Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

MỘT số BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ sử DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI TRONG dạy học môn GDCD TRƯỜNG THPT lê HỒNG PHONG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.1 KB, 44 trang )

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU..........................................................................................................3
1. Lý do chọn đề tài:..............................................................................................3
2. Lịch sử nghiên cứu đề tài..................................................................................5
3. Đối tượng nghiên cứu........................................................................................6
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài..........................................................6
5. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................7
6. Đóng góp của đề tài...........................................................................................7
7. Bố cục của đề tài...............................................................................................7
B. NỘI DUNG.......................................................................................................8
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN..........................................................................8
1.1. Các khái niệm liên quan.................................................................................8
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp đóng vai trong mơn
GDCD....................................................................................................................9
1.3 Nội dung của phương pháp đóng vai............................................................10
1.3.1 Các bước tiến hành của phương pháp đóng vai.........................................10
1.3.2. Thực hiện đóng vai....................................................................................12
1.3.3 Điều kiện áp dụng.......................................................................................15
1.3.4 Trường hợp vận dụng.................................................................................15
CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI VÀO GIẢNG DẠY
MƠN GDCD Ở TRƯỜNG THPT.......................................................................17
2.1. Khái quát trường THPT Lê Hồng Phong.....................................................17
2.2. Vận dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy mơn giáo dục cơng dân ở
trường THPT Lê Hồng Phong.............................................................................27
2.2.1 Mục tiêu chung...........................................................................................27
2.2.2 Mục tiêu môn GDCD ở THPT.....................................................................28
2.3. Ưu và nhược điểm của phương pháp đóng vai.............................................32
2.3.1 Ưu điểm của phương pháp.........................................................................32
2.3.2. Hạn chế của phương pháp đóng vai..........................................................32
2.3.3 Tác dụng của phương pháp đóng vai:........................................................32


1


2.3.4 Cách tiến hành một tiết dạy bằng phương pháp đóng vai cụ thể vào bài
học:......................................................................................................................33
2.3.5 Ví dụ về một số nội dung dạy bằng phương pháp đóng vai.......................34
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ
DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐĨNG VAI TRONG DẠY HỌC MƠN GDCD
TRƯỜNG THPT LÊ HỒNG PHONG................................................................40
C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................41
1. Kết luận...........................................................................................................41
2. Kiến nghị:........................................................................................................42
D. TÀI LIỆU THAM KHẢO..............................................................................44

2


A. MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Sau 16 năm thực hiện nghị quyết Trung ương 2, giáo dục và đào tạo nước
ta đã đạt được những thành tựu không nhỏ, góp phần quan trọng vào thành cơng
của sự nghiệp đổi mới và đưa nước ta thốt khỏi tình trạng một nước nghèo.
Tuy nhiên, nhận định trong kết luận của hội nghị lần thứ 6 Ban chấp hành
Trung ương khóa XI thì đến nay giáo dục và đào tạo nước ta vẫn chưa vẫn chưa
thực sự là quốc sách hàng đầu để làm động lực quan trọng nhất cho phát triển.
Nhiều hạn chế, yếu kém của giáo dục và đào tạo đã nêu ở nghị quyết Trung
ương 2 khóa VIII vẫn chưa được khắc phục cơ bản, có mặt nặng nề hơn. Chính
vì vậy mà đổi mới căn bản, tồn diện giáo dục và đào tạo đang trở thành một
yêu cầu khách quan và cấp bách của sự nghiệp đẩy mạnh cơng nghiệp hóa, hiện
đại hóa, xây dựng và bảo vệ tổ quốc ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.

Trước hết việc đổi mới giáo dục được là xu thế của toàn cầu, giáo dục
được coi là hành trang quan trọng giúp con người thành công trên nhiều lĩnh vực
khác nhau. Hịa mình vào sự phát triển chung của khu vực và thế giới, Việt Nam
cũng hướng tới phát triển nền kinh tế tri thức. Do đó việc xây dựng một nền giáo
dục hiện đại là điều cần thiết và cấp bách hiện nay. Trong những năm gần đây,
Việt Nam đang thực hiện đổi mới phương pháp và nội dung dạy học. Mục tiêu
quan trọng của phương pháp đổi mới là lấy người học lam trung tâm, phát huy
tính tích cực, chủ động, sáng tạo của người học, gắn lý luận với thực tiễn, nâng
cao khả năng thực hành cho học sinh. Với phương pháp đổi mới thì giáo viên
đóng vai trị là người hướng dẫn, giáo viên tổ chức, hướng dẫn hoạt động học
tập thay thế cho các phương pháp cũ, rèn luyện cho các em thói quen tự học,
pháp huy tiềm năng và vận dụng hiệu quả những kiến thức, kĩ năng đã tích lũy,
tác động đến tình cảm, đem lại thú vui hứng thú học tập cho học sinh.
Đới với việc đổi mới phương pháp dạy học, môn giáo dục công dân cũng
cần thiết phải đổi mới cho phù hợp. Bởi đây là mơn học có vai trị quan trọng
trong việc hình thành thế giới quan, tạo tư tương niềm tin cho các em học sinh.
Đồng thời nó cũng có vai trị quan trọng trong việc hình thành nhân cách tốt đẹp,
3


giúp các em có lối sống lành mạnh phù hợp với chuẩn mực xã hội, đặc biệt là
việc thực hiện pháp luật. Môn giáo dục công dân là một môn học có thể truyền
tải đầy đủ, hiệu quả cụ thể về đạo đức và pháp luật cho học sinh. Cho đến nay
nhiều người vẫn cho rằng môn giáo dục công dân là một môn học khô khan,
kiến thức lý luận trìu tượng do khó dạy và khó học, khó ứng dụng các phương
pháp dạy học tích cực, hiện đại. Nhưng thực tế nội dung môn học này lại là môn
học dễ ứng dụng các phương pháp dạy học nhất cả về truyền thống lẫn hiện đại.
Vấn đề là giáo viên phải biết sử dụng phương pháp nào cho tối ưu và phù hợp
với bài giảng, tiết giảng để học sinh có thể tiếp thu kiến thức, phát huy được
năng lực học tập và khả năng nhận thức của học sinh. Phương pháp dạy học phù

hợp khơi gợi cảm giác thích thú học của học sinh thì tiết học mới có hiệu quả,
cần đảm bảo học sinh nào cũng tham gia vào quá trình học, đấy mới là phương
pháp phù hợp. Trong chương trình giáo dục cơng dân của THPT, mỗi bài đều có
thể sử dụng nhiều phương pháp kết hợp khác nhau, trong đó có một phương
pháp chủ đạo. Phương pháp đóng vai có thể nói là phương pháp chủ đạo, tích
cực trong việc chuyển tải nội sung đến người học. Bởi phương pháp đóng vai
giúp học sinh vận dụng các kiến thức của mình vào trải nghiệm thực tế để đóng
vai. Phương pháp này tạo cho bầu khơng khí lớp học sôi nổi, không nhàm chán
mà vận động được tất cả các học sinh trong lớp cùng thực hiện.
Hiện nay, tại trường Lê Hồng Phong, phương pháp đóng vai này đã được
áp dụng vào một số môn học như văn, GDCD, hóa học,…nhưng vẫn chưa phổ
biến. Một số giáo viên vẫn còn e dè trong việc thực hiện phương pháp này vì
cho rằng phương pháp này chưa chuyển tải hết kiến thức và học sinh chưa tiếp
thu được bài học. Nhưng thực tế cho thấy do giáo viên ngại đổi mới, không
muốn mất nhiều thời gian, công sức cho một giờ dạy. Họ chưa thấy hết được
mặt tích cực của phương pháp này. Vì vậy tơi chọn đề tài: Vận dụng phương
pháp đóng vai vào giảng dạy mơn GDCD ở trường THPT Lê Hồng Phong làm
nội dung nghiên cứu khoa học của mình.

4


2. Lịch sử nghiên cứu đề tài
Phương pháp này ngày càng được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác
nhau, đặc biệt là giáo dục. Phương pháp này đã được áp dụng khá nhiều trong
nền giáo dục của Việt Nam, phương pháp đóng vai trở thành một phương pháp
tích cực bên cạnh nhiều phương pháp dạy học hiện đại khác như: phương pháp
thảo luận nhóm, Phương pháp kể chuyện, phương pháp tình huống…
Cho đến nay thì mới có rất ít những cơng trình nghiên cứu về phương
pháp dạy học cụ thể này, các cơng trình chủ yếu nghiên cứu thơng qua phương

pháp đóng vai. Một số cơng trình nghiên cứu ở viêt nam có đề cập đến phương
pháp đóng vai , các sách lien quan đến vấn đề:
1. Nguyễn Văn Cư, Nguyễn Duy Nhiên, 2007, Những vấn đề lý luận và
thực tiễn, NXB. Đại học sư phạm, đã trình bày những vấn đề lý luận chung về
dạy và học môn GDCD, đổi mới phương pháp và vận dụng phương pháp dạy
học tích cực, thiết kế một bài giảng cụ thể trong trường trình GDCD ở trường
THPT.
2. Bộ Giáo dục và Đào tạo_Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức kĩ năng
môn giáo dục công dân cấp trung học phổ thông, 2014, Hà Nội.
3. Bộ Giáo dục và Đào tạo_Dạy học và kiểm tra đánh giá kết quả học tập
theo định hướng phát triển năng lực học sinh, mơn gióa dục cơng dân cấp trung
học phổ thông, 2014, Hà Nội.
* Các đề tài luận án, luận văn gồm có:
1. Lê Thị Biên, Vận dụng phương pháp đóng vai vào dạy học phần cơng
dân với đạo đức mơn GDCD ở trường THPT Đồn Thị Điểm, Hà Nội.
2. Đinh Thị Phương Thảo, Vận dụng phương pháp đóng vai trong phương
pháp dạy học mơn tâm lý ở Đại Học Hải Phòng.
3. Phạm Thị Thúy Phương, Một số phương pháp giảng dạy giáo dục công
dân theo hướng giáo dục tích cực.
Các đề tài trên đã khái quát cơ sở lý luận của phương pháp dạy học tích
cực vào môn GDCD nhưng chưa thực nghiệm cụ thể trên một phạm vi nhất
định, để có thể áp dụng cho học sinh nhiều trường khác nhau trên cùng một địa
5


bàn. Bởi vậy tôi chọn đề tài: Vận dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy
mơn GDCD ở trường THPT Lê Hồng Phong làm bài nghiên cứu của mình.
3. Đối tượng nghiên cứu
Vận dụng phương pháp đóng vai vào giảng dạy học môn GDCD ở trường
THPT Lê Hồng Phong.

4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
4.1. mục đích
Mơn GDCD trong chương trình giáo dục phổ thơng đóng vai trị quan
trọng trong việc hình thành nhân cách, giáo dục ý thức và hành vi của người
công dân cho học sinh, không chỉ trang bị cho người học sinh những tri thức đạo
đức mà điều quan trọng là hình thành cho học sinh thói quen, kĩ năng và thực
hiện hành vi giao tiếp, ứng xử phù hợp với chuẩn mực đạo đức chung của xã
hội. Khi nghiên cứu phương pháp đóng vai để vận dụng vào giảng dạy mơn
GDCD ở trường THPT Lê Hồng Phong, giúp học sinh lien hệ được với thực tế
bằng các tri thức vốn có, phát huy được kinh nghiệm sống cho bản thân, thể hiện
bằng hành động, cách xử lý các tình huống, từ đó các em rút ra được bài học
kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân và khắc sâu kiến thức. Vận dụng phương pháp
đóng vai vào giảng dạy góp phần nâng cao chất lượng dạy và học mơn GDCD
nói riêng và chất lượng giáo dục các mơn khoa học khác nói chung.
4.2. Nhiệm vụ
Thực hiện mục tiêu đã nêu trên, ngoài ra còn thực hiện những nhiệm vụ
sau:
Thứ nhất, nghiên cứu lý luận chung về phương pháp đóng vai: Quan niệm
về phương pháp đóng vai, các kiểu dạy học theo hình thức đóng vai, quy trình
vận dụng phương pháp đóng vai,…
Thứ hai tìm hiểu thực trạng vận dụng phương pháp đóng vai và vận dugj
phương pháp đóng vai vào một số bài cụ thể trong chương trình GDCD ở trường
THPT lê Hồng Phong.
Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nâng cao hiệu quả việc vận dụng phương
pháp đóng vai vào mơn giáo dục công dân.
6


5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở xác định mục đích, đối tượng nghiên cứu của đề tài, tơi sử

dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Phương pháp phân tích, phương pháp
tổng hợp, phương pháp so sánh đối chiếu, phương pháp lịch sử logic, để xây
dựng cơ sở lý luận cho đề tài.
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: Phương pháp điều tra, phương pháp
khảo sát, phương pháp quan sát, phương pháp thống kê,..nhằm thu thập thơng
tin về việc vận dụng phương pháp đóng vai và xử lý thơng tin một cách có hiệu
quả nhất.
6. Đóng góp của đề tài
Đánh giá cụ thể thực trạng việc vận dụng phương pháp đóng vai vào mơn
dạy GDCD ở trường THPT Lê Hồng Phong.
Đề tài làm sáng tỏ hơn về phương pháp dạy học đóng vai và cumg cấp cơ
sở lý luận cho việc vận dụng phương pháp đóng vai vào q trình dạy học mơn
GDCD nói chung và các mơn học khác nói riêng, nhằm nâng cao hiểu quả giảng
dạy hơn ở trường THPT Lê Hồng Phong.
Qua đó sẽ góp phần nhỏ vào việc đổi mới phương pháp dạy học cho môn
GDCD không chỉ ở trường Lê Hồng Phong mà các trường THPT trên cùng một
địa bàn và góp phần đổi mới vào thay đổi phương pháp dạy học có hiệu quả
nhất.
7. Bố cục của đề tài
Ngồi phần mở đầu, bố cục và danh mục tham khảo đề tài gồm có 3
chương.

7


B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Các khái niệm liên quan
Theo từ điển Tiếng Việt ‘Giáo dục công dân” là một thuật ngữ để chỉ

Cụm từ ‘Giáo dục công dân” xuất hiện từ rất sớm, bởi từ xưa con người đã
có ý thức được rằng cần phải sống phù hợp chuẩn mực đạo đức và chuẩn mực
pháp luật mới xây dựng được mối quan hệ tốt đẹp với người khác, với cộng
đồng xã hội. Cần nhận thấy rằng, giá trị đạo đức, nhân văn hiện hữu trong mỗi
con người khơng tự nhiên mà có, nó là kết quả của q trình giáo dục và tự giáo
dục trong đó, con đường giáo dục thơng qua trường học ln đóng vai trị quan
trọng. Nếu khơng có định hướng giáo dục của nhà trường, gia đình, xã hội thì hệ
thống giá trị đạo đức, nhân văn cốt lõi sẽ hình thành ngẫu nhiên, tự phát, lệch lạc
không đáp ứng được yêu cầu xã hội. Mỗi chế độ xã hội có một chuẩn mực đạo
đức và pháp luật riêng để giáo dục con người. Từ đó, có thể định nghĩa giáo dục
cơng dân như sau: Giáo dục công dân là một môn học nhằm giáo dục nhân
cách, phẩm chất đạo đức, lối sống cũng như giáo dục ý thức trách nhiệm, nghĩa
vụ của người học sinh đối với gia đình, cộng đồng, xã hội. Đây là mơn học đóng
vai trị to lớn trong việc giáo dục nhân cách cho học sinh, xây dựng nền tảng đạo
đức để các em trưởng thành. Giáo dục cơng dân là mơn học mới, thay thế mơn
Chính trị trước đây. Năm 1990-1991 môn Giáo dục công dân mới được thực
hiện đại trà ở bậc Trung học phổ thơng. Ngay từ nhỏ thì chúng ta đã từng tiếp
cận với các phương pháp đóng vai bẳng cách nhập thân, đóng vai vào các nhân
vật ở lớp, thì bước đầu chúng ta đã làm quen với phương pháp đóng vai.
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, đóng thử một
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định và mơi trường an tồn.
Đóng vai là một trong những phương pháp dạy học phổ biến hiện nay.
Trong phương pháp đóng vai, người học diễn tả thái độ của người khác theo một
kịch bản cho trước. Vai diễn được các thành viên quan sát, chứng kiến hoặc
được ghi hình. Có thể nói, đóng vai là một phương pháp gây ấn tượng bởi dễ
hình dung, hình ảnh sống động, dễ hiểu, dễ nhớ. Trong đó người học có thể nắm
8


bắt cách xử lý tình huống thơng qua vai diễn của người khác. Việc đóng vai của

học sinh khơng nhất thiết phải là sự thể hiện các vai diễn, mà có khi chỉ là những
lời độc thoại kết hợp hành vi với ngơn ngữ khơng dùng lời nói để thể hiện, cũng
có khi học sinh đóng vai giáo viên để điều hành tổ chức một hoạt động, một nội
dung học tập nào đó.
Như vậy dạy học thơng qua đóng vai và một số phương pháp dạy học giúp
học sinh tích cực tham gia sáng tạo, thể hiện bản thân, hòa nhập với q trình
dạy học, vào mơi trường học tập linh hoạt, năng động. Đóng vai, phân tích tình
huống, cách ứng xử, giải quyết vấn đề, truyền tải thông tin, thông điệp từ kiến
thức, thái độ, kỹ năng sẽ tác động sâu sắc tới suy nghĩ và hành động của người
dạy và người học. Song để ứng dụng và phát huy giá trị, hiệu quả của phương
pháp đóng vai, địi hỏi phải có những yêu cầu nhất định đối với nhà trường, giáo
viên và học sinh.
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của phương pháp đóng vai trong
mơn GDCD
Phương pháp dạy học môn GDCD phải theo hướng phát huy tính tích cực,
tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh; bồi dưỡng cho học sinh năng lực tự
học, khả năng thực hành, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên, loại bỏ thói
quen học tập thụ động theo kiểu: Thầy giảng - trò nghe, thầy hỏi - trò trả lời,
thầy đọc - trò ghi chép và học thuộc.
Quá trình dạy học một bài là quá trình học sinh được cuốn hút vào các hoạt
động học tập do giáo viên thiết kế, tổ chức và hướng dẫn, qua đó các em có thể
tự khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học. Học sinh sẽ hứng thú, thông hiểu
và ghi nhớ những gì các em nắm được qua hoạt động chủ động tích cực của
mình.
Trong q trình dạy học, giáo viên phải huy động , khai thác tối đa vốn
hiểu biết và kinh nghiệm sống của học sinh tạo cơ hội và động viên khuyến
khích học sinh bày tỏ quan điểm, ý kiến cá nhân về vấn đề đang học. Giáo viên
cũng cần khuyến khích học sinh nêu thắc mắc khi nghe giảng; đặt câu hỏi cho

9



thầy, cho bạn; trao đổi, tranh luận, tạo nên mối hợp tác, giao tiếp giữa thầy và
trò, giữa trò và trị trong q trình chiếm lĩnh nội dung học tập.
Dạy học mơn GDCD phải gắn bó chặt chẻ với thực tiễn cuộc sống của học
sinh. Giáo viên cần phải tăng cường sử dụng các tình huống, các câu chuyện,
các hiện tượng thực tế, các vấn đề bức xúc trong xã hội để phân tích, đối chiếu,
minh hoạ cho bài giảng. Đồng thời hướng dẫn và khuyến khích cho học sinh liên
hệ, tự liên hệ; điều tra, tìm hiểu, đánh giá các sự kiện trong đời sống của lớp
học, nhà trường, địa phương, đất nước.
Môn giáo dục công dân ở nhà trường THPT nhằm giáo dục cho học sinh
các chuẩn mực xã hội đối với người công dân ở mức độ phù hợp với lứa tuổi.
Trên cơ sở đó góp phần hình thành những phẩm chất, nhân cách của con người
Việt Nam trong giai đoạn hiện nay, phù hợp với xu thế phát triển và tiến bộ của
thời đại.
Qua nhiều năm, bộ môn giáo dục công dân được vận dụng khá nhiều
phương pháp dạy học mới ngoài phương pháp truyền thống (diễn giảng, đàm
thoại, kể chuyện..) như thảo luận nhóm, tổ chức trị chơi đóng vai... trong đó
đóng vai là một phương pháp có nhiều ưu điểm. Nếu thực hiện được phương
pháp này thì hiệu quả của nó rất rõ dệt.
Việc đóng vai giúp học sinh liên hệ đến các vấn đề liên quan một cách cụ
thể để các em phát huy vốn kinh nghiệm sống của bản thân để phân tích, lí giải,
tranh luận các tình huống, các sự kiện thực tế từ đó các em tự rút ra bài học và
khắc sâu kiến thức.
Đóng vai là phương pháp tổ chức cho học sinh thực hành, “làm thử” một số
cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là phương pháp nhằm
giúp học sinh suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một sự
việc cụ thể mà các em vừa thực hiện hoặc quan sát được. Việc “diễn” khơng
phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự thảo luận sau
phần diễn ấy.

1.3 Nội dung của phương pháp đóng vai
1.3.1 Các bước tiến hành của phương pháp đóng vai
10


Bước 1: Xác định chủ đề
Đây là bước quan trọng nhất.
Chủ đề phải nằm trong nội dung mà người học đã được học tập. Khơng thể
thực hiện đóng vai với chủ đề mà người học chưa được học hoặc chưa có tài
liệu, thời gian để tự học;
Chủ đề phải có thể thực hiện được bằng phương pháp đóng vai;
Chủ đề phát huy được ưu thế của phương pháp đóng vai là những chủ đề
thể hiện được kỹ năng giao tiếp, thái độ, cách ứng xử giải quyết vấn đề.
Bước 2: Xác định mục tiêu học tập, lập kế hoạch về tình huống và vai.
Dựa theo chủ đề để xây dựng mục tiêu học tập; mục tiêu phải phù hợp với
mục tiêu bài giảng nhưng phải cụ thể, bổ sung thêm cho mục tiêu bài giảng.
Xây dựng tình huống và vai đóng: tình huống phải rất cụ thể; vai đóng càng
cụ thể bao nhiêu càng tốt. Các dữ liệu không phải tùy tiện đặt ra mà cần suy
nghĩ, cân nhắc để thể hiện tố mục tiêu học tập; nêu lên được nhiều vấn đề, khía
cạnh để học tập.
Nêu trọng tâm về kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề; nêu trọng tâm về
kỹ năng giao tiếp, thái độ.
Bước 3: Giao nhiệm vụ cho các vai, cho người quan sát
Vai đóng phải cụ thể theo đúng mục tiêu học tập (người đóng vai "chính",
người đóng vai "phụ" phải thực hiện nhiệm vụ, cơng việc, động tác gì... trong
các tình huống trên).
Người quan sát (các người học khác) được phân thành nhóm nhỏ (vài
người). Mỗi nhóm được giao các nhiệm vụ cụ thể như: nhóm theo dõi nhận xét
vai "chính"; nhóm theo dõi nhận xét vai "phụ"; các nhóm theo dõi về kỹ năng
giao tiếp, thái độ, kiến thức, năng lực giải quyết vấn đề...

Bước 4: Xác định thời gian đóng vai
Khơng nên quá ngắn (ít hơn 15 phút) và sẽ hạn chế trong việc thể hiện
được mục tiêu học tập; chưa đủ để bộc lộ các ưu, nhược điểm.
Cũng không nên quá dài vì sẽ lỗng, thiếu tập trung.

11


Lưu ý: cần dự kiến thời gian thảo luận ngay sau buổi đóng vai. Thời gian
thảo luận phải đủ để mọi người phát biểu, có thể nêu lên được đầy đủ các nhận
xét, rút kinh nghiệm, đánh giá...
Để xác định thời gian đóng vai, có thể tham khảo ý kiến những người sẽ
thực hiện vai đóng (họ sẽ đề xuất sau khi đã trao đổi, hội ý với nhau về dự kiến
nội dung dựa theo nhiệm vụ được giao).
1.3.2. Thực hiện đóng vai
Bước 1: Chuẩn bị, tạo khơng khí thuận lợi
Kê xếp lại bàn ghế cho thích hợp:
- Bàn ghế ngồi của vai đóng được kê ở giữa để mọi người quan sát thuận
tiện.
- Bàn ghế của người quan sát (cử tọa) kê chung quanh sao cho thích hợp
với nhiệm vụ được giao (thí dụ: nhóm theo dõi vai "chính", vai "phụ" ngồi đối
diện với các vai đóng để quan sát được tốt).
- Giảng viên cũng có một chỗ ngồi thích hợp để theo dõi được diễn biến
chung, khơng làm ảnh hưởng đến các vai đóng.
Tạo khơng khí:
- Thoải mái các các vai đóng.
- Trật tự, tập trung.
Bước 2: Thực hiện đóng vai
Trước khi thực hiện đóng vai, giảng viên cần nêu rõ: chủ đề, mục tiêu học
tập, giao nhiệm vụ cho các vai và người quan sát, xác định thời gian đóng vai.

Khi thực hiện đóng vai, các vai đóng hồn tồn chủ động về nội dung và
thời gian. Giảng viên không nên can thiệp, nhắc nhở làm mất tính chủ động, linh
hoạt của vai diễn. Chỉ được ngừng thực hiện đóng vai khi kéo dài quá thời gian
quy định nhiều, khơng cịn thời gian để thảo luận sau đóng vai.
Để thực hiện đóng vai:
- Vai đóng khơng cần thực hiện các kỹ xảo biểu diễn như trong đóng kịch,
dễ gây mất tập trung vào nội dung;

12


- Cần lưu ý thể hiện thái độ, phong cách trong giao tiếp nhất là với vai
"chính";
- Cần bám sát mục tiêu học tập, nhiệm vụ được giao trong đóng vai, có ý
thức cộng tác, hỗ trợ cho đóng vai.
Thí dụ: Khi vai "chính" đưa ra một vấn đề gì không đúng với kiến thức,
nguyên tắc đã học, vai "phụ" có thể hỏi lại, gợi ý khéo để vai "chính" điều chỉnh
lại.
Bước 3: Thảo luận sau đóng vai
Thảo luận sau đóng vai là rất quan trọng, đó là nội dung cơ bản của giảng
dạy bằng phương pháp đóng vai.
Thực hiện thảo luận ngay sau khi đóng vai để người học còn lưu giữ được
các nhận xét, quan sát qua thực tế buổi đóng vai.
Giảng viên điều khiển thảo luận sau đóng vai. Qua các vai đóng, người học
nhận xét, thảo luận:
- Về kỹ năng giao tiếp:
Có trình bày, giải thích rõ ràng, dễ hiểu khơng?
Các ngơn từ sử dụng có phù hợp cho vai "chính", "phụ"... khơng?
Trong sử dụng ngơn từ cần lưu ý tránh việc trình bày như sách vở; dùng
các ngơn từ khoa học khó hiểu, khó tiếp thu...

- Về thái độ, phong cách:
Việc chào hỏi, cách xưng hơ trong giao tiếp..?
Có thực sự tơn trọng, chú ý lắng nghe, giải đáp đúng yêu cầu của các vai
đóng?
- Về kiến thức:
Cách giải thích, hướng dẫn có đúng khơng?
Các biện pháp giải quyết nêu ra có phù hợp với lý thuyết, với ngun tắc
chung khơng?
- Những điều có thể học tập rút kinh nghiệm qua đóng vai:
Cần bố trí, động viên để mọi người đều có thể phát biểu thoải mái. Khi có
những nhận xét chưa đúng, chưa rõ, nên tiến hành trao đổi để có thể đi đến kết
13


luận. Nếu nảy sinh những vấn đề cơ bản chưa thống nhất có thể để lại, tổ chức
một buổi thảo luận nhóm riêng.
Bước 4: Nhận xét chung của buổi đóng vai
Cuối cùng, giảng viên có nhận xét về buổi đóng vai:
Cần dựa trên kết quả thảo luận để có nhận xét chung;
Tránh tình trạng áp đặt khơng phân biệt đúng, sai, cái nên, không nên làm;
Nêu lên được những điều học tập và những điều cần rút kinh nghiệm.
Sau khi thực hiện buổi dạy học bằng phương pháp đóng vai, giảng viên cần
kiểm định theo các nội dung chủ yếu sau:
- Chủ đề của đóng vai có thích hợp với phương pháp đóng vai? Có phải
đóng vai là phương pháp tốt nhất để thực hiện nội dung dạy học này khơng? Chủ
đề của đóng vai có phù hợp với kiến thức và khả năng của người học?
- Mục tiêu của đóng vai có phù hợp, bổ sung tốt cho mục tiêu bài giảng?
Các mục tiêu được đề ra có đầy đủ, rõ ràng?
- Tình huống và các vai đóng có thích hợp với chủ đề, mục tiêu học tập? Có
tạo điều kiện để các vai đóng thể hiện được mục tiêu học tập? Có trình bày được

nhiều thơng tin cần thiết? có đề xuát đến những vấn đề thiết thực, quan trọng của
nội dung học tập?
- Công tác chuẩn bị cho buổi đóng vai (nêu rõ chủ đề, mục tiêu học tập,
giao nhiệm vụ cho các vai, người quan sát...).
- Thực hiện buổi đóng vai, hướng dẫn thảo luận sau khi đóng vai...
Qua đó rút kinh nghiệm để tiếp tục hồn thiện thêm.
Dạy học bằng phương pháp đóng vai là phương pháp dạy học cơ bản và tốt
nhất khi dạy kỹ năng giao tiếp - một kỹ năng cần thiết và quan trọng để người
học hoạt động được trong một tập thể, cộng đồng.
Để dạy học bằng phương pháp đóng vai, cần bảo đảm các điều kiện sau:
Người học được chuẩn bị trước về kiến thức;
Nhóm người học khơng q đơng (ít hơn 20 người);
Giảng viên cần chuẩn bị trước và phải có mặt để theo dõi.
14


Lợi ích: học cách ứng xử thích hợp; học cách giải thích, thuyết phục; học
cách ra quyết định và cách đảm đương nhiệm vụ.
Vai trò của giảng viên: chọn chủ đề thích hợp; xác định rõ mục tiêu học tập;
nêu tình huống; giao nhiệm vụ cho từng vai, cho người quan sát; hướng dẫn thảo
luận sau đóng vai; tổng kết (nhận xét từng vai, người quan sát theo mục tiêu học
tập đã xác định).
1.3.3 Điều kiện áp dụng
Để thực hiện phương pháp đóng vai trong dạy học cần bảo đảm bột số điều
kiện sau:
Một là, người học đã học hoặc tự học về nội dung chủ đề của buổi đóng
vai, trên cơ sở đó các vai trong mới thực hiện được nhiệm vụ; các người học
khác mới có thể nhận xét, trao đổi, rút kinh nghiệm, học tập được qua buổi đóng
vai.
Vì vậy khi thực hiện buổi đóng vai cần báo trước cho người học để chuẩn

bị, ôn tập lại các kiến thức đã học.
Hai là, nhóm (tổ) học tập khơng q đơng (nên dưới 20 người) để có thể
quan sát, theo dõi được các vai đóng đầy đủ; tham gia thảo luận, rút kinh nghiệm
qua buổi đóng vai.
Ba là, giảng viên cần chuẩn bị trước cho buổi đóng vai, viết đầy đủ quy
trình thưc hiện dạy học bằng phương pháp đóng vai.
Lưu ý: xây dựng mục tiêu học tập buổi đóng vai phù hợp với mục tiêu học
tập của bài giảng, nhưng không phải là sao chép lại mục tiêu học tập bài giảng
mà là minh họa, bổ sung hco mục tiêu học tập bài giảng.
Bốn là, giảng viên nhất thiết phải có mặt đầy đủ, theo dõi, ghi chép để
hướng dẫn thảo luận và tổng kết những điều học được qua buổi đóng vai.
1.3.4 Trường hợp vận dụng
Đóng vai là phương pháp dạy học cơ bản và tốt nhất về kỹ năng giao tiếp,
là phương pháp cụ thể để dạy học về phong cách thái độ đối với con người, đồng
đội... Đó là phương pháp dạy học sinh động, chủ động, tạo điều kiện cho người
học bộc lộ các ưu điểm để phát huy và nhược điểm để sửa chữa khắc phục.
15


Qua đóng vai, người học có điều kiện ứng dụng lý thuyết, nguyên tắc đã
học vào thực tế sinh động, đa dạng mà họ sẽ tiếp xúc sau này.
Đồng thời qua đóng vai cũng rèn luyện cho người học ngay từ khi còn ngồi
trên ghế nhà trường đã được làm quen với vai của người cán bộ sẽ đảm nhiệm
sau khi tốt nghiệp, luyện tập năng lực giải quyết vấn đề theo cương vị mà người
học sẽ đảm nhiệm sau này.

16


CHƯƠNG 2: VẬN DỤNG PHƯƠNG PHÁP ĐÓNG VAI VÀO GIẢNG

DẠY MÔN GDCD Ở TRƯỜNG THPT
2.1. Khái quát trường THPT Lê Hồng Phong
BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ TỰ ĐÁNH GIÁ
Tiêu chuẩn 1: Tổ chức và quản lý nhà trường
Tiêu chí

Đạt

Khơng đạt

Tiêu chí

Đạt

Khơng đạt

1
X
6
X
2
X
7
X
3
X
8
X
4
X

9
X
5
X
10
X
Tiêu chuẩn 2: Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên và học sinh
Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt
1
X
4
X
2
X
5
X
3
X
Tiêu chuẩn 3: Cơ sở vật chất và trang thiết bị dạy học
Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt
1
X

4
X
2
X
5
X
3
X
6
X
Tiêu chuẩn 4: Quan hệ giữa nhà trường, gia đình và xã hội.
Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt
1
X
3
X
2
X
Tiêu chuẩn 5: Hoạt động giáo dục và kết quả giáo dục.
Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt Tiêu chí
Đạt
Khơng đạt
1
X

7
X
2
X
8
X
3
Khơng đánh giá
9
X
4
X
10
X
5
X
11
X
6
X
12
X
Tổng số các tiêu chí đạt: 31/35 tỷ lệ 88,6%.
Tổng số các tiêu chí khơng đạt: 4/35 tỷ lệ 11,4%
CƠ SỞ DỮ LIỆU
Tên trường (theo quyết định mới nhất): THPT Lê Hồng Phong
Tên trước đây: THPT Số 2 Quảng Trạch
Cơ quan chủ quản: Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Bình
17



Tỉnh/thành phố
Huyện/quận/thị

Họ và tên hiệu

Quảng Bình
xã/thành

phố
Xã/phường/thị trấn

Trần Xuân Tiến

trưởng (giám đốc)

Ba Đồn

Điện thoại

Quảng Hòa

FAX

0913796788
http://thptlehong
phongqbinh.edu.

Đạt chuẩn quốc gia


Đạt GĐ 1

Website

Năm thành lập

1966

Cơng lập

X

Số điểm trường
01
Có học sinh
X
khuyết tật
Có học sinh bán

Tư thục

vn

trú
Có học sinh nội

Thuộc vùng đặc biệt khó
khăn
Trường liên kết với nước


trú
Loại hình khác

ngồi
Trường phổ thơng DTNT
1. Số lớp
Số lớp

Năm học

Năm học

Năm học

2012-2013 2013-2014 2014-2015
Khối lớp 10
12
12
12
Khối lớp 11
11
12
12
Khối lớp 12
11
11
12
Cộng
34
35

36
2. Số phòng học

Tổng số
Phòng học
kiên cố
Phòng học
bán kiên cố
Phòng học
tạm

Năm học

Năm học

2015-2016
12
12
12
36

2016-2017
11
12
12
35

Năm học
2012-2013
25


Năm học
2013-2014
29

Năm học
2014-2015
29

23

27

25

26

26

2

2

2

2

2

0


0

0

0

0

18

Năm học Năm học
2015-2016 2016-2017
28
28


Cộng
25
25
29
3. Cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên

28

28

a) Số liệu tại thời điểm tự đánh giá:
Tổng
số

Hiệu trưởng
(giám đốc)
Phó
hiệu
trưởng

Nữ

01

Trình độ đào tạo
Đạt
Trên
Chưa đạt Ghi chú

Dân
tộc

chuẩn chuẩn chuẩn

Kinh

01

(phó 03

01

Kinh


02

01

77
06
87

39
06
46

Kinh
Kinh

65
06
73

12
0
14

giám đốc)
Giáo viên
Nhân viên
Cộng

b) Số liệu của 5 năm gần đây:
Năm học


Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2012-2013 2013-2014 2014-2015 2015-2016 2016-2017
Tổng số giáo
viên
Tỷ lệ giáo
viên/lớp
Tỷ lệ giáo
viên/học sinh

70

72

77

77

74

2,12

2,06


2,06

2,14

2,11

0.048

0.048

0.048

0.06

0.05

31

34

35

37

36

15

25


20

22

21

(học viên)
Tổng số giáo
viên dạy giỏi cấp
huyện và tương
đương
Tổng số giáo
viên dạy giỏi cấp
tỉnh trở lên
19


4. Học sinh (học viên)
Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

Năm học

2012-


2013-

2014-

2015-

2016-

2013
1487
528
478
481
862
Kinh
26

2014
1470
476
520
474
861
Kinh
25
2
480
3
8


2015
1451
474
466
511
868
Kinh
20
2
480
4
16

2016
1387
464
459
463
830
Kinh
17
3
480
0
20

2017
1368
473

445
450
799
Kinh
15
2
473
0
6

42,5

42,5

42,5

39,1

100%

100%

100%

100%

100%

100%


100%

100%

473

500

440

441

273

301

278

270

56

66

52

75

1


2

1

2

395

410

327

387

Tổng số
- Khối lớp10
- Khối lớp 11
- Khối lớp 12
Nữ
Dân tộc
Đối tượng chính sách
Khuyết tật
Tuyển mới
540
Lưu ban
3
Bỏ học
21
Học 2 buổi/ngày
Bán trú

Nội trú
Tỷ lệ bình quân học
43,7
sinh (học viên)/lớp
Tỷ lệ đi học đúng độ
100%
tuổi
- Nữ
100%
- Dân tộc
Tổng số học sinh/học
viên
chương

hồn
trình

thành
cấp

480

học/tốt nghiệp
- Nữ
322
- Dân tộc
Tổng số học sinh/học
52
viên giỏi cấp tỉnh
Tổng số học sinh/học

1
viên giỏi quốc gia
Tỷ lệ chuyển cấp 368
(hoặc thi đỗ vào các
trường đại học, cao

20


đẳng)

Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch - Trường THPT số 2 Quảng Trạch và nay
là Trường THPT Lê Hồng Phong, thành lập ngày 20 tháng 9 năm 1966 theo
quyết định số 1216 QĐ/UB của Uỷ ban hành chính tỉnh Quảng Bình tách ra từ
trường cấp 3 Quảng Trạch. Trong quá trình xây dựng và trưởng thành, trường đã
được nhân dân vùng Nam Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn), đặc biệt nhân
dân thơn Cao Cựu, Thanh Tân (Quảng Hịa), nhân dân xã Quảng Thủy đùm bọc,
cưu mang, tạo điều kiện thuận lợi nhất để phát triển, vững bước đi lên - khẳng
định địa chỉ giáo dục tin cậy nhất của nhân dân vùng Nam. Điều này thể hiện rất
cụ thể qua những chặng đường sau:
Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch xây dựng trên đất thôn Cao Cựu - xã
Quảng Hòa - huyện Quảng Trạch (nay là thị xã Ba Đồn). Ngày đầu thành lập,
trường chỉ có 6 lớp với 283 học sinh, 14 cán bộ giáo viên, nhân viên do thầy
giáo Nguyễn Quang Đăng làm Hiệu trưởng. Trong hoàn cảnh chiến tranh khốc
liệt, trường lớp tạm bợ nhưng với khát vọng đào tạo những lớp người có tri thức,
trung thành với lý tưởng cách mạng của Đảng, tập thể thầy cơ giáo nhà trường
đã nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ giáo dục. Ngày
khai trường đầu tiên (5-9-1966) được long trọng tổ chức trong niềm tin thắng lợi
của giáo viên và học sinh. Kết quả cuối năm học, trường gặt hái được nhiều
thành tích xuất sắc. Đội học sinh đi thi học sinh giỏi tồn tỉnh mang về thành

tích cho nhà trường rất đáng trân trọng. Học sinh Nguyễn Hữu Trường đạt giải
nhất mơn Văn, giải nhì mơn Tốn; học sinh Lê Đình Thám đạt giải nhất môn
Văn, học sinh Lê Văn Dần đạt giải ba mơn Tốn (Kỳ thi HSG lớp 10 (10/10)
tồn tỉnh: chỉ tổ chức 2 mơn Văn – Tốn). Kỳ thi tốt nghiệp lớp 10 trong năm
học đầu tiên này, tỉ lệ đậu 100% . Học sinh của ba lớp 8, hai lớp 9 lên lớp thẳng
95%. Qua mỗi năm học, số lượng học sinh và chất lượng dạy học được nâng
lên. Cơ sở vật chất của trường ngày một khang trang hơn. Đội ngũ cán bộ giáo
21


viên, công nhân viên ngày càng đông hơn về số lượng. Hầu hết số học sinh lớp
10 sau khi tốt nghiệp đã thi đậu vào các trường Đại học, các trường trung học
chuyên nghiệp và một số học sinh được cử đi học đại học ở các nước XHCN anh
em.
Năm học 1969-1970, thực hiện tốt lời kêu gọi của Bác Hồ Dù khó khăn
đến đâu cũng phải thi đua dạy tốt học tốt, Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch đã
quy tụ các phòng học nhà hầm nằm rải rác trong dân về một địa điểm, với một
cảnh quan mới gồm 12 phòng học mái rạ, vách đất đứng ngay ngắn, gọn gàng
sát bên nhau. Trường ra sức thi đua xây dựng đẹp lớp, đẹp trường, thực hiện nề
nếp tốt trong dạy và học, khẳng định chất lượng của nhà trường ngay những năm
đầu thành lập.
Chuẩn bị bước vào năm học 1972-1973, trường chuyển địa điểm sơ tán về
xã Quảng Thủy. Trong hơn 3 tuần đầu, cán bộ giáo viên, nhân viên, phụ huynh
và học sinh khẩn trương lao động, di chuyển phòng học, bàn ghế, cơ sở vật chất,
các phương tiện dạy-học đến địa điểm mới. Toàn trường dựng lại từng phòng
học, làm sàn chống bom bi, chống cháy bom Napan, đào đắp hệ thống hào giao
thông, hầm chữ A bao quanh lớp học, trường học. Phụ huynh 10 xã vùng Nam
đã tận tâm, tận lực đóng góp nguyên vật liệu, dồn hết sức người, sức của cho
nhà trường. Tất cả vì nhà trường, vì học sinh thân yêu. Đội ngũ thầy cô giáo và
hơn 500 em học sinh đã vượt qua mưa bom bão đạn của kẻ thù, khiêng vác hàng

chục tấn nguyên vật liệu, đào đắp hàng trăm mét khối đất, xây dựng lại 12
phòng học, một nhà văn phòng, hệ thống nhà ở, nơi nghỉ ngơi, làm việc, hội
họp của các thầy cô giáo và CBCNV nhà trường.
Đầu năm học 1979 -1980, lần thứ 3 Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch di dời
địa điểm từ xã Quảng Thủy về xã Quảng Hòa. Một lần nữa trường lại được sự
đùm bọc, cưu mang của Đảng bộ, nhân dân xã Quảng Hịa, đặc biệt nhân dân
thơn Thanh Tân. Quy mô nhà trường lúc này lớn hơn so với 2 lần di chuyển
trước đây với 23 lớp học, hơn 1000 học sinh và có 63 cán bộ giáo viên.
Ước mơ của cán bộ giáo viên và nhân dân vùng Nam Quảng Trạch là có một
ngơi trường kiên cố để bớt sự vất vả cho học sinh và giảm sự đóng góp cơng
của, sức lực của các bậc phụ huynh. Vì vậy, ngày 18-2-1984, UBND tỉnh Bình
22


Trị Thiên ký quyết định 232/QĐ-UB cấp vốn xây dựng cho 12 hạng mục cơng
trình và cấp 21.000m2 đất lâu dài (bao gồm 2 khu vực: khu vực học tập và khu
vực sân vận động) để xây dựng trường. Qua 6 năm xây dựng (1984-1990), ngày
10 tháng 4 năm 1990 nhà trường cùng với UBND huyện Quảng Trạch, Sở GDĐT Quảng Bình, nhân dân 10 xã vùng Nam Quảng Trạch long trọng làm lễ cắt
băng khánh thành dãy nhà hai tầng với 8 phịng học kiên cố.
Đại hội Đảng tồn quốc lần thứ VI (tháng 12 năm 1986) đã đề ra đường lối
đổi mới toàn diện đất nước. Đây là mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển qua
thời kỳ đổi mới, đổi mới toàn diện, đồng bộ từ kinh tế, chính trị tư tưởng, văn
hóa xã hội. Thực hiện Nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI,
Trường THPT cấp 3 Nam Quảng Trạch có bước chuyển biến mới về cơ cấu tổ
chức, phương thức làm việc, năng động sáng tạo trong công tác lãnh đạo, chỉ
đạo và trong giảng dạy - học tập.
Từ năm học 1986-1987, số lượng học sinh, số lượng lớp học ngày một
tăng. Trường phải học hai ca, phải làm thêm phòng học tạm. Trong năm học
1990-1991, Trường cấp 3 Nam Quảng Trạch đã được đổi tên thành trường THPT
số 2 Quảng Trạch. Trước quy mô phát triển và yêu cầu bức thiết của nhà trường,

ngày 02-04-1999, UBND tỉnh Quảng Bình ký quyết định 162/QĐUB với
phương thức chìa khóa trao tay xây dựng dãy nhà hai tầng gồm 10 phòng học.
Ngày 21-03-2000, UBND tỉnh Quảng Bình, Sở GD-ĐT Quảng Bình và nhà
trường đã long trọng làm lễ khánh thành 10 phòng học kiên cố, khang trang và
đưa vào sử dụng, phục vụ cho việc dạy và học.
Từ năm 2000 cho đến nay, công tác dạy và học của nhà trường ngày càng
được nâng cao rõ rệt, từ chất lượng giáo dục toàn diện đến chất lượng mũi nhọn.
Đặc biệt, năm học 2008-2009 nhà trường đã được UBND tỉnh Quảng Bình cơng
nhận Tập thể lao động xuất sắc. Từ ngơi trường này, đã có nhiều học sinh thi đỗ
vào các trường đại học, cao đẳng, THCN (riêng trong năm học 2012-2013 có
trên 250 em thi đỗ vào ĐH, CĐ, TCCN, đạt tỷ lệ 50%) và có học sinh thi đỗ 2
đến 3 trường đại học với điểm số cao, như: Mai Văn Sĩ đỗ Đại học Cảnh sát
nhân dân với 29 điểm, Đại học Y Huế 28,5 điểm (năm học 2006-2007); Phan
Tiến Đạt đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội 28,5 điểm, Đại học Y Huế 28 điểm và
23


Nguyễn Văn Thuyết đỗ Đại học Bách khoa Hà Nội 29 điểm, Đại học Y Huế 28,5
điểm (năm học 2007-2008). Đặc biệt, trong năm học 2010-2011, nhà trường có
học sinh Phạm Thái Sơn đã vượt lên với điểm số cao 29,5 điểm, trở thành thủ
khoa của Trường đại học Y Huế và cũng là một trong ba thủ khoa có điểm thi
Đại học cao nhất của cả nước.
Năm học 2012-2013, nhà trường đã đánh dấu bước tiến vượt bậc bằng
những thành tích tiêu biểu: Đội tuyển học sinh giỏi của trường đạt 52 giải tại các
kỳ thi cấp tỉnh và 02 giải cấp quốc gia; đội tuyển điền kinh của trường đạt 05
huy chương các loại tại giải điền kinh do ngành giáo dục tổ chức, riêng đội bóng
chuyền nữ đạt huy chương bạc tại đại hội thể thao huyện Quảng Trạch. Điều
đáng nói là, trong số học sinh đỗ tốt nghiệp, có trên 45% học sinh thi đỗ vào các
trường đại học và cao đẳng, nhiều em đỗ vào 2 trường đại học với điểm số cao.
Kết thúc năm học 2012-2013, có 23 giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp cơ sở và 5

giáo viên đạt chiến sỹ thi đua cấp tỉnh. Trường THPT số 2 Quảng Trạch đã hoàn
thành xuất sắc nhiệm vụ năm học, được UBND Tỉnh tiếp tục công nhận danh
hiệu Tập thể lao động xuất sắc. Đảng bộ đạt danh hiệu tổ chức cơ sở đảng trong
sạch vững mạnh tiêu biểu năm 2012. Cũng trong năm học này, trường vinh dự
được Thủ tướng Chính phủ tặng Bằng khen vì đạt được nhiều thành tích xuất sắc
trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo từ năm học 2009-2010 đến năm học 20112012. Với những thành tích đã đạt được, ngày 14/06/2013, chủ tịch UBND tỉnh
Quảng Bình đã ký quyết định số 1365 QĐ/UBND cơng nhận Trường THPT số 2
Quảng Trạch là Trường đạt chuẩn Quốc gia. Đây sẽ là cơ sở, là động lực để thầy
và trị trường THPT số 2 Quảng Trạch có những bước tiến dài trong những năm
tiếp theo.
Trong năm học 2013-2014, trường THPT Lê Hồng Phong đã khắc phục
những khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học. Nhiều chỉ tiêu quan trọng
đã được Nhà trường thực hiện tốt. Tỷ lệ học sinh khá, giỏi ngày càng tăng.
Trong kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, đoàn học sinh khối 11 và khối 12 đạt
kết quả cao. Trong đó khối 11 xếp thứ ba toàn đoàn. Đặc biệt, trong năm học này
có hai em đạt giải khuyến khích quốc gia mơn tiếng Anh và mơn Tốn.
Ngày 16/05/2014, Chủ tịch UBND Tỉnh Quảng Bình đã ra quyết định số
24


1220/QĐ – UBND đổi tên trường từ Trường THPT Số 2 Quảng Trạch thành
Trường THPT Lê Hồng Phong. Đây là một thay đổi có tính chất bước ngoặt của
trường Nam Quảng Trạch. Quy mô nhà trường với 36 lớp, gần 1500 học sinh,
đội ngũ cán bộ giáo viên, nhân viên đều đạt chuẩn và trên chuẩn. Cơ sở vật chất
đã từng bước được xây dựng khang trang, trang thiết bị phục vụ cho việc dạy
học được trang bị đầy đủ. Đón chào năm học mới 2014-2015, thầy và trị
Trường THPT Lê Hồng Phong với một tâm thế thực hiện thắng lợi xuất sắc
nhiệm vụ năm học trong năm đầu tiên cả hệ thống giáo dục triển khai Nghị
quyết số 29-NQ/TW.
Thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 50 năm thành lập Trường THPT

Lê Hồng Phong (1966-2016), Nhà trường đã xây dựng kế hoạch năm học rất cụ
thể, trong đó tập trung vào nâng cao hơn nữa chất lượng mũi nhọn. Kết quả tổng
số giải đạt được trong năm là 66 giải. Trong đó: Thi giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh:
có 2 giáo viên đạt giáo viên giỏi cấp tỉnh (trong đó có 1 giáo viên đạt giải Nhì);
thi tích hợp liên mơn có 01 giải Ba, thi olympic “Tài năng tiếng Anh”: 01 giải ba
tỉnh, thi olympic tiếng Anh trên Internet: 3 giải (1 giải nhì, 1 giải ba cấp tỉnh, 1
HCĐ cấp quốc gia); thi giải toán qua Internet đạt 3 giải cấp tỉnh (2 giải ba, 1 giải
khuyến khích), thi giải tốn trên máy tính cầm tay: 4 giải cấp tỉnh (1 giải ba, 3
giải khuyến khích), thi sáng tạo KHKH: 1 giải ba cấp tỉnh, thi học sinh giỏi khối
11 và khối 12 đạt: 35 giải (2 giải nhì, 15 giải ba, 18 giải khuyến khích) và 5 giải
đồng đội, thể dục có 12 giải và 2 giải đồng đội. Vinh dự và tự hào đối với tập thể
nhà trường là ngày 01 tháng 12 năm 2015, Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội Chủ
nghĩa Việt Nam đã ký quyết định số 2653/QĐ-CTN, tặng Huân chương lao động
hạng 3 trường THPT Lê Hồng Phong. Đây là sự ghi nhận của Đảng và Nhà nước
đối với tập thể nhà trường và sẽ là động lực thúc đẩy trường Nam tiến xa hơn
nữa

trong

những

chặng

đường

tiếp

theo.

Năm học 2016-2017, thầy và trò nhà trường đã rất nỗ lực, cố gắng và đạt được

những kết quả đáng khích lệ: Tỷ lệ học sinh đạt học lực khá, giỏi của trường
chiếm 65,4%; Trong các kỳ thi học sinh giỏi và các hội thi của tỉnh và quốc gia,
nhà trường đã đạt được 71 giải cấp tỉnh và 1HCB, 1KK cấp QG thi giải toán qua
mạng, 1 em dự thi Quốc Gia casio. Đặc biệt có em Nguyễn Thị Huyền Trang
25


×