UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------Số: 2782/QĐ-UBND
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------Nghệ An, ngày 02 tháng 7 năm 2013
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN CƠNG NGHIỆP CƠ KHÍ ĐÓNG, SỬA CHỮA
TÀU CÁ TỈNH NGHỆ AN ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Quyết định 188/QĐ-TTg ngày 13/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt
Chương trình bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 3368/QĐ-UBND ngày 04/9/2012 của UBND tỉnh phê duyệt Chương trình
phát triển kinh tế thủy sản tỉnh Nghệ An thời kỳ 2011- 2015, có tính đến năm 2020;
Xét đề nghị của Sở Nơng nghiệp và PTNT tại Văn bản số 196/BC-SNN-KHTC ngày 19/6/2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án "Phát triển công nghiệp cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá tỉnh Nghệ An đến năm 2020"
với các nội dung chủ yếu sau đây:
1. Mục tiêu
1.1. Mục tiêu chung
- Phát triển, quy hoạch các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá, các xưởng cơ khí phục vụ cho cơ
khí đóng, sửa chữa tàu cá trên cơ sở đáp ứng nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản đến
năm 2020 và những năm tiếp theo.
- Phát triển các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá trên cơ sở ưu tiên đầu tư chiều sâu, nâng công suất,
chất lượng, sản lượng các cơ sở, làng nghề hiện có.
- Ứng dụng tiến bộ trong cơng tác thiết kế, đóng mới các loại tàu cá, vừa đảm bảo yếu tố kỹ thuật
chất lượng vừa góp phần bảo vệ tài ngun và mơi trường biển đảo.
- Lồng ghép với các chương trình khoa học kỹ thuật khác về phát triển kinh tế biển của địa
phương và Trung ương.
- Coi trọng phát triển nguồn nhân lực, đào tạo, xây dựng đội ngũ kỹ thuật giỏi, kỹ năng tay nghề
cao trong cơng tác thiết kế, đóng mới, sửa chữa tàu cá, kể cả tàu vỏ gỗ và vỏ thép.
1.2. Mục tiêu cụ thể
- Xây dựng mạng lưới các cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá tại các huyện ven biển theo quy hoạch
đã được phê duyệt đáp ứng nhu cầu khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản, cũng như góp phần
bảo vệ chủ quyền an ninh biển đảo.
- Từ năm 2013 - 2020 mỗi năm nâng cấp 03 cơ sở đóng, sửa chữa tàu cá bằng nguồn vốn tự huy
động và nguồn vốn ngân sách cấp, đến năm 2015: 09 cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá và đến
2020: 24 cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá được nâng cấp.
- Nâng cấp nhà xưởng, cải tạo nâng cấp hệ thống triền đà đủ phục vụ đóng tàu đến 2000cv, nâng
cấp hệ thống điện phục vụ sản xuất, kè âu tàu, máy đóng đinh, trang bị hệ thống cẩu phục vụ cẩu
nguyên liệu, máy, gỗ hệ thống tời nâng hạ phục vụ sản xuất. Đầu tư nâng cấp cơ sở cơ khí: Bao
gồm cơ khí chế tạo, lắp ráp và sửa chữa máy thuỷ, các trang thiết bị phục vụ đóng mới, sửa tàu
cá.
- Xây dựng lộ trình chuyển đổi đóng mới tàu vỏ gỗ sang vỏ thép hoặc vật liệu khác để từng bước
hoàn thiện đội tàu đánh bắt xa bờ. Đến năm 2020 có ít nhất 03 cơ sở cơ khí có khả năng thực hiện
đóng mới, sửa chữa tàu vỏ thép hoặc vật liệu mới.
- Từng bước nghiên cứu tiến tới sản xuất, chế tạo một số phụ tùng thay thế, các máy móc, thiết bị
hàng hải, thiết bị khai thác góp phần đẩy mạnh cơ giới hóa và chủ động trong khâu sản xuất đóng
mới và dịch vụ sửa chữa tàu.
2. Nguyên tắc thực hiện
- Nhà nước và các tổ chức kinh tế cùng hợp tác phát triển trên cơ sở chính quyền hỗ trợ tối đa về
cơ chế chính sách vĩ mơ, tạo hành lang pháp lý, thủ tục hành chính thuận tiện, tạo điều kiện
thuận lợi cho các tổ chức kinh tế an tâm kinh doanh và phát triển. Doanh nghiệp chủ động và
chịu trách nhiệm xây dựng phương án đầu tư sản xuất hiệu quả.
- Các chính sách khuyến khích hỗ trợ phù hợp với các quy định của Chính phủ và pháp luật hiện
hành.
- Việc áp dụng các chính sách ưu đãi hỗ trợ thực hiện theo quy định của pháp luật, UBND tỉnh
sớm chỉ đạo các ngành liên quan xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ theo hướng thuận lợi nhất
cho các nhà đầu tư và chính sách này thường xuyên được cập nhật, điều chỉnh, bổ sung cho phù
hợp với điều kiện chung và điều kiện cụ thể của địa phương.
3. Giải pháp thực hiện
3.1. Giải pháp về xây dựng quy hoạch
UBND các địa phương ven biển phải tiến hành quy hoạch và bố trí quỹ đất hợp lý, lâu dài, đảm
bảo để phát triển ổn định các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá trên địa bàn, tổ chức sắp xếp lại các
cơ sở hiện có theo hướng đầu tư mở rộng theo chiều sâu, tập trung ở các vùng trọng điểm. Quy
hoạch phát triển không làm ảnh hưởng đến cảnh quan xung quanh, khu vực rừng ngập mặn hiện
có và đảm bảo vệ sinh mơi trường. Xác định cơ chế và chủ thể quản lý giúp cơ sở cơ khí đóng,
sửa tàu cá phát triển đúng định hướng.
Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâu dài để chủ cơ sở yên tâm đầu tư nhà xưởng, hệ
thống triền đà, nhà làm việc, hệ thống máy cưa, hệ thống nước máy, trạm điện, hệ thống xử lý
chất thải….
Hướng dẫn và thực hiện việc nâng cấp và đầu tư mới cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá theo
đúng quy hoạch hệ thống của ngành.
3.2. Giải pháp về thị trường và xây dựng thương hiệu
Hỗ trợ quảng bá thương hiệu cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá trong toàn tỉnh trên website của
Ngành, tỉnh.
Ưu tiên tập trung vào xây dựng và thực hiện các chiến lược phát triển thị trường vào các thị
trường trọng điểm, gắn với việc xây dựng và quảng bá thương hiệu cho sản phẩm hàng hóa của
các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá.
Làm tốt công tác dịch vụ cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá cho các địa phương ngồi tỉnh, đưa nghề
đóng, sửa chữa tàu thuyền trở thành thế mạnh phục vụ phát triển kinh tế của các huyện ven biển.
Đổi mới mạnh mẽ tổ chức và phương thức làm cơng tác thị trường theo hướng chun nghiệp
hóa, các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá phải tập trung tổ chức tốt các hoạt động quảng cáo về
sản phẩm của mình tới ngư dân trong tỉnh, các thị trường truyền thống: Thanh Hố, Nam Định,
Thái Bình…và hướng đến thị trường mới như Kiên Giang, Bình Định, Quảng Ngãi…. Chủ động
phòng ngừa những đột biến của thị trường.
Về phía các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá cần phải chủ động tham gia và tìm kiếm thị
trường bằng nhiều hình thức như nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến công nghệ, hạ giá
thành, chú trọng công tác xây dựng thương hiệu, xây dựng website quảng bá thương hiệu, sản
phẩm trên mạng thông tin điện tử.
Ưu tiên phát triển đáp ứng thị trường nội tỉnh về nhu cầu đóng mới, cải hốn, sửa chữa tàu cá,
xây dựng đội tàu đánh bắt xa bờ làm sao để giữ cân bằng giữa các vùng khai thác.
Cơ quan quản lý nhà nước liên quan có trách nhiệm hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, xây
dựng và quảng bá thương hiệu nghề đóng tàu và sản phẩm tàu cá của địa phương, trước mắt tập
trung vào một số đơn vị như HTX đóng tàu thuyền Trung Kiên…
3.3. Giải pháp về đầu tư vốn và cơ sở hạ tầng
Với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó Nhà nước giữ vai trị định hướng,
khuyến khích các cá nhân, tổ chức trong và ngoài nước tham gia đầu tư phát triển sản xuất kinh
doanh, tranh thủ các dự án, chương trình hỗ trợ phát triển ngành đóng mới, cải hốn tàu cá trên
địa bàn tỉnh.
Vốn đang là vấn đề lớn đối với cả cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá và ngư dân muốn đóng
mới, sửa chữa và mua tàu, nhất là trong giai đoạn nền kinh tế đang gặp nhiều khó khăn như giai
đoạn hiện nay.
Các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá phải chủ động phương án về vốn đầu tư sản xuất, có thể huy
động từ nguồn vốn tự có, vốn tín dụng thương mại. Cơ sở sản xuất cần thường xuyên cập nhật
các chính sách ưu đãi hỗ trợ của nhà nước nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp theo
từng thời kỳ để có cách tiếp cận các nguồn vốn hợp lý. Bên cạnh đó, các hình thức như: liên
doanh, liên kết, sáp nhập, tín dụng HTX … cũng là những phương án cần quan tâm để huy động vốn.
Vốn ngân sách hỗ trợ cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá thực hiện theo các cơ chế chính sách hiện
hành và tập trung chủ yếu vào đầu tư cơ sở hạ tầng, trong đó cần giải quyết tốt các vấn đề như
nguồn điện phải đủ và ổn định, hệ thống giao thông phải đảm bảo cho công việc vận chuyển vật
tư nguyên liệu, hệ thống cửa sông, cửa lạch phải được nạo vét thường xuyên đảm bảo lưu thông
tàu thuyền, hỗ trợ các cơ sở xây dựng các hệ thống xử lý chất thải (rắn, lỏng), chuyển giao công
nghệ xử lý chất thải.
3.4. Giải pháp về khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ là yếu tố rất quan trọng đảm bảo sự tồn tại và phát triển của nghề cơ khí
đóng, sửa tàu cá. Bên cạnh kinh nghiệm về nghề truyền thống thì việc đầu tư nghiên cứu áp dụng
các tiến bộ khoa học công nghệ là rất cần thiết. UBND tỉnh khuyến khích và hỗ trợ doanh nghiệp
theo hướng:
- Sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong khâu thiết kế.
- Đầu tư chiều sâu để đóng mới các loại tàu cơng suất lớn.
- Trang bị đồng bộ thiết bị khai thác, hàng hải, thông tin liên lạc, dự báo, thăm dò, nên lắp đặt
thiết bị của các hãng có tên tuổi để đảm bảo an tồn.
- Nghiên cứu mơ hình chuyển đổi đóng tàu từ vật liệu gỗ sang đóng các loại tàu vỏ composite, vỏ
thép…
3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực
Các cơ sở đào tạo bao gồm các trường dạy nghề, cao đẳng, công nhân kỹ thuật trên địa bàn cần
mở nhiều lớp đào tạo cán bộ kỹ thuật và công nhân có tay nghề liên quan đến nghề cơ khí đóng,
sửa chữa tàu cá... trong đó cần quan tâm đến đào tạo đội ngũ thợ cơ khí đóng tàu, máy tàu để phù
hợp với mơ hình chuyển đổi đóng tàu vỏ gỗ sang tàu vỏ thép hoặc vật liệu khác.
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn, tham quan học hỏi kinh nghiệm… cho đội ngũ cán
bộ quản lý, cán bộ marketing của các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá để từ đó có khả năng tự
thực hiện việc kiểm tra về chất lượng đối với sản phẩm do cơ sở mình sản xuất.
Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn, tập huấn đội ngũ cán bộ kỹ thuật chuyên ngành vỏ tàu, động
lực cho các cơ sở để đủ năng lực đáp ứng được việc đóng mới tàu cá theo thiết kế phù hợp với
các quy định của Nhà nước.
Về phía các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá nên có chính sách thu hút, bố trí đội ngũ kỹ sư, cán bộ
kỹ thuật có trình độ chun mơn được đào tạo chính quy về cơng tác tại cơ sở.
3.6. Giải pháp về mơi trường
Việc xây dựng các cơ sở đóng mới, sửa chữa tàu cá cần tuân thủ các quy định của Luật Biển Việt
Nam năm 2012, luật bảo vệ môi trường, tài ngun nước.
Các dự án đóng mới khuyến khích đầu tư vào các khu vực đã được quy hoạch, khi tiến hành đầu
tư cần chú trọng vấn đề xử lí ơ nhiễm mơi trường, tn thủ nghiêm ngặt các quy định của pháp
luật về bảo vệ môi trường. Với các cơ sở đang tồn tại nhỏ lẻ, mặt bằng chật hẹp thì khuyến khích
liên kết, sáp nhập, lập phương án di dời đến các địa điểm thuận lợi.
Cơ quan quản lý theo chức năng thường xuyên theo dõi, giám sát và có các biện pháp xử lí kịp
thời đối với các cơ sở khi có các vi phạm về ô nhiễm môi trường, làm tốt công tác tuyên truyền
nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường cho các cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá.
3.7. Giải pháp về cơ chế chính sách
- Tiến hành nghiên cứu, phân tích mơ hình tổ chức sản xuất hiện hành tại các cơ sở cơ khí đóng,
sửa chữa tàu cá như: hộ gia đình, tổ hợp, doanh nghiệp, HTX làng nghề… đánh giá ưu nhược
điểm từng loại để đưa ra chính sách ưu tiên phát triển.
- Ban hành các chính sách:
+ Chính sách hỗ trợ đối với các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá, các đại lý mua bán, sửa chữa
máy thủy có tiềm lực phát triển được vay vốn ưu đãi để đầu tư nâng cấp nhà xưởng, trang thiết bị
phục vụ sản xuất đáp ứng nhu cầu phát triển trong tình hình mới. Có nguồn vốn ngân sách hàng
năm hỗ trợ để nâng cấp, mở rộng sản xuất.
+ Chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Cấp và cho thuê đất các cơ sở cơ khí đóng, sửa
tàu cá đi kèm các điều kiện cụ thể về thời hạn triển khai xây dựng cơ sở trên đất và thời gian cho
thuê đất. Xây dựng hệ thống giao thông đi lại, hệ thống nước máy, trạm điện, hệ thống xứ lý
nước thái và chất thái rắn…
+ Chính sách hỗ trợ tiền thuế đất cho các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá th đất trong các
khu quy hoạch tập trung. Hỗ trợ việc di dời các cơ sở nằm trong khu dân cư ra các khu vực quy
hoạch tập trung.
+ Chính sách giúp các hộ kinh doanh cá thể tập hợp, liên kết lại với nhau tạo thành các HTX. Hỗ
trợ, khuyến khích các cá nhân, tập thể thành lập các công ty TNHH trên cơ sở tự nguyện đóng
góp của các thành viên tạo nên các cơ sở có tiềm lực đủ mạnh để đóng những tàu cá có cơng st
lớn.
+ Xây dựng chính sách hỗ trợ các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá đào tạo cơng nhân thực
hiện đóng, sửa chữa tàu cá với vật liệu mới.
+ Chính sách hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, đào tạo kiến thức quản lý cho các chủ cơ sở cơ khí
đóng, sửa chữa tàu cá.
3.8. Giải pháp về nguồn vốn
3.8.1. Khái toán vốn đầu tư: 20.000.000.000đ (Hai mươi tỷ đồng);
3.8.2. Nguồn vốn:
- Vốn ngân sách: 4.000.000.000đ (Bốn tỷ đồng)
- Vốn tự có và huy động: 16.000.000.000đ (Mười sáu tỷ đồng)
4. Tổ chức thực hiện
4.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nơng thơn
Chủ trì, phối hợp với các ngành các cấp liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội
dung của đề án thuộc chức năng nhiệm vụ của sở, cụ thể:
Chỉ đạo, giám sát triển khai thực hiện đề án, lồng ghép với các chương trình, dự án khác về phát
triển kinh tế thủy sản của Trung ương và Địa phương.
Đề xuất cơ chế chính sách hỗ trợ để phát triển ổn định các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá, hiện đại
hóa đội tàu đánh bắt nhằm khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản hiệu quả, gắn liền với việc bảo
vệ an ninh vùng biển.
Chỉ đạo thực hiện nghiêm việc kiểm tra, giám sát kỹ thuật các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá từ khâu
thiết kế, đăng kiểm, đăng ký và cấp phép khai thác thủy sản.
Giải quyết khiếu nại tố cáo, kiến nghị của tổ chức, công dân liên quan đến công tác phát triển các
cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá, đội tàu khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản…
Tham gia công tác đào tạo đội ngũ thợ đóng tàu, thợ cơ khí, thuyền trưởng, máy trưởng, thuyền
viên… Đề xuất chương trình, kế hoạch, đề tài nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa
học công nghệ vào công tác phát triển các cơ sở đóng tàu và hiện đại hóa đội tàu khai thác.
4.2. Sở Kế hoạch và Đầu tư
Chủ trì, phối hợp với các ngành các cấp liên quan tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội
dung của đề án thuộc chức năng nhiệm vụ của sở.
Có kế hoạch và cân đối nguồn vốn ngân sách hàng năm theo các chương trình, dự án của Trung
ương và Địa phương liên quan đến phát triển kinh tế biển, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy
sản, hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ…
Tăng cường xúc tiến, kêu gọi đầu tư các dự án đóng tàu thuyền có quy mơ lớn, cơng nghệ tiên
tiến đầu tư vào địa bàn.
Chủ động tìm kiếm các nguồn vốn hỗ trợ để hiện đại hóa đội tàu đánh bắt xa bờ.
4.3. Sở Tài chính
Sau khi đề án được phê duyệt, căn cứ vào nhiệm vụ được giao hàng năm thuộc ngân sách địa
phương, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Nghệ An phối hợp với các đơn vị có liên
quan lập dự tốn gửi Sở Tài chính. Căn cứ vào khả năng cân đối của ngân sách địa phương, Sở
tài chính tổng hợp báo cáo UBND tỉnh trình HĐND tỉnh phê duyệt kinh phí thực hiện đề án này
trong dự toán thu chi ngân sách hàng năm của tỉnh.
4.4. Sở Tài nguyên Môi trường
Hướng dẫn các thủ tục về luật đất đai.
Hướng dẫn việc cấp phép khai thác, sử dụng nguồn nước và xả nước thải theo quy định của Luật
tài nguyên nước năm 2012.
Hướng dẫn các thủ tục về bảo vệ mơi trường và kiểm sốt chặt chẽ việc ô nhiễm môi trường theo
quy định của luật bảo vệ môi trường.
Hướng dẫn các thủ tục được quy định của luật Biển Việt Nam năm 2012.
4.5. Sở Khoa học và Cơng nghệ
Chủ trì, phối hợp với các ngành các cấp tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội dung của đề
án thuộc chức năng nhiệm vụ của sở; nghiên cứu, hỗ trợ triển khai các ứng dụng về tiến bộ
KHKT trong khâu thiết kế, sản xuất tàu, các loại thiết bị khai thác, hàng hải, thông tin liên lạc…
Tìm hiểu, tiếp thu các ứng dụng cơng nghệ kỹ thuật tiên tiến trong và ngoài nước để hỗ trợ thay
thế dần nguyên liệu gỗ đóng tàu hiện nay.
4.6. Sở Lao động - Thương binh và xã hội
Tổ chức thực hiện, hỗ trợ, giám sát, công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ quản lý, cán bộ kỹ
thuật, công nhân lành nghề…
4.7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Nơng nghiệp và PTNT cùng các ngành, các cấp tăng cường công tác
tuyên truyền việc thực thi quy định của pháp luật và các quy định của UBND tỉnh về phát triển
các cơ sở cơ khí đóng và sửa chữa tàu cá, góp phần bảo vệ nguồn lợi thủy sản, giữ gìn mơi
trường và đảm bảo an ninh chủ quyền biển đảo.
4.8. Sở Công Thương
Chủ trì, phối hợp với các ngành các cấp tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện các nội dung của đề
án thuộc chức năng nhiệm vụ của sở; đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, quảng bá thương
hiệu nghề đóng tàu, thực hiện chính sách khuyến cơng phục vụ các cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu
cá.
4.9. UBND các huyện Quỳnh Lưu, Diễn Châu, Nghi Lộc, thị xã Cửa Lò và thành phố Vinh
Quản lý theo phân cấp các cơ sở cơ khí đóng, sửa tàu cá trên địa bàn, trong đó chú trọng đến
cơng tác bố trí mặt bằng sản xuất, các dịch vụ hạ tầng như điện, nước, giao thơng… để đưa nghề
đóng, sửa chữa tàu cá phát triển và trở thành nghề có lợi thế kinh tế của các địa phương ven biển,
góp phần phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra
việc chấp hành pháp luật của các cơ sở cơ khí đóng mới, sửa chữa tàu cá trên địa bàn.
4.10. UBND các xã (phường) có cơ sở cơ khí đóng, sửa chữa tàu cá
Cùng với UBND các huyện, thị tạo điều kiện cho các xưởng về cơng tác bố trí mặt bằng sản
xuất, các dịch vụ hạ tầng như điện, nước, giao thông… để đưa nghề đóng, sửa chữa tàu cá phát
triển và trở thành nghề có lợi thế kinh tế của các địa phương ven biển, góp phần phát triển kinh
tế và bảo vệ an ninh vùng biển.
Kịp thời, thường xuyên thông báo cho các cơ sở về chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà
nước liên quan đến hoạt động cơ khí đóng, sửa tàu cá.
4.11. Các chủ xưởng và chủ tàu
Thực hiện tốt các nội dung của Đề án, chủ động tiếp cận nguồn vốn để từng bước đầu tư cơ sở
theo định hướng phát triển của đề án.
Chấp hành tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước.
Điều 2. Giao Sở Nơng nghiệp và PTNT Chủ trì, phối hợp với các Sở, Ngành có liên quan và
UBND huyện, thị xã tổ chức thực hiện Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phịng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và PTNT, Kế hoạch và Đầu tư,
Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Cơng Thương, Khoa học và Cơng nghệ, Thơng tin và
Truyền thơng, Lao động - Thương binh và xó hội; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch
UBND các huyện Quỳnh Lưu, Nghi Lộc, Diễn Châu, thị xó Cửa Lũ, thành phố Vinh; Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Phó Chủ tịch NN;
- PVP TC;
- Lưu: VTUB, CVNN.
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Viết Hồng