Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng trong ao đất
Cá lăng vàng (Mytusnenurus) được phân bố rộng trong các thủy
vực nước ngọt và nước lợ nhạt như sông, suối, ao, hồ vùng cửa sông thuộc Đông Nam
Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long. Đây là một trong những loài cá bản địa có thịt
thơm ngon, không có xương dăm, là loại thức ăn bổ dưỡng có giá trị kinh tế cao.
Hiện nay, cũng như các loài cá bản địa khác, cá lăng vàng ngày càng bị khai thác
nghiêm trọng nên sản lượng cá tự nhiên ngày một giảm. Do đó, giá cá lăng ngày càng
cao, dao động từ có thể từ vài chục ngàn đến hàng trăm ngàn 1kg cá sống tuỳ thuộc
vào trọng lượng cá và mùa vụ.
Chính vì nguyên nhân trên mà ngày nay, nghề nuôi cá lăng vàng thương phẩm trong
ao đất hứa hẹn nhiều thuận lợi về kinh tế. Cá lăng vàng có thể ăn thức ăn viên, nuôi
được trong nước tĩnh, cá lớn nhanh, hệ số chuyển đổi thức ăn tốt. Sau đây là một số
hướng dẫn về Kỹ thuật nuôi cá lăng vàng trong ao đất:
1. Vị trí và hình dạng ao:
- Ao nuôi nên chọn ở những nơi gần sông rạch lớn sẽ tiết kiệm được chi phí, có nguồn
nước sạch, ít bị ảnh hưởng của lũ lụt, thuốc trừ sâu và ô nhiễm hữu cơ, hóa chất…
- Diện tích ao khoảng từ 200m
2
trở lên, độ sâu khoảng từ 1– 2 m. Đáy ao không nên
nhiều bùn (lớp bùn dày khoảng 10 - 15cm). Bờ ao phải cao hơn mực nước cao nhất
trong mùa nước lũ 0,5m để bảo đảm an toàn cá không thoát khỏi ao. Ao có thể hình
chữ nhật hoặc vuông để tiện cho việc chăm sóc và thu hoạch.
- Ao nên có cống cấp và thoát nước riêng, ao có kết cấu nền đất tốt, có thể chọn nơi
đất sét hoặc sét pha cát để làm ao nhằm tránh rò rỉ nước và cá phá bờ ra ngoài. Bờ ao
phải được kiên cố để phòng tránh lũ lụt và mầm bệnh lây lan.
2. Cải tạo ao:
Cải tạo ao là một trong những bước đầu quan trọng trong ương nuôi cá lăng vàng, cải
tạo ao kỹ sẽ giúp người nuôi nâng cao tỉ lệ sống và hạn chế bệnh trong quá trình nuôi.
- Tháo nước ao, tát cạn ao sau đó sên vét đáy ao.
- Phơi đáy ao 5-7 ngày (đối với ao không có phèn tiềm tàng), nếu ao có phèn tiềm
tàng thì nên tháo nước còn 3cm trên đáy ao rồi sau đó bón vôi.
- Sử dụng đá vôi (CaCO
3
) hoặc vôi tôi (Ca(OH)
2
), rải đều khắp ao, những nơi có nước
hoặc bờ ao.
- Có thể dùng thêm lưới nylon (lưới gai) cao khoảng 40cm rào chắn quanh ao.
3. Tiêu chuẩn cá thả nuôi:
- Nên chọn mua cá giống ở những nơi tin cậy, cá có nguồn gốc rõ ràng, khỏe mạnh,
không dị hình, không bị trầy trụa, bơi lội nhanh nhẹn, không có triệu chứng bệnh. Con
giống có kích thước từ 8-10cm là thích hợp nhất cho thả nuôi thương phẩm.
- Mật độ thả nuôi tùy theo quan điểm từng người, tuy nhiên mật độ khoảng 8-10
con/m3 là thích hợp. Khi thả nuôi với mật độ cao, điều cần lưu ý là hàm lượng ôxy
trong ao thấp, đặc biệt vào lúc sáng sớm. Bên cạnh đó, nguồn nước ao thường xuyên
bị ô nhiễm nặng do sự tích tụ của phân cá và thức ăn dư thừa làm cá chậm lớn và dễ
bị nhiễm bệnh.
- Khi thả cá giống nên thả lúc trời mát (buổi sáng sớm hoặc chiều mát), thả cá từ từ
xuống ao tránh gây sốc cá do thay đổi môi trường đột ngột.
4. Thức ăn cho cá
Có thể cho cá ăn bằng một trong các loại sau:
- Cá tạp: cắt khúc vừa cở miệng (tỷ lệ thức ăn từ 3-5% trọng lượng thân)
- Thức ăn tự chế: 50% cám + 50% cá (tỷ lện thức ăn từ 5-10% trọng lượng thân)
- Thức ăn viên nổi: độ đạm ít nhất 20-40% (tỷ lệ thức ăn từ 4-7% trọng lượng thân).
- Một ngày cho ăn 3 lần (sáng, chiều và tối). Nên tập trung cho ăn nhiều vào cử tối
chiếm khoảng 40% lượng thức ăn trong ngày.
- Thức ăn là cá tạp hay tự chế cho vào sàn đặt chìm trong nước. Thức ăn viên có thể
cho vào khung nổi trên mặt nước. Từ đó sẽ tiện hơn trong việc quản lý thức ăn, nên
tập cho cá ăn thức ăn viên nhưng cần bổ sung thêm chất đạm cho cá. Trong quá trình
nuôi cần nên bổ sung thêm vitamin C và khoáng chất giúp cá tăng trưởng tốt và sức
đề kháng cao.
5. Chăm sóc cá
- Thường xuyên theo dõi hoạt động và hiện tượng nổi đầu của cá, nhất là vào sáng
sớm để xử lý kịp thời. Những lúc thời tiết thay đổi như mưa kéo dài nhiều ngày, nhiệt
độ xuống thấp nên giảm lượng thức ăn. Chú ý trong quá trình cho cá ăn phát hiện
những bất thường của cá: cá ăn giảm, cá bơi tách đàn, không tập trung…
- Định kỳ (15 – 20 ngày) thay nước ao một lần, hoặc có thể thay sớm hơn khi nước
dơ, không nên để nước trong ao quá dơ dịch bệnh rất dễ bùn phát.
- Đa số các loại cá lăng có tập tính sống và hoạt động chủ yếu ở tầng đáy nên có thể
định kỳ sử dụng chế phẩm vi sinh để khử khí độc và hấp thu chất hữu cơ ở đáy ao là
yếu tố góp phần quan trọng giúp cá khoẻ mạnh.