Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

Tài liệu Mục tiêu giáo dục và hướng dẫn thực hiện chế độ sinh họat - Mẫu giáo bé pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (277.85 KB, 16 trang )

Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
PHẦN MỘT

MỤC TIÊU GIÁO DỤC VÀ HƯỚNG
DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
A – MỤC TIÊU GIÁO DỤC CUỐI 3 TUỔI
I – PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT
- Cân nặng và chiều cao nằm trong kênh A, cụ thể :
Trẻ trai : Cân nặng đạt 12,9 – 20,8 kg → 16,7 ± 3,8 kg.
Chiều cao đạt 94,4 – 111,5 cm → 102,9 ± 8,5 cm.
Trẻ gái : Cân nặng đạt 12,6 – 20,7 kg → 16,0 ± 3,4 kg.
Chiều cao đạt 93,5 – 109,6 cm →101 ± 7,1 cm.
-

Đi , chạy phối hợp chân tay nhịp nhàng.

-

Giữ được thăng bằng trên một chân

-

Ném xa 2m bằng hai tay.

-

Cầm kéo cắt

-


Rửa tay, lau mặt, đánh răng, cởi quần áo có sự giúp đỡ.

-

Cầm được bình rót nước vào cốc.

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
-

Nhận biết được một số vật dụng và nơi nguy hiểm.

II – PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC
-

Thích tìm hiểu, khám phá đồ vật và hay đặt các câu hỏi : Ai

đây? Cái gì đây? ….
-

Nói được một vài đặc điểm nổi bật của sự vật, hiện tượng

quen thuộc.
-

Nhận biết được sự thay đổi rõ nét của sự vật, hiện tượng.


-

Nhận biết được tay phải, tay trái của bản thân.

-

Đếm được trong phạm vi 5.

-

Nhận biết được sự khác nhau về kích thước của 2 đối tượng.

-

Gọi đúng tên hình trịn, hình vng, hình tam giác.

-

Nhận biết một số nghề phổ biến, gần gũi.

-

Biết họ và tên của bản thân, tên của người thân trong gia

đình, tên trường, lớp mầm non.
III – PHÁT TRIỂN NGƠN NGỮ
-

Nghe hiểu được lời nói trong giao tiếp đơn giản.


-

Diễn đạt nhu cầu, mong muốn để người khác hiểu.

-

Trả lời được một số câu hỏi của người khác.

-

Kể lại chuyện dựa theo câu hỏi.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
IV – PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM XÃ HỘI
-

Thích chơi cùng bạn, khơng tranh giành đồ chơi.

-

Có biểu hiện quan tâm đến người thân.

-

Cảm nhận được một số trạng thái cảm xúc của người khác và


có biểu lộ phù hợp .
-

Chấp nhận yêu cầu và làm theo chỉ dẫn đơn giản của người

-

Biết chào hỏi, cảm ơn, xin lỗi, xin phép.

-

Biết bỏ rác đúng nơi quy định, cất dọn đồ dùng, đồ chơi.

-

Cố gắng tự thực hiện các công việc được giao.

khác.

V – PHÁT TRIỂN THẨM MĨ
-

Trẻ bộc lộ cảm xúc trước vẻ đẹp của các sự vật, hiện tượng

xung quanh và các tác phẩm nghệ thuật gần gũi.
-

Trẻ thích hát, nghe hát, nghe nhạc.

-


Biết hát kết hợp với vận động đơn giản : nhún nhảy, giậm

chân, vỗ tay…
-

Biết sử dụng màu sắc, đường nét, hình dạng tạo ra các sản

phẩm đơn giản.
-

Biết giữ gìn sản phẩm.

B – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
I – NGUYÊN TẮC THỰC HIỆN

Chế độ sinh hoạt là sự phân bổ hợp lí về thời gian và các họat động trong
ngày ở trường mầm non nhằm đáp ứng nhu cầu về tâm lí – sinh lí của trẻ, qua đó
giúp trẻ hình thành thái độ sống, nền nếp, thói quen và những kĩ năng sống tích
cực.
Tùy theo điều kiện thực tế địa phương, tùy theo mùa có thể điều chỉnh thời
gian biểu cho phù hợp, nhưng khi thực hiện cần đảm bảo các nguyên tắc sau :
1.


Đảm bảo tính khoa học, hợp lí, vừa sức, phù hợp với nhjp

sinh học của trẻ theo lứa tuổi và cá nhân trẻ.
2.

Nội dung họat động một ngày cần phong phú đa dạng, gần

gũi với cuộc sống thực của trẻ , đáp ứng mục tiêu phát triển của trẻ.
3.

Phân phối thời gian thích hợp và có sự cân bằng giữa các hoạt

động tĩnh và động, giữa hoạt động trong lớp và ngoài trời, giữa hoạt động
chung cả lớp và hoạt động theo nhóm , cá nhân.
4.

Đảm bảo trình tự hoạt động được lặp đi lặp lại , nhằm tạo nền

nếp và hình thành những thói quen tốt ở trẻ.
5.

Đảm bảo cho mọi trẻ được hoạt động tích cực và phù hợp với

đặc điểm riêng của từng trẻ, tránh sự đồng loạt, gị bó, cứng nhắc.
6.

Đảm bảo sự linh hoạt, mềm dẻo, nhằm đáp ứng các nhu cầu

của trẻ đang trong thời kì lớn lên và phát triển, phù hợp với điều kiện từng
vùng miền, địa phương.


Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
II – GỢI Ý THỜI GIAN BIỂU

Thời gian
14h00 14h40

14h00 Nội dung
Vệ sinh, ăn phụ

14h40 Mùa
đông

Mùa hè
14h40 15h40 6h45

- 15h40 7h00

8h00

Chơi và hoạt động theo ý

14h40 - thích

Đón trẻ, chơi, thể dục sáng


8h30
15h40 -

17h00 8h00

15h40 -

- 17h00 8h30

8h30

Chơi, trả trẻ

-

Họat động học

9h00

8h30

-

9h10

9h00

Chơi, hoạt động ở các góc

9h40


9h10

-

10h00

9h40
10h20

10h00 11h10

trời

10h20 Vệ sinh, ăn trưa

11h40

11h10 14h00

Chơi và hoạt động ngồi

-

11h40 14h00

Ngủ trưa

Chú ý


Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
- Theo điều kiện khí hậu và đặc điểm của từng vùng miền để
xây dựng thời gian biểu cho phù hợp với điều kiện thực tế, có thể xê
dịch thời gian đón và trả trẻ, khơng nhất thiết phải đúng như thời gian
biểu trong chương trình. Nhưng khi đón trẻ tại thời điểm nào thì thực
hịện theo hoạt động của của thời gian biểu tại thời điểm đó để tránh xáo
trộn nhịp điệu sinh học của trẻ.
- Trong quá trình thực hiện thời gian biểu, tùy theo điều kiện cụ
thể của ngày hơm đó hoặc thời tiết mà giáo viên có thể sắp xếp lại các
hoạt động học, chơi cho thích hợp nhưng vẫn đủ thời gian cho mỗi hoạt
động và đảm bảo cho trẻ, ăn, ngủ đúng giờ.
- Chế độ sinh hoạt phải được áp dụng thường xuyên, đều đặn,
nếu không thực hiện đúng những yêu cầu của chế độ sinh hoạt thì sẽ
làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc giáo dục trẻ.
III – HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN CHẾ ĐỘ SINH HOẠT
1.

Đón trẻ
a)

Đón trẻ

Khi đón trẻ, cơ phải nhẹ nhàng, dỗ dành và cho trẻ chơi đồ
chơi mà trẻ thích. Đối với những cháu mới đi mẫu giáo, một vài ngày đầu cô
nên gần gũi, tiếp xúc, làm quen với trẻ khi có cả cha mẹ trẻ, sau đó đón, dẫn trẻ
vào lớp. Trường hợp cá biệt trẻ khó xa rời bố mẹ hãy cho trẻ mang một vật gì

đó mà trẻ thích nhất ở nhà đến lớp. Đến khi trẻ đã quen với sinh hoạt của lớp,
cô cho trẻ tự lấy đồ chơi theo ý thích.
Trong giờ đón trẻ, cơ giáo có thể trao đổi nhanh với phụ huynh
về một số điều cần thiết để tiếp tục theo dõi, chăm sóc khi trẻ ở trường.

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Cơ cho trẻ chơi tự do tại các góc hoặc cùng trẻ trị chuyện ( cá
nhân hoặc nhóm). Nội dung trị chuyện là những điều liên quan đến chủ đề
đang tiến hành, về bản thân trẻ và những sự kiện xảy ra hằng ngày xung quanh
trẻ ( thời tiết, những gì trẻ hứng thú…). Khi trị chuyện, cơ giáo có thể gợi mở ,
nêu tình huống để trẻ trả lời, giúp trẻ rèn luyện và phát triển kĩ năng ứng xử,
giao tiếp.
b)

Thể dục sáng

Thể dục sáng có thể cho trẻ tập trong nhà hoặc cho trẻ tập
ngoài sân tùy thuộc vào điều kiện cụ thẻ của phòng lớp và thời tiết. Nên cho trẻ
tập theo nhạc là tốt nhất. Nếu trường có sân rộng thì có thể bố trí cho tồn
trường tập cùng một thời điểm, tạo điều kịện cho trẻ tiếp xúc với nắng, khơng
khí trong lành.
c)

Điểm danh

Cần thực hiện dưới nhiều hình thức , nhằm làm cho trẻ biết tên

và quan tâm đến nhau. Có thể cơ lần lượt gọi tên từng trẻ. Hoặc cô làm cho
mỗi trẻ một thẻ tên – kí hiệu. Khi đến lớp trẻ tự cầm gắn lên bảng thành dãy
theo tổ, theo chữ cái đầu của tên. Sau đó, trẻ đếm tên – kí hiệu, phát hiện trẻ
vắng mặt hoặc cũng có thể cho trẻ trong tổ quan sát, phát hiện bạn vắng mặt.
2.

Hoạt động học có chủ định
Hoạt động học của trẻ trong chế độ sinh hoạt hằng ngày được

tổ chức một cách có chủ định , dưới sự định hướng và hướng dẫn trực tiếp của
giáo viên. Nội dung hoạt động được tiến hành có hệ thống, theo mục đích, kế
hoạch đã được hoạch định trong kế hoạch tuần phù hợp với các lĩnh vực nội
dung giáo dục trong chương trình.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
a) Thời gian tiến hành
Trong thời gian biểu, thời gian tiến hành hoạt động học có thể
kéo dài trong khoảng thời gian từ 20 – 25 phút vào các buổi sáng trong ngày,
sau khi đón trẻ. Thời gian đầu năm học, hoạt động không nên kéo dài quá 20
phút.
b) Nội dung thực hiện
Nội dung học có chủ định được tiến hành với những nội dung
thuộc các hoạt động phát triển vận động và giáo dục dinh dưỡng sức khỏe;
khám phá khoa học về thế giới tự nhiên, xã hội gần gũi và làm quen với toán :
nghe kể chuyện, đọc thơ, kể chuyện sáng tạo, làm quen với đọc, viết: hoạt
động tạo hình ( vẽ, nặn, cắt, dán, xếp hình) ; âm nhạc ( hát, vận động theo

nhạc, nghe hát, nhạc). Các hoạt động trên thường có nội dung phù hợp với các
lĩnh vực giáo dục trong chương trình theo hướng tích hợp và gắn với chủ đề.
Giáo viên cần lựa chọn, lên kế hoạch sao cho trẻ lớp bé có 5
lần học trong tuần và thích hợp nhất là các buổi sáng. Mỗi ngày trong tuần, trẻ
được học với 1 nội dung họat động trên là nội dung trọng tâm và tích hợp với 1
hoặc 2 nội dung khác mang tính chất củng cố, bổ trợ phù hợp với nội dung
trọng tâm đó.
Với lớp đơng trẻ và có hai giáo viên, tùy theo điều kiện, hồn
cảnh cụ thể, cơ có thể tách nhỏ thành hai nhóm để dạy cùng một lúc hoặc tổ
chức cho một nhóm trẻ học trong lớp, một nhóm chơi và hoạt động ở ngồi trời
sau đó đổi lại.Lưu ý : Nếu có tách thành các nhóm để dạy, giáo viên cần phải
đảm bảo việc tổ chức cũng như các điều kiện thực hiện, phương pháp tiến hành
hoạt động ở các nhóm là tương đương.
3.

Chơi, hoạt động ở các góc

Trẻ em hơm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Tùy theo thời điểm và các mùa ở địa phương, thời gian tổ chức
cho trẻ tham gia vào các trò chơi, nhóm chơi, hoạt động ở các khu vực ( góc)
hoạt động thường có thể tiến hành sau hoạt động học của trẻ hoặc sau thời
điểm chơi và hoạt động ở ngoài trời.
a) Thời gian tiến hành
Thời gian tiến hành từ 30 – 40 phút.
Trong thời gian này, việc tổ chức trị chơi đóng vai, trị chơi lắp
ghép xây dựng là một trong những trị chơi trung tâm. Đồng thời, cơ tạo điều

kiện , khuyến khích trẻ tham gia vào các nhóm chơi, hoạt động mang tính sáng
tạo như vẽ, nặn, cắt dán, hát, múa, chơi ở góc tạo hình , góc âm nhạc và các
hoạt động khác… Nội dung chơi được tổ chức phù hợp với độ tuổi và thường
gắn với chủ đề. Thời gian tiến hành kéo dài không quá 40 phút, phụ thuộc vào
hứng thú của các trẻ trong các nhóm chơi.
b) Nội dung thực hiện
Hằng ngày, cơ chuẩn bị mơi trường, sắp xếp các góc chơi, tổ
chức, hướng dẫn, gợi mở tạo điều kiện để cho mọi trẻ được tự do lựa chọn các
nhóm chơi, tham gia vào các trò chơi, hoạt động tự nguyện, theo ý thích.
Hằng ngày, khi tổ chức hướng dẫn các trị chơi, cơ nên có những
gợi ý, khuyến khích các trẻ được luân phiên tham gia vào các nhóm chơi và
các hoạt động khác, không nên để trẻ chơi hoặc hoạt động ở một nhóm nào đó
quá lâu trong một tuần.
Kết thúc thời gian chơi và hoạt động ở các góc, cơ cần hướng
dẫn trẻ trong các nhóm chơi, cùng cơ tự cất đồ chơi, sắp xếp đồ dùng, đồ chơi
gọn gàng, ngăn nắp đúng quy định để chuẩn bị sang hoạt động khác. Với thời

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
tiết nắng nóng, cơ có thể tổ chức, tiến hành thời điểm này sau thời điểm chơi
và hoạt động ngoài trời.
4.

Chơi, hoạt động ngoài trời

Ở thời điểm này, giáo viên tổ chức cho trẻ chơi và tham gia vào
các hoạt động ngồi phạm vi của lớp học với mục đích : Tạo điều kiện cho trẻ

được tiếp xúc với khơng khí trong lành của thiên nhiên, rèn luyện sức khỏe,
thiết lập mối quan hệ giữa trẻ với môi trường xung quanh, góp phần mở rộng
vốn hiểu biết của trẻ về mơi trường tự nhiên – xã hội; thỏa mãn nhu cầu chơi
và hoạt động theo ý thích của trẻ.

a) Thời gian tiến hành : Thời gian tiến hành vào các buổi sáng
không quá 40 phút.
b) Nội dung thực hiện : Tùy thuộc vào nội dung của chủ đề trong
tuần, điều kiện của trưởng lớp, hoạt động ngồi trời có thể được tiến hành với
một số nội dung, hình thức hoạt đơng sau :

- Chơi tự do với các thiết bị, đồ chơi ngoài trời; làm đồ chơi và chơi
với các vật liệu thiên nhiên như : cây, quả, hoa, lá, cát, sỏi, nước.
- Chơi với các trò chơi vận động dân gian mà trẻ yêu thích nhằm
tăng cường khả năng vận động cơ thể như : chạy, nhảy, leo trèo, nắm bắt.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
- Quan sát một số sụ thay đổi của các hiện tượng thiên nhiên, âm
thanh, thời tiết, cây cối, hoa lá, hoạt động của con người, con vật.
- Tham gia vào các hoạt động chăm sóc ở góc thiên nhiên : tưới cây,
lau lá, nhặt lá, chăm sóc và cho các con vật yêu thích ăn.
- Dạo chơi trong sân trường, thăm các khu vực trong trường ( thăm
nhà bếp. phòng y tế , và các nhóm lớp khác…) hoặc tham quan ngồi khu vực
trường như : cơng viên, sở thú, cánh đồng, cửa hàng, siêu thị, trường tiểu học,
doanh trại bộ đội, xí nghiệp, nhà máy… thuộc cộng đồng dân cư gần truờng.
Khi thực hiện kế hoạch tuần và tổ chức tiến hành cho trẻ chơi và hoạt

động ngoài trời, cô nên lưu ý :
Không nên triển khai cùng một lúc với tất cả những nội dung trên.
Cô nên lựa chọn, phối hợp các nội dung phù hợp với việc triển khai chủ đề
trong tuần và thích hợp với trẻ. Tùy theo tình huống, điều kiện cụ thể của
trường lớp, mỗi ngày, cô nên lựa chọn và tổ chức cho trẻ thực hiện từ 2 đến 3
nội dung.
Cơ có thể cho trẻ tham gia khoảng 5-7 phút trò chơi vận động, trị
chơi dân gian mang tính tập thể mà trẻ thích, sau đó có thể cho trẻ chơi nhặt lá,
làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên, chăm sóc cây cối, con vật u thích ở
góc thiên nhiên. Trẻ có thể đem một số đồ chơi mà trẻ thích ở trong lớp ra để
chơi như : búp bê, các khối gỗ, ơ tơ… hoặc có thể cho trẻ chơi theo ý thích với
đồ chơi thiết bị ngồi trời, chơi với cát, nước… ngồi dưới bóng râm nghe kể
chuyện, cùng hát với nhau bài hát nào đó… hoặc đi dạo, tham quan xung
quanh trường.
Khi tổ chức thực hiên những nội dung trên, cơ giáo cần tổ chức phối
hợp hợp lí nội dụng hoạt động có tính động ( chạy, nhảy, leo, trèo ) với những

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
nội dung mang tính chất tĩnh, như ngồi nghe kể chuyện, hát, đọc thơ, xem
tranh truyện; làm đồ chơi bằng vật liệu thiên nhiên. Cô không nên tổ chức quá
nhiều hoạt động, hoặc cho trẻ tham gia vào một hoạt động nào đó quá lâu
khiến trẻ nhàm chán và làm trẻ mệt.
* Một số lưu ý khi tiến hành :
- Trước khi đi ra ngồi trời, cơ quan tâm nhắc nhở trẻ tự phục vụ : mặc
quần áo đi giày dép phù hợp với thời tiết và chỉ hướng dẫn, giúp trẻ khi cần thiết.
Cô chú ý tới thể trạng của trẻ để gợi ý, khuyến khích trẻ tham gia vào những nội

dung phù hợp.
- Cơ nên giới thiệu và nói rõ khu vực chơi của lớp. Tập cho trẻ làm quen
với hiệu lệnh, khi cần tập trung trẻ lại một chỗ hoặc chuẩn bị vào lớp.
- Trong quá trình chơi, cô luôn quan sát, bao quát trẻ với tất cả nhóm
chơi trong sân trường, nhắc nhở trẻ khơng được chơi quá khu vực quy định của
lớp…
- Khi trẻ chơi với vật liệu thiên nhiên, giáo viên cần chú ý bao quát,
nhắc nhở trẻ không nên dụi tay bẩn lên mặt, mắt, nghịch bẩn quần áo của mình và
của bạn. Khi cho trẻ chơi với cát, nước đặc biệt với những thiết bị ngồi trời, cơ
cần chú ý quan sát giải quyết những xung đột của trẻ và xử lí nhanh nhạy, kịp thời
với những tình huống xảy ra trong quá trình chơi, đảm bảo an tồn cho trẻ.
- Những hơm cho trẻ đi ra xa ngoài khu vực sân trường ( đi chơi, tham
quan vườn hoa , công viên, cửa hàng mua bán, lăng Bác…), cô nên chuẩn bị chu
đáo, lên kế hoạch cụ thể và liên hệ từ trước.
- Những hôm thời tiết mưa, quá lạnh không thể tổ chức cho trẻ chơi và
tham gia vào các hoạt động ngồi trời, cơ có thể cho trẻ chơi trị chơi vận động

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
trong lớp và chơi trò chơi học tập , quan sát hiện tượng thay đổi của thời tiết. Cơ
có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào các hoạt động : đọc sách, kể chuyên, xem
truyện tranh, làm sách truyện tranh… ở hiên của lớp hoặc chơi theo ý thích ở các
khu vực hoạt động trong lớp. Cô nên lưu ý nhắc nhở, hướng dẫn trẻ biết cách tự
mặc thêm áo hoặc cởi bớt khi thời tiết thay đổi.
- Đối với trẻ sức khỏe yếu, cơ nên quan tâm khuyến khích trẻ tham gia
vào các hoạt động, trò chơi phù hợp với sức khỏe và khả năng của trẻ.
- Kết thúc hoạt động, cô nên tập trung trẻ lại hướng dẫn trẻ vào lớp tự

cất giày dép đúng nơi quy định, tự rửa tay, lau mặt nghỉ ngơi một vài phút và
chuẩn bị cho hoạt động tiếp theo.
- Với những hôm thời tiết nắng nóng, cơ có thể tiến hành thời điểm này
trước thời điểm chơi và hoạt động ở các góc.
5.

Vệ sinh, ăn trưa
Giờ ăn tiến hành trong khoảng 60 phút. Cơ cần sắp xếp cơng

việc một cách hợp lí từ khâu chuẩn bị ăn cho đến khâu vệ sinh sau khi ăn, nhất là
trong trường hợp chỉ có một giáo viên đứng lớp.
Hướng dẫn và tạo cho trẻ thói quen vệ sinh sạch sẽ trước khi
ăn. Trường hợp lớp có hai cơ thì phân cơng một cơ giám sát trẻ lau mặt, rửa tay
sạch sẽ trước khi ăn và cơ cịn lại kết hợp với một số trẻ trực nhật bữa ăn. Trường
hợp lớp có một cơ thì cơ vừa làm vừa bao quát chung cả lớp, nên phân công một
trẻ trong lớp giám sát các trẻ khác rửa tay, lau mặt và phân công một số trẻ cùng
cô trực nhật bữa ăn.
Sau khi trẻ ăn xong, cho trẻ cùng cô dọn dẹp chỗ ngồi ăn và
nhắc nhở trẻ vệ sinh sạch sẽ, không cho trẻ chạy, nhảy nhiều sau khi ăn. Trong

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
thời gian chờ đợi, cô cho trẻ nghỉ ngơi hoặc bố trí một số góc chơi thích hợp, nhẹ
nhàng để chuẩn bị cho giờ ngủ tiếp theo.
6.

Ngủ trưa

Thời gian dành cho ngủ trưa là 150 phút. Cơ nên bố trí thời

gian thích hợp cho các bước chuẩn bị nơi ngủ, thời gian trẻ đi vệ sinh trước khi
ngủ và đảm bảo thời gian cho trẻ ngủ đầy giấc. Nếu thời gian đầu có trẻ chưa quen
với giấc ngủ trưa, cơ khơng ép trẻ ngủ ngay như các trẻ khác mà dần dần cho trẻ
làm quen, có thể cho trẻ ngủ muộn hơn các cháu khác hoặc nằm im tại chỗ, không
nhất thiết phải vào giấc ngủ ngay.
7.

Ăn phụ
Sau khi trẻ ngủ dậy, cô nhắc nhở trẻ tự đi vệ sinh và lau mặt,

rửa tay sạch sẽ trước khi ăn phụ. Thời gian dành cho bữa ăn phụ là từ 40 – 50
phút.
8.

Chơi và hoạt động theo ý thích buổi chiều
Thời gian tiến hành hoạt động này trong khoảng từ 50 – 60

phút, sau bữa ăn phụ buổi chiều. Lúc này, chủ yếu cơ tổ chức cho trẻ tham gia vào
các trị chơi, hoạt động theo ý thích trong các khu vực hoạt động. Tùy thuộc nội
dung trong kế hoạch tuần, cô có thể tổ chức cho trẻ tham gia vào trị chơi vận
động, trị chơi đóng vai, chơi ở các góc mà trẻ thích hoặc tham gia vào trị chơi
học tập, trị chơi đóng kịch. Cơ cũng có thể tổ chức cho trẻ nghe đọc truyện, kể
chuyện, đọc thơ hoặc cùng trị chuyện với nhau về một sự kiện nào đó, biểu diễn
những bài hát, múa đã biết, xem các chương trình dành cho thiếu nhi trên vơ tuyến
hay chơi các trị chơi bằng máy vi tính… Với trị chơi vận động, không nên chơi
kéo dài quá 15 phút.

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com
Nội dung chơi và hoạt động của trẻ thường gắn với chủ đề.
Tuy nhiên, cơ có thể gợi mở để trẻ tự lựa chọn nhóm chơi, nội dung hoạt động
theo ý thích và phù hợp với trẻ. Trong thời gian này, cô gợi ý cho trẻ chọn nội
dung hoạt động theo ý thích trên cơ sở phối hợp hợp lí giữa hoạt động có tính chất
tĩnh với hoạt động có tính chất động. Không nên cho trẻ tham gia quá nhiều nội
dung cùng một lúc hay thời gian quá lâu với một hoạt động nào đó làm trẻ mệt.
9.

Trẻ chuẩn bị ra về và trả trẻ
Trong thời gian này, trước khi chuẩn bị ra về cơ có thể cùng

trị chuyện với trẻ, khuyến khích trẻ tự nhận xét, nêu các gương tốt trong ngày, tạo
cho trẻ tâm trạng vui vẻ, hào hứng để có những ấn tượng tốt với lớp, với cơ, với
bạn, và ngày hơm sau trẻ lại thích đến trường. Hoạt động này tiến hành không nên
quá 10 phút.
Trước khi ra về, cô hướng dẫn cho trẻ tự vệ sinh cá nhân : rửa
tay, lau mặt, chải đầu tóc, sửa sang quần áo gọn gàng, sạch sẽ. Trong thời gian chờ
đợi bố mẹ đến đón, cơ có thể cho trẻ chơi tự do với một số đồ chơi nhẹ nhàng, dễ
cất hay xem những truyện tranh mà trẻ thích…hoặc bao quát và cho trẻ chơi với
đồ chơi, thiết bị ngồi trời. Khơng nên để trẻ ngồi một chỗ chờ bố mẹ đến đón.
Khi bố mẹ đến đón, cơ hướng dẫn trẻ tự cất đồ chơi đúng nơi
quy định, chào bố mẹ, chào cô giáo, chào các bạn trước khi ra về. Cơ nên trao đổi
với cha mẹ, gia đình một số thông tin cần thiết trong ngày về cá nhân của trẻ cũng
như một số hoạt động của lớp cần có sự phối hợp với gia đình. Cơ cần chú ý kiểm
tra điện, nước, đóng cửa cẩn thận trước khi ra về.


Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai


Website hỗ trợ giảng dạy và chăm sóc trẻ em
www.mamnon.com

Trẻ em hôm nay – Thế giới ngày mai



×