Tìm hiểu về các chất chống oxy hóa
(antioxidants)
Những điều cơ bản về các chất chống oxy hóa
Chất chống Oxy hóa (COH) thực chất là gì? Thế nào là các gốc tự do? Và
chúng ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe của bạn? Nói chung, COH thực sự có
lợi cho sức khỏe, trong khi các gốc tự do thì ngược lại. Mặc dù các COH có nhiều
trong trái cây và rau xanh, nhưng nhiều người vẫn bị thiếu do nguồn thực phẩm
không cấp đủ. Do vậy, các chế phẩm dinh dưỡng chứa các COH dưới dạng viên
nang hoặc viên nén trở nên rất cần thiết.
Thế nào là một chất chống oxy hóa?
Có vẻ hơi khôi hài khi nghe nói rằng một chất “chống lại một thứ gì đó” lại
có lợi cho bạn. Nhưng thực sự lại như vậy, hoàn toàn đơn giản, một chất COH có
thể bảo vệ cơ thể tránh khỏi tác hại của một quá trình gọi là Oxy hóa. Sắt bị rỉ sét,
bơ bị ôi là những ví dụ hình tượng nhất cho quá trình này. Oxy hết sức cần thiết
cho sự sống nhưng lại là một chất rất không ổn định. Nó phản ứng với sắt tạo nên
rỉ sét và cũng phản ứng với mỡ trong bơ tạo nên sự ôi thiu. Trong cơ thể cũng có
một quá trình tương tự như vậy xảy ra. Khi bạn càng ngày càng già đi, sự oxy
hóa lại càng tăng thêm – nói nôm na, nó làm làm cơ thể bạn bị han rỉ. Bất kỳ chất
nào ngăn ngừa hay làm chậm sự oxy hóa đều được gọi là chất chống oxy hóa.
Cơ thể bạn có thể sản xuất ra một số COH (gọi là COH nội sinh), nhưng
bạn buộc phải cung cấp thêm các COH ngoại sinh từ chế độ ăn. Thực tế, một số
COH, như Vitamine E và C, hết sức cần cho sự sống. Các COH nội sinh thường là
các enzyme, coenzyme , và những hợp chất chứa sulfur, như glutathione. Các
COH ngoại sinh trong chế độ ăn gồm các vitamine như C và E, bioflavonoids,
carotenoids, và một số hợp chất chứa sulfur.
Gốc tự do (free radical) là gì?
Gốc tự do có thể gây hại cho sức khỏe của bạn. Rất đơn giản, gốc tự do là
những kẻ xấu gây nguy hại cho bạn, trong khi các COH là những người bảo vệ
hữu hiệu.
Chắc bạn cũng nhớ rằng, nguyên tử là thành phần cơ bản nhất và nhỏ nhất
cấu tạo nên vật chất. Một nguyên tử bao gồm một hạt nhân và các Nơ-tron. Thông
thường, một cặp electron bay trên một quỹ đạo quanh hạt nhân, giống như các
hành tinh quay quanh Mặt trời. Phân tử bao gồm các nhóm nguyên tử gắn kết với
nhau bởi hoạt động của các cặp electron này. Đôi khi trong quá trình phản ứng hóa
học, một electron bị kéo ra khỏi chỗ cố hữu của nó trong phân tử, và tạo thành một
gốc tự do.Về bản chất, gốc tự do là một electron độc thân. Các gốc tự do rất không
ổn định và nhạy cảm. Chúng tìm kiếm những electron khác để hình thành một cặp
electron mới. Các gốc tự do gây tổn thương cho cơ thể khi chúng kéo những
electron từ các tế bào bình thường.
Một dưỡng chất được gọi là chống oxy hóa cần có những điều kiện
nào?
Một chất COH làm bất hoạt các gốc tự do bằng cách cho electron, và một
lượng nhỏ cũng có thể sử dụng lâu dài. Nói cách khác, một số ít phân tử COH
phải bảo vệ nhiều, rất nhiều các phân tử khác.
Một số các COH mà cơ thể chúng ta tạo ra như enzyme catalase,
glutathione peroxidase, superoxide dismutase (SOD). Tuy nhiên như vậy vẫn chưa
đủ và chúng ta buộc phải cung cấp thêm qua chế độ ăn. Một số COH ngoại sinh từ
thực phẩm có chứa Vitamine A và đặc biệt là có liên quan đến họ carotene,
vitamine C, và vitamine E. Các khoáng chất bản thân chúng không phải là các
COH, nhưng nhiều chất khoáng lại trở nên thành phần thiết yếu của các enzyme
chống oxy hóa do cơ thể tạo ra. Trong số này có selenium, cần thiết để tạo
glutathione peroxidase; sắt, cần cho catalase; và mangan, đồng, kẽm, cần cho
SOD. Các hợp chất của sulfur, như cysteine và methionine là các amino acid chứa
sulfur, giúp cơ thể tạo ra loại COH thường gặp nhất trong tế bào, glutathione. Các
coenzyme chống oxy hóa, như NADH (nicotinamide adenine dinucleotide),
coenzyme Q
10
, và acid alpha-lipoic do cơ thể tạo ra và cũng có được từ chế độ ăn.
Các COH nội sinh hoạt động như thế nào?
Những COH cơ thể bạn tạo ra đóng những vai trò hết sức chuyên biệt. Phần
lớn là các enzyme hoặc coenzyme, làm chất xúc tác cho các phản ứng của cơ thể.
COH nội sinh thường gặp nhất là glutathione, là COH bảo vệ chủ yếu trong tế bào
cơ thể bạn. Glutathione là một hợp chất chứa sulfur kích thước nhỏ, phối hợp với
các enzyme chứa selenium tạo thành glutathion peroxidase. Một COH nội sinh
khác cũng không kém phần quan trọng là superoxide dismutases (SOD). Một loại
SOD chứa kẽm và đồng, có loại khác chứa mangan. Các SOD phá vỡ dạng oxy
nguy hại là superoxide, chuyển chúng thành hydrogen peroxide. Mặc dù hydrogen
peroxide cũng có thể gây tổn hại các thành phần cấu trúc tế bào, tính chất phá hủy
của nó vẫn kém nhiều so với superoxide. Một COH nội sinh khác có chứa sắt là
catalase. Catalase phá hủy và chuyển hydrogen peroxide thành nước. Các
glutathione peroxidase chứa selenium cũng co khả năng như catalase.
Còn các chất chống oxy hóa ngoại sinh, hay có nguồn gốc thực phẩm,
chúng hoạt động như thế nào?
Các dưỡng chất chống oxy hóa ngoại sinh có những hoạt động bảo vệ rộng
rãi hơn. Ví dụ, Vitamine E tập trung vào những thành phần chứa mỡ của cơ thể,
như là màng tế bào và các lipoprotein (vd Cholesterol), và bảo vệ chống lại nhiều
chất oxy hóa khác. Vitamine C là COH quan trong nhất trong máu. Vitamine E gọi
là vitamine tan trong mỡ, ngược lại với vitamine C tan trong nước. Mọi COH đều
có lợi cho sức khỏe. Nhưng chúng càng có lợi hơn khi dùng chung một nhóm.
Những dưỡng chất nào có khả năng chống oxy hóa?
Được biết đến nhiều nhất là vitamin C và E. Beta-carotene, lutein, và
lycopene đều là những họ hàng của các carotenoid chống oxy hóa, có mặt trong
nhiều loại trái cây và rau xanh. Một nhóm dưỡng chất chống oxy hóa khác là các
Flavonoid, cũng có thể được tìm thấy trong các loại rau và hoa quả. Các chất
chống oxy hoá khác như: Selenium, một khoáng chất cực kỳ cần thiết trong sinh
tổng hợp men glutathion peroxidase; coenzyme Q
10
và alpha-lipoic acid cũng là
những chất chống oxy hóa nguồn gốc thực phẩm và cũng có thể được cơ thể tổng
hợp.
Các gốc tự do có thường tấn công vào cơ thể hay không?
Vào mọi lúc! Dược sĩ Bruce Ames, Đại học California, đã ước lượng mỗi tế
bào trong cơ thể chúng ta (và cơ thể có đến hàng tỷ tỷ tế bào) phải hứng chịu
khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày. Rất nhiều trong số đó nhắm vào
DNA (deoxyribonucleic acid) và các chất liệu di truỵền. Một trong những hậu quả
là làm tăng tỷ lệ đột biến. Người già có tỷ lệ đột biến cao gấp 9 lần so với trẻ nhũ
nhi. Chính những những đột biến này làm tăng tỷ lệ ung thư. Thêm vào dó, màng
tế bào, protein và mỡ cũng bị tấn công. Trải qua 70 năm cuộc đời, cơ thể hình
thành ước chừng đến 17 tấn gốc tự do. Vì vậy cơ thể bạn cần phải có các chất ống
oxy hóa làm người bảo vệ và phòng thủ hữu hiệu.
Các gốc tự do gây ra những tổn thương gì?
Chúng có thể gây ra tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể.
Mô mỡ là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất, vì đó là loại mô có xu
hướng đặc biệt dễ bị oxy hóa. Các chuyên gia dùng thuật ngữ “sự peroxide hóa
Lipid” để mô tả sự oxy hóa của mỡ trong cơ thể. Sự peroxide hóa lipid làm khởi
phát một chuỗi phản ứng liên tục trên các chất mỡ và chỉ có thể bị chặn đứng bởi
một chất chống oxy hóa.
Các gốc tự do còn gây tổn hại cho các acid nucleic cơ bản (adenine,
thymine, guanine và cytosine), là những thành phần cơ bản cấu trúc DNA. Tổn
thương này làm DNA sao mã không chính xác theo các thông tin sinh học – và tế
bào ung thư được hình thành.
Gốc tự do còn làm tổn thương protein, dẫn đến sự rối loạn chức năng của
nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như, các protein collagen ở da, gây tổn hại da;
hay các enzyme (bản chất là protein) bị tổn thương sẽ không hoạt động hiệu quả
để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Các enzyme sẽ không được sửa
chữa phục hồi vì nồng độ các gốc tự do cao, vòng xoắn bệnh lý này dần dần làm
cơ thể lão hóa nhanh hơn và có thể tạo ung thư.
Một số cơ chế chính mà các gốc tự do có thể sinh ung :
Gây tổn thương DNA, gây đột biến tế phân tử, tế bào.
Kích hoạt gen sinh ung, còn gọi là oncogene.
Ưùc chế hệ miễn dịch cơ thể – bất hoạt hàng rào phòng thủ bảo vệ cơ thể.
Kích hoạt các chất sinh ung hoặc tiền sinh ung, khởi động những phản ứng
hóa học có thể gây ung thư.
Làm tổn thương màng tế bào và bất hoạt cơ chế nhận diện của cơ thể chống
lại sự hình thành và phát triển của các tế bào bất thường.
Có gốc tự do nào có lợi cho chúng ta không?
Thêm một điều có vẻ khó tin nữa - chúng ta sống không thể thiếu các gốc
tự do. Cơ thể sử dụng gốc tự do để phá hủy các mầm bệnh. Hơn nữa, gốc tự do
còn cần thiết trong các phản ứng tạo năng lượng. Vấn đề là ở chỗ, đa số cơ thể bị
phơi nhiễm trước quá nhiều gốc tự do, một tình trạng mất cân bằng được gọi là
stress oxy hóa (oxidative stress). Các chế phẩm bổ sung chất chống oxy hóa giúp
cơ thể phục hồi trạng thái cân bằng.
Liệu chúng ta có thể kiểm soát sự sản xuất các gốc tự do trong cơ thể
hay không?
Chúng ta có thể tránh những việc làm cơ thể phơi nhiễm hay gia tăng sản
xuất các gốc tự do. Ví dụ: hút thuốc lá và khói bụi, ánh nắng mặt trời và tia X. Khi
tầng ozone bị mỏng đi dần dần, cơ thể sẽ phải hứng chịu nhiều tia cực tím từ mặt
trời hơn. Mỡ và đường cũng làm tăng gốc tự do. Stress, tăng tiêu thụ oxy trong
quá trình luyện tập thể lực nặng làm tăng sự hình thành gốc tự do. Tuy nhiên hầu
hết các gốc tự do đều tạo ra những phản ứng phụ bên cạnh quá trình sử dụng oxy
bình thường để phân hủy thức ăn thành năng lượng. Có rất nhiều việc chúng ta
không thể thay đổi hay kiểm soát, ví dụ như bạn không thể sống rời xa thành phố
bị ô nhiễm, nhưng bù lại bạn có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung chất chống oxy
hóa.
Tại sao chúng ta ít được nghe về các chất chống oxy hóa mãi cho đến
gần đây?
Cho đến cách đây 10 – 15 năm vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu khảo sát
về gốc tự do và chất chống oxy hóa. Năm 1959, chỉ có vài chuyên gia nghiên cứu
về vai trò của các dưỡng chất chống oxy hóa trên tuổi tác, ung thư, bệnh tim mạch
và đối với sức khỏe nói chung. Ngày nay có đến hàng nghìn nhà khoa học nghiên
cứu về vấn đề này, và chúng ta thật khó trải qua một ngày mà không đọc hay nghe
nói về các chất chống oxy hóa.
Để có được thành tựu như ngày hôm nay, các nhà khoa học đã phải trải qua
một quá trình lao động khó khăn và vất vả trong việc thông dụng hóa và chuyên
dụng hóa vai trò và lợi ích của các dưỡng chất chống oxy hóa. Cũng vì vậy mà mãi
cho đến gần đây, các dưỡng chất này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong giới
chuyên môn y học. Các chế phẩm bổ sung vấp phải những trở ngại lớn. Mọi liều
cao hơn RDA (Recommended Dietary Allowance) bị coi là mạo hiểm, và bất cứ
người nào chứng tỏ với cộng đồng về vai trò và lợi ích của các chế phẩm bổ sung
đều bị gọi là “lang băm”.
Và càng ngày càng có nhiều sự kiện được báo cáo, nó trở thành tin tức thời
sự. Các bác sĩ dần dần thay đổi lập trường của họ, từ chỗ: “Không uống vì chúng
có thể làm tổn hại bạn” đến chỗ “Hãy uống chúng nếu bạn thích, nhưng đó chỉ là
cách lãng phí tiền bạc thôi”. Ngày nay tỷ lệ các thầy thuốc sử dụng chế phẩm bổ
sung cho bản thân và cho bệnh nhân của họ rất cao. Trong hội nghị tim mạch
1995, khoảng 90% người thừa nhận có sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin E, tuy
nhiên số kê đơn cho bệnh nhân chỉ khoảng 75%.
Những dưỡng chất nào có khả năng chống oxy hóa?
Được biết đến nhiều nhất là vitamin C và E. Beta-carotene, lutein, và
lycopene đều là những họ hàng của các carotenoid chống oxy hóa, có mặt trong
nhiều loại trái cây và rau xanh. Một nhóm dưỡng chất chống oxy hóa khác là các
Flavonoid, cũng có thể được tìm thấy trong các loại rau và hoa quả. Các chất
chống oxy hoá khác như: Selenium, một khoáng chất cực kỳ cần thiết trong sinh
tổng hợp men glutathion peroxidase; coenzyme Q
10
và alpha-lipoic acid cũng là
những chất chống oxy hóa nguồn gốc thực phẩm và cũng có thể được cơ thể tổng
hợp.
Các gốc tự do có thường tấn công vào cơ thể hay không?
Vào mọi lúc! Dược sĩ Bruce Ames, Đại học California, đã ước lượng mỗi tế
bào trong cơ thể chúng ta (và cơ thể có đến hàng tỷ tỷ tế bào) phải hứng chịu
khoảng 10.000 gốc tự do tấn công mỗi ngày. Rất nhiều trong số đó nhắm vào
DNA (deoxyribonucleic acid) và các chất liệu di truỵền. Một trong những hậu quả
là làm tăng tỷ lệ đột biến. Người già có tỷ lệ đột biến cao gấp 9 lần so với trẻ nhũ
nhi. Chính những những đột biến này làm tăng tỷ lệ ung thư. Thêm vào dó, màng
tế bào, protein và mỡ cũng bị tấn công. Trải qua 70 năm cuộc đời, cơ thể hình
thành ước chừng đến 17 tấn gốc tự do. Vì vậy cơ thể bạn cần phải có các chất ống
oxy hóa làm người bảo vệ và phòng thủ hữu hiệu.
Các gốc tự do gây ra những tổn thương gì?
Chúng có thể gây ra tổn thương cho tất cả các chất liệu và mô trong cơ thể.
Mô mỡ là nơi bị tổn thương sớm nhất và thường gặp nhất, vì đó là loại mô có xu
hướng đặc biệt dễ bị oxy hóa. Các chuyên gia dùng thuật ngữ “sự peroxide hóa
Lipid” để mô tả sự oxy hóa của mỡ trong cơ thể. Sự peroxide hóa lipid làm khởi
phát một chuỗi phản ứng liên tục trên các chất mỡ và chỉ có thể bị chặn đứng bởi
một chất chống oxy hóa.
Các gốc tự do còn gây tổn hại cho các acid nucleic cơ bản (adenine,
thymine, guanine và cytosine), là những thành phần cơ bản cấu trúc DNA. Tổn
thương này làm DNA sao mã không chính xác theo các thông tin sinh học – và tế
bào ung thư được hình thành.
Gốc tự do còn làm tổn thương protein, dẫn đến sự rối loạn chức năng của
nhiều cơ quan trong cơ thể. Ví dụ như, các protein collagen ở da, gây tổn hại da;
hay các enzyme (bản chất là protein) bị tổn thương sẽ không hoạt động hiệu quả
để xúc tác các phản ứng sinh hóa trong cơ thể. Các enzyme sẽ không được sửa
chữa phục hồi vì nồng độ các gốc tự do cao, vòng xoắn bệnh lý này dần dần làm
cơ thể lão hóa nhanh hơn và có thể tạo ung thư.
Một số cơ chế chính mà các gốc tự do có thể sinh ung :
Gây tổn thương DNA, gây đột biến tế phân tử, tế bào.
Kích hoạt gen sinh ung, còn gọi là oncogene.
Ức chế hệ miễn dịch cơ thể – bất hoạt hàng rào phòng thủ bảo
vệ cơ thể.
Kích hoạt các chất sinh ung hoặc tiền sinh ung, khởi động
những phản ứng hóa học có thể gây ung thư.
Làm tổn thương màng tế bào và bất hoạt cơ chế nhận diện của
cơ thể chống lại sự hình thành và phát triển của các tế bào bất thường.
Có gốc tự do nào có lợi cho chúng ta không?
Thêm một điều có vẻ khó tin nữa - chúng ta sống không thể thiếu các gốc
tự do. Cơ thể sử dụng gốc tự do để phá hủy các mầm bệnh. Hơn nữa, gốc tự do
còn cần thiết trong các phản ứng tạo năng lượng. Vấn đề là ở chỗ, đa số cơ thể bị
phơi nhiễm trước quá nhiều gốc tự do, một tình trạng mất cân bằng được gọi là
stress oxy hóa (oxidative stress). Các chế phẩm bổ sung chất chống oxy hóa giúp
cơ thể phục hồi trạng thái cân bằng.
Liệu chúng ta có thể kiểm soát sự sản xuất các gốc tự do trong cơ thể
hay không?
Chúng ta có thể tránh những việc làm cơ thể phơi nhiễm hay gia tăng sản
xuất các gốc tự do. Ví dụ: hút thuốc lá và khói bụi, ánh nắng mặt trời và tia X. Khi
tầng ozone bị mỏng đi dần dần, cơ thể sẽ phải hứng chịu nhiều tia cực tím từ mặt
trời hơn. Mỡ và đường cũng làm tăng gốc tự do. Stress, tăng tiêu thụ oxy trong
quá trình luyện tập thể lực nặng làm tăng sự hình thành gốc tự do. Tuy nhiên hầu
hết các gốc tự do đều tạo ra những phản ứng phụ bên cạnh quá trình sử dụng oxy
bình thường để phân hủy thức ăn thành năng lượng. Có rất nhiều việc chúng ta
không thể thay đổi hay kiểm soát, ví dụ như bạn không thể sống rời xa thành phố
bị ô nhiễm, nhưng bù lại bạn có thể sử dụng các chế phẩm bổ sung chất chống oxy
hóa.
Tại sao chúng ta ít được nghe về các chất chống oxy hóa mãi cho đến
gần đây?
Cho đến cách đây 10 – 15 năm vẫn chưa có nhiều nhà nghiên cứu khảo sát
về gốc tự do và chất chống oxy hóa. Năm 1959, chỉ có vài chuyên gia nghiên cứu
về vai trò của các dưỡng chất chống oxy hóa trên tuổi tác, ung thư, bệnh tim mạch
và đối với sức khỏe nói chung. Ngày nay có đến hàng nghìn nhà khoa học nghiên
cứu về vấn đề này, và chúng ta thật khó trải qua một ngày mà không đọc hay nghe
nói về các chất chống oxy hóa.
Để có được thành tựu như ngày hôm nay, các nhà khoa học đã phải trải qua
một quá trình lao động khó khăn và vất vả trong việc thông dụng hóa và chuyên
dụng hóa vai trò và lợi ích của các dưỡng chất chống oxy hóa. Cũng vì vậy mà mãi
cho đến gần đây, các dưỡng chất này vẫn chưa được sử dụng rộng rãi trong giới
chuyên môn y học. Các chế phẩm bổ sung vấp phải những trở ngại lớn. Mọi liều
cao hơn RDA (Recommended Dietary Allowance) bị coi là mạo hiểm, và bất cứ
người nào chứng tỏ với cộng đồng về vai trò và lợi ích của các chế phẩm bổ sung
đều bị gọi là “lang băm”.
Và càng ngày càng có nhiều sự kiện được báo cáo, nó trở thành tin tức thời
sự. Các bác sĩ dần dần thay đổi lập trường của họ, từ chỗ: “Không uống vì chúng
có thể làm tổn hại bạn” đến chỗ “Hãy uống chúng nếu bạn thích, nhưng đó chỉ là
cách lãng phí tiền bạc thôi”. Ngày nay tỷ lệ các thầy thuốc sử dụng chế phẩm bổ
sung cho bản thân và cho bệnh nhân của họ rất cao. Trong hội nghị tim mạch
1995, khoảng 90% người thừa nhận có sử dụng chế phẩm bổ sung vitamin E, tuy
nhiên số kê đơn cho bệnh nhân chỉ khoảng 75%.