Tải bản đầy đủ (.docx) (125 trang)

Ths BCH vấn đề kinh tế báo chí hải phòng trong kỉ nguyên số( khảo sát tại báo hải phòng và đài phát thanh truyền hình hải phòng từ tháng 12015

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (494.83 KB, 125 trang )

MỤC LỤC


2
MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Báo chí là phương tiện thơng tin – tun truyền có vai trị hết sức quan
trọng đối với đời sống chính trị - văn hóa – xã hội của mỗi quốc gia. Ở nước
ta, trải qua các giai đoạn khác nhau, báo chí đã hoàn thành tốt những nhiệm
vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, đóng góp tích cực trong cơng cuộc xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đối với nước ta, trước đổi mới năm 1986, báo chí hoạt động trong cơ
chế tập trung, quan liêu bao cấp, được cơ quan chủ quản bao cấp về mặt kinh
phí nên hầu hết các cơ quan báo chí gặp phải khó khăn về cơ sở vật chất, tài
chính. Sau đổi mới, từ chỗ phần lớn các cơ quan báo chí vẫn phải nhận nguồn
kinh phí từ cơ quan chủ quản cho đến nay, nhiều cơ quan báo chí đã tự chủ về
mặt tài chính. Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định về quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối
với đơn vị sự nghiệp cơng được Chính phủ ban hành vào tháng 4 năm 2006
đã tạo bước đột phá quan trọng mở đường cho các cơ quan báo chí tổ chức
các hoạt động kinh tế - dịch vụ để tăng nguồn thu, cũng là nguồn lực để báo
chí có những bước phát triển mới. Khi thực hiện theo cơ chế này, nhiều cơ
quan báo chí khơng chỉ đảm bảo nguồn lực kinh tế mà cịn mở rộng quy mơ
hoạt động, cải tiến nhiều mặt nội dung cũng như hình thức của sản phẩm báo
chí. Điều này cũng hồn tồn phù hợp với những yêu cầu của công chúng
trong kỷ nguyên số hiện nay, khi mà dưới sự tác động của khoa học công
nghệ, khả năng tiếp cận với thông tin của công chúng đang được cải thiện
theo từng ngày. Thực tế này cũng địi hỏi các cơ quan báo chí phải có sự tổ
chức bài bản và chuyên nghiệp hơn trong hoạt động kinh tế báo chí.
Tuy nhiên, cũng có những vấn đề đặt ra từ đặc thù riêng trong hoạt


động cơ quan báo chí, khơng như những đơn vị làm kinh tế thuần túy, nên


3

Nghị định 43 dường như đã không đáp ứng được những yêu cầu mới đặt ra
với hoạt động kinh tế báo chí hiện nay. Luật báo chí của Việt Nam xác định
báo chí là cơ quan ngơn luận của ác tổ chức của Đảng, cơ quan Nhà nước, tổ
chức xã hội và là diễn đàn của nhân dân với nhiệm vụ chủ yếu là tuyên truyền
chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, định hướng xã dư luận xã hội.
Như vây, báo chí là đơn vị sự nghiệp, nhưng với những đặc thù riêng. Xét về
chức năng, tính chất và nội dung hoạt động, cơ quan báo chí khơng thể đươc
xem là doanh nghiệp thuần túy bởi vì những nhiệm vụ chính trị của mình. Và
sản phẩm báo chí là một loại hàng hóa đặc biệt, là một sản phẩm có thể tạo ra
tác động mạnh mẽ tới nhận thức và hành vi của xã hội. Mặt khác, khi lấy
kinh tế là một trong những mục tiêu mũi nhọn của việc phát triển báo chí,
chúng ta cũng cần phải xét tới những hệ quả có thể tác động tiêu cực đến chất
lượng của các hoạt động báo chí. Sự phát triển kinh tế báo chí có thể kèm theo
nó những hiện tượng “thương mại hóa báo chí”, hay sự ra đời của những sản
phẩm báo chí chỉ thuần túy là hàng hóa, chạy theo lợi nhuận mà khơng quan
tâm đến chức năng chính là thơng tin – tun truyền, hay nói cách khác, chức
năng thơng tin – tun truyền chỉ là vỏ bọc cho hoạt động kinh tế. Vì vậy,
hoạt động phát triển kinh tế báo chí ở các cơ quan báo chí hiện nay phải được
thực hiện một bài bản và chuyên nghiệp hơn, vừa đáp ứng được những nhiệm
vụ chính mà vẫn phù hợp với những yêu cầu của cơng chúng trong thời đại
số hóa báo chí- truyền thơng.
Mặc dù bao gồm cả những mặt tích cực và tiêu cực nhưng chủ trương
khuyến khích các cơ quan báo chí tự chủ về tài chính là hồn tồn đúng đắn
và hợp lý khi vừa có thể tạo ra động lực cho sự phát triển, nâng cao chất
lượng sản phẩm báo chí với những ứng dụng của khoa học công nghệ, vừa

giảm được gánh nặng cho ngân sách nhà nước. Hoạt động kinh tế báo chí
khơng phải là một việc mà tất cả cả các cơ quan báo chí có thể dễ dàng thực
hiện một cách có hiệu quả, nhất là đối với những cơ quan báo chí tại địa


4

phương. Và báo chí Hải Phịng cũng khơng nằm ngồi quy luật chung của
hoạt động kinh tế báo chí của Việt Nam hiện nay.
Báo chí Hải Phịng mặc dù trong thời gian gần đây đã có những đã
có một số điều chỉnh để phù hợp hơn với tình hình phát triển của nền kinh
tế nước nhà nói chung và nền kinh tế báo chí nói riêng nhưng hiệu quả
chưa thực sự cao. Các cơ quan báo chí đại phương của Hải Phòng hiện nay
hầu hết đều phải dựa vào nguồn vốn ngân sách của cơ quan chủ quản. Hầu
như thiếu đi một cơ chế chung, thiếu sự thống nhất trong lãnh đạo, điều
hành và hỗ trợ kinh phí cho báo chí hoạt động. Từ đó những người làm
báo, từ cán bộ quản lý đến đội ngũ phóng viên cũng vì thế dần mất tính
năng động, sáng tạo, thơng tin trên mặt báo cịn thiếu hấp dẫn và mất dần
tính cạnh trạnh và vì thế cũng mất dần đi thị trường. Hiện nay, các tờ báo
địa phương của Hải Phòng chỉ phát hành với số lượng hạn chế, chủ yếu
trong phạm vi các cơ quan , đoàn thể tại địa phương – mà thực chất là biếu,
cho, vì tiền mua báo cũng được ngân sách bao cấp. Đây chính là sự lãng
phí lớn về nguồn nhân lực và tiền bạc của nhân dân cũng như không phù
hợp với xu thế phát triển của báo chí – truyền thơng trong thời đại số hóa
hiện nay. Vì vậy, trong kỷ ngun số, vấn đề nâng cao hiệu quả tổ chức
hoạt động kinh tế báo chí cả nước nói chung và hoạt động kinh tế báo chí
của cơ các quan báo chí địa phương nói riêng đã trở thành chủ đề được
quan tâm thường xuyên của các nhà nghiên cứu, các nhà quản lý báo chí
trên các diễn đàn, hội nghị cũng như các cơ quan, trường đào tạo báo chí.
Giải quyết tốt bài tồn về kinh tế báo chí sẽ tạo được động lực cho cơ quan

báo chí phát triển, tăng cường cơ sơ vật chất, đổi mới thiết bị công nghệ
cho phù hợp với yêu cầu của công chúng hiện đại, tạo điều kiện cho công
tác đào tạo chuyên môn cũng như đảm bảo đời sống cho đội ngũ cán bộ
làm việc trong các cơ quan báo chí… để đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ
phát triển báo chí nước ta trong bối cảnh xã hội hiện nay.


5

Với những lí do trên, đồng thời quan việc tiếp thu kiến thức của quý
thầy cô trong thời gian học tập, làm việc tại Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, tác giả quyết định lựa chọn nghiên cứu đề tài “Vấn đề kinh tế báo chí
Hải Phịng trong kỉ ngun số( Khảo sát tại Báo Hải Phòng và Đài Phát
thanh - Truyền Hình Hải Phịng từ tháng 1/2015 đến tháng 6/ 2017)” để
thực hiện luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý Báo chí – truyền thơng. Việc
nghiên cứu về đề tài khơng chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận mà cịn ý nghĩa thực
tiễn. Đây chính là cơ sở khẳng định tầm quan trọng của hoạt động kinh tế báo
chí đối với các cơ quan báo chí nói chung và hoạt động kinh tế báo chí địa
phương nói riêng trong thời đại hiện nay, qua đó phát huy tối đa vai trị, vị trí,
nhiệm vụ của các cơ quan báo chí địa phương trong sự nghiệp cơng nghiệp
hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và với địa phương nói riêng.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1. Cơng trình nghiên cứu trên thế giới liên quan đến kinh tế báo
chí – truyền thơng trong thời đại số hóa truyền thơng.
Đối với nhiều quốc gia, truyền thơng khơng chỉ phục vụ nhu cầu
thơng tin, giải trí của cơng chúng mà cịn được coi là một ngành kinh tế mũi
nhọn. Báo chí của các quốc gia phát triển, nhất là các nước Âu – Mỹ, được ra
đời ngay trong nền kinh tế thị trường nên hoạt động kinh tế báo chí là hoạt
động có vai trị hàng đầu đối với sự tồn tại của các cơ quan báo chí.
Ở các quốc gia này, sản phẩm báo chí được xem là một loại hàng hóa

và phải chịu sự chi phối của các quy luật kinh tế như giá trị, cung – cầu và các
yếu tố cạnh tranh. Hoạt động kinh tế báo chí mang lại nguồn thu lớn cho các
quốc gia, chủ yếu qua các loại thuế. Các tờ báo, đài phát thanh, truyền hình
cũng như các đơn vị truyền thông khác muốn tồn tại đều phải tự nâng cao chất
lượng sản phẩm bằng việc áp dụng các thành tựu của khoa học công nghệ,
đưa ra những sản phẩm khả năng tương tác tốt hơn với công chúng cũng như
giảm giá thành để phù hợp với yêu cầu của thị trường.


6

Với sự phát triển của kinh tế báo chí – truyền thơng trong thời đại số hóa
truyền thơng, cơng chúng được phục vụ tốt hơn, đa dạng hơn về sự lựa chọn.
Công chúng được tự do lựa chọn những sản phẩm truyền thông với chất lượng tốt
và giá thành hợp lý hơn. Theo tìm hiểu của tác giả, đã có nhiều tác phẩm cũng như
hoạt động nghiên cứu về lĩnh vực kinh tế báo chí – truyền thơng ra đời nhằm phục
vụ cho việc nâng cao chất lượng hoạt động kinh tế báo chí như:
Cuốn “Báo chí trong kinh tế thị trường” của tác giả người Nga
Grabennhicốp (2003) lại đề cập những đặc trưng của báo chí trong điều kiện
thị trường. Tác giả phân tích, so sánh sự khác nhau giữa hoạt động của tịa
soạn báo chí trong chủ nghĩa xã hội và trong điều kiện thị trường. Và đặc biệt,
trong tác phẩm này, tác giả dùng khái niệm “hàng hóa – báo chí”, coi sản
phẩm báo chí cũng là sản phẩm hàng hóa. [53]
Cuốn sách “ Truyền thơng đại chúng - từ thông tin đến quảng cáo”
được tác giả Nguyễn Ngọc Kha biên dịch, Nxb Thông tấn, Hà Nội - 2003 phát
hành, tác giả Jacques Locquin đã đề cập đến mối quan hệ giữa quảng cáo và
truyền thông đại chúng. Quảng cáo đóng vai trị cơ bản trong việc tạo nguồn
thu của các cơ quan truyền thông và dự báo tiềm năng của quảng cáo “trong
vòng chưa đầy một nửa thế kỉ nữa, sẽ khơng cịn là một xã hội sản xuất, mà là
xã hội của tiêu dùng và mọi hoạt động của xã hội này sẽ chịu sự chi phối của

quảng cáo”. [54]
Tháng 2 năm 2006, lần đầu tiêu Hội thảo Kinh tế báo chí thế giới lần
thứ 7 được tổ chức tại châu Á. Hội thảo diễn ra tại Bắc Kinh (Trung Quốc)
với các chủ đề “Sản nghiệp Báo chí”, “Tồn cầu hóa”, “Đa dạng hóa”, “Nhận
biết và tán đòng” – do giáo sư Kinh tế báo chí hàng đầu thế giới Robert G.
Picard khời xướng được đánh giá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc thúc
đảy cơng tác kinh tế báo chí ở châu Á.[56]
Trong cuốn sách “Bí quyết thành cơng của các thương hiệu truyền thông
hàng đầu thế giới” của tác giá Mark Tungate do Trung An biên dịch, Nxb Trẻ,


7

Tp. Hồ Chí Minh (2007), tác giả đã đề cập đến bí quyết thành cơng của các
thương hiệu của các thương hiệu truyền thông nổi tiếng trên thế giới như CNN,
BBC, MTV, Reuter,…Tác giả của cuốn sách cũng là một nhà báo, đã đi tìm hiểu
xem những người đồng nghiệp hoạt động trong lĩnh vực truyền thơng vận dụng
bí quyết, chiến thuật nào để giới thiệu và bán sản phẩm ra cơng chúng, qua đó
phác thảo chân dung của các nhà điều hành, giám đốc tiếp thị - những nhân vật
có tác động đáng kể đế sự phát triển của thương hiệu. Điểm chung nhất đi đến
thành công của các thương hiệu truyền thông này đều là việc điều hành, xây
dựng phát triển cơ quan báo chí như một doanh nghiệp, tập đồn.[55]
Vì tầm quan trọng và lợi ích của báo chí nên trên thế giới đã có nhiều
cơng trình nghiên cứu, sách, báo về vấn đề kinh tế báo chí. Tuy nhiên, sự khác
biệt về mơi trường chính trị - kinh tế - xã hội khiến chúng ta không thể áp
dụng nguyên văn các lý thuyết của thế giới vào việc điều hành, tổ chức hoạt
động kinh tế báo chí – truyền thơng ở Việt Nam, mà chỉ tham khảo, nghiên
cứu để kế thừa một cách có chọn lọc về mặt phương pháp khi khảo sát và
phân tích các sản phẩm, dịch vụ báo chí.
2.2. Cơng trình nghiên cứu liên quan đến kinh tế báo chí – truyền

thơng trong thời đại số hóa truyền thơng của Việt Nam.
Từ thực tiễn, chúng ta có thấy dễ dàng nhận thấy ở nước ta đang hình
thành một nền kinh tế báo chí. Xã hội ngày càng phát triển thì u cầu về
thơng tin báo chí càng tăng lên, do đó u cầu về việc nâng cao chất lượng
hàng hóa báo chí cũng tăng lên. Nền kinh tế tăng trưởng nhanh dẫn đến nhu
cầu ngày càng lớn về quảng cáo nhằm đưa hàng hóa, dịch vụ đến với người
tiêu dùng. Kinh tế báo chí đã được đề cập đến song đây vẫn là vấn đề mới mẻ
nên nhiều cơ quan báo chí cịn lúng túng trong quá trình thực hiện. Ở Việt
Nam chưa có nhiều cơng trình nghiên cứu chun sâu về vấn đề kinh tế báo
chí, mà thường chỉ được đến như một phần trong các tác phẩm nghiên cứu
trong về báo chí – truyền thơng:


8

Đề tài nghiên cứu “Phát triển kinh tế báo chí Hà Nội trong điều kiện
kinh thế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa trong giai đoạn hiện này”, do
Hội Nhà báo Thành phố Hà Nội thực hiện và nhà báo Nguyễn Gia Quý làm
chủ nhiệm đề tài. Đề tài nghiên cứu tập trung làm rõ nội dung và đặc trưng
của kinh tế báo chí trong nền kinh tế thị trường, đánh giá thực trạng phát triển
của báo chí Hà Nội trong những năm đổi mới, đề xuất phương hướng, nội
dung và giải pháp phát triển kinh tế báo chí Hà Nơi. Bên cạnh đó, đề tài cũng
đưa ra các giải pháp về cơ chế, chính sách , tổ chức quản lý, phát triển cơ sở
hạ tầng, thương mại và phát triển nguồn nhân lực cho báo chí Hà Nội. Đề tài
đã khẳng định mơ hình kinh tế báo chí Hà Nội phải mơ hình tự trang trải mọi
khoản chi phí hoạt động bằng các nguồn thu nhập của báo chí và có lãi, đồng
thời đóng góp vào nguồn thu của ngân sách nhà nước. Với hướng đó, đề tài đã
đưa ra mơ hình xây dựng Tập đồn báo chí Hà Nội. Đề tài đã được nghiệm
thu cấp thành phố vào tháng 1 năm 2010. [44]
Cuốn “Báo chí truyền thơng hiện đại” của PSG.TS Nguyễn Văn

Dững nói về vấn đề kinh tế báo chí rằng : Nên nhận thức sản phẩm báo chí
cũng là hàng hóa – có giá trị và giá trị sử dụng, nhưng đây là loại hàng hóa
đặc biệt. Theo tác giả,kinh tế - dịch vụ cũng là một trong năm chức năng
chính của báo chí, đây là một chức năng mới mà nhiều sách lý luận báo chí
trước đây và cả hiện nay chưa đề cập đến hoặc không thừa nhận. [18]
Cuốn “Cơ sở lý luận báo chí” của PGS.TS Nguyễn Văn Dững cũng đề
cập, phân tích và lý giải về chức năng kinh tế - dịch vụ của báo chí. Tác giả đã
phân tích và đặc biệt nhấn mạnh đến thuộc tính hàng hóa của tin tức báo chí,
sản phẩm báo chí: Ngày nay, hoạt động trong nền kinh tế thị trường, sản phẩm
báo chí cũng có giá trị và giá trị sử dụng, có giá thành và giá bán, chịu sự chi
phối bởi các quy luật của nền kinh tế thị trường.[20]
Cuốn “Báo chí thế giới xung hướng phát triển” của TS Đinh Thị Thúy
Hằng tập trung phân tích các “trường phái”, các xu hướng phát triển của báo


9

chí hiện đại trên thế giới và sức ép về kinh tế - tài chính cũng là vấn đề đặt ra
với các cơ quan báo chí – truyền thơng.[28]
Cuốn “Báo chí phương Tây” của tác giả Dương Xuân Sơn là tác phẩm
tổng hợp về lịch sử của các nền báo chí lớn ở các nước phương Tây như Anh,
Mỹ, Pháp, Thụy Điển…Trong cuốn sách, tác giả cũng đưa ra nhiều tư liệu, số
liệu liên quan đến kinh tế báo chí.[45]
Cuốn “Tổng quan lịch sử báo chí cách mạng Việt Nam (1925-2010)”
của PGS.TS Đào Duy Quát, GS.TS Đỗ Quang Hưng, PGS.TS Vũ Duy Thơng
chủ biên có những đánh giá về thời kì đổi mới từ năm 1986, báo chí Việt Nam
cũng bắt đầu đổi mới cách nghĩ, cách làm theo hướng thị trường. Nhất là ở
niềm Nam, một số tờ báo đã tự mình phát hành, từng bước chủ động “kinh
doanh” báo chí. Đây là chính là sự đổi mới rất cơ bản về tư duy làm báo của
Việt Nam ở thời điểm đó.[42]

Cuốn “Quản lý và phát triển báo chí – xuất bản” của TS. Lê Thanh
Bình cũng đề cập khá nhiều và sâu sắc về vấn đề kinh tế báo chí. Thậm chí,
tác giả cịn cho rằng mơ hình tổ chức của nhiều cơ quan báo chí hiện nay chưa
làm tốt chức năng kinh doanh của báo chí vè đưa ra mơ hình tổ chức tham
khảo của một cơ quan báo chí phải gồm 2 bộ phận chính là bộ phận sản xuất
ra tờ báo và bộ phận kinh doanh.[5]
Luận văn thạc sĩ báo chí “Hoạt động kinh tế báo chí của Đài Phát
thanh và Truyền hình Vĩnh Long hiện nay”của tác giả Đào Thị Tuyết Vân tại
Học viện Báo chí và Tun truyền, Hà Nội hệ thống hóa những vấn đề lý luận
báo chí và kinh tế báo chí nói chung, kinh tế báo chí tại các đài phát thanh và
truyền hình nói riêng; Khảo sát, thống kê, phân tích, đánh giá thực trạng về tổ
chức hoạt động kinh tế báo chí tại Đài Phát thanh và truyền hình Vĩnh Long,
đặc biệt làm nổi bật những nội dung hoạt động kinh tế báo chí tại Đài, tìm
hiểu những cách thức tổ chức hoạt động kinh tế báo chí; đồng thời đi tìm
những nguyên nhân đạt được để các Đài Phát thanh và truyền hình địa
phương có thể tham khảo học tập kinh nghiệm.[52]


10

Ngồi ra, cịn có những tài liệu, báo cáo liên quan đến hoạt động kinh
tế báo chí của những cơ quan báo chí địa phương tại Hải Phịng trong phạm vi
khảo sát.
Tựu chung lại, tác giả nhận thấy rằng, các cơng trình trên đề cập đến
hoạt động báo chí ở nhiều khía cạnh, mức độ khác nhau, trong đó có vấn đề
kinh tế báo chí. Nhưng cho nay vẫn chưa có một cơng trình nghiên cứu khoa
học nào đề cập trực tiếp đến vấn đề kinh tế báo chí ở các cơ quan báo chí địa
phương tại Hải Phịng. Vì vậy, đây là vấn đề mới cần được nghiên cứu nhằm
đóng góp về mặt lý luận và thực tiễn trong hoạt động kinh tế báo chí của cơ
quan báo chí địa phương tại Hải Phòng trong giai đoạn hiện nay.Trong luận

văn, tác giả xin phép được kế thừa những ý tưởng khai phá của những nhà
nghiên cứu đi trước và coi đó là tiền đề lý luận và thực tiễn để triển khai đề
tài luận văn của mình.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của hoạt động
kinh tế báo chí ở một số cơ quan báo chí địa phương tại thành phố Hải Phòng,
luận văn sẽ đi đến tổng kết, đánh giá hoạt động và đề xuất một số giải pháp
nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức hoạt động kinh tế báo chí của báo chí Hải
Phịng trong thời đại số hóa truyền thơng.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để thực hiện mục đích trên, luận văn sẽ thực hiện những nhiệm vụ
nghiên cứu sau:
- Làm rõ những vấn đề liên quan đến cơ sở lý luận và thực tiễn của
đề tài như: khái niệm, đặc điểm, các hình thức khai thác, những yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động kinh tế báo chí tại các cơ quan báo chí địa phương tại
thành phố Hải Phịng trong giai đoạn hiện nay.
- Khảo sát, phân tích thực trạng hoạt động kinh tế báo chí của các cơ
quan báo chí địa phương tại Hải Phịng, từ đó đưa ra những đánh giá về thực


11

trạng tổ chức hoạt động kinh tế, những thành công và hạn chế còn tồn tại.
- Chỉ ra nguyên nhân, những tác động chủ quan và khách quan dẫn
đến những hạn chế, từ đó đề xuất một số giải pháp góp phần tăng cường hiệu
quả cho hoạt động kinh tế báo chí của báo chí Hải Phịng trong kỷ ngun số.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hoạt động kinh tế báo chí của các

cơ quan báo chí địa phương của thành phố Hải Phịng.
4.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
Đề tài triển khai nghiên cứu hoạt động của kinh tế báo chí của các
cơ quan báo chí địa phương của thành phố Hải Phịng, trong đó tập trung
khảo sát ở Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phịng và Báo Hải Phịng.
Tác giả chọn những cơ quan trên để khảo sát bởi hai cơ quan báo chí này
là những cơ quan báo chí địa phương tiêu biểu của thành phố Hải Phòng.
Các cơ quan báo chí địa phương này đều đang có những bước phát triển
trong thời gian gần đây với những hướng đi mới trong việc phát triển kinh
tế báo chí.
Thời gian nghiên cứu khảo sát hoạt động kinh tế báo chí của các tờ
báo trên từ tháng 1 năm 2015 đến tháng 6 năm 2017.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn được thực hiện dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác –
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước Việt
Nam về công tác tư tưởng, lý luận, quản lý báo chí và về phát triển kinh tế,
dựa trên lý luận báo chí bao gồm: Lý luận báo chí, lý luận báo chí truyền
hình, học thuyết kinh tế chính trị Mác – Lênin.
Dựa vào các văn bản cụ thể như: Luật báo chí, Thơng báo ngày
17.3.2005 của Bộ chính trị về thành lập tập đồn báo chí, Chiến lược phát


12

triển báo chí quốc gia giai đoạn 2010-2015 và tầm nhìn đến năm 2020; Nghị
định số 43/2006/NĐ-CP, ngày 25.4.2006 của Chính phủ về quyền tự chủ, tự
chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính
đối với đơn vị sự nghiệp cơng lập và các văn bản liên quan khác
5.2. Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, tác giả áp dụng các
phương pháp cụ thể sau:
- Phương pháp phân tích tài liệu nhằm mục đích có những nền tảng lý thuyết
quan trọng về những vấn đề liên quan đến đề tài luận văn như các quan điểm,
đường lối của Đảng và Nhà nước, các lý luận chung về kinh tế báo chí.
- Phương pháp khảo sát, thống kê, so sáng nhằm làm sáng tỏ thực trạng hoạt
động kinh tế báo chí ở các cơ quan báo chí địa phương của thành phố Hải
Phòng, cụ thể ở đây là Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phịng và Báo Hải
Phòng.
- Phương pháp phỏng vấn sâu được sử dụng để phỏng vấn Lãnh đạo, các cán
bộ trực tiếp quản lý báo chí ở các cơ quan Thành ủy, Ban Tuyên giáo, lãnh
đạo cơ quan báo chí, các nhà báo, chuyên viên kinh doanh, biên tập viên và
những người trực tiếp tham gia hoạt động kinh tế báo chí có uy tín, kinh
nghiệm nhằm thu thập ý kiến đánh giá cá nhân về vấn đề tổ chức hoạt động
kinh tế báo chí ở các cơ quan báo chí được khảo sát.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp được sử dụng nhằm phân tích, đánh giá và
rút ra những kết luận khoa học có tính khái qt về thực trạng tổ chức hoạt
động kinh tế báo chí cũng như sự ảnh hưởng và xu hướng phát triển trong
tương lai, qua đó đề xuất giải pháp nhằm góp phần tăng cường hoạt động kinh
tế báo chí của các cơ quan báo chí địa phương tại Hải Phòng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận văn là sự đóng góp cho cơng tác nghiên cứu lý luận kinh tế báo


13

chí đồng thời khẳng định vị trí vai trị quan trọng của kinh tế báo chí đối với
hoạt động và sự phát triển của các cơ quan báo chí địa phương trong sự vận
động của thời đại, sự phát triển không ngừng của khoa học công nghệ cũng

như trên bước đường cơng nghiệp hóa – hiện đại hóa ở nước ta hiện nay.
Ngồi ra, trong một mức độ nào đó, luận văn là một tài liệu tham khảo cho
những người quan tâm về vấn đề này.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
Đề tài lần đầu tiên khảo sát một cách có hệ thống về kinh tế báo chí ở
các cơ quan báo chí địa phương của thành phố Hải Phòng – một trong những
thành phố trực thuộc Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có vị trí quan trọng
trong phát triển vùng, liên vùng, có điều kiện phát huy những tiềm năng, lợi
thế về địa lý, điều kiện tự nhiên.
Những cứ liệu có trong luận văn có thể được sử dụng để làm cơ sở
cho việc hoạch định kế hoạch, chiến lược, đề án phát triển kinh tế báo chí ở
các cơ quan báo chí địa phương ở Hải Phịng nói riêng và trên tồn quốc nói
chung trong giai đoạn hiện nay
Mang lại cho công tác lãnh đạo, quản lý các cơ quan báo chí địa
phương ở Hải Phịng cái nhìn cụ thể và rõ nét hơn về những ưu điểm và hạn
chế trong phát triển kinh tế báo chí; nghiên cứu tham khảo và áp dụng những
giải pháp mà luận văn đưa ra để nâng cao hiệu quả trong công tác lãnh đạo,
quản lý tổ chức hoạt động kinh tế, giúp các cơ quan báo chí địa phương thực
hiện tốt những nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước giao phó.
Luận văn cũng có thể được sử dụng làm tài liệu nghiên cứu về những
vấn đề liên quan đến kinh tế báo chí nói chung và kinh tế báo chí ở Hải Phịng
nói riêng.
7. Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
luận văn có kết cấu 3 chương.


14

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ

BÁO CHÍ VÀ KINH TẾ BÁO CHÍ HẢI PHỊNG TRONG KỶ
NGUYÊN SỐ
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ
TẠI HẢI PHỊNG TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP VÀ KHUYẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO
HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH TẾ BÁO CHÍ HẢI PHỊNG TRONG
THỜI ĐẠI SỐ HĨA TRUYỀN THƠNG


15

Chương 1
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÁO CHÍ VÀ
KINH TẾ BÁO CHÍ HẢI PHỊNG TRONG KỶ NGUYÊN SỐ
1.1.

Những khái niệm cơ bản về báo chí và kinh tế báo chí trong thời đại số
hóa truyền thơng
1.1.1. Khái niệm báo chí
Theo từ điển Tiếng Việt của Viện ngơn ngữ học, Hồng Phê chủ biên,
thì báo chí là "báo và tạp chí xuất bản định kỳ; xuất bản phẩm định kỳ”. Danh
từ “báo chí” là từ ghép xuất phát từ 2 từ chữ Hán là "báo" (thông báo) và
"chí" hay “chỉ” (giấy), đầu tiên dùng được dùng để chỉ báo in. [41, vần B]
Theo Luật Báo chí: “Báo chí ở nước Cộng hịa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam là phương tiện thông tin đại chúng thiết yểu đối với đời sống xã hội; là
cơ quan ngôn luận của tổ chức Đăng cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội; là
điền đàn của nhân dân”.[37]
Báo chí hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm báo in, phát thanh, truyền
hình, báo mạng điện tử (“phát hành” trên mạng internet) và hãng thơng tấn.
Báo chí theo nghĩa hẹp, là bao gồm báo, tạp chí và bản tin thời sự. Các loại

hình báo chí ở nước ta hiện nay gồm: Báo in, báo hình, báo nói, báo điện tử.
Theo PGS.TS. Nguyễn Văn Dững trong cuốn Cơ sở lý luận báo chí,
tiếp cận khái niệm báo chí từ quan điểm hệ thống: Báo chí là hiện tượng xã
hội luôn tồn tại và phát triển trong những điều kiện kinh tế-xã hội cụ thể dưới
sự tác động và chi phối trực tiếp của thiết chế chính trị, quyền lực chính trị.
[21, tr.63].
Đảng và Nhà nước ta hết sức coi trọng và đánh giá cao vai trị của
thơng tin báo chí. Đây khơng chỉ là phương tiện cung cấp thông tin, cung cấp
tri thức giúp cho cơng tác chỉ đạo điều hành đất nước mà cịn là nơi để người
dân có thể phản hồi lại những chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước,


16

qua đó có cái nhìn tốt hơn và hướng chỉ đạo hiệu quả hơn, góp phần thúc đẩy
xã hội phát triển.
Theo quyển Một số nội dung cơ bản về nghiệp vụ báo chí, xuất bản
(tập 2) của Trường Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quản lý thông tin và truyền
thông (thuộc Bộ Thơng tin và Truyền thơng) thì: Báo chí là phương tiện
truyền thông đại chúng truyền tải thông tin về các sự kiện, sự việc , hiện
tượng đang diễn ra trong hiện thực khách quan một cách nhanh chóng,
chính xác và trung thực đến đông đảo công chúng nhằm tích cực hố đời
sống thực tiễn. [51]
Báo chí là thơng tin, nhưng khơng phải thơng tin nào cũng có thể trở
thành báo chí. Thơng tin là chức năng sơ khai và là chức năng quan trọng
hàng đầu của báo chí. Báo chí ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên nhu cầu
thông tin giao tiếp của con người. Thực hiện chức năng thơng tin, báo chí
cung cấp cho cơng chúng về tất cả các vấn đề, sự kiện của đời sống xã hội,
đáp ứng nhu cầu khám phá, tìm hiểu thế giới tự nhiên, xã hội.
Khi xã hội phát triển, đời sống của người dân cũng được nâng lên,

chính vì thế, nhu cầu về thơng tin giao tiếp ngày càng cao hơn. Giá trị của
thông tin là ở chỗ nó cung cấp tri thức cho cơng chúng, giúp cơng chúng hiểu
biết rõ các hiện tượng xã hội cơ bản cần thiết cho việc định hướng và tạo dư
luận xã hội lành mạnh, nhằm ủng hộ các mục tiêu phát triển kinh tế, chính trị,
xã hội. Chính vì thế, khơng phải thơng tin nào cũng là thơng tin báo chí, mà
thơng tin báo chí là những thơng tin được chắt lọc, có tác dụng định hướng
cho cơng chúng và có ý nghĩa chính trị xã hội nhằm hướng đến các mục tiêu
và các giá trị xã hội tiến bộ.
Thông tin báo chí phải là thơng tin đại chúng, tức là nó hướng tới các
tầng lớp cơng chúng rộng rãi, có mục đích và có ý nghĩa chính trị xã hội nhất
định. Trong một thế giới chứa đầy thông tin, báo chí có cách riêng của mình
để phản ánh hiện thực, mục đích nhằm tác động tới nhiều tầng lớp xã hội với


17

những mối quan tâm, nhu cầu và sở thích khác nhau. Chính điều đó đã khiến
cho báo chí trở thành một hoạt động thông tin đại chúng rộng rãi và năng
động nhất mà khơng một hình thái ý thức xã hội nào có được.
1.1.2. Khái niệm kinh tế, hoạt động kinh tế báo chí
1.1.2.1. Khái niệm kinh tế
Kinh tế theo nghĩa Hán Việt bắt nguồn từ khái niệm “kinh bang tế
thế”, là các công việc mà một vị vua phải đảm nhiệm: chăm lo đời sống vật
chất của bề tôi, chăm lo đời sống tinh thần của cộng đồng. “Kinh” trong “kinh
bang”- trị nước và “tế” trong “tế thế” – giúp đời.
Theo Adam Smith, người được xem là cha đẻ của môn kinh tế học,
định nghĩa từ “kinh tế” trong cuốn sách nổi tiếng “Sự giàu có của các quốc
gia” (Wealth of Nations) của ông là: Khoa học học gắn liền với những quy
luật về sản xuất, phân phối và trao đổi. Ơng cho rằng “sự giàu có” chỉ xuất
hiện khi con người có thể sản xuất nhiều hơn với nguồn lực lượng lao động

và tài nguyên sẵn có. Về định nghĩa từ kinh tế, xét theo bản chất, làm kinh
tế là con người cố gắng thực hiện những công việc để sử dụng hiệu quả
nguồn lực sẵn có của mình như: tiền, sức khỏe, tài năng thiên bẩm và nhiều
tài nguyên khác, để tạo ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu nhân loại.
Từ đó tạo ra của cải vật chất cho chính mình. Như vậy, định nghĩa “kinh
tế” vào thời mới khai sinh của môn khoa học này đơn giản là: “nghiên cứu
về sự giàu có”
Theo các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh tế là tổng hòa các
quan hệ sản xuất dựa trên một trình độ nhất định của lực lượng sản xuất, tạo
thành cơ sở kinh tế của một chế độ nhất định. [31]
Trong cuốn “Quan hệ giữa đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị ở Việt
Nam”, (2012), GS.TS Dương Xuân Ngọc viết “Kinh tế là toàn bộ phương
thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội, là nguồn gốc của những biển
đổi xã hội và những đảo lộn chính trị”. [39]


18

Như vậy, nếu xét ở phạm trù khái niệm, thì thuật ngữ “kinh tế”mang ý
nghĩa rất rộng tuỳ thuộc vào góc độ, quan điểm lập trường của chủ thể khởi
xướng nên chưa có một cách nhìn thống nhất, hay là một chuẩn mực nhất định.
Từ những phân tích trên, tác giả đi đến tổng kết rằng, “kinh tế” có thể
là tổng hòa các mối quan hệ tương tác lẫn nhau của con người và xã hội liên
quan trực tiếp đến việc sản xuất, trao đổi, phân phối, tiêu dùng các loại sản
phẩm hàng hóa và dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu ngày càng cao của con
người trong một xã hội với một nguồn lực có hạn.
1.1.2.2. Vấn đề hoạt động kinh tế báo chí trong thời đại hiện nay
a. Những khái niệm phổ biến về kinh tế báo chí
Nếu phân tích một cách đơn giản, cơ quan báo chỉ có hai hoạt động
chính là hoạt động chính trị xã hội và hoạt động kinh tế. Hoạt động chinh trị xã

hội của cơ quan báo chí là thực hiện nhiệm vụ tuyên truyền, nhiệm vụ chính trị
được thể hiện trong tơn chỉ, mục đích của cơ quan báo chí. Cịn hoạt động
kinh tế, dịch vụ nhằm đem lại nguồn thu bảo đảm cho cơ quan báo chí hoạt
động, phát triển bền vững. Trước đây, báo chí chỉ có hoạt động tuyên truyền,
còn hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí chỉ mới xuất hiện sau này, trở
thành một trong những chức năng của báo chí. Hai hoạt động này đan xen
nhau, trong đó hoạt động chính trị xã hội là hoạt động chính yếu nhằm hồn
thành nhiệm vụ chính trị được giao. Nhìn một cách tổng thể, nếu tất cả các cơ
quan báo chí đều thực hiện tốt chức năng kinh tế thì sẽ giảm đáng kể nguồn
kinh phi cấp từ ngân sách.
Khái niệm kinh tế báo chí có rất nhiều cách hiểu khác nhau, cụ thể:
- Kinh tế báo chí là các hoạt động kinh tế - dịch vụ của cơ quan báo
chí như: bán sản phẩm hàng hóa truyền thơng, quảng cáo, tổ chức các sự kiện
để tự tạo ra thu nhập, từng bước tự chủ tài chính.
- Kinh tế báo chí là hoạt động kinh tế - dịch vụ của cơ quan báo chí
như bán báo, hoạt động PR (Public Relations) và quảng cáo,…để cơ quan


19

báo chí tự chủ về tài chính, để sản phẩm hàng hóa báo chí đạt chất lượng
cao, đáp ứng nhu cầu của xã hội. Kinh tế báo chí trở thành động lực phát
triển cho báo chí.
- Hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí gồm hai yếu tố: sản phẩm
hàng hóa báo chí truyền thơng và dịch vụ quảng cáo trên các phương tiện
truyền thơng.
- Kinh tế báo chí là hoạt động sản xuất (làm ra tờ báo) và các dịch vụ
tương thích tạo ra nguồn vốn tái đầu tư, phát triển tờ báo. Kinh tế báo chí
khơng phải là “làm thêm” mà là một bộ phận không thể tách rời của hoạt
động tòa soạn, cùng với nội dung làm nên một cơ quan báo chí hiện đại.

- Kinh tế báo chí là việc một cơ quan báo chí thực hiện các hoạt động
trong khuôn khổ pháp luật cho phép để tạo nguồn thu nhằm đảm bảo thu nhập
của nhân viên và đảm bảo hoạt động của cơ quan báo chí.
Đất nước ta bắt đầu bước vào thời kỳ đổi mới sau những quyết sách
đúng đắn tại Đại hội toàn quốc lần thứ VI của Đảng Cộng sản Việt Nam
(1986). Cho đến nay, nền kinh tế nước ta đang vận hành theo nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Chính từ những bứt phá mạnh mẽ của
nền kinh tế, các cơ quan báo chí - truyền thông của Việt Nam đã kịp thời bắt
nhập với các xu thế phát triển và bắt đầu làm kinh tế song song với nhiệm vụ
chính trị. Thực tiễn đã và đang chứng minh hoạt động báo chí đem lại những
khoản thu khơng nhỏ từ những sản phẩm báo chí và các khoản thu này đang
có xu hướng ngày càng gia tăng. Chính những khoản thu này đã tạo điều kiện
để các cơ quan báo chí đầu tư, mở rộng quy mơ, hình thức và cải thiện đời
sống cho đội ngũ những người làm báo, góp phần làm giảm gánh nặng cho
ngân sách nhà nước.
Nếu đặt từ kinh tế trong thuật ngữ “Kinh tế báo chí” thì đây là thuật
ngữ để chỉ một ngành kinh tế cụ thể. Theo Từ điển tiếng Việt: “Ngành kinh tế
là một bộ phận của nền kinh tế chuyên tạo ra hàng hóa và dịch vụ” [41].


20

Theo Quyết định số 10/2007/QĐ-TTg, ngày 23/01/2007, của Thủ
tướng Chính phủ, hệ thống ngành kinh tế ở nước ta gồm có 21 nhóm ngành,
642 hoạt động kinh tế cụ thể, trong đó báo chi thuộc nhóm ngành Thơng tin
và Truyền thông. Những hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí trong
suốt thời gian qua đã góp phần làm xuất hiện khái niệm về kinh tế báo chí truyền thông.
Về vấn đề này, GS.TS Tạ Ngọc Tấn cho rằng, kinh tế truyền thông là
các hoạt động nhằm đem lại lợi nhuận trên cơ sở hoạt động truyền thông. [46]
Ta có thể hiểu "Hoạt động kinh tế báo chí” là thuật ngữ để chỉ một

ngành kinh tế cụ thể trong một nền kinh tế. Trong hoạt động kinh tế báo chí,
các cơ quan báo chí sẽ cung cấp những sản phẩm và dịch vụ và thực hiện
những hoạt động kinh tế khác trong khuôn khổ pháp luật cho phép nhằm duy
trì và phát triển sự nghiệp của đơn vị mình.
Cịn TS. Bùi Chí Trung, trong cuốn "Tìm hiểu kinh tế truyền hình"
cũng cho rằng: “Kinh tế truyền thơng là hoạt động kinh tế của các doanh
nghiệp truyền thông trong quá trình sử dụng con người, cơ sở vật chất, kỹ
thuật, tài chính…để đi đến hiệu quả tối đa mà các doanh nghiệp truyền thơng
nói riêng và cơng nghiệp truyền thơng nói chung có thể đạt được” [50, tr.24].
Theo PGS.TS Dương Xn Sơn: “…Khi nhìn nhận báo chí là ngành
có thể sinh ra lợi nhuận thì đương nhiên các cơ quan báo chí cũng phải cạnh
tranh theo các quy luật của kinh tế thị trường. Các báo cạnh tranh nhau trên
phương diện thông tin để phát triển thương hiệu, tăng uy tín với độc giả, qua
đó nâng cao hiệu quả kinh doanh…” [45, tr.244].
Mặc dù vậy, hoạt động kinh tế báo chí phải được xem xét trong mối
quan hệ giữa lợi ích kinh tế và lợi ích chính trị - xã hội, khơng thể chạy theo
lợi ích kinh tế bằng mọi giá. Trong cuốn "Báo chí những vấn đề lý luận và
thực tiễn", GS.TS Hà Minh Đức viết:
“Gần đây, có quan niệm báo chí phải tự túc kiếm sống.


21

Chính điều này đã sinh ra tiêu cực trong báo chí vì người ta tự kiếm
sống thì mục đích lớn nhất là làm sao bán được báo thì thơi. Có
nhiều tờ báo đặt mục đích kinh tế là chính, chạy theo thị hiếu tầm
thường, đăng nhiều chuyện vụ án…Do vậy, các báo này thu được
khá nhiều tiền và ngay cả phóng viên ở các báo đó cũng rất giàu có”
[18, tr. 22].
Kinh tế báo chí là những hoạt động kinh tế của cơ quan báo chí, bằng

chính các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc thù của mình và các hoạt động sản
xuất kinh doanh khác luật pháp cho phép, nhằm đem lại nguồn thu trang trải chi
phí hoạt động của cơ quan báo chí và chăm lo cho đội ngũ, giảm nhẹ gánh nặng
ngần sách. Các thành tố (hay bộ phận) cấu thành của kinh tế báo chí chính là sản
phẩm hàng hóa, dịch vụ đặc thù của mình và các hoạt động sản xuất kinh doanh
khác luật pháp cho phép.
Như vậy, Từ những quan điểm trên chúng ta có thể được hiểu rằng,
“Kinh tế báo chí” là cách người ta tổ chức hoạt động báo chí dựa trên quan
điểm phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nhằm
đạt hiệu quả kinh tế tối ưu, đem lại lợi nhuận của cơ quan báo chí, bảo đảm
cho sự tồn tại, phát triển của tờ báo đồng thời cải thiện hiệu quả hoạt động
và nâng cao đời sống cán bộ, phóng viên, viên chức và lao động của cơ
quan báo chí đó.
b. Đặc điểm hoạt động kinh tế báo chí
Nhìn trên bình diện sự vận động của thế giới, có thể thấy phát triển
kinh tế là một trong những yếu tố quyết định sự hưng vượng của mỗi quốc
gia, dân tộc. Cho dù thế giới có xoay chuyển theo hướng nào thì lợi ích kinh
tế cũng được đặt lên hàng đầu. Bản chất của hoạt động kinh tế báo chí, truyền
thơng bao gồm nhiều yếu tố, trong đó có yếu tố hoạt động kinh tế - dịch vụ xã
hội. Vì vậy, đặc điểm hoạt động kinh tế báo chí có tính chất đặc thù so với các
hoạt động kinh tế khác.


22

Một là, hoạt động kinh tế báo chí là các hoạt động kinh tế diễn ra
trong lĩnh vực sản xuất và cung ứng các giá trị tinh thần phục vụ nhu cầu đời
sống tinh thần của xã hội.
Hai là, trong hoạt động kinh tế của các cơ quan báo chí phải luôn luôn
xử lý tốt mối quan hệ giữa kinh doanh và phục vụ - phục vụ nhiệm vụ chính

trị là mục tiêu, còn kinh doanh chỉ là phương tiện để thực hiện mục tiêu ấy...
Ba là, hoạt động kinh tế báo chí chỉ chịu sự tác động của các quy luật
kinh tế ở những mức độ nhất định, không hoàn toàn bị chi phối, lệ thuộc vào
các quy luật kinh tế:
- Quy luật cung - cầu: Trong hoạt động báo chí, nhu cầu xã hội là cơ
sở để tổ chức các hoạt động báo chí. Song báo chí khơng thể chạy theo nhu
cầu, mà cịn có vai trị định hướng nhu cầu xã hội. Báo chí cịn có nhiệm vụ
kích cầu xã hội theo định hướng của Đảng, Nhà nước.
- Quy luật giá trị: Vấn đề ngang giá rất khó thực hiện trong hoạt động
báo chí. Lượng giá trị của sản phẩm báo chí và giá bán sản phẩm báo chí có
quan hệ khơng giống như các hàng hóa khác.
- Quy luật cạnh tranh: Cạnh tranh không phải là một quy luật tuyệt đối
trong hoạt động báo chí, bởi lẽ mỗi cơ quan báo chí một tơn chỉ, mục đích,
chức năng, nhiệm vụ riêng.
Hoạt động báo chí ở Việt Nam đều thuộc sở hữu nhà nước, khơng có báo
chí tư nhân nên cạnh tranh trong hoạt động báo chí chỉ diễn ra ở chính các cơ
quan báo chí của Nhà nước, khơng có cạnh tranh giữa các thành phần kinh tế.
Bốn là, kinh tế báo chí là các hoạt động kinh tế trong một lĩnh vực
đặc thù - lĩnh vực tư tưởng văn hóa khơng phải lĩnh vực sản xuất kinh
doanh đơn thuần.
Năm là, đối tượng kinh doanh trong hoạt động kinh tế báo chí là
những đối tượng mang tính đặc thù khác với các đối tượng kinh doanh khác:
- Hàng hóa mang tính đặc thù.


23

- Dịch vụ chủ yếu là thông tin, kết nối...
c. Bản chất hoạt động kinh tế báo chí
- Một là, hoạt động kinh tế báo chí mang tính chất phục vụ là chủ yếu, bởi lẽ, sự

tồn tại của bất kỳ cơ quan báo chí nào cũng xuất phát từ tất yếu chính trị - xã hội,
khơng phải từ tất yếu kinh tế. Vì vậy, mục tiêu hoạt động kinh tế của các cơ quan
báo chí là để phục vụ nhiệm vụ chính trị tốt hơn, hiệu quả hơn.
- Hai là, sản phẩm hàng hóa và dịch vụ trong hoạt động kinh tế báo chí là các
sản phẩm, dịch vụ cơng ích là chủ yếu - phục vụ nhiều người, càng nhiều
người sử dụng càng có hiệu quả.
- Ba là, hiệu quả hoạt động kinh tế báo chí là hiệu quả tổng hợp, có ý nghĩa, tác
dụng nhiều mặt, trên nhiều phương diện…
- Bốn là, lợi nhuận do các hoạt động kinh tế báo chí mang lại là lợi nhuận kép
cả về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Năm là, trong hoạt động kinh tế báo chí, các vấn đề: chính trị và kinh tế; văn
hóa và kinh tế… luôn gắn kết với nhau…
d. Nội dung chủ yếu của hoạt động kinh tế báo chí
Trong nền kinh tế thị trường, báo chí và thơng tin cũng là sản phẩm để
mua bán thông qua hệ thống phát hành riêng của từng loại hình. Mỗi cơ quan
báo chí giàu mạnh là góp phần làm cho nền kinh tế của đất nước phát triển. Vì
vậy, mối quan hệ giữa báo chí và kinh tế có thể xem là mối quan hệ tương hỗ.
Cho nên, các yếu tố cấu thành hoạt động kinh tế trong các cơ quan báo chí
cần được quan tâm, chú trọng, nhất là các yếu tố liên quan đến nguồn thu.
Trong cuốn "Cơ sở lý luận báo chí", PGS.TS Nguyễn Văn Dững nhận
định rằng:
Trong kinh tế báo chí, nhất là báo in, tịa soạn có nguồn thu
chủ yếu: thu từ sản phẩm báo chí; thu từ quảng cáo, dịch vụ; thu từ
tài trợ, từ các đơn đặt hàng…Nhờ quảng cáo, vừa giảm giá bán báo
dưới giá thành (bạn đọc được hưởng lợi); tăng được tích lũy để đầu


24

tư cơ sở vật chất và nâng cao chất lượng ấn phẩm báo chí; về kinh tế,

tờ báo đóng góp với nhà nước thơng qua các loại thuế [22, tr.207].
• Thứ nhất, hoạt động sản xuất - kinh doanh sản phẩm hàng hóa
Đối với Báo in và các ấn phẩm báo chí, hoạt động phát hành bằng
cách sử dụng con người, phương tiện giao thông để đưa sản phẩm đến với bạn
đọc rồi thu tiền về chính là hình thức kinh doanh hiệu quả nhất trong thời gian
trước đây. Nhưng trong thời đại của công nghệ thông tin, kỷ nguyên internet
hiện nay, hình thức này đang tạo ra hiệu quả rất thấp. Việc phát hành các sản
phẩm báo chí in đến với công chúng và thu tiền ngày càng bị hạn chế. Lượng
người mua giảm ngày càng mạnh bởi họ dễ dàng tiếp cận những loại hình báo
chí đa phương tiện thông qua các thiết bị điện tử. Như vậy có nghĩa là báo in
khơng những khơng thể tăng được giá mà còn mất dần thị trường và thị phần
quảng cáo. Nếu là cơ quan báo chí tự chủ thì sẽ phải bù lỗ bởi chi phí cho một
tờ báo bao gồm nhuận bút, tiền giấy, tin in ấn, phát hành là khá cao, trong khi
phát báo miễn phí có thể trở thành xu hướng tất yếu ở nước ta.
Đối với các ấn phẩm in nói chung, số lượng phát hành và doanh số
chính là thước đo để các đối tác quảng cáo tính tốn, "rót" quảng cáo vào.
Các hình thức cụ thể như:
- Bán sản phẩm qua đại lý: Hình thức này được các cơ quan báo chí in
sử dụng để đưa sản phẩm báo chí tới cơng chúng. Tùy vào số lượng bán được,
các đại lý sẽ được hưởng tỷ lệ "hoa hồng" nhất định.
- Bán sản phẩm qua đường bưu điện: Đây cũng là một hình thức phát
hành sản phẩm báo chí phổ biến thơng qua hợp đồng giữa cơ quan báo chí và
bưu điện.
- Bán sản phẩm tại tịa soạn: Hình thức này do nhân viên phát hành
của cơ quan báo trực tiếp đứng bán, hoặc do phóng viên, hoặc giao cho các
văn phịng đại diện thực hiện phát hành.
- Quảng cáo: Quảng cáo xen lẫn các bài viết; Quảng cáo trên trang


25


bìa; Quảng cáo trang ruột; Quảng cáo chân trang...
- Các nguồn thu khác: Phát hành sách báo,; Đầu tư xuất bản; In ấn,
chế bản; Mua bán vật tư, thiết bị, máy móc ngành in; Tư vấn, bảo trợ thơng
tin; Tổ chức sự kiện; Chương trình từ thiện; các chương trình văn hóa, văn
nghệ, thể thao, các cuộc thi sắc đẹp v.v...
Phát thanh, truyền hình vẫn tiếp tục là các đơn vị truyền thơng giữ
được uy tín trên thị trường truyền thơng. Với thế mạnh riêng có là hấp dẫn
khán giả, thính giả bằng hình ảnh và âm thanh sống động, càng sinh động bao
nhiêu càng hấp dẫn khán giả bấy nhiêu. Chính vì vậy, dường như người nghe
và người xem vẫn khơng thể từ bỏ được thói quen nghe đài và xem ti vi. Đây
là hai loại hình báo chí đang phát triển rất mạnh với nhiều loại hình sản phẩm,
đáp ứng tối đa nhu cầu văn hóa, giải trí của công chúng.
Tất nhiên, trong xu thế phát triển của truyền thơng thế hệ mới hiện
nay, khi mà tồn thế giới đang sống cùng kỷ nguyên Internet và truyền thông
đa phương tiện thì truyền hình đang "bám chặt" vào cơng nghệ thông tin và
mạng Internet để phát triển. Nếu không, truyền hình sẽ bị phai nhạt, mất dần
chỗ đứng, mất dần cơng chúng.
Hiện tại, các Đài phát thanh, truyền hình đều tập trung đa dạng hóa
các loại hình dịch vụ, mở rộng liên doanh, liên kết, xã hội hóa để tăng nguồn
thu. Theo TS. Bùi Chí Trung[50], nguồn thu chủ yếu của các Đài truyền hình,
phát thanh - truyền hình có các hình thức sau:
(1) Quảng cáo: Đây là nguồn thu đem lại lợi nhuận kinh tế lớn nhất và
mang tính truyền thống nhất của các kênh truyền hình quảng bá hoặc truyền
hình cáp.
(2) Tài trợ hoặc ngân sách: Tài trợ được coi là nguồn kinh phí ổn định
và an toàn đối với hoạt động của các cơ quan báo chí. Thường thì các đơn vị
tài trợ có thể đổi tiền mặt bằng các phóng sự phát trên các phương tiện thông
tin của đơn vị nhận tài trợ hoặc tài trợ vơ điều kiện. Cịn ngân sách cũng là



×