Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Chuyên đề Giải toán bằng phương trình ion

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.33 KB, 19 trang )

SỞ GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT ĐƯỜNG AN
------------*******-----------



CHUYÊN ĐỀ
SỬ DỤNG PHƯƠNG TRÌNH ION THU GỌN
VÀO GIẢI TỐN HỐ HỌC

Năm học: 2021 - 2022


MỤC LỤC
Trang
A. Đặt vấn đề ............................................................................ 2
B. Giải quyết vấn đề .................................................................. 3
I. Cơ sở lý thuyết.................................................................... 3
II. Các trường hợp thường áp dụng ....................................... 6
III. Một số bài tập tương tự ...................................................15
C. Kết luận .................................................................................16


A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Để giải được dễ dàng các bài tốn hố học u cầu nắm vững tính chất
của các đơn chất, hợp chất để dự đoán các phản ứng có thể xảy ra.
Khi giải một bài tốn hố học viết được phương trình phản ứng chỉ là
bước đầu . Cần có phương pháp tính tốn thích hợp (chọn ẩn cần thiết, lập các
phương trình tương ứng với ẩn số), nếu cần, dùng một số thủ thuật tính tốn
giúp ta giải quyết nhanh chóng và gọn nhẹ một bài tốn phức tạp.
Một trong những phương pháp giải bài toán hoá học phức tạp một cách


nhanh chóng và ngắn gọn đó là phương pháp dùng phương trình phản ứng dưới
dạng ion thu gọn .
Viết phương trình dưới dạng ion giúp ta chỉ tính tốn trên các ion cần
thiết và phương pháp này đặc biệt hữu hiệu khi có hỗn hợp nhiều chất khác
nhau. Thay vì phải viết nhiều phương trình phản ứng ta chỉ cần một hoặc hai
phương trình phản ứng dạng ion. Việc tính tốn sẽ đơn giản đi rất nhiều.


B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÍ THUYẾT
- Bản chất của các phản ứng hoá học xảy ra trong dung dịch chất điện li là phản
ứng của các ion với nhau để tạo ra sản phẩm. Các cặp ion đối khán sẽ phản ứng
với nhau tạo ra kết tủa, bay hơi hay chất điện li yếu.
- Ta thường quen viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử
NaCl + AgNO3 = AgCl  + NaNO3 (1)
HCl + NaOH = NaCl + H2O

(2)

Nếu viết dưới dạmg ion phương trình trên có thể thu gọn
-

Ag+ + Cl = AgCl
-

H+ + OH = H2O
1. Giải thích:
Ở phản ứng (1) NaCl và AgNO3 đều dễ tan và phân li mạnh trong nước .
Phương trình điện ly như sau:
NaCl


= Na+ + Cl

-

AgNO3 = Ag+ + NO3

-

Trong 4 ion được phân li ra chỉ có các ion Ag + và Cl- kết hợp được với nhau tạo
thành chất kết tủa là AgCl , nên thực chất phản ứng trong dung dịch là :
-

Ag+ + Cl = AgCl  (1')
Phương trình (1') được gọi là phương trình ion rút gọn của phả ứng (1)
Ở phản ứng (2) HCl và NaOH đều dễ tan và phân li mạnh trong nước
Phương trình điện li như sau:
= H+ + Cl

HCl

-

NaOH = Na+ + OH

-

Trong số 4 ion được phân li ra chỉ có 2 ion H+ và OH kết hợp được với nhau
tạo chất điện li yếu là H2O, nên thực chất phản ứng trong dung dịch là:
-


H+ + OH = H2O (2')


Phương trình (2') được gọi là phương trình ion rút gọn của phản ứng (2)
Vậy phương trình ion rút gọn cho biết bản chất của phản ứng trong dung
dịch chất điện li .
2. Cách chuyển phương trình dưới dạng phân tử thành phương trình ion rút gọn
như sau:
Chuyển tất cả các chất vừa dễ tan, vừa điện li mạnh thành ion, các chất
khí, kết tủa, điện li yếu để nguyên dưới dạng phân tử. Phương trình thu được gọi
là phương trình ion đầy đủ, thí dụ đối với
Phản ứng (1) có phương trình ion đầy đủ là:
Na+ + Cl- + Ag+ + NO3- = AgCl  + Na+ + NO3Phản ứng (2) có phương trình ion đầy đủ là:
H+ + Cl- + Na+ + OH- = Cl- + Na+ + H2O
Lược bỏ những ion không tham gia phản ứng ta được phương trình ion rút gọn
Ag+ + Cl- = AgCl
H+ + OH- = H2O

II. CÁC TRƯỜNG HỢP THƯỜNG ÁP DỤNG
1- Dạng 1: phản ứng giữa hỗn hợp axit-bazơ
a, Đặc điểm của phản ứng giữa một axit và một bazơ
Thí dụ 1: Trộn lẫn dung dịch HCl và dung dịch NaOH, dung dịch thu
được nóng lên, có phản ứng hố học xảy ra. Phương trình phân tử của phản ứng:
HCl + NaOH

=

NaCl + H2O



Phương trình ion đầy đủ:
-

H+ + Cl + Na+ + OH

-

=

Na+ + Cl

-

+ H2O

Rút gọn (lược bỏ những ion có mặt ở 2 vế) :
H+ + OH

-

= H2O

Thí dụ 2: Hay khi cho HNO3 tác dụng với KOH có phương trình phản
ứng dạng phân tử:
HNO3 + KOH = KNO3 + H2O
Phương trình ion đầy đủ:
-

H+ + NO3 + K+ + OH


-

=

-

K+ + NO3

+ H2O

Phương trình ion rút gọn:
H+ + OH

-

= H2O

Thí dụ 3: Cho hỗn hợp gồm 3 axit HCl, H2SO4, HNO3 tác dụng với dung dịch
gồm NaOH, Ba(OH)2 thì bản chất là:
H+ + OH-  H2O và Ba2+ + SO42-  BaSO4

Vậy phản ứng giữa một axit mạnh và một bazơ mạnh đều có bản chất giống
-

nhau đó là sự kết hợp giữ H+ của axit và OH của bazơ để tạo thành chất điện li
yếu là nước ,nên có cùng phương trình ion rút gọn: H+ + OH

-


= H2O

b, Áp dụng vào bài tốn:
Thí dụ 1:
Cho 200 ml dung dịch A chứa HCl 1M và HNO 3 2M tác dụng với 300 ml
dung dịch B chứa NaOH 0,8M và KOH (chưa biết nồng độ)thu được dung dịch
C. Biết rằng để trung hoà 100 ml dung dịch C cần 60 ml dung dịch HCl 1M:
Tính nồng độ mol ban đầu của KOH trong dung dịch B
Giải
Cách 1: Theo phương pháp thông thường:


Ta có phương trình phản ứng:
HCl + NaOH

NaCl + H2O (1)

HCl + KOH

KCl + H2O

HNO3 + NaOH

NaNO3 + H2O (3)

HNO3 + KOH

KNO3 + H2O (4)

(2)


Theo bài ra
nHNO3

= 0,2 .2 = 0,4 (mol)

n HCl ban đầu = 0,2.1 = 0,2 ( mol)
Để trung hoà hết 500 ml dung dịch C ta phải thêm:
(60 . 500) :100 = 300 ml dung dịch HCl
=> n HCl thêm = 0,3 . 1 = 0,3 mol
Tổng số mol HCl đã dùng = nHCl ban đầu + nHClthêm = 0,2 + 0,3 =0,5 mol
Gọi số mol HCl tham gia phản ứng (1) và (2) lần lượt là a và b mol, số mol
HNO3 tham gia phản ứng (3) và (4) là c và d mol
Ta có:
a + b = 0,5 (1')
a + c= 0,24 (2')
c +d = 0,4 (3')
nKOH = b +d (4')
từ (2') => c = 0,24 - a thay vào (3') =>0,24 - a + d = 0,4  - a + d =0,16 (*)
từ (1') => b =0,5 - a thay vào (4') => nKOH = 0,5 - a + d
Từ (*) => nKOH =0,5 + 0,16 = 0,66
=> Nồng độ mol ban đầu = n : v= 0,66 : 0,3 = 2,2 M
Cách 2 :Sử dụng phương trình ion thu gọn
Thay vì phải viết bốn phương trình phản ứng giữa 2 axit HCl ,HNO 3 và 2
bazơ NaOH , KOH và đi tìm số mol axit tham gia mỗi phản ứng , ta viết phương
trình phản ứng trung hồ dưới dạng ion thu gọn
H+ + OH- = H2O


Vậy khi vừa trung hồ xong ,ta có:


nH+ = nOHTheo bài ra:
nHNO3 = 0,2 .2 = 0,4 (mol)
n HCl ban đầu = 0,2.1 = 0,2 ( mol)
Để trung hoà hết 500 ml dung dịch C ta phải thêm
(60 . 500) :100 = 300 ml dung dịch HCl
=>

n

HCl thêm

= 0,3 . 1 = 0,3 mol

Tổng số mol HCl đã dùng = nHCl ban đầu + nHClthêm =0,2 + 0,3 =0,5 mol

n

= n H+(HCl) +

H+

n

H+(HNO3)

=0,5 + 0,4 = 0,9 mol

n


OH

-

=

n

OH (NaOH)

+ n OH- (KOH) = 0,3.(0,8 + x )

Với x là nồng độ của KOH
Vậy 0,9 = 0,3.(0,8 +x ) => x= 2,2 M
Thí dụ 2:
Trộn 3 dung dịch H2SO4 0,1M; HNO3 0,2M; HCl 0,3M với những thể tích
bằng nhau được dung dịch A. Lấy 300 ml dung dịch A cho tác dụng dung dịch B
gồm NaOH 0,2M Và KOH 0,29M. Hãy tính thể tích dung dịch B cần dùng để
sau khi tác dụng 300 ml dung dịch A được dung dịch có PH = 2
Giải
Thay vì phải viết 6 phương trình phản ứng giữa 3 axit với 2 bazơ, ta chỉ cần viết
1 phương trình phản ứng trung hồ dưới dạng ion .
H+ + OH- = H2O (1)
Vì thể tích mỗi axit bằng nhau =>VH2SO4 = VHNO3 = VHCl =300/3 =100ml
=>nH SO = 0,1 . 0,1 = 0,01 mol => nH =2 nH SO =2 .0,01 = 0,02 mol
2

n

HNO3


n

HCl

+

4

2

4

= 0,2 . 0,1 = 0,02 mol => nH = nHNO = 0,02 mol

= 0,3 .0,1 = 0,03 mol =>

+

n

H+

3

= nHCl = 0,03 mol


Tổng số mol H+ trong A = 0,7 mol
Gọi thể tích của B là V lít

nNaOH = 0,2V
nKOH = 0,29V
=>nOH-=0,49V
PH của dung dịch sau phả ứng bằng 2 < 7 => dung dịch sau có mơi trường axit
H+ dư OH- hết
Từ phương trình (1) => nH+ phản ứng = nOH- =0,49V
=>nH+ dư = 0,07 - 0,49V
Mặt khác PH = 2 => [H+] = 10-2 = 0,01M
Theo bài ta có:

(0,07 - 0,49V) : (0,3 + V) =0,01 =>V=0,134 lít =134 ml

Vậy thể tích dung dịch B cần dùng là 134 ml
* Một số bài tập tương tự:
Bài 1: Cho dung dịch A chứa đồng thời 2 axit H 2SO4 1,5M và HCl 2M vào 200
ml dung dịch B chứa NaOH 1,8M và KOH 1,2M. Khi mơi trường dung dịch
trung tính thì thể tích dung dịch A cần là?
Bài 2: Dung dịch A chứa HCl aM và HNO3 bM. Để trung hoà 100 ml dung dịch
A cần dùng 200 ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,05M và Ba(OH)2 0,15M. Mặt
khác để kết tủa hồn tồn ion Cl- có trong 50 ml dung dịch A cần 100 ml dung
dịch AgNO3 0,1 M. Các giá trị a, b là?
2- Dạng 2: Hỗn hợp muối với kiềm
a.Đặc điểm:
Phản ứng giữa muối với Bazơ thuộc loại phản ứng trao đổi ion trong
dung dịch. Để có phản ứng xảy ra cần thoả mãn ít nhất một trong 3 điều kiện:
Tạo chất kết tủa
Tạo chất dễ bay hơi
Tạo chất điện li yếu
Trong các phản ứng này muối và bazơ trao đổi với nhau các ion của
chúng, tuỳ vào đặc điểm của muối và bazơ mà có các phương trình ion khác



nhau ,nên ta khơng có phương trình chung cho mọi trường hợp như phản ứng
giữa axit mạnh và bazơ mạnh
b. Bài tốn.
Thí dụ1: Dung dịch A chứa các ion :Na +, NH4+, SO42- , CO32- biết rằng khi cho
A tác dụng với dung dịch Ba(OH) 2 dư và đun nóng thu được 0,34 g khí và 4,3 g
chất kết tủa. Còn khi cho A tác dụng với dung dịch H2SO4 dư thì thu được 0,224
lít khí (đktc).
Giải
Dung dịch A chứa các ion Na+, NH4+, SO42- ,CO32- ta có thể hiểu là trong A
có 4 muối Na2SO4, Na2CO3, (NH4)2SO4, (NH4)2CO3.Khi cho A tác dụng với
Ba(OH)2 nếu viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử ta phải viết 4
phương trình phản ứng và khi cho A tác dụng với H2SO4 ta phải viết 2 phương
trình phản ứng việc xác định khối lượng từng muối trong hỗn hợp là không thể
làm được.
Viết phương trình dưới dạng ion thu gọn giúp chúng ta giảm lượng
phương trình phản ứng phải viết việc tính tốn trở lên đơn giản hơn
Khi cho A tác dụng với Ba(OH)2
Ba2+ + SO42- = BaSO4 

(1)

Ba2+ + CO32- = BaCO3 

(2)

OH- + NH4+ =NH3  + H2O

(3)


Khi cho A tác dụng với H2SO4
2H+ + CO32- = CO2  + H2O

n

= 0,34 : 17 = 0,02 mol

n

= 0,224 : 22,4 = 0,01 mol

NH3

CO2

(4)

Từ (3) => số mol NH4+ = nNH =0,02 mol
3

Từ (4) => số mol của CO32- = nCO2 = 0,01 mol
Từ (2) => số molcủa CO32- = nBaCO = 0,01 mol
3

Khối lượng kết tủa = mBaSO4 + mBaCO3


 4,3 = nBaSO4 .233 + 0,01.197
=> nBaSO4 = 0,01 mol => số mol của SO42- = 0,01 mol

Theo định luật bảo tồn điện tích: Tổng điện tích cation = tổng điện tích anion
1.nNa+ + 1.nNH4+ = 2.nSO42- + 2nCO32=>nNa+ = 0,02 mol
mmuối = tổng khối lượng các ion
= 23.nNa+ + 18.nNH4+ + 60.nCO32- + 96.nSO42= 23.0,02 + 18.0,02 + 60.0,01 +96.0,01 = 2,38 gam
Thí dụ 2: Dung dịch A chứa a mol Na+, b mol NH4+ , c mol HCO3-, d mol CO32,e mol SO42- . Thêm c + d + e mol Ba(OH) 2 vào dung dịch A thu được kết tủa B
dung dịch X và khí I . tính số mol của mỗi chất trong kết tủa B, khí I và mỗi ion
có trong dung dịch X theo a, b, c, d, e
Giải
Dung dịch Ba(OH)2 có các ion Ba2+ và OHBa(OH)2

Ba2+

=

c+d+e mol

+

c+d+e mol

2 OH2(c+d+e)mol

Khi cho Ba(OH)2vào xảy ra các phản ứng:
NH4+ + OH- = NH3  + H2O
b

b

b


mol

HCO3- + OH- = CO32- + H2O
c
Ba2+
c+d
Ba2+
e

c

c

mol

+ CO32- = BaCO3 
c+d

c+d

mol

+ SO42- = BaSO4 
e

e

mol

Vậy kết tủa B gồm e mol BaSO 4 ,c+d mol BaCO3 khí I gồm b mol NH3 ,

trong dung dịch X còn chứa cá ion Na+ và OH- trong đó ssố mol Na+là amol, ssố
mol OH- bằng 2(c+ d + e) - (b+c) = c+ 2(d+e) - b


3-Dạng 3: Hỗn hợp muối với muối
Phản ứng giữa muối với muối cũng thuộc loại phản ứng trao đổi ion
Thí dụ1: Cho dung dịch A gồm các muối Na 2CO3, (NH4)2CO3, K2CO3 tác dụng
với dung dịch B gồm BaCl2, CaCl2.
Phương trình phản ứng:
Na2CO3 + BaCl2  BaCO3 + 2NaCl
Na2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NaCl2
(NH4)2CO3 + BaCl2 BaCO3 + 2NH4Cl
(NH4)2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2NH4Cl
K2CO3 + BaCl2  BaCO3 + 2KCl
K2CO3 + CaCl2  CaCO3 + 2KCl
Bản chất là: Ca2+ + CO32-  CaCO3 và Ba2+ + CO32- BaCO3
Thí dụ 2: Một hỗn hợp hai muối NaCl và NaBr có khối lượng là 22 gam. Hồ
tan hai muối này trong nước và thêm AgNO3 dư. Kết tủa thu được có khối lượng
thu được là 47,5 gam.
Tính tổng số mol hai muối NaCl và NaBr
Giải
Gọi a = n Nacl, b = nNaBr khi tác dụng với AgNO3 ta được kết tủa gồm a mol AgCl
và b mol AgBr:
-

Ag+ + Cl = AgCl
-

Ag+ + Br = AgBr
Từ một mol muối Na chuyển thành một mol muối Ag, khối lượng anion(Cl -,

Br-) không đổi , chỉ cố khối lượng cation tăng : 108-23 = 85 gam
m2 muối Ag - m2 muối Na = 47,5 - 22 =25.5 gam
Để có sự gia tăng 25,5 gam này tổng số mol 2 muối là:
25,5 : 85 = 0,3 mol => a + b = 0,3 mol
4-Dạng 4: Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit
Thí dụ 1: Cho hỗn hợp gồm 3 kim loại Fe, Mg, Zn tác dụng với hỗn hợp gồm 2
axit HCl, H2SO4 loãng.


- Phản ứng xảy ra:
Fe + 2HCl  FeCl2 + H2
Mg + 2HCl  MgCl2 + H2
Zn + 2HCl  ZnCl2 + H2
Fe + H2SO4  FeSO4 + H2
Mg + H2SO4 MgSO4 + H2
Zn + H2SO4  ZnSO4 + H2
- Bản chất là:
Fe + 2H+  Fe2+ + H2
Mg + 2H+  Mg2+ + H2
Zn + 2H+  Zn2+ + H2
Thí dụ 2: Hồ tan hết 7,74 gam hỗn hợp bột hai kim laọi Mg , Al bằng 500 ml
dung dịch hỗn hợp chứa HCl 1M, H2SO4 0,28M thu được dung dịch A và 8,736
lít H2 ở 273 K và 1 atm cho rằng các axit phản ứng đồng thời với hai kim loại
a,Tính tổng khối lượng muối tạo thành sau phản ứng
b, Cho dung dịch A phản ứng với V lít dung dịch hỗn hợp gồm NaOH 1M,
Ba (OH)2 0,5M. Tính thể tích V cần dùng để phản ứng thu đuợc lượng kết tủa
lớn nhất ? Tính khối lượng kết tủa đó ?
Giải
a,Tính tổng khối lượng muối tạo thành :
Phương trình ion thu gọn:

Mg + 2H+  Mg2+ +H2

(1)

2Al + 6H+  2Al3+ + 3 H2  (2)
Số mol HCl

: nHCl

= 0,5.1 = 0,5 mol

Số mol H2SO4: nH2SO4 = 0,5 . 0,28 = 0,14 mol
=>nH+ = 2nH2SO4 + nHCl = 0,78 mol
nH2 = PV/RT =1.8,736/0.082.273 = 0,39 mol
Gọi số mol Mg là x mol, số mol Al là y mol vì kim loại bị hồ tan hết
=> Khối lượng hỗn hợp kim loại là: 24x + 27y =7,74 (*)


nH+phản ứng = x

+1,5y = 0,39 (**)

từ (*) và (**) => x = 0,12 ; y = 0,18
Theo phương trình phản ứng ta có nH+pư = 2nH2 = 0,39 . 2 = 0,78 mol
Vậy axit phản ứng vừa đủ
mmuối = mAl + mMg +mCl- + mSO42= 7,74 + 0,5 . 35,5 + 0,14 . 96 = 38,93 gam
b,Tính thể tích V cần dùng
Gọi thể tích V cần dùng là x lít
n Ba(OH)2 = 0,5x mol Ba2+ = 0,5 x mol
nNaOH = x mol  Tổng số mol OH- = 2x mol

Phương trình phản ứng:
Al3+ + 3 OH-  Al(OH)3
Mg2+ + 2OH-  Mg(OH)2
Ba2+ + SO42- BaSO4 
Có thể có : Al(OH)3 + OH-  AlO2- + 2H2O (*)
Để lượng kết tủa cực đại thì khơng xảy ra phản ứng (*)
theo PTPƯ nOH cần + nMg + 3nAl = 0,78 mol
-

2+

3+

=> nOH- = 2x= 0,78  x = 0,39 lít
Tính khối lượng kết tủa cực đại:
nSO42- = 0,14 < nBa2+
=>BaSO4 tính theo SO42- =>nBaSO4 =O,14 mol
Khối lượng kết tủa = mAl(OH)3 + mMg(OH)2 +mBaSO4
= m(Al + Mg) + mOH- +mBaSO4
= 7,74 + 0,78 . 17 + 0,14 . 233 = 53,62 gam
III. Một số bài tập tương tự
Bài 1. Tính thể tích dung dịch H2SO4 0,5M cần dùng để trung hồ hết 200 ml
dung dịch X chứa Ba(OH)2 0,5M và NaOH 1M. (Coi Ba(OH)2 điện li hoàn toàn
cả hai nấc).


Bài 2. Cho 400 ml dung dịch A gồm HCl 0,05M và H2SO4 0,025M tác dụng với
0,6 lít dung dịch KOH 0,05M thu được dung dịch B. Xác định pH của dung
dịch B.
Bài 3. Cho 40 ml dung dịch H2SO4 0,375M vào 160 ml dung dịch chứa đồng

thời NaOH 0,16M và KOH 0,04M thu được dung dịch X.
a) Tính pH của dung dịch X. (Coi H2SO4 phân li hoàn toàn ở 2 nấc).
b) Nếu cơ cạn dung dịch X thì thu được bao nhiêu gam chất rắn khan.
Bài 4. Trộn 100 ml dung dịch X gồm NaOH 0,04M và KOH 0,06M với 200 ml
dung dịch Y chứa H2SO4 0,05M và HCl 0,1M thu được dung dịch Z.
a) Xác định pH của dung dịch Z.
b) Phải pha loãng dung dịch Z bao nhiêu lần để thu được dung dịch có pH =
3.
c) Phải pha loãng dung dịch Z bằng bao nhiêu lít nước để thu được dung
dịch có pH = 2.
d) Để trung hòa hết dd Z cần dùng hết bao nhiêu ml dd X chứa NaOH 0,1M
và Ba(OH)2 0,2M.
Bài 5. Trộn 250 ml dung dịch hỗn hợp HCl 0,08 mol/l và H 2SO4 0,01 mol/l với
250 ml dung dịch Ba(OH)2 có nồng độ x mol/l thu được m gam kết tủa và 500
ml dung dịch có pH = 12. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH) 2 điện li hồn tồn cả hai
nấc.
Bài 6. Trộn 300 ml dung dịch có chứa NaOH 0,1mol/l và Ba(OH) 2 0,025 mol/l
với 200 ml dung dịch H2SO4 nồng độ x mol/l, thu được m gam kết tủa và 500
ml dung dịch có pH = 2. Hãy tính m và x. Coi Ba(OH) 2 và H2SO4 phân li hoàn
toàn ở 2 nấc.
Bài 7: Cho 200 ml dung dịch A chứa FeSO4 1M và ZnSO4 2M tác dụng với
dung dịch KOH dư, lọc lấy kết tủa đem nung trong khơng khí đến khối lượng
khơng đổi thu được x (gam) chất rắn. Tính x.
Bài 8: Lấy 100 ml dung dịch A chứa KCl 1,5M và HCl 3M trộn với V lít
dung dịch B chứa AgNO3 1M và Pb(NO3)2 1M. Biết các phản ứng vừa đủ. Giá
trị của V và khối lượng kết tủa thu được là:


A. V = 0,015 lít; m= 6,3225 gam.
B. V = 0,015 lít; m= 63, 225 gam

C. V = 0,25 lít; m= 66, 2 gam
D. V = 0,15 lít; m= 63, 225 gam
Bài 9: Trộn 100 ml dd X chứa CuSO4 0,1M và MgCl2 0,3M tác dụng với 400 ml
dd Y gồm Ba(OH)2 0,05M và KOH 0,2M. Kết tủa thu được sau phản ứng có
khối lượng là:
A. 2,72 gam.

B. 5,05 gam.

C. 0,98 gam.

D. 1,74 gam.

Bài 10: Hòa tan hỗn hợp bột kim loại gồm 8,4 gam Fe và 6,4 gam Cu vào 350
ml dung dịch AgNO3 2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam
chất rắn. Giá trị của m là:
A. 75,6 gam

B. 70,2 gam

C. 64,8 gam

D. 54 gam

Bài 11: Cho hỗn hợp bột gồm 4,8 gam Mg và 11,2 gam Fe vào 550 ml dung
dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất
rắn. Giá trị của m là:
A. 32,4

B. 54,0


C. 64,8

D. 66,4

Bài 12: Cho hỗn hợp bột gồm 2,7 gam Al và 5,6 gam Fe vào 550 ml dung dịch
AgNO3 1M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được m gam chất rắn.
Giá trị của m là:
A. 32,4

B. 54,0

C. 59,4

D. 64,8

Bài 13: Cho 5,5g hỗn hợp Al và Fe (trong đó số mol Al gấp đôi số mol Fe) vào
300 ml dung dịch AgNO3 1M. Khuấy kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu
được m gam chất rắn. Giá trị của m là:
A. 33,95g

B. 39,35g

C. 35,2g

D. 35,39g

Bài 14: Cho 5,6 gam bột sắt vào 400ml dung dịch AgNO 3 0,1 M và Cu(NO3)2
0,3M. Khuấy dung dịch cho tới khi phản ứng xảy ra hoàn tồn, thu được chất
rắn A, dung dịch B. Tính khối lượng chất rắn A

A.6,4 gam

B.9,44 gam

C.10,72 gam

D. kết quả khác


Bài 15: Cho 2,24 gam bột sắt vào 200 ml dung dịch chứa hỗn hợp gồm AgNO 3
0,1M và Cu(NO3)2 0,5M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung
dịch X và m gam chất rắn Y. Giá trị của m là:
A. 4,08 gam

B. 2,80 gam

C. 2,16 gam

D. 0,64 gam


C. KẾT LUẬN
Nếu viết phương trình phản ứng dưới dạng phân tử và dùng phương pháp
đại số thông thường để giải một bài toán hoá học trong nhiều trường hợp sẽ rất
phức tạp (phải đặt nhiều ẩn, lập các phương trình tương ứng ,và giải chúng),và
có những trường hợp nếu khơng dùng phương trình ion rút gọn thì khơng thể
giải đuợc.
Sử dụng phương trình ion thu gọn giúp ta chỉ tính tốn trên các ion cần
thiết chính vì vậy mà việc tính tốn trở lên ngắn gọn hơn nhiều và phương pháp
này đặc biệt hữu hiệu khi có hỗn hợp nhiều chất tác dụng với nhau. Đặc biệt

thường được áp dụng với những bài :
- Cho hỗn hợp axit tác dụng với hỗn hợp bazơ
- Hỗn hợp muối với hỗn hợp kiềm
- Hỗn hợp muối với muối
-

Hỗn hợp kim loại tác dụng với hỗn hợp axit

Đối chiếu và so sánh kết quả của lớp thực nghiệm với kết quả của lớp đối
chứng để đánh giá khả năng áp dụng những biện pháp đã đề xuất vào q trình
dạy hóa học ở trường Trung học phổ thông.
Bảng phân phối tần suất qua các bài kiểm tra


Đối

Tổng

Số % HS đạt điểm Xi

i

tượng HS

0 1 2

3

4


5

TN

179

0 0 0

0

5,0

15,6 19,0 26,3 20,1 12,9 1,1

1

ĐC
TN

180
179

0 0 3,3 6,1 11,7 18,3 19,4 25,0 11,8 4,4 0,0
0 0 0
2,2 5,0 11,2 15,1 24,6 22,9 12,9 6,1

2

ĐC
TN


180
179

0 0 1,7 3,9 10,5 17,8 16,1 26,6 15,6 5,6 2,2
0 0 0
2,8 6,7 12,3 20,1 21,8 20,1 11,7 4,5

6

7

8

9

10

KT

ĐC
180 0 0 2,8 3,9 7,8
3
Từ kết quả của bài kiểm tra, ta thấy:

21,7 21,1 20,0 16,1 6,1

0,5

- Điểm bài kiểm tra của lớp thực nghiệm cao hơn so với lớp đối chứng,

chứng tỏ việc sử phương pháp đồ thị trong việc giải bài tập đã góp phần nâng
cao kết quả học tập.


- Học sinh ở lớp thực nghiệm do được học phương pháp sử dụng phương
trình ion để giải bài, dẫn đến kết quả học tập cao hơn so với lớp đối chứng.



×