Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Phát triển bằng sự thay đổi ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (131.66 KB, 7 trang )

Phát triển bằng sự thay đổi
Một số người gọi sự thay đổi là “tiến bộ” và ca ngợi những nét đổi mới mà
nó mang lại. Còn những người khác lại bác bỏ những thay đổi đó và mong muốn
trở lại những ngày xưa cũ. Có cùng những sự thay đổi thì lại có những phản hồi
khác nhau. Sự lựa chọn của chúng ta là: một là chúng ta có thể trở thành nhà lãnh
đạo, hai là có thể thành những người nối gót.
Diễn ra sự thay đổi: Trong khi có nhiều điều biến động trong thế giới xung
quanh mà chúng ta không thể kiểm soát được, thì chúng ta lại có thể làm chủ được
phản ứng của chính mình. Chúng ta có thể lựa chọn hoặc là liệu trước, hoặc là theo
đuổi sự thay đổi hoặc chối bỏ chúng. Chối bỏ sự thay đổi cũng giống như việc cố
làm cho dòng nước chảy ngược. Nhìn chung chúng ta thường ngay lập tức hướng
sự chú ý về đối tượng từ chối sự thay đổi. Và sẽ còn khó khăn hơn nhiều để nhận
ra hay thừa nhận sự từ chối thay đổi của chính chúng ta.
Để theo đuổi sự thay đổi chúng ta cần tập trung vào 5 lĩnh vực sau:
1.Tập trung vào tầm nhìn rộng
Tầm nhìn rộng hay sức tưởng tượng đều hướng dẫn cho chúng ta thực hiện
được mọi việc. Một lần Helen Keller đã nói: “Chẳng có điều gì bi thảm hơn việc ai
đó có khả năng nhìn nhận nhưng lại không có tầm nhìn rộng”. Chúng ta không thể
bỏ mặc sức mạnh cuốn hút của tầm nhìn rộng tuột đi mất. Suy nghĩ thường kéo
chúng ta hướng tới những lý do tại sao chúng ta không thể thành công hơn là
nhiều lý do mà chúng ta có thể.Để tăng tính hiệu quả, chúng ta cần tiếp thu một
cách có ý thức những gì mà chúng ta thực sự muốn vào cuộc sống của mình.
Chúng ta cần đảm bảo được hình ảnh của tương lai là những gì mà chúng ta ưa
chuộng chứ không phải là những hình ảnh tối tăm về nỗi sợ hãi, sự hồ nghi và
thiếu tự tin của chúng ta. Sự cải tiến ở cấp độ cá nhân, đội hay tổ chức đều bắt đầu
với “khả năng tưởng tượng”.
Chúng ta nhận thấy những gì mà chúng ta tập trung tới. Cho dù tôi có nghĩ
thế giới của tôi đầy ắp sự tươi đẹp và cơ hội, hay đầy sự vô nghĩa và thất vọng đi
chăng nữa thì tôi vẫn đúng. Nó chính xác là như thế bởi vì đó là điểm tập trung
của tôi. Tầm nhìn của chúng ta được dẫn dắt bởi một tập hợp những giá trị nòng
cốt.Nếu không có một tập hợp chắc chắn những giá trị nòng cốt đó, thì niềm say


mê sẽ yếu ớt và tính sẵn sàng thực hiện cũng bị lung lay. Chúng ta có vẻ như
hướng nội nhiều hơn là hướng ngoại. Những giá trị nòng cốt cung cấp phạm vi
cho sự tăng trưởng và phát triển liên tục,nó đã đưa chúng ta hướng tới những điều
mơ ước của chính mình. Những giá trị nòng cốt đều có xu hướng trở thành tầm
nhìn.Làm thế nào chúng ta nhìn nhận được thế giới đúng như những gì mà chúng
ta dự đoán từ chính bản thân mình.
2. Lựa chọn quan điểm
Chúng ta tiến tới mốc quan trọng trong sự phát triển là khi chúng ta nhận
trách nhiệm cho những cảm xúc của chính mình. Chúng ta có thể dễ nổi nóng, có
thể trở nên ghen tuông, cũng có thể ngấm ngầm ghen ghét. Sẽ dễ dàng chấp nhận
hơn khi cho rằng sự tức giận, ghen tuông hay cay đắng là do lỗi của ai đó hay là
do chúng ta không làm chủ được. Nhưng điều đó làm cho chúng ta trở thành tù
nhân của chính những cảm xúc tiêu cực. Nếu như chúng ta cứ tiếp tục ôm những
mối hận thù, và để cho nỗi oán giận cứ hình thành thì sẽ dần trở thành người cay
nghiệt.Vậy thì chúng ta phải buộc bản thân mình thoát khỏi những điều đó, nếu
không sẽ chẳng ai có thể giúp được chúng ta cả.
Cứ tiếp tục duy trì những cảm xúc tiêu cực nghĩa là đang từ từ tự kết liễu
đời mình. Nghiên cứu chỉ ra rằng nhân tố nguy hiểm gây bệnh ung thư hay bệnh
tim nảy sinh là do áp lực từ những cảm xúc tiêu cực nhiều hơn là do việc hút thuốc
hay do ăn thức ăn có hàm lượng cholesterol cao. Chúng ta phải chịu trách nhiệm
cho những hành động của mình để đối phó với những trường hợp mà chúng ta
không thể đối phó. Điều duy nhất chúng ta có thể chế ngự chính là bản thân chúng
ta, do vậy khi chúng ta lựa chọn ý định tức là chúng ta đang lựa chọn tương lai của
chính mình.
3. Tìm kiếm tính xác thực
Để thực hiện một điều gì đó chúng ta phải trải qua những quy chuẩn của nó.
Ví dụ như trở thành bậc cha mẹ vừa dễ lại vừa khó. Chúng ta không thể dạy con
mình tính kỷ luật tự giác nếu ta không gương mẫu. Chúng ta cũng không thể giúp
xây dựng đội vững mạnh nếu như chính bản thân chúng ta không phải là người
hoạt động tích cực trong đội.

Nguyên tắc sống mãi với thời gian này áp dụng cho mọi mặt của cuộc sống.
Chúng ta không thể góp phần phát triển một cộng đồng gần gũi nếu như chúng ta
không phải là người hàng xóm hữu hảo. Chúng ta không thể có một cuộc kết hôn
hạnh phúc nếu như không có tình yêu. Chúng ta sẽ không nhận được sự giúp đỡ từ
phía bạn bè hay đồng nghiệp trừ khi chúng ta là người bạn hay người đồng nghiệp
luôn tận tình giúp đỡ. David Whyte có viết: “Mọi thứ đều thay đổi khi chúng ta
thay đổi”.
Một câu hỏi lớn đặt ra là: Tôi cần thay đổi những gì về tôi để giúp thay đổi
mọi thứ? Thay vì chỉ mong ước hoàn cảnh thay đổi, có lẽ điều tôi cần đó là sự thay
đổi về tính cách. Những ý định hay sẽ là vô dụng nếu như chỉ dừng ở đó. Một sự
khác biệt lớn nhất giữa hầu hết mọi người và những nhà lãnh đạo đích thực chính
là hành động. Chỉ có những nhà lãnh đạo thực sự mới làm cho điều đó xảy ra.
4. Ép bản thân chúng ta vào khuôn phép
Sự khác biệt chủ yếu giữa những nhà lãnh đạo thực sự và những người luôn
cố gắng để vượt qua chính là tính kỷ luật tự giác. Như Khổng Tử đã viết: “Bản
chất của con người là không đổi; chỉ có những thói quen là biến đổi”. Người thành
công chính là người tạo nên thói quen làm những điều mà đa số mọi người không
muốn.
Những thói quen tốt và xấu chỉ là những lựa chọn nhỏ bé hàng ngày được
tích luỹ. Cũng giống như đứa trẻ mỗi ngày lớn lên một chút, những lựa chọn nhỏ
bé của chúng ta dần được tích luỹ thêm mà chúng ta không hề chú ý nhiều đến nó.
Khi nhận ra mình có thói quen tốt hay xấu thì thói quen đó đã chế ngự chúng ta
rồi.
Hầu hết những lựa chọn hàng ngày của chúng ta được tự động hình thành
thậm chí đến vô thức. Để thay đổi thói quen, đầu tiên chúng ta cần phải nhận thức
được chúng. Sau đó chúng ta cần thực hiện ngược lại từ thói quen tới thực tiễn
hàng ngày đã hình thành nên nó. Để thay đổi thói quen chúng ta cần thay đổi
những thực tiễn đó.
Tuy nhiên, nếu kỷ luật là chìa khoá đến thành công, thì sự thực là hầu hết
mọi người đều không chọn chiếc chìa khoá này mà lại mở khoá bằng cách khác.

Những người kém thành công hơn không thể từ bỏ những lợi ích tức thì ngay
trước mắt. Họ chỉ biết sống cho ngày hôm nay mà không biết đến ngày mai. Vấn
đề ở đây là phải để tính kỷ luật đi trước những lợi ích tức thì đó như là một sự đầu
tư cho tương lai.
Tính kỷ luật cũng có nghĩa là có tầm nhìn rộng để có thể nhìn được hình
ảnh lâu dài và để giữ mọi thứ được cân bằng. Tục ngữ Trung Quốc có dạy rằng:
“Nếu biết nhịn trong một giây giận dữ thì sẽ thoát khỏi trăm ngày khổ đau”.Tất cả
chúng ta đều muốn mình được kiên nhẫn hơn. Đa số đều muốn được giải thoát
khỏi sự cám dỗ, nhưng chúng ta lại vẫn muốn dính líu đến nó.Tính kỷ luật là
những gì giúp cho chúng ta có thể tiếp tục duy trì được.
5. Phát triển không ngừng
Hầu hết mọi người chỉ nhìn người khác một cách phiến diện nhưng đối với
nhà lãnh đạo thì lại khác. Các nhà lãnh đạo có thể nhìn vượt ra xa những vấn đề
hiện tại và những giới hạn để giúp mọi người khác nhận thấy được những khả
năng của chính mình. Đó là phần cốt yếu trong sự phát triển của họ.
Chúng ta tiếp tục phát triển khi chúng ta giúp người khác phát triển. Chu
trình sự phát triển có hai phần, và phần đầu tiên là sự phát triển của chính chúng
ta, vì chúng ta không thể khuyếch trương người khác khi sự phát triển của chính
chúng ta bị suy yếu. Hai phần này tương hỗ và phụ thuộc lẫn nhau. Chúng ta phát
triển bản thân trong khi đang phát triển những người khác. Và bằng cách phát triển
những người khác, chúng ta phát triển bản thân. Đó là chu trình phát triển xoắn ốc
theo chiều hướng đi lên.
Một phần nữa trong quá trình phát triển là sự tìm kiếm để trở nên hiệu quả
hơn. Vì nhịp độ phát triển tăng nhanh nên rất dễ bị rơi vào cái bẫy nhầm lẫn giữa
“sự bận rộn” với tính hiệu quả. Giống như người đốn củi chỉ lo chẻ củi mà không
dừng lại để mài sắc rìu, chúng ta cũng có thể đến sai đích khi cứ cố đuổi kịp được
nhịp độ điên đảo đó. Suy nghĩ về quá trình của chúng ta thực sự vẫn chưa chín
muồi. Nhưng để hiệu quả hơn, chúng ta cần lùi lại, dành thêm thời gian và đánh
giá phương hướng của chúng ta. Nó sẽ giúp chúng ta phát triển và bắt kịp với sự
thay đổi.

Tạo nên những lựa chọn
Thay đổi bắt buộc phải lựa chọn. Nếu chúng ta đang phát triển, chúng ta sẽ
ôm đồm nhiều sự thay đổi và tìm được điều tích cực trong chúng. Đó là tất cả
những gì mà chúng ta chọn để tập trung tới. Nếu chúng ta chọn cách tìm kiếm
chúng, thì sự thay đổi thậm chí còn loại chúng ta ra khỏi cuộc khủng hoảng chính
hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển.
Nhiều người khắc phục được cuộc khủng hoảng nghiêm trọng đã nhìn lại
những năm sau đó và hướng về sự kiện đó như là một bước ngoặt quan trọng. Hầu
hết đều không muốn lại trải qua nỗi đau đó, nhưng đó là phần chủ chốt trong sự
phát triển của họ.
Cuộc khủng hoảng có thể là mối nguy cơ làm chúng ta suy yếu đi.Hay nó
cũng có thể là cơ hội phát triển. Sự lựa chọn thuộc về chúng ta.Cho dù chúng ta
chọn điều nào đi chăng nữa thì cũng đều đúng cả.Chúng ta sẽ làm cho nó trở thành
hiện thực.
Trọng tâm là, thay đổi là sự sống. Đối phó thành công với sự thay đổi nghĩa
là chọn cách phát triển không ngừng. Phát triển yếu dần tức là mất dần sự sống


×