Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu 10 sự thật về niềng răng pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (123.52 KB, 5 trang )

10 sự thật về niềng răng


Niềng răng là một trong những biện pháp giúp cải thiện
thẩm mỹ cho những ai bị hô, móm, răng mọc lệch lạc…
Và bạn còn biết gì nào?
Hãy cập nhật!
Khi xem bộ phim truyền
hình “Cô gái xấu xí” đang
phát trên kênh VTV3, bạn
có tự hỏi nhân vật Huyền
Diệu trước khi niềng răng
trông ra sao? Răng cô ấy có
mọc khấp khểnh? Hay “bàn nạo dừa” của cô ấy luôn…
tung tăng đi trước, tiếng cười lạch bạch theo sau?

Dù sao, tác giả cũng cho Huyền Diệu niềng răng để có bộ
răng đẹp hơn. Kỹ thuật này không quá kinh khủng, rắc rối
hoặc đau đớn. Bác sĩ Vũ Hải Anh, Trung tâm chỉnh hình


Bệnh Viện Vạn Hạnh, TP.HCM, sẽ tư vấn về vấn đề này.

1. Nên niềng răng từ bé (khoảng 11-12 tuổi) để có kết
quả tốt nhất. Khi bé bắt đầu thay răng sữa sang răng vĩnh
viễn, nên cho bé đi khám. Bác sĩ có thể cho mang khí cụ để
loại bỏ những lệch lạc cần can thiệp sớm. Tốt nhất là niềng
răng khi răng vĩnh viễn đã mọc hoàn chỉnh vì giai đoạn
này, răng còn dễ di chuyển trong xương.

Tuy nhiên, người trưởng thành vẫn thực hiện được biện


pháp này.

2. Chỉnh hình răng cho người bị móm khác với người
bị hô và răng mọc lệch ở chỗ: Thời gian bắt đầu sớm hơn
và điều trị lâu hơn.

Giai đoạn 1: Khoảng 5-6 tuổi, bệnh nhân mang khí cụ kích
thích sự phát triển của hàm trên làm giảm sự phát triển của
hàm dưới. Giai đoạn này kéo dài 2-3 năm, chi phí từ
3.000.000 – 10.000.000 đồng.

Giai đoạn 2: Đeo mắc cài, thường bắt đầu khi răng sữa
được thay toàn bộ, khoảng 12-13 tuổi kéo dài 2-3 năm.

Giai đoạn 3: Mang chụp cằm để duy trì và ngăn hàm dưới
phát triển quá mức. Qúa trình này kéo dài qua 18 tuổi.

Quy trình cải thiện tình trạng móm ở người lớn không
giống trẻ em. Với những ca nhẹ có thể điều trị trên răng.
Còn khi đã bị nặng do xương cứng, chỉ có thể phẫu thuật để
cắt bớt xương hàm.

3. Có rất nhiều loại khí cụ được dùng để chỉnh hình
răng miệng. Về cơ bản có hai nhóm chính: khí cụ tháo lắp
và khí cụ cố định. Loại tháo lắp thường dùng cho trẻ em,
chi phí từ 700.000 – 8.000.000 đồng.

Khí cụ cố định cũng có rất nhiều loại, chế tạo từ nhiều chất
liệu khác nhau. Trung bình từ 14.000.000 – 28.000.000
đồng/bộ. Hiện nay, loại mắc cài sứ tự buộc được ưa chuộng

trên toàn thế giới vì tính thẩm mỹ cao, dính chắc vào răng
và hiệu quả hơn các loại cũ.

Đặc biệt gần đây, có kỹ thuật chỉnh hình không mang mắc
cài dựa trên phân tính hình ảnh răng ba chiều ở máy vi tính
và công nghệ tạo mẫu nhanh. Tuy nhiên, chi phí khá cao, từ
3.000 – 5.000 USD (khoảng 50.000.000 – 80.000.000
đồng/bộ).

4. Khi niềng, nếu cần, bạn phải nhổ từ 1 đến 4 chiếc
răng (không kể răng khôn) để có chỗ cho khối răng phía
trước lùi về sau hoặc răng sau tiến về trước. Tuy nhiên có
trường hợp không phải nhổ răng.
5. Sau khi gắn mắc cài, theo định kỳ, bác sĩ sẽ siết
chỉnh răng cho bạn. Khi đó, hàm răng của bạn có thể bị ê
ẩm hoặc đau một đến hai ngày rồi giảm dần và hết đau. Bạn
không cần uống thuốc giảm đau hay nghỉ ngơi dài ngày.
Nếu đau kéo dài hoặc nặng lên, bạn phải đi khám lại.
6. Phụ nữ có thai không nên niềng răng: vì lúc này, nội
tiết tố thay đổi nên nướu dễ bị viêm, dẫn đến vệ sinh răng
miệng khó hơn.
7. Với khí cụ tháo lắp, bệnh nhân vẫn ăn uống bình
thường. Với khí cụ gắn trên răng, bệnh nhân không được
ăn đồ cứng như: xương, sụn, bánh mì giòn, kẹo chewing
gum…
8. Nếu chẳng may nuốt mắc cài thì không cần xử lý vì
sau vài ngày, mắc cài sẽ theo phân ra ngoài.
9. Khi niềng răng, có thể tránh bệnh viêm nướu, nếu
bệnh nhân vệ sinh răng tốt. Đồng thời những ngày đầu
sau khi gắn mắc cài, bạn dùng sáp mềm ấn lên mắc cài để

tránh trầy xước niêm mạc.

Bạn vẫn dùng bàn chải thông thường và dùng bàn chải kẽ
để chải những vùng xung quanh mắc cài. Tốt nhất nên dùng
máy tăm nước, vệ sinh răng miệng sau bữa ăn và trước khi
đi ngủ.

×