Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

Tài liệu Trò chơi - Chăm em bệnh - Tập 5 pptx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (89.82 KB, 6 trang )

TRÒ CHƠI - TẬP 5
CHĂM EM BỆNH
* Mục đích:
- Phát triển nội dung trò chơi:
+ Mở rộng thêm các hành động: sờ trán, nghiền thuốc (cho em uống).
+ Lôi cuốn trẻ vào trò chơi với những hành vi biểu lộ xúccảm âu yếm, lo lắng.
- Tiếp tục tập cho trẻ chơi với các tình huống giả bộ: “Trán em nóng”.
* Chuẩn bị:
- Một Búp bê hoặc 1 thú nhồi bông cỡ lớn; ly, hoặc mảnh gỗ làm thìa, 1 lọ
thuốc, 1 giường búp bê.
- Trò chơi được thực hiện vào thời gian đón trẻ-thể dục sáng.
* Cách tổ chức:
Cô: “Các bé xem ai đến lớp mình vậy? A, chào em bé!”
Cô nhắc trẻ chào Búp bê, cho trẻ bắt tay Búp bê và nói: “Búp bê chào các anh,
các chị. Các anh, các chị đang làm gì vậy?” (cô cùng trẻ: Tập thể dục/chơi trò chơi).
Cô: “Ui dà, sao tự nhiên em bé nóng quá, sờ trán thử coi em có sốt không?”
(Cô làm bộ sờ trán Búp bê vẻ mặt lo lắng)-“Trán em nóng quá!”.
Cô: “Hoa ơi, con sờ trán em xem có nóng không?” Tạo điều kiện để trẻ khác sờ
trán Búp bê và nói “Trán em nóng quá!”.
Một lát sau, quay sang trẻ, cô hỏi : “Mình có thương em không? Để cô cho em
uống thuốc nhé!”-Cô lấy ly và lọ thuốc, làm bộ dốc thuốc vào ly, vừa làm bộ nghiền
thuốc vừa nói với Búp bê “Em uống thuốc cho hết bệnh nhé! Thuốc lớn quá, để cô
nghiền nhỏ cho Búp bê uống nhé!”-Cô cho trẻ cùng làm động tác nghiền thuốc. Sau 1
lát, cô cháu cùng cho Búp bê uống thuốc và đặt xuống nằm nghỉ. Cô cùng trẻ hát bài
“Em Búp bê”. Hát chừng 2-3 lần, cô yêu cầu trẻ sờ trán em xem em còn nóng không.
Nếu muốn ngưng trò chơi cô sẽ nói “Em bé hết nóng rồi” và khuyến khích trẻ nói theo
“Hết nóng rồi”.
Ghi chú: Khi cùng trẻ chơi, cô nói chậm rãi thể hiện sự lo lắng và luôn tạo điều
kiện để trẻ làm động tác: sờ trán, nghiền thuốc …

TRÒ CHƠI - TẬP 6


PHA THUỐC CHO EM UỐNG
Mục đích:
- Tích cực hoá những hiểu biết liên quan đến trò chơi: “Em bệnh”: Em bệnh
phải uống thuốc, thuốc đắng, mẹ pha thuốc cho bé uống.
- Kích thích trẻ thực hiện một vài hành động mô phỏng với em bé trong tranh
khi xem cùng cô: thơm em, nghiền thuốc, rót nước vào ly, cho em uống.
- Khuyến khích trẻ kể tên một vài bệnh cháu hay mắc và nói: “thuốc đắng lắm”,
uống thuốc”, “pha thuốc”, “Em còn bệnh”, “em hết bệnh”.
- Tiếp tục tạo điều kiện để trẻ chơi với tình huống giả bộ “Em bệnh”.
Chuẩn bị:
Tranh “Mẹ cho bé uống thuốc”.
Cách tổ chức:
Xen kẻ giờ thể dục sáng hoặc đầu giờ chơi, cô cho trẻ xem tranh. Cô nói với trẻ:
“Mẹ đang cho em uống thuốc đấy”, rồi hỏi: “Em làm sao phải uống thuốc vậy?”.
Khuyến khích trẻ trả lời hoặc nói theo: “Em bé bị ho (hoặc em đau bụng….), mình
thương em không?” Cô để trẻ làm bộ vuốt má và thơm em bé.
Cô nói tiếp: “Mình giúp mẹ pha thuốc cho em uống nhé!”. Cùng trẻ chơi trò
chơi “pha thuốc cho em uống”:
- Ly đâu? (Ly đây-trẻ nói và giơ một tay cầm ly)
- Thuốc đâu? (Thuốc đây-trẻ nói và giơ tay kia làm bộ cầm thuốc).
- Đổ thuốc vào ly, đổ nước vào ly, lấy thìa” (cô vừa nói vừa làm điệu bộ một
tay giả làm ly, tay đổ thuốc rồi giả cầm thìa quậy đồng thời khuyến khích trẻ làm
theo).
- “Thuốc được rồi mình cho em uống nhé!”
Cô đưa tranh đến gần để trẻ cho em uống thuốc.
Trong lúc trẻ chơi, cô hỏi:“Các con cho em uống gì?”, “Thuốc có đắng không?”
và khuyến khích trẻ nói: “Em uống thuốc cho hết bệnh nhé!”
Sau một lát để trẻ chơi cho em uống thuốc, cô hỏi: “Em bé hết bệnh chưa?” và
khuyến khích trẻ nói “Em còn bệnh”, “Em hết bệnh”.
Với tình huống “Em còn bệnh”, trò chơi “pha thuốc cho em uống” được tiếp

tục; Với tình huống “Em hết bệnh”, cô đề nghị: “Để cho em bé ngủ nhé!”-Cô cho trẻ
tạm biệt Búp bê và cất tranh.
Ghi chú: Tạo điều kiện để cháu tích cực chơi với em bé trong tranh.
TRÒ CHƠI - TẬP 7
CHƠI VỚI MÁY NƯỚC
* Mục đích:
- Cho trẻ làm quen với đồ chơi-máy nước: phát triển hành động chơi với
“nước” tưởng tượng: làm động tác mở vòi, hứng nước rửa bát, đĩa, giặt áo cho em.
- Tiếp tục mở rộng tình huống chơi “bát đĩa, quần áo bẩn/sạch”.
- Tập cho trẻ biết chờ tới lượt sử dụng vòi nước.
* Chuẩn bị:
Ba đến 4 máy nước đồ chơi để sẵn ở phòng bên hoặc ngoài hành lang.
* Cách tổ chức:
- Vào cuối giờ chơi, với tình huống “bát đĩa, áo quần bẩn quá phải rửa/giặt. Tìm
máy nước ở đâu?”, cô đề nghị mỗi trẻ nhận một thứ để đem đi rửa/giặt. Trẻ sẽ chạy
vào phòng vệ sinh nhưng lúc này cửa phòng vệ sinh đã bị đóng. Cô đề nghị trẻ nhìn
xung quanh tìm nơi rửa. Nếu trẻ không phát hiện ra máy nước, cô vờ như lần đầu nhìn
thấy, vui mừng chạy lại: “A! có nước máy để rửa nè!”. Cô làm bộ mở một trong số các
vòi nước và bảo trẻ: “Chỉ có ít máy nước, các bé phải xếp hàng, nhớ rửa nhanh để đến
lượt các bạn khác nhé!”.
- Cô bao quát để trẻ không chen lấn nhau. Với trẻ đã rửa xong hay đang rửa cô
hỏi: “bát/thìa của con đã sạch chưa?”, với trẻ đang xếp hàng, cô đề nghị: “Cho cô xem
áo của em bé nào, áo em bẩn quá!”…
- Mọi việc xong xuôi, cô đề nghị trẻ cất đồ chơi “đã rửa sạch” về chỗ.
Ghi chú: Việc làm quen với máy nước-đồ chơi được tổ chức bằng biện pháp
Trò chơi-tập nếu trước đó sự có mặt của các máy nước ở các góc chơi không gây cho
trẻ sự chú ý. Nên tổ chức trò chơi này vào cuối năm nếu có yêu cầu trẻ xếp hàng chờ
đến lượt.

×