đặc điểm của ngân hàng i tại thời điểm t; Mt là
chỉ số kinh tế vĩ mô α, β, γ, δ là các hệ số hồi quy, μit là sai số của mô hình.
3.3. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH DỮ LIỆU BẢNG
3.3.1. Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
Kiểm tra tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng là bước đầu tiên trong quy trình phân tích dữ liệu
bảng. Các chuỗi dữ liệu bảng phải đảm bảo dừng trước khi đưa vào phân tích trong các mơ hình hồi quy.
Nếu các chuỗi dữ liệu bảng khơng dừng thì kết quả hồi quy có thể là giả mạo.
Trường hợp kết quả kiểm định tính dừng cho thấy chuỗi dữ liệu bảng không dừng ở bậc gốc thì sẽ
được lấy sai phân và kiểm tra tính dừng ở chuỗi sai phân bậc 1. Nếu các chuỗi dừng bậc 1 tồn tại mối quan
hệ đồng tích hợp thì nghiên cứu sẽ sử dụng phương pháp hồi quy phù hợp như FOLS (Fully Modified
Ordinary Least Squares), DOLS (Dynamic Ordinary Least Squares) để phân tích.
Trường hợp chuỗi dữ liệu bảng dừng bậc gốc và trường hợp chuỗi dữ liệu bảng dừng bậc 1 không
tồn tại mối quan hệ đồng tích hợp thì nghiên cứu sẽ sử dụng mơ hình hồi quy dữ liệu bảng tĩnh tuyến tính
như PLS, FEM, REM để phân tích.
3.3.2. Lựa chọn mơ hình hồi quy PLS, FEM, REM
Bước 1: Lựa chọn mơ hình FEM với PLS.
Bước 2: Thực hiện hồi quy theo mơ hình PLS và mơ hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên (REM).
Bước 3: Thực hiện kiểm định Hausman để lựa chọn giữa mơ hình FEM và REM.
3.3.3. Kiểm định các giả định của mơ hình hồi quy dữ liệu bảng
Theo Greene (2003) hai kiểm định cần thực hiện đối với các giả định của mơ hình hồi quy dữ liệu
bảng là kiểm định phương sai thay đổi và kiểm định hiện tượng tự tương quan.
3.4. QUY TRÌNH KIỂM ĐỊNH GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU
3.4.1. Kiểm định giả thuyết H1
Giả thuyết H1 được kiểm định căn cứ vào kết quả hồi quy Mơ hình 3.2 với dữ liệu bảng. Phương
pháp hồi quy Mơ hình 3.2 được thực hiện theo quy trình phân tích dữ liệu bảng được trình trong Mục 3.3.
Các hệ số hồi quy β4, β5 và β6 tương ứng với các biến giá đầu vào của nhóm NHNNg trong Mơ hình 3.2 cho
biết ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Nếu ( β4 + β5 + β6)
> 0 thì giả thuyết H1 được chấp nhận, nghĩa là thâm nhập của NHNNg làm tăng cạnh tranh của thị
trường NHTM Việt Nam. Trường hợp (β4 + β5 + β6) ≤ 0 thì giả thuyết H1 bị bác bỏ, nghĩa là thâm nhập
của NHNNg không ảnh hưởng đến cạnh tranh (β4 + β5 + β6) = 0 hoặc làm giảm cạnh tranh của thị trường
NHTM Việt Nam (β4 + β5 + β6) < 0.
3.4.2. Kiểm định giả thuyết H2
12
Giả thuyết H2 được kiểm định căn cứ vào kết quả hồi quy Mơ hình 3.4 trong trường hợp sử dụng
phương pháp chỉ số tài chính, và kết quả hồi quy Mơ hình 3.6 trong trường hợp sử dụng phương pháp DEA
với dữ liệu bảng.
Phương pháp hồi quy Mơ hình 3.4 được thực hiện theo quy trình phân tích dữ liệu bảng được trình
bày trong Mục 3.3. Phương pháp hồi quy Tobit được sử dụng cho Mơ hình 3.6. Hệ số hồi quy β của các biến
đại diện cho thâm nhập của NHNNg (FBA, NFB) cho biết ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến hiệu quả
của các NHTM Việt Nam. Nếu β < 0 thì giả thuyết H2 được chấp nhận, nghĩa là thâm nhập của NHNNg
làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Trường hợp β ≥ 0 thì giả thuyết H2 bị bác bỏ, nghĩa là thâm
nhập của NHNNg không ảnh hưởng đến hiệu quả β = 0 hoặc làm tăng hiệu quả của các NHTM Việt Nam β
> 0.
CHƯƠNG 4
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. TỔNG QUAN MẪU DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU
Nguồn dữ liệu được dùng trong nghiên cứu này được lấy từ nguồn Orbis Bank Focus do Trường
Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh cung cấp. Mẫu dữ liệu có 42 ngân hàng bao gồm 30 ngân hàng trong
nước và 12 NHNNg.
4.2. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO RQ1
4.2.1. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
Kiểm định nghiệm đơn vị Fisher – ADF và Fisher – PP đối với biến ln(R) và ln(ROA), và các biến
giá đầu vào là ln(w1), ln(w2) và ln(w3) đều bác bỏ giả thuyết gốc, nghĩa là các biến chính trong Mơ hình
3.2 và Mơ hình 3.3 đều dừng với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, các phương pháp hồi quy PLS, FEM, REM sẽ
phù hợp với Mô hình 3.2 và Mơ hình 3.3.
4.2.2. Kiểm định tính cân bằng dài hạn của thị trường ngân hàng Việt Nam
Kiểm định cân bằng dài hạn được thực hiện bằng kiểm định F với giả thuyết gốc E-statistic = 0.
Giá trị P-value của F-test bằng 0,278 không thể bác bỏ giả thuyết gốc, nghĩa là thị trường NHTM Việt
Nam đạt cân bằng dài hạn. Do đó, phương pháp Panzar- Rosse có thể được sử dụng để ước tính mức độ
cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019.
4.2.3. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu
Kết quả kiểm định F có giá trị P-value = 0,000 cho thấy mơ hình FEM phù hợp hơn mơ hình PLS,
kết quả kiểm định LM có giá trị P-value = 0,000 cho thấy mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình PLS. Kiểm
định Hausman có giá trị P-value bằng 0,872, do đó khơng thể bác bỏ giả thuyết gốc, nghĩa là ảnh hưởng
không quan sát được phụ thuộc đối tượng có tương quan với các biến giải thích trong mơ hình. Như vậy, mơ
hình REM là phù hợp hơn mơ hình FEM.
Kết quả kiểm định Wooldridge có P-value = 0,006 chứng minh có hiện tượng tự tương quan trong
mơ hình REM. Do đặc điểm dữ liệu có N lớn (N = 42) và T nhỏ (T = 11), luận án sử dụng ước lượng chuẩn
vững (REM-RSE) để khắc phục hiện tượng tự tương quan. Như vậy, kết quả ước lượng từ mơ hình REMRSE sẽ được dùng để kiểm định giả thuyết H1 làm cơ sở cho việc trả lời RQ1.
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu thực nghiệm bằng mơ hình PLS, FEM, REM và
13
REM-RSE
Biến
ln(w1)
ln(w2)
ln(w3)
ln(AS)
PLS
FEM
REM
REM-RSE
R
R
R
R
0,297***
0,318***
0,343***
0,343***
(0,000)
(0,000)
(0,000)
(0,000)
0,117***
0,253***
0,134***
0,134***
(0,000)
(0,000)
(0,000)
(0,007)
0,033
0,111***
0,066*
0,066*
(0,413)
(0,002)
(0,076)
(0,084)
1,041***
1,141***
1,070***
1,070***
Bảng 4.13: Kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu thực nghiệm bằng mơ hình PLS, FEM, REM và
REM-RSE (tiếp theo)
Biến
ln(LO)
ln(w1)*D
ln(w2)*D
ln(w3)*D
ln(AS)*D
ln(LO)*D
Hệ số chặn
PLS
FEM
REM
REM-RSE
R
R
R
R
(0,000)
(0,000)
(0,000)
(0,000)
0,028
0,014
0,020
0,020***
(0,148)
(0,417)
(0,273)
(0,000)
0,083**
-0,134***
0,000
0,000
(0,049)
(0,004)
(0,992)
(0,995)
0,107
-0,245***
-0,051
-0,051
(0,125)
(0,003)
(0,475)
(0,672)
0,081
0,401***
0,220***
0,220*
(0,298)
(0,000)
(0,010)
(0,074)
0,114***
0,152***
0,077***
0,077**
(0,000)
(0,000)
(0,000)
(0,012)
-0,032
-0,087
-0,136
-0,136
(0,737)
(0,334)
(0,138)
(0,152)
-1,468
-1,898***
-1,438***
-1,438**
(0,000)
(0,000)
(0,000)
(0,010)
Ghi chú: Giá trị P-value được ghi trong ngoặc đơn. (*); (**); (***) mức ý nghĩa lần lượt 10%; 5%; 1%.
Nguồn: Tác giả tính tốn từ mẫu dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA.
Bảng 4.13 trình bày kết quả hồi quy mơ hình nghiên cứu thực nghiệm với PLS, FEM, REM và REMRSE. Từ kết quả hồi quy mơ hình REM-RSE, giá trị H-Statistic của thị trường NHTM Việt Nam được xác
định là H-TTNHVN = 0,543 (0,343 + 0,134 + 0,066). Giá trị H-Statistic của nhóm NHNNg là H -NHNNg = 0,169 (0 +
(-0,051) + 0,22) phản ảnh mức đóng góp hay ảnh hưởng của nhóm NHNNg vào H -TTNHVN.
4.2.4. Kiểm định giả thuyết H1 và thảo luận kết quả nghiên cứu
Bảng 4.14: Kết quả kiểm định giả thuyết H1
H-Statistic
Hệ số hồi quy
Giá trị
14
H-TTNHVN
(β1 + β2 + β3)
0,543
H-NHNNg
(β4 + β5 + β6)
0,169
Kiểm định F: H-NHNNg = 0
4,43**
(0,035)
Ghi chú: Giá trị P-value được ghi trong ngoặc đơn. (**) mức ý nghĩa 5%.
Nguồn: Tác giả tính tốn từ mẫu dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA.
Qua Bảng 4.14 kết quả kiểm định giả thuyết H1 cho thấy giá trị H-Statistic của thị trường NHTM
Việt Nam là H-TTNHVN = 0,543, trong đó đóng góp của nhóm NHNNg là H -NHNNg = 0,169 lớn hơn 0 và có ý
nghĩa thống kê ở mức 95%, là cơ sở chấp nhận giả thuyết H1. Điều này cho thấy rằng thâm nhập của
NHNNg làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2009 - 2019.
4.3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHO RQ2
4.3.1. Đo lường thâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Nghiên cứu này sử dụng phương pháp tổng hợp với 2 biến là tỷ lệ tài sản của các NHNNg (FBA),
và tỷ lệ số lượng NHNNg (NFB). Tỷ lệ tài sản của NHNNg trung bình trong giai đoạn nghiên cứu là 7,7%,
và tỷ lệ số lượng NHNNg trung bình giai đoạn nghiên cứu đạt 60,6%.
4.3.2. Hiệu quả của ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp chỉ số tài chính
Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản trung bình giai đoạn nghiên cứu đạt gần 1%. Tỷ suất sinh lời
trung bình trên tổng tài sản đạt cao nhất vào năm 2009 với 1,65%. Các năm tiếp theo, tỷ suất sinh lời
trung bình trên tổng tài sản liên tục giảm và đạt mức thấp nhất vào năm 2015 với 0,51%. Từ năm 2016
đến năm 2019, tỷ suất sinh lời trung bình trên tổng tài sản có xu hướng tăng, và đạt 1,23% vào năm
2019.
4.3.3. Hiệu quả của ngân hàng thương mại Việt Nam theo phương pháp bao dữ liệu
Hiệu quả kỹ thuật trung bình của các NHTM Việt Nam thấp nhất trong giai đoạn nghiên cứu là
94% vào năm 2009, sau đó tăng từ 94% lên mức cao nhất là 97% vào năm các năm 2011 - 2012. Từ năm
2013 đến năm 2019, hiệu quả kỹ thuật liên tục dao động ở mức từ 94% đến 96%. Hiệu quả kỹ thuật trung
bình giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019 là 95%. Điều này có nghĩa là để tạo ra cùng một mức sản lượng
đầu ra như nhau thì các ngân hàng sử dụng được 95% các đầu vào, hay nói cách khác, các ngân hàng
cịn sử dụng lãng phí các đầu vào khoảng 5%. Hiệu quả kỹ thuật trung bình khá cao cho thấy các NHTM
Việt Nam đã chú trọng quản lý hiệu quả các nguồn lực đầu vào trong quá trình hoạt động kinh doanh.
4.3.4. Kiểm định tính dừng của chuỗi dữ liệu bảng
Kiểm định Fisher – ADF và Fisher – PP đều bác bỏ giả thuyết gốc, nghĩa là các biến chính trong Mơ
hình 3.4 và Mơ hình 3.6 đều dừng với mức ý nghĩa 1%. Như vậy, các phương pháp hồi quy PLS, FEM, REM
sẽ phù hợp với Mơ hình 3.4. Do biến TE là biến bị chặn có giá trị trong khoảng từ 0 đến 1 nên Mơ hình 3.6
sẽ sử dụng hồi quy Tobit.
4.3.5. Kết quả phân tích hồi quy mơ hình nghiên cứu
4.3.5.1. Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 3.4
Kiểm định F có giá trị P-value = 0,000 cho thấy mơ hình FEM phù hợp hơn mơ hình PLS, kết quả
kiểm định LM có giá trị P-value = 0,000 cho thấy mơ hình REM phù hợp hơn mơ hình PLS. Kiểm định
15
Hausman với P-value = 0,930, do đó khơng có cơ sở bác bỏ giả thuyết gốc, nghĩa là mơ hình REM là phù
hợp hơn mơ hình FEM.
Kết quả kiểm định Wooldridge có P-value = 0,000 chứng minh có hiện tượng tự tương quan trong
mơ hình REM. Do đặc điểm dữ liệu có N lớn (N = 30) và T nhỏ (T = 11), luận án sử dụng ước lượng chuẩn
vững (REM-RSE) để khắc phục hiện tượng tự tương quan.
Bảng 4.22: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.4
Biến
(1)
(2)
ROA
ROA
FBA
-0,093***
(0,000)
NFB
-0,110***
(0,000)
Bảng 4.22: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.4 (tiếp tục)
Biến
(1)
(2)
ROA
ROA
ETA
LTA
SIZE
GDP
Hệ số chặn
0,058***
0,058***
(0,000)
(0,000)
0,018***
0,017**
(0,008)
(0,018)
0,001**
0,002**
(0,048)
(0,017)
0,263***
0,221***
(0,001)
(0,001)
-0,033***
0,023*
(0,002)
(0,099)
Ghi chú: Giá trị P - value được ghi trong ngoặc đơn; (*), (**), (***) mức ý nghĩa lần lượt 10%, 5%,
1%; cột (1) hồi quy với FBA, cột (2) hồi quy với NFB.
Nguồn: Tác giả tính tốn từ mẫu dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA.
Bảng 4.22 trình bày kết quả hồi quy Mơ hình 3.4 với phương pháp REM-RSE. Hệ số hồi quy của
biến FBA và NFB đều có giá trị âm và có ý nghĩa thống kê cho thấy các biến này có tác động tiêu cực đến
ROA. Như vậy, các biến thâm nhập của NHNNg đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả của các NHTM Việt
Nam.
4.3.5.2. Kết quả phân tích hồi quy Mơ hình 3.6
Trong Mơ hình 3.6, biến TE lần lượt được hồi quy với 2 biến thâm nhập của NHNNg là tỷ lệ tài sản
của NHNNg (FBA), tỷ lệ số lượng NHNNg (NFB) nhóm biến liên quan đến đặc điểm ngân hàng, và biến số
kinh tế vĩ mơ. Bảng 4.24 trình bày kết quả hồi quy mơ hình Tobit về ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg lên
hiệu quả kỹ thuật của NHTM Việt Nam giai đoạn 2009 - 2019.
Bảng 4.24: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.6
Biến
(1)
(2)
16
TE
FBA
TE
-0,681***
(0,010)
NFB
-0,075
(0,807)
ETA
LTA
0,366***
0,398***
(0,001)
(0,000)
-0,215***
-0,184**
(0,006)
(0,021)
0,038***
0,029**
(0,001)
(0,023)
0,646
-0,823
SIZE
GDP
Bảng 4.24: Kết quả hồi quy Mơ hình 3.6 (tiếp theo)
Biến
(1)
(2)
TE
TE
Hệ số chặn
(0,615)
(0,505)
0,703***
0,863***
(0,000)
(0,000)
Ghi chú: Giá trị P - value được ghi trong ngoặc đơn; (*), (**), (***) mức ý nghĩa lần lượt 10%,
5%, 1%; cột (1) hồi quy với FBA, cột (2) hồi quy với NFB.
Nguồn: Tác giả tính tốn từ mẫu dữ liệu nghiên cứu bằng phần mềm STATA.
Hệ số hồi quy của biến FBA và NFB đều có giá trị âm cho thấy các biến này có tác động tiêu cực
đến TE. Trong đó, biến FBA có ý nghĩa thống kê, cịn biến NFB khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, các
biến thâm nhập của NHNNg đều có tác động tiêu cực đến hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam.
4.3.6. Kiểm định giả thuyết H2 và thảo luận kết quả nghiên cứu
Việc kiểm định giả thuyết H2 dựa trên hệ số hồi quy β (βFBA, βNFB) của 2 biến thâm nhập của
NHNNg là FBA và NFB trong Mơ hình 3.4 và Mơ hình 3.6, kết quả hồi quy được trình bày trong Mục 4.3.4.
Kết quả kiểm định giả thuyết H1 được trình bày trong Bảng 4.25.
Bảng 4.25: Kết quả kiểm định giả thuyết H2
Hệ số hồi quy
βFBA
βNFB
Phương pháp chỉ số tài chính
Phương pháp DEA
ROA
TE
-0,093***
-0,681***
(0,000)
(0,010)
-0,110***
-0,075
(0,000)
(0,807)
Ghi chú: Tác động tiêu cực (-), (***) mức ý nghĩa 1%.
Nguồn: Tác giả tổng hợp.
Bảng kết quả kiểm định giả thuyết H2 cho thấy hệ số hồi quy của 2 biến thâm nhập của NHNNg
(βFBA và βNFB) đều có giá trị âm trong cả 2 mơ hình nghiên cứu 3.4 và 3.6. Biến FBA có tác động tiêu cực và
17
có ý nghĩa thống kê đến ROA và TE của các NHTM Việt Nam với mức ý nghĩa 99%. Biến NFB cũng có tác
động tiêu cực đến ROA với mức ý nghĩa 99% trong Mơ hình 3.4. Tuy nhiên, trong Mơ hình 3.6 biến NFB
mặc dù có ảnh hưởng tiêu cực đến TE nhưng khơng có ý nghĩa thống kê. Như vậy, kết quả nghiên cứu đã
chấp nhận giả thuyết H2.
Kết quả nghiên cứu từ phương pháp chỉ số tài chính cho thấy thâm nhập của NHNNg đã làm
giảm ROA của các NHTM Việt Nam trong Mơ hình 3.4. Đồng thời, kết quả nghiên cứu từ phương pháp
DEA cũng cho thấy NHNNg đã làm giảm TE trong Mơ hình 3.6. Đối chứng kết quả nghiên cứu của 2
phương pháp cho thấy phù hợp với nhau, do đó, trả lời cho RQ2 là thâm nhập của NHNNg có tác động
làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 - 2019.
Tóm lại, những phát hiện trong nghiên cứu này phù hợp với lý thuyết về ảnh hưởng của thâm
nhập NHNNg đến hiệu quả của ngân hàng trong nước trong trường hợp tác động của kênh cạnh tranh
vượt trội so với kênh lan tỏa đã trình bày ở Mục 2.2.2, dẫn đến làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt
Nam.
CHƯƠNG 5
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.1. KẾT LUẬN VỀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Việt Nam đã thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng từ đầu những năm 1990. Các
NHNNg đã hoạt động tại Việt Nam gần 30 năm. Tuy nhiên, tại Việt Nam vấn đề này còn chưa được
nghiên cứu rộng rãi. Mục tiêu chính của luận án này là phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến
cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam. Để đạt được những mục tiêu nghiên cứu, 2 câu hỏi
nghiên cứu được phát triển trên cơ sở các khe hở nghiên cứu được rút ra từ việc khảo cứu các tài liệu
nghiên cứu trước đây. Bảng 5.1 tổng hợp kết quả nghiên cứu của luận án.
Phát hiện của luận án liên quan đến RQ1 chứng minh thâm nhập của NHNNg làm tăng mức độ
cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam. Đồng thời, phát hiện liên quan đến RQ2 cũng cho thấy thâm
nhập NHNNg tạo ra tác động cạnh tranh vượt trội hơn tác động lan tỏa, do đó đã làm giảm hiệu quả của
các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 - 2019. Các phát hiện liên quan đến 2 câu hỏi
nghiên cứu của luận án có sự phù hợp với nhau khẳng định kết quả nghiên cứu của luận án này là đáng
tin cậy.
Tóm lại, từ các kết quả trình bày ở trên, trả lời cho 2 câu hỏi nghiên cứu được đặt ra Chương 1 cụ
thể như sau:
Thứ nhất, thâm nhập NHNNg đã làm tăng mức độ cạnh tranh của thị trường NHTM Việt Nam.
Thứ hai, thâm nhập NHNNg đã làm giảm hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
5.2. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
Để bảo đảm tính thực tiễn của các gợi ý chính sách rút ra từ kết quả nghiên cứu, mục này trình
bày định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ Việt Nam. Chiến lược phát triển ngành ngân
hàng Việt Nam đến năm 2025 định hướng đến năm 2030 là phát triển hệ thống các NHTM hoạt động
minh bạch, cạnh tranh, an toàn, hiệu quả bền vững; cấu trúc đa dang về sở hữu, quy mơ, loại hình; dựa
trên nền tảng cơng nghệ, quản trị ngân hàng tiên tiến, phù hợp với chuẩn mực hoạt động theo thông lệ
18
quốc tế, hướng tới đạt trình độ phát triển của nhóm 4 nước dẫn đầu khu vực ASEAN vào năm 2025; thích
ứng với q trình tự doa hóa và tồn cầu hóa; đáp ứng nhu cầu về dịch vụ tài chính, ngân hàng ngày
càng gia tăng của nền kinh tế, đóng góp tích cực cho phát triển bền vững.
5.3. THÂM NHẬP CỦA NGÂN HÀNG NƯỚC NGỒI TẠI VIỆT NAM
5.3.1. Chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam
Việt Nam thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng từ đầu những năm 1990. Giai đoạn
trước khi gia nhập WTO năm 2007, mức độ mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam còn rất hạn chế.
Khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, các chính sách mở cửa thị trường ngân hàng đã được điều chỉnh
để phù hợp với các cam kết của WTO.
5.3.2. Xu hướng thâm nhập của ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Thâm nhập của NHNNg đang ngày càng tăng tại Việt Nam. Đến cuối năm 2019, Việt Nam có 2
ngân hàng liên doanh, 9 ngân hàng 100% vốn nước ngoài và 49 chi nhánh NHNNg. Tổng tài sản của khối
ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngồi đạt 1.346 nghìn tỷ đồng chiếm 10% tổng tài sản
toàn hệ thống, so với trước thời điểm Việt Nam gia nhập WTO năm 2006, tổng tài sản của khối NHNNg
đã tăng 573%. Xu hướng thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam là tăng thâm nhập bằng phương thức
thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngồi, và giảm phương thức liên doanh.
5.4. GỢI Ý CHÍNH SÁCH
5.4.1. Các gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách
Một số gợi ý chính sách cho các nhà hoạch định chính sách được rút ra từ kết quả nghiên cứu của
luận án kết hợp với định hướng phát triển ngành ngân hàng của Chính phủ và xu hướng thâm nhập của
NHNNg vào Việt Nam hiện nay như sau:
5.4.1.1. Tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng
Kết quả nghiên cứu cho thấy chính sách mở cửa thị trường ngân hàng của Việt Nam trong thời gian
qua là thành cơng, vì đã thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường ngân hàng trong nước. Theo quan điểm cạnh
tranh - ổn định, thì cạnh tranh lành mạnh là cần thiết để tăng cường sự ổn định của hệ thống ngân hàng
(Caminal và Matutes, 2002). Cạnh tranh là động lực để các ngân hàng Việt Nam nâng cao chất lượng dịch vụ
và tăng cường khả năng tiếp cận tài chính cho người dân, góp phần tích cực cho q trình đổi mới và phát
triển kinh tế. Do đó, Chính phủ cần tiếp tục thực hiện chính sách mở cửa thị trường ngân hàng, thu hút các
NHNNg kinh doanh tại Việt Nam. Luận án đề xuất một số giải pháp cụ thể như sau:
Thứ nhất, xem xét nới lỏng các rào cản kỹ thuật tạo thuận lợi cho các NHNNg thâm nhập vào Việt
Nam, nhất là các rào cản về việc thành lập ngân hàng 100% vốn nước ngoài.
Thứ hai, tăng cường việc kêu gọi các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam. Thực tế cho
thấy sự mở rộng mạng lưới hoạt động và quy mô kinh doanh của các NHNNg trong những năm gần đây một
phần là nhằm phục vụ cho việc mở rộng quy mô hoạt động và sản xuất của các doanh nghiệp nước ngồi. Do
đó, tăng cường thu hút các doanh nghiệp nước ngồi đầu tư vào Việt Nam sẽ góp phần gia tăng sự hiện diện
của NHNNg ở nước ta.
Thứ ba, sửa đổi, hoàn thiện quy định về mua lại, sáp nhập, hợp nhất tổ chức tín dụng. Để khuyến
khích các NHNNg góp vốn, mua cổ phần, mua lại, sáp nhập, hợp nhất với các tổ chức tín dụng trong nước
yếu kém phải cơ cấu lại, các cơ quan quản lý hoạt động ngân hàng cần nghiên cứu sửa đổi, hoàn thiện quy
19
định về việc nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các tổ chức tín dụng Việt Nam theo hướng tăng tỷ lệ sở
hữu của các nhà đầu tư nước ngoài đối với các ngân hàng trong nước.
Thứ tư, tiếp tục điều hành chính sách lãi suất theo quy luật thị trường. Kết quả nghiên cứu cho thấy
lãi suất huy động có ảnh hưởng rất lớn đến mức độ cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Do đó,
SBV cần điều hành chính sách lãi suất chủ động, linh hoạt, phù hợp với cân đối vĩ mô và diễn biến thị
trường, tạo điều kiện cho các ngân hàng hoạt động ổn định.
Mở cửa thị trường ngân hàng trong bối cảnh Việt Nam ngày càng tham gia mạnh mẽ vào q
trình tồn cầu hóa và hội nhập quốc tế là một chủ trương đúng. Tuy nhiên, hội nhập càng sâu rộng thì
nguy cơ bất ổn từ bên ngồi càng lớn và đến càng nhanh, đặc biệt đối với dịch vụ ngân hàng là ngành
huyết mạch của nền kinh tế. Do đó, xây dựng một lộ trình mở cửa thị trường tài chính – ngân hàng phù
hợp với điều kiện của Việt Nam có ý nghĩa rất quan trọng trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Việc
mở cửa thị trường ngân hàng cần thực hiện theo hướng thận trọng, từng bước và chặt chẽ đảm bảo vị
trí cạnh tranh tương đối của các ngân hàng trong nước. Ưu tiên mở cửa các dịch vụ cơ bản, và những
dịch mà ngân hàng Việt Nam có lợi thế.
5.4.1.2. Hồn thiện hệ thống luật về cạnh tranh và giám sát ngân hàng
Thâm nhập NHNNg đã làm gia tăng cạnh tranh của thị trường ngân hàng Việt Nam. Bên cạnh
những tác động tích cực của cạnh tranh như nâng cao chất lượng dịch vụ, mở rộng phạm vi tiếp cận dịch
vụ cho người dân, cạnh tranh quá mức có thể gây ra rủi ro cho khu vực ngân hàng. Vì vậy, việc hồn thiện
chính sách pháp luật, và tăng cường hiệu lực, hiệu quả hệ thống thanh tra, giám sát ngân hàng, phù hợp
với thông lệ và chuẩn mực quốc tế là cần thiết. Để thực hiện mục tiêu này, Chính phủ cần thực hiện các
giải pháp sau:
Thứ nhất, hoàn thiện hệ thống pháp luật về cạnh tranh, và kiểm soát độc quyền.
Thứ hai, tập trung hồn thiện về chính sách, cơ chế, thanh tra giám sát, đồng thời cấu trúc hoạt
động thanh tra ngân hàng theo quy mơ và loại hình hệ thống ngân hàng để phù hợp với các chuẩn mực
an toàn và mức độ tiệm cận các chuẩn mực về thanh tra giám sát của thế giới.
Thứ ba, đổi mới hoạt động thanh tra, giám sát theo hướng kết hợp giữa thanh tra tuân thủ và
thanh tra trên cơ sở rủi ro.
Thứ tư, tăng cường đầu tư công nghệ hỗ trợ công tác thanh tra, giám sát ngân hàng.
Thứ năm, đào tạo đội ngũ chuyên gia thanh tra, giám sát ngân hàng lành nghề, chuyên nghiệp,
thành thạo công nghệ thơng tin, có kỷ luật và đạo đức nghề nghiệp.
5.4.2. Các gợi ý chính sách cho các ngân hàng thương mại
5.4.2.1. Tăng cường năng lực cạnh tranh
(i) Tăng cường năng lực tài chính
Để tăng vốn chủ sở hữu, các NHTM Việt Nam có thể thực hiện bằng cách giữ lại lợi nhuận rịng
hàng năm, tăng vốn góp của cổ đơng hiện hữu, phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn (việc phát hành cổ
phiếu để tăng vốn có thể thực hiện phát hành riêng cho các nhà đầu tư chiến lược, hoặc phát hành rộng
rãi ra cơng chúng), hoặc có thể tiến hành sáp nhập và mua lại các ngân hàng nhỏ để hình thành các ngân
hàng có tiềm lực tài chính lớn hơn.
(ii) Nâng cao năng lực quản trị
20
Thứ nhất, hồn thiện mơ hình tổ chức của ngân hàng.
Thứ hai, áp dụng mơ hình quản trị rủi ro phù hợp với chuẩn mực quốc tế.
Thứ ba, ứng dụng công nghệ vào công tác quản trị ngân hàng.
5.4.2.2. Nâng cao hiệu quả hoạt động
Kết quả nghiên cứu của luận án cho thấy rằng trong giai đoạn 2009 – 2019 hiệu quả của các
NHTM tuy đã có những chuyển biến tích cực, nhưng vẫn cịn nhiều mặt cịn hạn chế. Luận án đề xuất các
giải pháp để nâng cao hiệu quả của các NHTM Việt Nam như sau:
(i) Thay đổi cơ cấu nguồn thu theo hướng tăng tỷ trọng thu nhập từ hoạt động phi tín dụng
Thu nhập từ hoạt động tín dụng chiếm tỷ trọng quá lớn và tiềm ẩn nhiều rủi ro cho ngân hàng, do
đó, các NHTM Việt Nam cần thay đổi mơ hình kinh doanh theo hướng giảm bớt sự phụ thuộc vào hoạt
động tín dụng và tăng thu nhập từ hoạt động dịch vụ phi tín dụng.
(ii) Phát triển nguồn nhân lực
Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả kỹ thuật của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên
cứu đạt khá cao, trong đó tốc độ tăng trung bình chi phí nguồn nhân lực đạt cao nhất trong các yếu tố
đầu vào. Điều này chứng tỏ nguồn nhân lực là yếu tố quan trọng đối với hiệu quả hoạt động ngân hàng.
Vì vậy, các NHTM Việt Nam cần có các giải pháp để phát triển nguồn nhân lực, từ đó nâng cao hiệu quả
hoạt động của ngân hàng và tạo lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập.
(iii) Tăng quy mô hoạt động
Kết quả nghiên cứu cho thấy quy mơ ngân hàng có ảnh hưởng tích cực đến hiệu quả của các
NHTM Việt Nam trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019. Việc mở rộng quy mô tài sản và quy mô mạng
lưới hoạt động sẽ tạo lợi thế về kênh phân phối sản phẩm dịch vụ và khả năng tiếp cận khách hàng vượt
trội, đặc biệt là tại các địa bàn bên ngoài các thành phố lớn. Giải pháp sáp nhập và hợp nhất sẽ giúp các
NHTM tăng quy mơ, từ đó tận dụng tốt ưu thế nhờ quy mô để giảm chi phí và gia tăng hiệu quả hoạt
động của ngân hàng.
5.5. HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT HƯỚNG NGHIÊN CỨU TIẾP THEO
Mặc dù luận án đã đạt được mục tiêu đã đề ra, tuy nhiên do thiếu dữ liệu nghiên cứu nên nghiên
cứu này có một số hạn chế như sau:
Do thiếu thông tin dữ liệu về chi nhánh NHNNg nên nghiên cứu không tiến hành kiểm tra ảnh
hưởng của phương thức thâm nhập của NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các NHTM Việt Nam.
Trong giai đoạn nghiên cứu 2009 – 2019 có khoảng thời gian 2009 - 2011, các chi nhánh NHNNg
bị giới hạn trong việc mở chi nhánh và do khơng có thơng tin dữ liệu về quá trình thành lập chi nhánh
của các NHTM trong nước và NHNNg nên nghiên cứu không sử dụng phương pháp không gian phân bổ
để đo lường thâm nhập của NHNNg tại Việt Nam.
Trong giai đoạn nghiên cứu, hệ thống NHTM Việt Nam trải qua nhiều biến động với làn sóng sáp
nhập, hợp nhất, một số ngân hàng bị SBV mua lại nên nghiên cứu không thể phân nhóm các NHTM dựa
trên tiêu chí cụ thể để phân tích ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả theo
nhóm các NHTM Việt Nam.
Trong thời gian tiếp theo khi có đủ dữ liệu nghiên cứu sẽ phát triển theo hướng (i) Sử dụng thêm
phương pháp không gian phân bổ bên cạnh phương pháp tổng hợp để đo lường thâm nhập của NHNNg;
21
(ii) Kiểm tra ảnh hưởng của phương thức thâm nhập của NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các
NHTM Việt Nam; (iii) Kiểm tra ảnh hưởng của thâm nhập NHNNg đến cạnh tranh và hiệu quả của các
nhóm NHTM Việt Nam.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tài liệu tiếng Việt
Nguyễn Minh Sáng, 2014. Phân tích những nhân tố tác động đến hiệu quả sử dụng nguồn lực của
các ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Ngân hàng, số 4, trang 23-30.
Nguyễn Thanh Phong và Lâm Thanh Phi Quỳnh, 2017. Động cơ thâm nhập của ngân hàng nước
ngoài vào thị trường ngân hàng thương mại Việt Nam. Tạp chí Khoa học và Đào tạo Ngân hàng, số 185,
trang 34-42, 58.
Nguyễn Việt Hùng, 2008. Phân tích các nhân tố tác động đến hiệu quả hoạt động của NHTM Việt
Nam. Luận án tiến sĩ. Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.
Tài liệu tiếng Anh
Aigner, D., Lovell, C. K., & Schmidt, P., 1977. Formulation and estimation of stochastic frontier
production function models. Journal of econometrics, 6, 21-37.
Alhadeff, D. A., 1974. Barriers to bank entry. Southern Economic Journal, 40, 589-603.
Ali, A. I., & Seiford, L. M., 1993. The mathematical programming approach to efficiency analysis.
Oxford: University Press.
Aliber, R. Z., 1984. International banking: a survey. Journal of Money, Credit and Banking, 16, 661678.
Allen, F., & Gale, D., 2000a. Comparing financial systems. Cambridge: MIT press.
Allen, F., & Gale, D., 2000b. Financial contagion. Journal of political economy, 108, 1-33.
Anzoategui, D., Rocha, R., & Soledad Martinez Peria, M., 2010. Bank competition in the Middle
East and Northern Africa region. The World Bank.
Ariff, M., & Luc, C., 2008. Cost and profit efficiency of Chinese banks: A non-parametric analysis.
China Economic Review, 19, 260-273.
22
Ayadi, O. F., Adebayo, A. O., & Omolehinwa, E., 1998. Bank performance measurement in a
developing economy: an application of data envelopment analysis. Managerial Finance, 24, 5-16.
Bain, J. S., 1956. Barriers to New Competition. Cambridge: Harvard University Press.
Baltagi, B., 2008. Econometric analysis of panel data (4 ed.). John Wiley & Sons.
Banker, R. D., Charnes, A., & Cooper, W. W., 1984. Some models for estimating technical and scale
inefficiencies in data envelopment analysis. Management science, 30, 1078-1092.
Barajas, A., Steiner, R., & Salazar, N., 2000. The impact of liberalization and foreign investment in
Colombia's financial sector. Journal of development economics, 63, 157-196.
Baumol, W. J., Panzar, J. C., & Willig, P., 1982. Contestable Markets and the Theory of Industry
Structure. New York: Harcourt Brace Jovanovich.
Beck, T., 2008. Bank competition and financial stability: friends or foes?. The World Bank.
Berger, A. N., 1993. “Distribution-free” estimates of efficiency in the US banking industry and tests
of the standard distributional assumptions. Journal of productivity Analysis, 4, 261-292.
Berger, A. N., 2007. International comparisons of banking efficiency. Financial Markets,
Institutions & Instruments, 16, 119-144.
Berger, A. N., & Humphrey, D. B., 1991. The dominance of inefficiencies over scale and product mix
economies in banking. Journal of Monetary Economics, 28, 117-148.
Berger, A. N., & Humphrey, D. B., 1997. Efficiency of financial institutions: International survey
and directions for future research. European journal of operational research, 98, 175-212.
Berger, A. N., Klapper, L. F., & Turk-Ariss, R., 2017. Bank competition and financial
stability. Journal of Financial Services Research, 35, 99-118.
Berger, M., & Diez, J. R., 2008. Can host innovation systems in late industrializing countries benefit
from the presence of transnational corporations? Insights from Thailand's manufacturing industry.
European Planning Studies, 16, 1047-1074.
Bhaumik, S. K., & Gelb, S., 2003. Determinants of MNC's Mode of Entry into an Emerging Market:
Some Evidence from Egypt and South Africa. Emerging Markets Finance & Trade, 41, 5-24.
Bikker, J. A., & Haaf, K., 2002. Competition, concentration and their relationship: An empirical
analysis of the banking industry. Journal of banking & finance, 26, 2191-2214.
Bikker, J. A., Shaffer, S., & Spierdijk, L., 2012. Assessing competition with the Panzar-Rosse model:
The role of scale, costs, and equilibrium. Review of Economics and Statistics, 94, 1025-1044.
Blomström, M., & Kokko, A., 1998. Multinational corporations and spillovers. Journal of Economic
surveys, 12, 247-277.
Bolt, W., & Tieman, A. F., 2004. Banking competition, risk and regulation. Scandinavian Journal of
Economics, 106, 783-804.
Boone, J., 2008. A new way to measure competition. The Economic Journal, 118, 1245-1261.
Boone, J., van Ours, J. C., & van der Wiel, H., 2013. When is the price cost margin a safe way to
measure changes in competition? De Economist, 161, 45-67.
Bresnahan, T. F., 1982. The oligopoly solution concept is identified. Economics Letters, 10, 87-92.