Ðiều tra và xử lý khi có ngộ
độc thức ăn
Khi có trường hợp nhiễm độc, ngộ độc do thức ăn, ngoài việc nhanh chóng
cấp cứu và điều trị những người bị nạn, cần tiến hành các thủ tục về điều tra và xét
nghiệm sau đây:
Ðình chỉ việc sử dụng thức ăn nghi ngờ gây ngộ độc.
Thu thập mẫu vật như thức ăn thừa, chất nôn mửa, chất rửa
ruột, phân để gửi đi xét nghiệm về vi sinh vật, hóa học, độc chất, sinh vật
Trưởng hợp có tử vong, phải tiến hành phối hợp với ngành công an và
ngành pháp y.
Ðiều tra trường hợp ngộ độc, theo dõi triệu chứng lâm sàng,
trường hợp tử vong để kết hợp với kết quả kiểm nghiệm quyết định việc
sử dụng thức ăn nghi ngờ, tìm nguyên nhân để rút kinh nghiệm.
Quyết định xử lý và xử trí đối với cấc lò thực phẩm, kết hợp
giữa cơ quan hữu quan với y tế và trường hợp cần thiết với thương nghiệp.
I. CẤP CỨU Và CHĂM SÓC BỆNH NHÂN.
Khi xẩy ra ngộ độc, nhiệm vụ trước tiên của người cán bộ y tế là tổ chức
cấp cứu người bị ngộ độc, chú ý người bị nặng và trẻ em, người GIÀ LÀ NHỮNG
NGƯỜI CÓ SỨC ÐỀ KHÁNG KÉM. TỔ chức tốt thì hạn chế được tử vong.
Xử lý cấp cứu trước tiên là phải làm cho người bị ngộ độc nôn ra cho hết
chất đã ăn vào dạ dày (rửa dạ dày, gây nôn, tẩy ruột), làm cản trở sự hấp thu của
ruột đối với chất độc, phá hủy độc tính đồng thời bảo vệ mềm mạc dạ dày. Tiến đó
điều trị bầng các thứ thuốc đặc hiệu cho từng loại ngộ độc, rồi mới chữa đến triệu
chứng. Công việc tiến hành phải có tính chất tổng hợp.
1 Trường hợp chất dốc chưa bị hấp thu.
a) Rửa dạ dày: .
Phải rửa dạ dày càng sớm càng tốt, chậm nhất là 4-6 giờ sau khi ăn phải
chất độc. rửa cho đến sạch mới thôi. Thường rửa bằng nước ấm, hoặc khi biết rõ
chất độc có thể rửa bằng nước pha thêm thuốc phá hủy chất độc thành chất không
độc, thí dụ: ngộ độc sắn dùng dung dịch xanh. metylen.
b) Gây nôn:.
Nôn cũng là biện pháp để tống thức ăn ra ngoài Biện pháp này áp dụng
trong những trường hợp thức ăn chứa chất độc chưa kịp xuống ruột và còn LƯU
LẠI Ở DẠ dày.
Cách gây nôn thông thường là ngoáy họng. Nếu bệnh nhân còn tỉnh táo, có
thể cho uống nước xà phòng, nước muối (2 thìa canh muối pha vào một cốc nước
ấm), dung dịch đồng sunfat (0,5g cho một cốc nước), hoặc dung dịch kẽm sunfat
(2 g cho một cốc nước). Trường hợp bệnh nhân quá mệt có thể tiêm Apomocphin
0,005mg dưới da.
c) Cho uống thuốc tẩy: Nếu thời gian ngộ độc tương đối lâu, chất độc có
thể còn lưu lại trong ruột, cho uống 15-20 g ma giê sunfat (uống 1 lần để tẩy).
2. Trường hợp chất dốc dã bị hấp thu một phần.
Trường hợp chất độc đã bị hấp thu hoặc bắt đầu hấp thu, phải ngăn cản sự
hấp thu, phá hủy chất độc đồng thời bảo vệ niêm mạc dạ dày. Có thể dùng những
chất sau đây:
a) Chất trung hòa: Ngộ độc do những chất axit có thể dùng những chất
kiềm yếu, như nước xà phòng 1%, nước magie oxyt 4%, cứ cách 5 phút lại uống
15 ml. Cấm không được dùng thuốc muối (bicacbonat) để tránh hình thành CO2
đề phòng thủng dạ dày do tiền sử bệnh nhân có bị loét.
Trường hợp ngộ độc do chất kiềm, thì cho uống dung dịch axit nhẹ như
giấm, nước quả chua
b) Chất hấp phụ: Dùng than hoạt ( 5-10g) hoặc bột đất sét hấp phụ (30-
40g), uống làm một lần.
c) Chất bảo vệ niêm mạc dạ dày: CÓ thể dùng các chất bột như bột mì, bột
gạo, sữa, lòng trắng trứng gà, nước cháo Những chất này không những bảo vệ
mềm mạc dạ dày, giảm nhẹ kích thích, mà còn có tác dụng bao chất độc, ngăn cản
sự hấp thu.
d) Chất kết tủa: Nếu ngộ độc kim loại, như chì, thủy ngân có thể dùng
lòng trắng trứng hoặc sữa, hoặc 4-10 g natri sunfat. Nếu ngộ độc kiềm, có thể
dùng nước chè đặc, hoặc 15 giọt rượu iốt hòa vào một cốc nước rồi cho uống.
e) Chất giải độc: có thể dùng thuốc để kết hợp với chất độc thành chất
không độc. Thường dùng là hỗn hợp gồm:
Than bột: 4 phần
Magie oxyt 2 phần
Axit tanic 2 phần
Nước 200 phần.
Dùng trong ngộ độc do glucozit, kim loại nặng, axit
II. ÐIỀU TRA TẠI HIỆN TRƯỜNG
Ðiều tra về ngộ độc thức ăn là nhiệm vụ rất khó khăn, vì ngộ độc có thể do
nhiều nguyên nhân phức tạp gây nên. Ðiều tra tại hiện trường giúp phương hướng
cho điều trị bệnh nhân có kết quả nhanh chóng, giúp cho xét nghiệm bệnh phẩm
đúng hướng, để sớm đi đến kết luận chính xác, rút kinh nghiệm cho về sau, và xử
trí trước mắt có hiệu quả.
+ Ðiều tra hiện trường phải:
- Nắm vững tình hình dịch tễ của địa phương nơi bị ngộ độc, để có hướng
phân biệt một cách xác đáng, tránh nhầm lẫn dịch với ngộ độc do thức ăn.
- Phải tìm hiểu tình hình xảy ra trước đó 48 giờ. Tìm hiểu qua người bệnh
(nếu người bệnh tỉnh) hoặc qua những người chung quanh (nếu người bệnh hôn
mê), để biết người bị nạn đã ăn uống những gì và như thế nào trong 48 giờ
Chú ý đến tất cả những người bị ngộ độc trong khoảng thời gian đó (số
người, loại thức ăn cùng ăn )
- Theo dõi và nắm vững triệu chứng lâm sàng.
- Giữ lại những thức ăn khả nghi, chất nôn, chất rửa ruột, nước tiểu, phân
của người bệnh, chuyển ngay tới phòng xét nghiệm. Mẫu xét nghiệm ngộ độc thức
ăn lấy và gửi phải đảm bảo chính xác, tránh nhiễm bẩn thêm ở NGOÀI VÀO,
LÀM SAI KẾT quả xét nghiệm và việc chẩn đoán sau này.
Trường hợp nghi vấn do nhiễm độc Salmonella, phải làm phản ứng ngưng
kết huyết thanh, đồng thời lấy máu để nuôi cấy. Chú ý làm lại phản ứng huyết
thanh khi bệnh nhân bắt đầu hồi phục. Trường hợp nghi ngộ độc do vi khuẩn
đường ruột, xét nghiệm người lành mang vi khuẩn gây bệnh trong nhân viên công
tác trực tiếp với thực phẩm có liên quan tới vụ ngộ độc. Hoặc tìm HIỂU XEM CÓ
NGƯỜI BỊ BỆNH ÐƯỜNG HÔ HẤP HOẶC MỤN NHỌT Ở tay chán trong
trường hợp nghi ngộ độc do độc tố của tụ cầu.
- Ðiếu tra tình hình vệ sinh hoàn cảnh và ăn uống ở NƠI CHẾ BIẾN
HOẶC SẢN xuất, điều tra phẩm chất và tình hình bảo quản lô hàng nghi vấn.
Ðình chỉ ngay việc sử dụng, chờ kết quả xét nghiệm mới quyết định xử trí, nếu cần
thiết phải hướng dẫn khử khuẩn ngay tại hiện trường, cải tiến khâu sản xuất, chế
biến để đảm bảo vệ sinh.
Nếu qua điều tra thấy chắc chắn không phải ngộ độc do thức ăn thì phải bàn
giao lại cho cơ quan có trách nhiệm. Trường hợp có tử vong phải kết hợp với
ngành công an và ngành pháp y để tiến hành mổ đại thể lấy chất trong RUỘT, DẠ
DÀY, MÁU Ở tim để xét nghiệm.
Tất cả những sự việc điều tra được đều ghi trong biên bản, có sự công
NHẬN CỦA CÁC CƠ QUAN CÓ LIÊN QUAN CÙNG THAM GIA.
III. XÉT NGHIỆM BỆNH PHẨM.
Qua điều tra hiện trường và theo dõi triệu chứng lâm sàng dể có phương
hướng giúp cho công tác xét nghiệm đi đúng hướng. Bệnh phẩm được đưa đến
phòng xét nghiệm và phải được kiểm nghiệm ngay.
- Nếu nghi ngộ độc do vi khuẩn Salmonella: Lấy mẫu bệnh phẩm để nuôi
cấy, phân lập vi khuẩn trong thức ăn và trong phân, làm phản ứng ngưng kết huyết
thanh. Phản ứng huyết thanh phải làm 2 lần, một lần vào thời kì đầu của ngộ độc
và 1 lần vào thời kì bệnh nhân bắt đầu bình phục (7-10 ngày sau). Chỉ chắc chắn là
ngộ độc do Salmonella khi hiệu giá ngưng kết lần 2 cao hơn lần 1 .
- Nếu nghi ngờ ngộ độc do Proteus và Coli phải làm phản ứng ngưng kết
huyết thanh với vi khuẩn phân lập được từ phân người bệnh, hiệu giá ngưng kết
lần thử thứ 2 phải cao hơn lần trước mới chắc chắn là bị ngộ độc do Proteus và
Coli.
- Nếu nghi ngộ độc do vi khuẩn đường ruột cần chú ý lấy phân những
người phục vụ hoặc sản xuất thức ăn nghi vấn, để tìm người lành mang vi khuẩn
gây bệnh. Nếu nghi ngộ độc do độc tố vi khuẩn, ngoài phân lập vi khuẩn, cần thử
nghiệm độc lực: Với tụ cầu có thể dùng độc.tế ruột của vi khuẩn nuôi trên mèo
(mèo nhỏ thì cho uống, mèo lớn thì tiêm tĩnh mạch). Với độc tố vi khuẩn độc thịt,
thì tiêm vào dưới màng bụng của chuột bạch.
- Nếu nghi ngộ độc do kim loại thì phân tích trong thức ăn, nước tiểu, chất
- Nếu nghi ngộ độc do hóa chất, tìm trong thức ăn, chất nôn, nước tiểu,
phân hóa chất và các dạng chuyển hóa của hóa chất
- Nếu nghi ngộ độc do bản thân thức ăn có chất độc, ngoài các phản ứng
chung cho các chất độc (alcaloit, glucozit), và các phản ứng riêng biệt cho từng
loại chất độc, cần thực nghiệm trên nhiều loại súc vật và theo dõi triệu chứng ngộ
độc.
Ngoài những kiểm nghiệm riêng biệt cho từng loại ngộ độc, nhất thiết phải
kiểm tra phẩm chất của thức ăn nghi vấn (có ôi thiu, hư hỏng không )
IV. TỔNG HỢP KẾT QUẢ Và XÁC ÐỊNH NGUYÊN NHÂN GÂY
NGỘ ĐỘC
Sau khi điều tra hiện trường (nơi ngộ độc, tình hình vệ sinh hoàn cảnh, vệ
sinh ăn uống, người lành mang vi khuẩn gây bệnh, tình hình sức khỏe của nhân
viên phục vụ ), theo dõi triệu chứng lâm đàng, kết quả xét nghiệm , tổng hợp tài
liệu để tổng kết, tìm nguyên nhân gây ra ngộ độc để rút kinh nghiệm. Tùy theo
nhận định của điều tra và kết quả xét nghiệm sẽ đề ra các biện pháp:
- Cải tiến sản xuất, chế biến để đảm bảo vệ sinh thực phẩm.
- Nâng cao ý thức vệ sinh cho nhân viên làm công tác vệ sinh thực phẩm.
- Tích cực chấp hành qui chế, điều lệ về vệ sinh thực phẩm như trang bị,
quần áo cho nhân viên, chuyển người lành mang vi khuẩn gây bệnh, người ốm
sang công tác khác .
- Xử lí thức ăn gây ngộ cuộc: chế biến lại, chuyển sang chế biến mặt hàng
khác, chuyển sang chế biến hàng công nghệ , .hoặc cho chăn nuôi hoặc hủy bỏ.