Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Nguyên tắc Chain pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (104.21 KB, 4 trang )

Nguyên tắc Chain

1 Slogan
Liên kết trong nhóm yếu ớt đè nén sức mạnh của nhóm.
2 Câu chuyện
Tôi kể ngày xưa chuyện Mỵ Châu
Trái tim lầm chỗ để trên đầu
Nỏ thần vô ý trao tay giặc
Đến nỗi cơ đồ đắm biển sâu.

Có lẽ không người Việt nào lại không nhớ chuyện Trọng Thủy Mỵ Châu.
Triệu Đà từ quận Nam Hải (Quảng Đông bây giờ) sang đánh Âu Lạc. Nhờ vào chuẩn
bị quân sự tốt, An Dương Vương đã chống cự được hiệu quả. Triệu Đà buộc phải
dùng kế nội gián bằng cuộc kết hôn giữa con trai mình, Trọng Thủy, và con gái An
Dương Vương là Mỵ Châu. Sau khi nắm được bí mật quân sự của An Dương Vương
thông qua con trai, Triệu Đà đã thành công trong việc chinh phục Âu Lạc, buộc An
Dương Vương bỏ chạy và tự tử, kết thúc thời kỳ An Dương Vương.
(Nguồn: vi.wikipedia.org)
Kết cục thất bại nặng nề của An Dương Vương chính là đã tin nhầm Trọng Thủy, đưa
Trọng Thủy vào làm con rể mình trong khi tư tưởng xâm lược của Triệu Đà vẫn còn
đó. Mỵ Châu vô tình đã trở thành kẻ gian của nước Âu Lạc.
Hai nhân vật này đã phá hủy toàn bộ công sức lập nước và giữ nước Âu Lạc của An
Dương Vương.
3 Ý nghĩa
Sự gắn kết giữa các thành viên trong nhóm yếu kém sẽ khiến nhóm thất bại.
Nguyên tắc hỗ trợ cách thức phân biệt những thành viên ít gắn kết với nhóm, cách cư
xử, khắc phục.
4 Tầm quan trọng
4.1 Nhận thức người thiếu gắn kết đồng đội
Việc nhận thức này hỗ trợ ta kết hợp thành viên mới vào nhóm mình hoặc có thể
nhận thức ra nhân vật không tốt trong nhóm.


Người Sẽ không thực hiện
Người thể hiện thái độ không muố thay đổi, phát triển, hay mở rộng qua lĩnh vực
khác.
Người Không nên cùng thực hiện
Họ có kế hoạch của riêng mình
Người không thể thực hiện
Những người này năng lực không phù hợp. Một số chuẩn nhận ra:
Không theo kịp nhịp độ của nhóm.
Không phát triển phần công việc của mình.
Không thấy toàn cảnh.
Sẽ không làm việc hết mình.
Sẽ không làm việc trong giờ nghĩ của nhóm.
Không hoàn thành nhiệm vụ
4.2 Cách ứng xử
Mục này chỉ cách ứng xử khi trong nhóm có thành viên như thế.
Tập huấn lại
Có thể đưa một cuốn sách, đưa đi dự một cuộc hội thảo, cho cơ hội thử thách, cho bắt
cặp với một người giàu kinh nghiệm.
Thương lượng
Cho họ cơ hội để hy vọng có sự thay đổi từ những người này. Nếu không ta phải hiểu
rằng có thể họ không làm tốt trong nhóm ta nhưng sẽ là thành viên tích cực trong
nhóm khác. Hãy để họ tự tìm nơi phù hợp với mình.
4.3 Tình trạng thiếu gắn kết còn không?
Tình trạng này có thể thấy rõ nhờ vào việc nhìn vào những thành viên tích cực.
Họ sẽ nhận ra
Nhận ra có liên kết yếu trong nhóm
Họ sẽ hỗ trợ
Hỗ trợ cách thành viên trong nhóm lạm việc tốt hơn.
Họ sẽ giận dỗi
Sẽ giận dỗi với sự thiếu gắn kết của một số thành viên .

Họ làm việc giảm hiệu quả
Họ sẽ phản ứng với lãnh đạo
5 Tự đánh giá
Ước lượng khả năng làm việc nhóm của bạn qua việc đánh số 1, 2, 3. Trong đó, 1 =
không bao giờ, 2 = đôi khi, 3 = luôn luôn.
1. Khi tuyển tình nguyện viên, tôi biết rằng không phải ai cũng muốn làm một phần
của nhóm.
2. Tôi có thể nói cho bạn nghe trong nhóm tôi ai là người ít gắn kết với nhóm.
3. Tôi không thể phân biệt ai là người nên mời, ai không nên mời tham gia nhóm.
4. Tôi không thấy sự ích kỷ của một ai đó từ chối lời mời tham gia nhóm của tôi mà
tôi là nhóm trưởng.
5. Thành viên ít gắn kết với nhóm có thể được cải thiện nhờ những thành viên khác
của nhóm.
6. Là một thành viên trong nhóm, tôi cố gắng giúp đỡ những thành viên ít gắn bó với
nhóm.
7. Là trưởng nhóm, tôi hiểu rằng những thành viên ít gắn bó nhóm sẽ ảnh hưởng đến
toàn nhóm.
8. Khi phát hiện thành viên ít gắn bó với nhóm, tôi tập huấn hoặc thương lượng ngay
với anh ấy (cô ấy).
9. Tôi dễ dàng nhận thấy thành viên yếu trong nhóm.
10. Khi một thành viên ít gắn bó với nhóm bị loại khỏi nhóm, tôi sẽ không đem
chuyện yếu kém hay khuyết điểm của người đó kể lại cho nhóm.

Tổng cộng, nếu điểm:
24-30: Bạn ở trong những thành phần mạnh của nhóm, hãy tiếp tục phát huy, nhưng
cũng hãy dành thời gian để giúp những thành viên khác được như bạn.
16-23: Bạn không phải là thành viên yếu của nhóm nhưng cũng không giúp ích nhiều
cho nhóm. Hãy rèn luyện thêm năng lực làm việc nhóm của mình để trở thành thành
phần mạnh trong nhóm.
10-15: Bạn là thành viên yếu trong nhóm. Nếu bạn không phát triển, hiệu quả làm

việc của bạn trong nhóm sẽ không cao.
6 Thảo luận
Hãy trả lời những câu hỏi thảo luận khi bạn đang ở trong nhóm
6.1 Lý do nào để một người được mời không tham gia một nhóm? Bạn phản ứng như
thế nào?
6.2 Làm thế nào nhận ra người sẽ gây trở ngại cho nhóm?
6.3 Tại sao việc nhận ra thành viên yếu trong nhóm lại là việc quan trọng?
6.4 Khi nhận ra thành viên ít gắn bó với nhóm, bạn sẽ phản ứng như thế nào?
6.5 Trước đây, nhóm của bạn đã thất bại vì những thành viên ít gắn bó với nhóm như
thế nào? Bạn có đồng tình với những quyết định lúc đó?
6.6 Là một trưởng nhóm, bạn tiếp cận những thành viên ít gắn bó với nhóm như thế
nào? Nhiệm vụ của bạn lúc đó là gì?
6.7 Công ty của bạn (nhóm của bạn) cần làm gì để tạo sự gắn kết chặt chẽ các thành
viên trong nhóm?
6.8 Bạn cần làm gì để tránh trở thành thành viên không tốt trong nhóm?


×