Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Thuốc bôi da cũng gây chết người doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (120.32 KB, 5 trang )

Thuốc bôi da cũng gây chết người




Thuốc bôi ngoài da tưởng ít gây hại nhưng có thể gây
viêm cầu thận, xốp xương, da mọc đầy lông, thậm chí có
thể dẫn đến tử vong.

Theo thống kê của Viện Da liễu Quốc gia, năm 2008 có
112 trường hợp gặp phải tác dụng phụ của thuốc tiếp xúc
với da, 100 trường hợp do kem bôi, mỹ phẩm. Trong số đó,
bệnh nhân nữ chiếm hơn 2/3, hầu hết còn rất trẻ.

Viêm cầu thận vì thuốc bôi

Nguyễn Ngoc O., 18 tuổi, ở Hoàng Quốc Việt, Hà Nội, cố
gắng che đi khuôn mặt sưng tấy, dày đặc mụn trứng cá, chờ
tới lượt vào khám tại Viện Da liễu Quốc gia. Chị gái cô cho
biết, cách đây vài tháng O. thấy khuôn mặt xuất hiện nhiều
mụn nhỏ, ngứa nên tự mua kem flucina để bôi theo mách
bảo của bạn bè. Sau gần một tháng, dù không đỡ nhưng cô
vẫn tiếp tục dùng vì nghĩ thuốc phải có thời gian mới phát
huy tác dụng. Chỉ đến khi mặt nổi nhiều mụn trứng cá, da
có biểu hiện teo lại, lông mọc nhiều hơn, cô mới vội vã tới
bệnh viện khám.

Một trường hợp khác là ông Tú Đ., 46 tuổi, ở Quảng
Xương, Thanh Hóa. Ông Đ. bị bệnh vẩy nến, khi mới mắc
có đi khám ở bệnh viện tỉnh, bác sĩ kê loại thuốc mỡ
Daivonex. Bôi thời gian đầu thấy đỡ nên những lần sau khi


bệnh tái phát nặng hơn, ông Đ. vẫn tự mua loại thuốc này
để bôi. Sau hơn 7 tháng, ông thấy người mệt mỏi, chán ăn,
huyết áp cao nên phải nhập viện. Bác sĩ kết luận ông bị
viêm cầu thận vì dùng thuốc bôi da quá lâu, gây tác dụng
phụ.

Bác sĩ Nguyễn Thành, Trưởng khoa Khám bệnh, Viện Da
liễu Quốc gia, cho biết, chưa đầy hai tháng đầu năm 2009,
đã có 33 bệnh nhân phải nhập viện vì gặp phản ứng phụ do
mỹ phẩm và thuốc bôi, thuốc uống khi tiếp xúc với da.
Trong đó, gặp nhiều nhất là dị ứng bởi nhóm kem corticoid
chuyên điều trị viêm da, gồm flucina, xinala, fluocinolon…

Cẩn trọng khi bôi thuốc

Tiến sĩ Phạm Hoàng Khâm, Chủ nhiệm khoa Da liễu Bệnh
viện 103, cho biết: “Theo nguyên tắc, mỗi loại kem bôi da
không được sử dụng quá 15 ngày và những lần sau phải đổi
sang thuốc mới để tránh nhờn thuốc. Thuốc bôi da cũng là
một dạng hóa chất nên nếu không hợp, cơ thể sẽ phản ứng
trở lại, gây dị ứng tại vùng da tổn thương, nếu bị nặng có
thể dẫn đến tử vong”.

Bác sĩ Thành khuyến cáo, bất cứ loại thuốc nào cũng đều
có tác dụng phụ. Người bệnh cần đặc biệt chú ý và thận
trọng khi dùng một số loại thuốc bôi ngoài da của một vài
nhóm bệnh phổ biến có nguy cơ nhiễm độc cao như thuốc
mỡ crisofanic, dung dịch BSI…trị hắc lào, nấm. Việc sử
dụng những loại thuốc này trên nhiều vùng cơ thể sẽ gây
kích ứng da, nhiễm độc gan, thận, viêm cầu thận cấp.


Nhóm thuốc chữa bệnh vảy nến, á sừng như acid salicylic
có thể gây toan hóa máu, rối loạn điện giải trong máu.
Daivonex có thể làm tổn thương thận, tăng canxi niệu,
nhiễm canxi thận… Nhóm kem corticoid chữa viêm da dị
ứng rất phổ biến trong việc gây nổi nhiều mụn, mọc lông,
teo da, giãn mạch, xốp xương, rối loạn chuyển hóa. Cùng
một loại kem nhưng liều lượng và thời gian bôi trên mỗi
bệnh nhân hoàn toàn khác nhau. Đặc biệt, không được sử
dụng nhóm kem này nếu da đang bị nhiễm khuẩn, sưng mủ,
hay tổn thương do nấm, virus.

Theo thạc sĩ Nguyễn Thị Vân, Phó trưởng bộ môn Da liễu,
Đại học Y Thái Bình, khi bôi thuốc ngoài da, không phải
cứ dùng với liều lượng lớn thì bệnh sẽ nhanh khỏi, hoặc cọ
sát mạnh lên vùng da tổn thương thì thuốc mới ngấm sâu.
Đặc biệt, với những vùng da mỏng ở các kẽ như nách, bẹn,
phải thận trọng vì rất dễ kích ứng. Một số thuốc bôi da nếu
kết hợp với thuốc khác sẽ gây phản ứng. Một số bệnh khi
dùng thuốc bôi cũng yêu cầu kiêng cữ và thay đổi cách ăn
uống, sinh hoạt. Vì vậy, khi có biểu hiện bệnh, không nên
tự ý mua thuốc chữa mà phải được bác sĩ kê đơn, hướng
dẫn dùng thuốc.

×