Tải bản đầy đủ (.pdf) (125 trang)

(Luận văn thạc sĩ) phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố cao lãnh, tỉnh đồng tháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.04 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THANH HUY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ TẠI
THÀNH PHỐ CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8310110

SKC007225

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 05/2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THANH HUY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410


Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT
THÀNH PHỐ HỒ CHI MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
LÊ THANH HUY

PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH,
TỈNH ĐỒNG THÁP

NGÀNH: QUẢN LÝ KINH TẾ - 8340410
Người hướng dẫn khoa học:
TS. HỒNG MẠNH DŨNG

Tp. Hồ Chí Minh, tháng 5 năm 2021


LÝ LỊCH KHOA HỌC
(Dùng cho nghiên cứu sinh & học viên cao học)
I. LÝ LỊCH SƠ LƯỢC
Họ & tên: LÊ THANH HUY

Giới tính: Nam.

Ngày, tháng, năm sinh: 28 - 8 - 1971


Nơi sinh: Đồng Tháp.

Quê quán: xã Bình Phú, thị xã Bến Tre, tỉnh Bến Tre

Dân tộc: Kinh.

Chức vụ, đơn vị công tác trước khi học tập, nghiên cứu: Trưởng phòng Kinh
tế thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Chỗ ở riêng hoặc địa chỉ liên lạc: số 916A, đường Phạm Hữu Lầu, Phường 6,
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Điện thoại cơ quan: 0277.3851453

Điện thoại nhà riêng: 0989.87.68.69

Fax:

E-mail:

II. QUÁ TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Trung học chun nghiệp: Khơng.
2. Đại học:
Hệ đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo: Từ tháng 9/1990 - 6/1995.

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành học: Kỹ thuật Cơng nghiệp.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Tiểu luận tốt nghiệp.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 6/1995 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn:

Hệ đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo: Từ tháng 9/2004 - 7/2007.

Nơi học: Học viện Hành chính Quốc gia - Cơ sở thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành học: Hành chính học.
Tên đồ án, luận án hoặc mơn thi tốt nghiệp: Thi tốt nghiệp 3 môn.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Tháng 7/2007 - Học
viện Hành chính Quốc gia.
Người hướng dẫn:
i


3. Thạc sĩ:
Hệ đào tạo: Chính qui

Thời gian đào tạo: Từ tháng 10/2019 - 02/2021.

Nơi học: Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Ngành học: Quản lý Kinh tế.
Tên đồ án, luận án hoặc môn thi tốt nghiệp: Phát triển nông nghiệp đô thị tại
thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Ngày & nơi bảo vệ đồ án, khóa luận hoặc thi tốt nghiệp: Ngày 24/4/2021 Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh.
Người hướng dẫn: TS. Hồng Mạnh Dũng.
4. Tiến sĩ: Khơng.
5.Trình độ ngoại ngữ: B1 Anh văn.
6. Học vị, học hàm, chức vụ kỹ thuật được chính thức cấp; số bằng, ngày
& nơi cấp: Kỹ sư Kỹ thuật công nghiệp; số hiệu bằng 100359, cấp ngày
05/9/1995 tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh. Cử
nhân Hành chính học; số hiệu bằng 0048933, cấp ngày 02/7/2007 tại Học viện

Hành chính Quốc gia.
III. Q TRÌNH CƠNG TÁC CHUN MƠN KỂ TỪ KHI TỐT NGHIỆP
ĐẠI HỌC
Cơng việc

Nơi cơng tác

Thời gian

đảm nhiệm

Phịng Tư vấn – Kỹ
7/1995 - 8/2002

thuật, Cơng ty Xây
dựng

cơng

nghiệp,

Nhân viên tư vấn thiết kế

thành phố Hồ Chí Minh
Phịng Tư vấn – Kỹ
9/2002 – 12/2004

thuật, Công ty Xây
dựng


công

nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh
01/2005 - 12/2006

Phó trưởng phịng Tư vấn - Kỹ
thuật; Quản lý cơng tác tư vấn thiết
kế

Phịng Tư vấn – Kỹ Trưởng phòng Tư vấn - Kỹ thuật;

ii


thuật, Công ty Xây Quản lý công tác tư vấn thiết kế
dựng

cơng

nghiệp,

thành phố Hồ Chí Minh
Phịng Tài chính – Kế Chuyên viên lập kế hoạch & thẩm
7/2009 – 9/2013

hoạch thành phố Cao định thủ tục đầu tư xây dựng cơ bản
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp
Phịng Tài chính – Kế Phó trưởng phịng Tài chính – Kế


10/2013 – 10/2018 hoạch thành phố Cao hoạch; Quản lý nhà nước về kế
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

hoạch và đầu tư

Phịng Kinh tế thành Phó trưởng phịng Kinh tế; Quản lý
10/2018 – 11/2018 phố Cao Lãnh, tỉnh nhà nước về kinh tế ngành
Đồng Tháp
Phòng Kinh tế thành Bí thư chi bộ / Trưởng phịng Kinh
11/2018 – 3/2019

phố Cao Lãnh, tỉnh tế; Quản lý nhà nước về kinh tế
Đồng Tháp

ngành
Thành ủy viên /Phó Chủ nhiệm Ủy

Phịng Kinh tế thành ban kiểm tra Đảng ủy Khối các cơ
phố Cao Lãnh và Trung quan chun mơn /Bí thư chi bộ
4/2019 đến nay

tâm

dịch

vụ

nơng /Trưởng phịng Kinh tế kiêm Giám


nghiệp thành phố Cao đốc Trung tâm dịch vụ nông nghiệp;
Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

Quản lý nhà nước về kinh tế ngành,
nông nghiệp và phát triển nơng thơn

IV. CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CƠNG BỐ:
Cơng trình khoa học được đăng Tạp chí Cơng thương Số 6 - Tháng 4/2020: Xác lập
mơ hình nơng nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN

Ngày 25 tháng 5 năm 2021

hoặc ĐỊA PHƯƠNG

Người khai ký tên

iii


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố
Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp” là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, do chính tơi
thực hiện dưới sự hướng dẫn khoa học của TS. Hoàng Mạnh Dũng.
Các nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực, khách
quan và chưa được cơng bố dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trong các
bảng biểu phục vụ cho phân tích, đánh giá đều được thu thập từ các nguồn khác
nhau và ghi rõ trong phần tài liệu tham khảo. Bên cạnh đó, luận văn có sử dụng
một số nhận xét, đánh giá của các tác giả khác với việc trích dẫn, chú thích
nguồn rõ ràng.

Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm về pháp lý nếu có bất kỳ sự vi phạm
nào về nguyên tắc nghiên cứu khoa học của luận văn này.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2021
Học viên thực hiện

Lê Thanh Huy

iv


LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu Trường Đại
học Sư phạm Kỹ thuật thành phố Hồ Chí Minh và Phịng Đào tạo - Bộ phận Sau
Đại học đã tạo điều kiện để tơi được học và có kiến thức để vận dụng vào đề tài
nghiên cứu.
Tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Hồng Mạnh Dũng đã tận tình hướng
dẫn và định hướng luận văn cho tôi nghiên cứu thực hiện đề tài này.
Để hoàn thành luận văn này, tuy dựa vào sự cố gắng của bản thân nhưng do
kiến thức cịn hạn hẹp, nên khơng thể thiếu sự giúp đỡ của nhiều người. Trong quá
trình thực hiện luận văn, các nội dung nghiên cứu trong luận văn có thể cịn thiếu
sót. Kính mong Thầy, Cơ góp ý để được hồn thiện hơn.
Một lần nữa tơi xin chân thành cảm ơn!
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 25 tháng 5 năm 2021
Học viên thực hiện

Lê Thanh Huy

v



TĨM TẮT LUẬN VĂN
Đơ thị hóa đã thu hẹp dần đất nông nghiệp. Số lượng cư dân thành phố ngày
càng nhiều cùng với biến đổi khí hậu tác động mạnh đến điều kiện canh tác tạo điều
kiện cho nông nghiệp đô thị phát triển ở nhiều nơi trên thế giới. Nơng nghiệp đơ thị
là hình thức sản xuất thơng qua sử dụng các diện tích nhỏ, lơ đất trống, sân vườn,
thảm cỏ, ban công, sân thượng trong các thành phố lớn để trồng cây phù hợp với
điều kiện đất đai, khí hậu. Lợi điểm của thực phẩm từ nơng nghiệp đơ thị ít tốn phí
vận chuyển, đóng gói và lưu trữ, tỉ lệ hao hụt do lưu trữ - vận chuyển giảm; sản
phẩm tươi ngon, giàu dinh dưỡng và có giá cạnh tranh do giảm được các khâu trung
gian; chi phí sản xuất thấp và phát thải CO2 cũng giảm. Nghiên cứu này góp phần
phát triển nơng nghiệp đơ thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.

vi


THESIS SUMMARY
Urbanization has narrowed the agricultural land. The number of urban
residents increasing along with climate change strongly impacts on farming
conditions, thus creating conditioning for urban agriculture in many countries of the
world. Urban agriculture is the form of production through the use of small area,
vacant lot, garden, lawn carpet, balcony, terrace in large cities to plant crops in
accordance with the conditions of land, climate. The advantage of urban agriculture
food is less cost to transport, packaging and storage, the ratio of storage lossesreduced carriage; Fresh, nutritious and competitive price due to the reduction of
intermediate stages; low production costs and CO2 emissions are also reduced. This
paper contributes to establish the models of urban agriculture in Cao Lanh City,
Dong Thap Province.

vii



MỤC LỤC
Trang tựa

TRANG

Quyết định giao đề tài
Lý lịch khoa học

i

Lời cam đoan

iv

Lời cảm ơn

v

Tóm tắt luận văn

vi

Thesis summary

vii

Mục lục

viii


Danh sách các chữ viết tắt

xii

Danh sách các hình

xiii

Danh sách các bảng

xiv

PHẦN MỞ ĐẦU

1

1. Lý do chọn đề tài

1

2. Các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan

2

3. Mục tiêu nghiên cứu

6

4. Đối tượng, khách thể và câu hỏi nghiên cứu


6

5. Phạm vi nghiên cứu

6

6. Phương pháp nghiên cứu

7

7. Đóng góp của luận văn

10

8. Kết cấu của luận văn

10

Tóm tắt phần mở đầu

11

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ

12

1.1 Khái luận về nông nghiệp đô thị

12


1.1.1 Khái niệm về nông nghiệp đô thị

12

1.1.2 Đặc điểm của nông nghiệp đơ thị

13

1.1.3 Các lý thuyết nền có liên quan đến sự phát triển nơng nghiệp đơ
thị

17

1.2 Vai trị của nơng nghiệp đô thị

19

viii


1.3 Nội dung phát triển nông nghiệp đô thị

22

1.3.1 Quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị

22

1.3.2 Tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp đô thị


22

1.3.3 Ứng dụng khoa học công nghệ đặc biệt là công nghệ cao trong
nông nghiệp đô thị

23

1.3.4 Phát triển thị trường của sản phẩm nông nghiệp đô thị

23

1.3.5 Thực hiện liên kết giữa các chủ thể theo chuỗi giá trị trong nông
nghiệp đô thị

24

1.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nơng nghiệp đơ thị

26

1.5 Bài học kinh nghiệm

27

Tóm tắt chương 1

30

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ
THỊ TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH


31

2.1 Khái quát về thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp

31

2.1.1 Vị trí địa lý

31

2.1.2 Địa hình, địa mạo

32

2.1.3 Khí hậu, thủy văn

33

2.1.4 Các nguồn tài nguyên

33

2.1.5 Tổng quan về kinh tế - xã hội

33

2.2 Phân tích thực trạng phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao
Lãnh


34

2.2.1 Thực trạng về quy hoạch phát triển nông nghiệp đô thị

34

2.2.2 Thực trạng về tổ chức sản xuất và quản lý nông nghiệp đô thị

38

2.2.3 Thực trạng về ứng dụng khoa học công nghệ trong nông nghiệp
đô thị

41

2.2.4 Thực trạng về phát triển thị trường của sản phẩm nông nghiệp
đô thị

42

2.2.5 Thực trạng về thực hiện liên kết giữa các chủ thể theo chuỗi giá
trị trong nông nghiệp đô thị

45

ix


2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển nông nghiệp đô thị
tại thành phố Cao Lãnh


49

2.4 Đánh giá thực trạng nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh

54

2.4.1 Những kết quả đạt được

54

2.4.2 Những vấn đề tồn tại và nguyên nhân

55

Tóm tắt chương 2

56

CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NÔNG NGHIỆP ĐÔ THỊ
TẠI THÀNH PHỐ CAO LÃNH

57

3.1 Cơ sở đề xuất giải pháp

57

3.1.1 Chủ trương, chính sách của tỉnh Đồng Tháp về phát triển nơng
nghiệp


57

3.1.2 Quan điểm, mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố
Cao Lãnh

58

3.1.2.1 Quan điểm phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố Cao
Lãnh

58

3.1.2.2 Mục tiêu phát triển nông nghiệp đô thị của thành phố Cao
Lãnh

59

3.2 Giải pháp phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh

60

3.2.1 Nhóm giải pháp về quy hoạch phát triển nơng nghiệp đơ thị

60

3.2.2 Nhóm giải pháp về tổ chức sản xuất và quản lý nơng nghiệp đơ
thị

63

3.2.3 Nhóm giải pháp về đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ
trong nông nghiệp đơ thị tại thành phố Cao Lãnh

70

3.2.4 Nhóm giải pháp về phát triển thị trường của sản phẩm nông
nghiệp đơ thị

73

3.2.5 Nhóm giải pháp về thực hiện liên kết giữa các chủ thể theo chuỗi
giá trị trong nông nghiệp đô thị

77

3.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài

83

Tóm tắt chương 3

83

x


PHẦN KẾT LUẬN

84


TÀI LIỆU THAM KHẢO

86

Phụ lục 1
Phụ lục 2
Phụ lục 3
Phụ lục 4
Phụ lục 5

xi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TÊN ĐẦY ĐỦ

CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

ĐTH

Đơ thị hóa

FAO

GDP

GlobalGAP


Food and Agriculture Organization of the United Nations Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hiệp Quốc
Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
Global Good Agricultural Practice Thực hành nơng nghiệp tốt tồn cầu

HTX

Hợp tác xã

KHCN

Khoa học công nghệ

NNĐT

Nông nghiệp đô thị

PTNT

Phát triển nông thôn

SXNN

Sản xuất nông nghiệp

TP

Thành phố

TP.HCM


Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

UNDP

VietGAP

United Nations Development Programme –
Chương trình Phát triển của Liên hợp quốc
Vietnamese Good Agricultural Practices –
Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam

xii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
HÌNH

TRANG

Hình 1.1: Nơng nghiệp đơ thị trong mối quan hệ với các lĩnh vực
đơ thị khác

12

Hình 1.2: Mơ hình chuỗi giá trị nơng nghiệp


25

Hình 1.3: Nội dung phát triển nơng nghiệp đơ thị

25

Hình 2.1: Bản đồ vị trí thành phố Cao Lãnh trong Vùng đồng
bằng sơng Cửu Long
Hình 2.2: Bản đồ hành chính thành phố Cao Lãnh
Hình 2.3: Sơ đồ chuỗi giá trị xoài cát Chu tại thành phố Cao
Lãnh
Hình 2.4: Sơ đồ chuỗi giá trị xồi cát Hịa Lộc tại thành phố Cao
Lãnh

31
32
47

48

Hình 2.5: Kết quả về sự đồng thuận và tham gia của người dân
đối với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại
thành phố Cao Lãnh

xiii

52



DANH SÁCH CÁC BẢNG
BẢNG

TRANG

Bảng 1.1: Đặc điểm của nông nghiệp nội thị và ngoại thị
Bảng 2.1: Cơ cấu giá trị sản xuất của thành phố Cao Lãnh (Giai đoạn
2016 – 2020)
Bảng 2.2: Diện tích tự nhiên và sản xuất nơng nghiệp ở từng xã,
phường tại thành phố Cao Lãnh
Bảng 2.3: Diện tích đất sản xuất nơng nghiệp tại thành phố Cao Lãnh

14
34

36
37

Bảng 2.4: Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại các phường trung tâm
39

thuộc thành phố Cao Lãnh
Bảng 2.5: Tình hình sản xuất nơng nghiệp tại các xã ngoại thành
thuộc thành phố Cao Lãnh
Bảng 2.6: Thị trường sản phẩm nông nghiệp của thành phố Cao Lãnh
Bảng 2.7: Diện tích liên kết tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp tại thành
phố Cao Lãnh
Bảng 2.8: Kết quả thống kê về nhân khẩu học tham gia khảo sát

40

43
49
50

Bảng 2.9: Kết quả về sự đồng thuận và tham gia của người dân đối
với chủ trương phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố

51

Cao Lãnh
Bảng 3.1: Lựa chọn cây trồng vật nuôi chủ lực tại các phường nội
thành
Bảng 3.2: Lựa chọn cây trồng vật nuôi chủ lực tại các xã ngoại thành

xiv

67
67


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Thành phố Cao Lãnh là đô thị loại II trực thuộc tỉnh, là trung tâm chính trị,
kinh tế, văn hóa, khoa học và kỹ thuật của tỉnh Đồng Tháp. Trong những năm gần
đây, tốc độ ĐTH tại TP Cao Lãnh diễn biến nhanh khiến cho cư dân ở đô thị tăng
theo cùng với biến đổi khí hậu đã tác động mạnh đến điều kiện canh tác và ảnh
hưởng đến năng suất, sản lượng SXNN. ĐTH cũng làm cho diện tích đất SXNN của
TP Cao Lãnh bị thu hẹp dần. Từ đó đặt ra cho ngành nông nghiệp phải thay đổi tư
duy và nghiên cứu phát triển NNĐT; tăng cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật;
hình thành các vùng sản xuất chuyên canh, có năng suất, chất lượng, an tồn và bảo

vệ môi trường hướng đến đáp ứng nhu cầu của thị trường và người tiêu dùng trong
từng bối cảnh.
NNĐT có quy mô nhỏ nhưng dễ dàng tiếp cận công nghệ, quản lý sâu bệnh,
phân bón, nước tưới và giàu tiềm năng về đầu tư, chăm sóc để đạt được năng suất
cao. NNĐT cịn có khả năng phát triển theo các mơ hình chun biệt để cung ứng
nhiều dịch vụ cho đơ thị như: cung cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm... NNĐT
cũng tái sử dụng chất thải đô thị để làm phân bón, nước tưới, góp phần quan trọng
giảm ơ nhiễm môi trường. NNĐT đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới với quy mô
về số lượng ngày càng tăng. Nguyên nhân là lượng người chuyển đến sinh sống ở
thành phố ngày càng nhiều trong khi thế giới đang tìm cách sản xuất thêm lương
thực và sử dụng ít các tài nguyên như nước và đất. Trong bối cảnh hội nhập kinh tế
cùng với tiềm năng và thế mạnh đã đặt ra cho ngành nông nghiệp của TP Cao Lãnh
cần phát triển theo hướng NNĐT; gắn với mở rộng liên kết, hợp tác đầu tư; tăng
cường áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, tăng sức cạnh tranh
trên thị trường. Để thực hiện mục tiêu này cần có các đột phá về chiến lược, chính
sách về quản lý; lựa chọn các loại cây trồng, vật nuôi có thế mạnh của địa phương
gắn chặt với ứng dụng cơng nghệ cao. Từ đó tạo ra nhiều sản phẩm chất lượng, an
tồn, có năng suất phù hợp với hoạt động dự báo thị trường và xúc tiến thương mại
trên phạm vi trong lẫn ngoài nước.

1


Nhận thức vai trị, vị trí, tầm quan trọng của NNĐT nhằm đóng góp thay đổi
mới về cách tiếp cận, phương pháp nghiên cứu phát triển NNĐT; học viên quyết
định chọn đề tài “Phát triển nông nghiệp đô thị tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh
Đồng Tháp” làm luận văn tốt nghiệp cao học ngành Quản lý Kinh tế tại Trường
Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
2. Các cơng trình nghiên cứu trước có liên quan
2.1 Các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp đơ thị ở ngồi nước

René Van Veenhuizen (2006) đã nghiên cứu về “Cities Farming for the
Future - Urban Agriculture for Green and Productive Cities” xuất bản tại Philippines
2006 thuộc International Institute of Rural Reconstruction and ETC Urban
Agriculture, sinh kế của một số lượng lớn người dân thành phố ở các nước đang
phát triển; đặc biệt là người nghèo và phụ nữ phụ thuộc hoàn toàn hoặc một phần về
NNĐT. Những hoạt động nông nghiệp diễn ra trong nhiều bộ phận khác nhau của
các thành phố, tại trong bãi sau nhà, dọc theo suối, đường sắt, trên các khoảng trống
của tư nhân. Những tác động bất lợi tiềm năng của NNĐT về sức khỏe như các rủi
ro liên quan đến tưới tiêu của cây lương thực với nước thải đơ thị, ơ nhiễm dưới đất
do hóa chất sinh học; các tác động tích cực và tiêu cực từ NNĐT phụ thuộc lớn vào
nhiều biện pháp thực hiện bởi chính quyền địa phương nhằm nâng cao lợi ích của
NNĐT trong khi giảm các rủi ro liên quan. Chính quyền thành phố cần xem xét kỹ
lưỡng khi nông nghiệp không tương thích với phát triển đơ thị trong xu thế phát
triển bền vững.
Misha Ketchell (2019) đã nghiên cứu “Làm thế nào nông nghiệp đô thị cải
thiện an ninh lương thực tại các thành phố của Mỹ”, nhiều tổ chức xem NNĐT
hướng đến tăng cường an ninh lương thực, NNĐT cũng cung cấp về mơi trường,
sức khỏe và lợi ích xã hội. Trồng trọt trái cây tươi, rau quả và các sản phẩm động
vật gần người tiêu dùng trong các khu vực đô thị khả dĩ cải thiện an ninh lương thực
và dinh dưỡng địa phương. Sự tăng trưởng của NNĐT đã phát triển hơn 30% tại
Hoa Kỳ trong 30 năm qua. Một cuộc khảo sát gần đây cho thấy 51 quốc gia không
đủ khu vực đô thị để đáp ứng mục tiêu dinh dưỡng đề nghị là 300 gram/người/ngày
về rau tươi. Hơn nữa, ước tính NNĐT địi hỏi 30% tổng diện tích đơ thị của các

2


quốc gia để đáp ứng nhu cầu toàn cầu về rau. Các nghiên cứu khác cho thấy NNĐT
giúp thành phố đạt được tự túc. Tại Cuba, hơn 300.000 trang trại đô thị và khu vườn
sản xuất khoảng 50% cung cấp sản phẩm tươi, cùng với 39.000 tấn thịt và

216.000.000 quả trứng. Hầu hết nông dân đô thị Cuba đạt sản lượng 44 pounds (20
kg) cho mỗi mét vuông năm. Năm 2008 có hơn 20 vạn thị dân Cuba làm việc trong
ngành này, sử dụng 140 km2 đất đơ thị. Nhóm nghiên cứu của Đại học California tại
Berkeley thành lập một khu vườn đa dạng chứa tổng cộng 492 cây thuộc 10 loài cây
trồng. Chúng được trồng trong một thiết kế đa văn hóa hỗn hợp. Trong 3 tháng đã
sản xuất được gần với mức mong muốn hàng năm bằng cách sử dụng thực hành và
cải thiện sức khỏe đất cũng như kiểm soát dịch hại sinh học bao gồm sử dụng phân
xanh, trồng theo lợi ích của đất và sự hiệp đồng với các DN cung cấp cây trồng
trong sắp xếp xen kẽ để giảm sâu bệnh, cung cấp nước ở mức giảm giá cho nông
dân đô thị, với yêu cầu phải sử dụng thực hành hiệu quả. Một giải pháp cho các
thành phố để trống và sử dụng đất cơng cộng có sẵn cho NNĐT với mức phí th
thấp.
Tại Cairo, một nhóm giáo sư nơng nghiệp phát triển phương pháp trồng rau
trên sân thượng tại khu vực đô thị đơng dân, sau đó được mở rộng nhanh khi có hậu
thuẫn chính thức của FAO vào năm 2001. Tại Mumbai, một trong các thành phố có
mật độ dân cao nhất thế giới, người dân làm vườn hữu cơ quy mô nhỏ, hộ gia đình
tự túc được 5 kg rau quả/ngày trong 300 ngày của năm. Ở Trung Quốc, tại nhiều
thành phố lớn của nước này, NNĐT và ven đô cung cấp tới 85% nhu cầu về rau
xanh, 50% về thịt trứng của người dân. Riêng Thượng Hải dùng đến 60% rau, 90%
trứng và có 800.000 việc làm từ NNĐT; Bắc Kinh thu 271 triệu USD/năm nhờ khai
thác du lịch từ NNĐT. Ước tính, trên thế giới hiện có khoảng 800 triệu người kiếm
sống nhờ sản xuất thức ăn, lương thực từ NNĐT. Ngồi ra cịn có khả năng phát
triển theo các mơ hình chun biệt để cung ứng nhiều dịch vụ cho đô thị như cung
cấp cây xanh, hoa tươi và thực phẩm cho khách sạn; cung ứng dịch vụ du lịch, dịch
vụ an dưỡng... NNĐT cũng tái sử dụng chất thải đơ thị để làm phân bón, nước tưới
và góp phần quan trọng giảm ơ nhiễm mơi trường.

3



2.2 Các cơng trình nghiên cứu về nơng nghiệp đơ thị ở trong nước
Lê Văn Trưởng (2008) đã nghiên cứu về “Xác định một số đặc điểm của
nông nghiệp nội thị và nông nghiệp ngoại thị”. Các đô thị ra đời đã kéo theo sự
hình thành và phát triển loại hình nơng nghiệp mới của nhân loại đó là NNĐT. Đây
là sự thống nhất của hai bộ phận cấu thành: nông nghiệp nội thị và ngoại thị. Tác
giả đã tiếp cận vấn đề theo ba hướng sau: (1) Hướng thứ nhất, xuất phát từ những
đặc điểm của khu vực nội thị và ngoại thị để nghiên cứu đặc điểm của nông nghiệp
nội thị và nông nghiệp ngoại thị; (2) Hướng thứ hai, tiếp cận theo quan điểm hệ
thống, đô thị là hệ thống lớn với sự kết hợp của ba tiểu hệ thống: kinh tế, xã hội và
môi trường sinh thái; (3) Hướng thứ ba, tổng hợp những đặc điểm chung nhất
những nghiên cứu thực tế nông nghiệp của hàng loạt đô thị trên thế giới: Bắc Kinh,
Java, Havana, Mexico city, Nairobi, London, Pari, New York và trong nước như
Hà Nội, Hồ Chí Minh, Hải Phịng, Đà Nẵng…
Theo Võ Hữu Hịa (2020), với nội dung “Phát triển nơng nghiệp đơ thị:
Hướng đi bền vững cho các đô thị trong tiến trình đơ thị hố”. Tác giả nhận định:
Đơ thị hóa là một q trình tất yếu, khơng thể khơng xảy ra, dù muốn hay không
muốn tương lai của thế giới vẫn nằm ở các thành phố. Đó là kết luận của hội nghị
thượng đỉnh thế giới về đô thị do Liên Hợp Quốc tổ chức tại Istanbul. Thực tế tốc
độ ĐTH của nước ta đang diễn ra ngày càng nhanh về cả quy mô và số lượng; ĐTH
nhanh trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam thực sự đã làm nảy sinh nhiều bất cập.
Phát triển NNĐT là giải pháp tối ưu để giải quyết các bất cập này. Mặc dù chỉ mới
phát triển mạnh từ những năm 70 của thế kỷ XX trở lại đây; song NNĐT đã góp
phần rất lớn trong chiến lược phát triển bền vững của các đô thị trên thế giới. Ở
nước ta, NNĐT đã hiện diện song còn ở dạng manh mún, phần lớn là từ sự sáng tạo
của người dân. Mặc dù phạm vi hoạt động chưa rộng, mức độ phát triển chưa cao,
chưa toàn diện, nhưng hiệu quả kinh tế - xã hội – môi trường của NNĐT đã được
chứng minh ở nhiều thành phố thuộc các nước phát triển và đang phát triển trên thế
giới. Hy vọng NNĐT sẽ là giải pháp và là hướng đi chiến lược cho sự phát triển
nhanh, bền vững của các đơ thị trong tiến trình ĐTH hiện nay của nước ta.


4


Theo Hồng Thị Ngọc Ánh (2016), trong q trình phát triển kinh tế - xã hội
của nước ta, ĐTH là một quá trình tất yếu khách quan. ĐTH trong điều kiện tiền
cơng nghiệp hóa làm tăng thêm khó khăn cho các đô thị như một bộ phận lao động
trong nông nghiệp mất đất sản xuất, trở nên thiếu việc làm; dân cư từ nông thôn
chuyển về đô thị để làm việc góp phần gia tăng nhu cầu về lương thực, thực phẩm;
ơ nhiễm khơng khí, ơ nhiễm nguồn nước... Đây là các yếu tố đe dọa sự phát triển
nhanh và bền vững của đơ thị hiện nay; trong đó các giải pháp phát triển NNĐT
được xem là hướng đi tối ưu để giải quyết các bất cập liên quan trong tiến trình
ĐTH, hướng tới xây dựng đơ thị sinh thái bền vững cho tương lai. Những hiệu quả
từ phát triển NNĐT theo hướng bền vững mang lại là: NNĐT góp phần giảm chi
phí đóng gói, lưu trữ và vận chuyển sản phẩm nông sản để cung ứng cho khu vực
đô thị; NNĐT đáp ứng một phần quan trọng về nhu cầu lương thực, rau quả và các
loại nông sản khác một cách trực tiếp, tại chỗ cho cư dân đô thị thay vì phải vận
chuyển từ nơi khác đến. Bên cạnh đó, NNĐT tạo ra nguồn thực phẩm tươi sống và
an tồn. Qua đó góp phần lớn khi đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị. Kết
quả này càng thiết thực trong điều kiện yêu cầu về thực phẩm ngày càng tăng cả về
số lượng lẫn chất lượng. Khi tốc độ ĐTH tăng nhanh, áp lực về việc làm cho một bộ
phận cư dân mất đất SXNN càng trở nên gay gắt. NNĐT có khả năng tận dụng quỹ
đất đô thị và sức lao động dôi dư để giải quyết bài toán việc làm và thu nhập.
Theo Thảo Lan (2018), phát triển NNĐT theo mơ hình hiện đại là hướng đi
bền vững cho tiến trình ĐTH ở Hà Nội. Đó là ý kiến được nhiều đại biểu thảo luận
và thống nhất tại Hội thảo “Phát triển nông nghiệp đô thị và khu vực ven đô thành
phố Hà Nội theo hướng phát triển bền vững” do Hội quy hoạch phát triển đô thị
Việt Nam tổ chức ngày 05/4/2018 tại Hà Nội. Quá trình ĐTH ở các nước cũng như
ở nước ta là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội; góp phần tăng giá
trị sản xuất, giá trị xuất nhập khẩu, tạo điều kiện thuận lợi tiếp cận tiến bộ KHCN
và nâng cao chất lượng sống cho người dân. ĐTH tăng nhanh, sự gia tăng dân số

kéo theo diện tích đất SXNN ở Hà Nội ngày càng bị thu hẹp làm cho phát triển
nông nghiệp manh mún, thiếu bền vững, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm
trọng.

5


Theo Lê Công Vũ (2019), nông nghiệp đã trở thành một phần không thể tách
rời của thành phố và được thể hiện theo nhiều cách khác nhau, vẫn còn nhiều vướng
mắc và trở ngại mà Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung cần phải giải quyết để
tiến tới hiện thực hóa. Nếu các Chính phủ đã có cam kết thực sự về việc đảm bảo an
ninh lương thực và nâng cao chất lượng sống của người dân dẫn đến SXNN thành
thị là một hướng đi đáng được xem xét và triển khai.
3. Mục tiêu nghiên cứu
 Nghiên cứu cơ sở lý luận về phát triển NNĐT và những bài học kinh nghiệm
phát triển NNĐT.
 Phân tích thực trạng NNĐT tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp trong giai
đoạn 2016 - 2020. Đánh giá những vấn đề tồn tại cần giải quyết đối với phát
triển NNĐT tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
 Đề xuất giải pháp phát triển NNĐT tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
5. Đối tượng, khách thể và câu hỏi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Phát triển NNĐT tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
Khách thể nghiên cứu: gồm các hộ dân thuộc phường, xã trên địa bàn; Hội
nông dân TP Cao Lãnh; 9 chuyên gia để xác định nội dung phát triển NNĐT và các
nhân tố ảnh hưởng; phân tích, nhận xét thực trạng và đề xuất giải pháp.
Đề tài đặt ra các câu hỏi nghiên cứu như sau:
 Hệ thống hóa lý thuyết và mơ hình phát triển NNĐT trên thế giới và Việt
Nam như thế nào? Nội dung phát triển NNĐT là gì ? Các nhân tố ảnh
hưởng đến phát triển NNĐT như thế nào?
 Phân tích thực trạng NNĐT tại TP Cao Lãnh giai đoạn 2016 – 2020,

những tồn tại của NNĐT tại TP Cao Lãnh và nguyên nhân là gì?
 Giải pháp nào để phát triển NNĐT tại TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp vào
giai đoạn 2021 - 2025?
6. Phạm vi nghiên cứu
- Về không gian: Phạm vi địa giới hành chính TP Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp.
- Về thời gian: Giai đoạn 2021 - 2025.

6


6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Các phương pháp sử dụng để nghiên cứu
Luận văn sử dụng nghiên cứu định tính là cách tiếp cận nhằm mơ tả và phân
tích đặc điểm lẫn hành vi của từng cá nhân và từ quan điểm của những nhà nghiên
cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thơng tin tồn diện về đặc điểm của môi trường
xã hội nơi nghiên cứu. Thực trạng xã hội được nhìn nhận như một chuỗi các sự kiện
liên kết chặt chẽ với nhau và cần được mô tả đầy đủ để phản ánh thực tế khách
quan. Nghiên cứu định tính dựa trên một khung lý thuyết với quy trình nghiên cứu
linh hoạt và có tính biện chứng. Phương pháp này cho phép phát hiện những chủ đề
quan trọng mà các nhà nghiên cứu chưa bao quát được. Sử dụng bảng hỏi đã chuẩn
bị trước theo một cơ cấu nhất định cho đối tượng nghiên cứu, cho phép suy luận
thống kê từ mẫu điều tra để ước lượng kết quả của quần thể nghiên cứu. Từ đó cho
phép đánh giá mối liên quan giữa những tham số đã được tiến hành khảo sát. Kết
quả thu được từ khảo sát được sử dụng để so sánh theo thời gian hoặc giữa các
vùng. Để nghiên cứu luận văn, học viên sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân loại và hệ thống hóa lý thuyết: Sắp xếp các tài liệu khoa
học, hệ thống lý thuyết để làm rõ sự hiểu biết về vấn đề nghiên cứu.
- Phương pháp khảo sát thực tiễn: Để biết được mức độ trực trạng, luận văn
tiến hành phát phiếu điều tra dưới hình thức bảng câu hỏi để phục vụ mục tiêu
nghiên cứu.

- Phương pháp phân tích - tổng hợp: Từ các dữ liệu thực tế tiến hành phân
tích các nguồn thơng tin để đưa ra kết luận phù hợp, phục vụ nghiên cứu.
- Phương pháp đối chiếu - so sánh: Các số liệu thu thập được so sánh, đối
chiếu với nhau, giữa kết quả thu được với kỳ vọng ban đầu nhằm làm rõ vấn đề.
- Phương pháp thống kê - mô tả: Từ các số liệu đã thu thập được, tiến hành
thống kê mô tả để có được thơng tin có ý nghĩa đáp ứng mục tiêu nghiên cứu.
- Phương pháp chuyên gia: Luận văn sử dụng phương pháp chuyên gia khi
dựa vào lý thuyết khoa học, nghiên cứu của Nguyễn Chí Mỳ và Hồng Xn Nghĩa
(2007) và các văn bản có hiệu lực để triển khai nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến
sự phát triển NNĐT phù hợp với bối cảnh của TP Cao Lãnh là:
7


 UBND tỉnh Đồng Tháp, Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Đồng Tháp (2015),
Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 và tầm
nhìn đến 2030.
 UBND tỉnh Đồng Tháp (2018), Quyết định số 1651/QĐ-UBND-HC ngày
28/12/2018, phê duyệt rà sốt, điều chỉnh Quy hoạch nơng nghiệp, PTNT
tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
 UBND TP Cao Lãnh (2019), Đề án TP Cao Lãnh lên đô thị loại II trực thuộc
tỉnh Đồng Tháp vào năm 2020 và lên đô thị loại I vào năm 2030.
 UBND TP Cao Lãnh (2019), Kết quả thực hiện SXNN và PTNT 5 năm
2016- 2020 và xây dựng kế hoạch 5 năm 2021 - 2025.
 UBND TP Cao Lãnh (2020), Kết quả TP Cao Lãnh hoàn thành nhiệm vụ xây
dựng nông thôn mới.
 Đảng bộ TP Cao Lãnh (2020), Chương trình hành động của Ban Chấp hành
Đảng bộ TP Cao Lãnh về phát triển NNĐT giai đoạn 2021 - 2025.
 UBND TP Cao Lãnh (2020), Thuyết minh nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch
chung của TP Cao Lãnh đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2050.
Do tính mới của đề tài nghiên cứu nên luận văn sử dụng chuyên gia tham gia

vào quá trình xác định những nội dung và nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển
NNĐT tại TP Cao Lãnh. Qua đó giúp luận văn mang tính ứng dụng vào thực tế sau
khi hồn thành. Danh sách chuyên gia được học viên thiết lập theo Phụ lục 4 và
Biên bản họp chuyên gia được lập theo Phụ lục 5.
6.2 Tổng mẫu nghiên cứu và cỡ mẫu
6.2.1 Tổng mẫu nghiên cứu
Nghiên cứu tại 08 phường, 07 xã và Hội nông dân TP Cao Lãnh thông qua
thu thập thông tin được in sẵn. Tổng số hộ của 08 phường là 18.073 hộ, chiếm tỷ lệ
29,3%. Tổng số hộ của 07 xã là 43.645 hộ, chiến tỷ lệ 70,7%. Nội dung khảo sát tập
trung theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2. Việc thu thập thông tin dựa vào cán bộ địa chính
cùng với đại diện UBND xã phường nơi khảo sát. Thông tin thu thập phục vụ cho

8


×