Tải bản đầy đủ (.doc) (2 trang)

Tài liệu Bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.63 KB, 2 trang )

Bệnh trắng mang, trắng gan trên cá tra
Thời gian gần đây, trên cá tra xuất hiện bệnh trắng mang, trắng gan gây htiệt hại lớn
cho người nuôi về năng suất vì khi cá mắc bệnh này tỷ lệ chết có thể lên đến 70 –
80%. Bệnh hiện đang được Viện nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản II tiến hành nghiên
cứu nhằm tìm hiểu rõ hơn về nguyên nhân, tác nhân và cách phòng, trị bệnh. Mới đây,
Viện đã tổ chức buổi toạ đàm về 3 dạng biểu hiện của bệnh trắng gan, trắng mang trên
cá tra:
- Dạng 1: Quan sát bên ngoài cá vấn bình thường, kiểm tra mang thấy mang trắng
hồng nhạt, vòng cung mang có lấm tấm những đòm màu hồng, không thấy mang có
hiện tượng tiết nhớt, quan sát các tơ mang vẫn sạch, mượt. Khi cá bị bệnh nặng (bỏ
ăn) máu mất hồng cầu và có màu hồng nhạt, gan mất sắc tố chuyển sang màu vàng đất
- Dạng 2: Quan sát bên ngoài thấy có hiện tượng xuất huyết nhẹ ở các vây (không
giống như bệnh xuất huyết), mang mất sắc tố và chuyển sang màu hồng nhạt, có
những chỉ máu nhỏ lẫn trong các tơ mang, mang cá không tiết nhớt, máu cá có màu
hồng tối, gan thận không đổi màu.
- Dạng 3: Cá có biểu hiện xuất huyết lấm tấm ở mặt bụng, gốc vây xuất huyết dạng
điểm, tỳ tạng sậm màu, mang trắng không tiết nhớt.
Về giai đoạn cá nhiễm bệnh thường là ở giai đoạn cá giống (1 – 1.2 phân), cá thường
bị nhiễm bệnh vào lúc giao mùa, đặc biệt là lúc cá vừa dứt bị bệnh xuất huyết, gan
thận mủ thì khả năng mắc bệnh trắng mang trắng gan là rất cao.


Cá bị bệnh trắng mang, trắng gan (nguồn Vimedim)
Do hiện nay chưa xác định được nguyên nhân và tác nhân gây bệnh nên biện pháp tốt
nhất là phòng bệnh bằng cách thay nước định kỳ, xử lý tốt môi trường nước, bổ sung
thêm các Vitamin đặc biệt là Vitamin C, Bêta - Glucan để tăng sức đề kháng cho cá.
Tuy hiện nay chưa có quy trình trị bệnh này nhưng khi cá bị mắc bệnh thì các hộ nuôi
ở các tỉnh: Đồng Tháp, An Gang, Cần Thơ, Vĩnh Long, Bến Tre thường áp dụng biện
pháp giảm khẩu phần ăn từ 30 – 70 % khẩu phần ăn trong ngày của cá, nếu cá bị bệnh
nặng thì có thể ngưng cho ăn từ 3 – 5 ngày (đặc biệt khi cá bị bệnh này nếu vẫn cho
ăn với khẩu phần ăn như bình thường thì cá sẽ chết nhiều hơn), sau đó tiến hành thay


30 – 50 % lượng nước trong ao nuôi và xử lý môi trường nước bằng các loại hoá chất:
BKC, thuốc tím, vôi bột………., tắm ký sinh trùng cho cá, nếu không cắt thức ăn thì
trong khẩu phần ăn của cá cần bổ sung thêm Vitamin, thuốc tăng cường chức năng
gan, khi cá đã khoẻ lại thì nên tăng dần lượng thức ăn không nên cho ăn nhiều lại
ngay.
Tuy gây thiệt hại lớn khi bệnh xảy ra nhưng bệnh hoàn toàn có thể khống chế được
ngay từ đầu điều quan trọng là cần phát hiện bệnh sớm (quan sát ao nuôi nếu thấy một
vài con cá có biểu hiện bất thường thì bắt lên quan sát nếu xác định là bệnh trắng
mang trắng gan thì thực hiện theo các bước trên) sẽ giảm tỷ lệ hao hụt đến mức thấp
nhất.

×