Tải bản đầy đủ (.doc) (37 trang)

KHÓA LUẬN Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 2020

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (208.79 KB, 37 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tỉnh Điện Biên là nơi hội tụ nhiều tiềm năng phát triển văn hoá, du lịch
hấp dẫn, với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, đa dạng, kho tàng văn hoá
các dân tộc độc đáo và đặc sắc. Từ nhiều năm qua, tỉnh ln xác định Bảo tồn,
phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên là nhiệm vụ quan trọng, xuyên suốt
của các cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị
- xã hội và Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tạo điều kiện để các dân tộc bình đẳng,
tăng cường đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến bộ; gìn giữ, phát huy
những giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại và bài
trừ các hủ tục trong đời sống; gắn chương trình bảo tồn, phát triển văn hóa các dân
tộc với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển du lịch, giữ vững ổn định chính trị,
giải quyết các vấn đề xã hội và thực hiện tốt chính sách dân tộc, góp phần thực
hiện thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển văn hoá, con người Điện Biên đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững của đất nước và của tỉnh.
Với lợi thế, là tỉnh đa thành phần dân tộc, những năm qua tỉnh Điện Biên đã
đạt được một số kết quả quan trọng trong công tác bảo tồn phát triển văn hóa các
dân tộc, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, nhằm phát huy vai trị của
các chủ thể văn hóa trong cộng đồng các dân tộc trong tỉnh. Tuy nhiên, công tác
bảo tồn phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh vẫn cịn gặp nhiều khó khăn, thách thức.
Đến nay, Điện Biên là một tỉnh miền núi biên giới, cơ sở hạ tầng chưa phát triển;
xuất phát điểm kinh tế - xã hội thấp; tỷ lệ đói nghèo cao; trình độ dân trí khơng
đồng đều; nguồn lực chủ yếu phụ thuộc vào hỗ trợ từ ngân sách Trung ương, nên
việc đầu tư hoàn thiện cơ sở vật chất và hệ thống thiết chế văn hóa từ tỉnh tới cơ sở
thiếu đồng bộ, chưa đáp ứng được yêu cầu. Thực tế còn nhiều di sản văn hóa của
các dân tộc đã và đang bị mai một, lai tạp, các giá trị truyền thống đứng trước nguy
cơ bị hủy hoại, thay thế. Nhiều di tích lịch sử đang chịu tác động rất lớn của các
yếu tố tự nhiên và chính con người, nguy cơ bị xâm lấn, hư hỏng.
Xuất phát từ yêu cầu cấp thiết trên, tôi lựa chọn đề tài: "Công tác bảo tồn
và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã



2
hội, giai đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025" làm Khóa luận tốt nghiệp
lớp Trung cấp lý luận chính trị - hành chính, Đảng ủy Khối Cơ quan và Doanh
nghiệp tỉnh Điện Biên khóa 19
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ những vấn đề về bảo tồn di sản văn hóa vật
thể, phi vật thể, công tác phát huy giá trị di sản văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng
cao đời sống văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên, công tác đào tạo, bồi dưỡng
nguồn nhân lực trong lĩnh vực văn hóa trong tỉnh. Đề tài đi sâu khảo sát và đánh
giá thực trạng công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
gắn với phát triển kinh tế - xã hội; tìm ra những nguyên nhân đạt được kết quả và
những nguyên nhân của những hạn chế; đề tài hướng tới việc đề xuất phương
hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả cơng tác bảo tồn và phát
triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai
đoạn 2016-2020, định hướng đến năm 2025.
2.2. Nhiệm vụ
- Nêu bật những vấn đề chung về cơ sở lý luận về công tác bảo tồn, phát
triển văn hóa của chủ nghĩa Mác - Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh; làm rõ các
khái niệm về văn hóa, bảo tồn và phát triển văn hóa;
- Khảo sát, phân tích, tổng hợp đánh giá cơng tác bảo tồn phát triển văn hóa
các dân tộc trong tỉnh Điện Biên thông qua các kết quả triển khai thực hiện theo
từng lĩnh vực cụ thể: Bảo tồn di sản văn hóa vật thể; Bảo tồn di sản văn hóa phi vật
thể; Cơng tác phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời sống văn
hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên; Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực trong
lĩnh vực văn hóa.
- Đề xuất phương hướng và giải pháp nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả
công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
3. Phạm vi nghiên cứu



3
- Phạm vi nghiên cứu: Công tác bảo tồn, phát triểnvăn hóa các dân tộc trong
tỉnh Điện Biên;
- Thời gian nghiên cứu: Giai đoạn 2016- 2020, định hướng đến năm 2025.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp tổng hợp - Phân tích;
- Phương pháp liệt kê;
- Phương pháp so sánh;
- Phương pháp dùng số liệu.
5. Kết cấu của khóa luận
Ngồi phần Mở đầu và Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, khóa luận
được trình bày thành 3 chương:
- Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân
tộc tỉnh Điện Biên
- Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân
tộc tỉnh Điện Biên.
- Chương 3. Giải pháp nâng cao hiệu quả chát lượng công tác bảo tồn, phát
triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên.


4
B. NỘI DUNG
Chương 1. Cơ sở lý luận của công tác bảo tồn và phát triển
văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
1.1. Các khái niệm
- Văn hóa là khái niệm được dùng rất phổ biến trong đời sống hàng ngày và
là đối tượng nghiên cứu của nhiều ngành khoa học. Mỗi ngành khoa học có cách
tiếp cận văn hóa khác nhau. Tính đa nghĩa của khái niệm văn hóa đã làm nên sự

phong phú của số lượng các khái niệm này.
Theo UNESCO : "Văn hóa là tổng thể sống động các hoạt động và sáng tạo
trong quá khứ và trong hiện tại. Qua các thế kỷ, hoạt động sáng tạo ấy đã hình
thành nên một hệ thống các giá trị, các truyền thống và thị hiếu - những yếu tố xác
định đặc tính riêng của mỗi dân tộc”. Định nghĩa này nhấn mạnh vào hoạt động
sáng tạo của các cộng đồng người gắn liền với tiến trình phát triển có tính lịch sử
của mỗi cộng đồng trải qua một thời gian dài tạo nên những giá trị có tính nhân
văn phổ qt, đồng thời có tính đặc thù của mỗi cộng đồng, bản sắc riêng của từng
dân tộc.
Theo Hồ Chí Minh: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài
người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa
học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, những công cụ sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn,
ở và các phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa. Văn hóa là sự tổng hợp của mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của
nó mà lồi người đã sản sinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi
của sự sinh tồn”.
Định nghĩa của Hồ Chí Minh giúp chúng ta hiểu văn hóa cụ thể và đầy đủ
hơn. Suy cho cùng, mọi hoạt động của con người trước hết đều “vì lẽ sinh tồn cũng
như mục đích của cuộc sống”, những hoạt động sống đó trải qua thực tiễn và thời
gian được lặp đi, lặp lại thành những thói quen, tập quán, chắt lọc thành những
chuẩn mực, những giá trị vật chất và tinh thần được tích lũy, lưu truyền từ đời này


5
qua đời khác thành kho tàng quý giá mang bản sắc riêng của mỗi cộng đồng, góp
lại mà thành di sản văn hóa của tồn nhân loại.
- Xây dựng, phát triển văn hóa là hoạt động có chủ đích của các chủ thể văn
hóa tác động vào mơi trường tự nhiên và xã hội làm nảy sinh những giá trị mới của
nền văn hóa (cả về quy mơ và chất lượng) theo hướng chân, thiệm, mỹ, thấm
nhuần sâu sắc tinh thần dân tộc, khoa học, nhân văn, dân chủ, tiến bộ.

Hoạt động xây dựng, phát triển văn hóa diễn ra ở tất cả các lĩnh vực hoạt
động văn hóa, tạo ra các điều kiện và cơ hội cho con người tham gia vào quá trình
sáng tạo, sản xuất, truyền bá, đánh giá và thưởng thức các giá trị văn hóa, tạo mơi
trường văn hóa lành mạnh, làm động lực thúc đẩy quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc.
- Khái niệm bảo tồn văn hóa được lý giải như sau: Bản thân lĩnh vực văn
hóa là rất rộng lớn và người ta thường gắn khái niệm "bảo tồn văn hóa" với những
đối tượng cụ thể như: bảo tồn văn hóa truyền thống, bảo tồn văn hóa vật thể, bảo
tồn văn hóa phi vật thể, bảo tồn di sản văn hóa phật giáo, bảo tồn văn hóa nơng
thơn… Hiểu theo nghĩa chung nhất thì bảo tồn văn hóa là gìn giữ, lưu lại những giá
trị văn hóa.
Bảo tồn văn hóa khơng phải là hoạt động cản trở sự phát triển văn hóa, mà
trong một chừng mực nào đó cịn là cơ sở cho sự phát triển văn hóa theo đúng
hướng. Bản thân q trình phát triển văn hóa có sự đào thải yếu tố văn hóa lỗi thời,
lạc hậu, khơng phù hợp với hiện thực khách quan. Sẽ là sai lầm khi coi bảo tồn văn
hóa triệt tiêu sự phát triển văn hóa và ngược lại phát triển văn hóa sẽ triệt tiêu bảo
tồn văn hóa. Bảo tồn và phát triển văn hóa có thể được coi là thúc đẩy nhau; bảo
tồn văn hóa giữ vai trị là cơ sở góp phần thúc đẩy phát triển văn hóa. Bên cạnh đó,
thơng qua phát triển văn hóa, con người nhận thức và thực hiện hoạt động bảo tồn
văn hóa nhằm thể hiện bản sắc riêng của mình. Cũng bởi tầm quan trọng của việc
bảo tồn văn hóa mà trong q trình phát triển chứa đựng sự đánh giá, xác lập vị thế
của yếu tố văn hóa mới dựa trên nền tảng giá trị đã được bảo tồn.


6
1.2. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về
văn hóa
1.2.1. Quan điểm của Chủ nghĩa Mác - Lênin về văn hóa
Sinh thời, C. Mác và Ph.Ăngghen đã có những nghiên cứu sâu sắc về văn
hóa và khẳng định rằng văn hóa là tổng thể toàn bộ ý thức xã hội của con người

gắn với đặc điểm quốc gia dân tộc. Văn hóa là "các lực lượng bản chất người của
con người" tham gia vào cải biến tự nhiên nhằm mục đích sinh sống và tồn tại,
phát triển. Văn hóa là sự sáng tạo, đồng thời là sự biểu hiện của các lực lượng bản
chất người: "Căn cứ vào mức độ tự nhiên được con người biến thành bản chất
người, tức là mức độ tự nhiên được con người khai thác, cải tạo thì có thể xem xét
được trình độ văn hóa của con người"1.
Mỗi hình thái kinh tế xã hội sẽ có một kiểu văn hóa xác định. Văn hóa là giá
trị riêng của dân tộc. Văn minh là các nấc thang của văn hóa theo hướng đi lên.
Văn minh là những giá trị văn hóa ưu tú tỏa sáng tri phối về cấu trúc và hệ giá trị
đối với các cộng đồng xã hội trên thế giới trong các phạm vị không gian và thời
gian lâu dài. Vì vậy, cần phải xây dựng hóa trên tầm cao văn minh nhân loại mà
vẫn đảm bảo nét riêng.
1.2.2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa
- Văn hố vừa là động lực, vừa là mục tiêu của sự nghiệp cách mạng
Hồ Chí Minh từng nói đến “văn hố soi đường cho quốc dân đi” 2“phải đem
văn hoá lãnh đạo quốc dân để thực hiện độc lập, tự cường, tự chủ”, phải “xúc tiến
công tác văn hoá để đào tạo con người mới và cán bộ mới cho cơng cuộc kháng
chiến kiến quốc”
Văn hố như một động lực thúc đẩy các dân tộc đoàn kết và hiểu biết lẫn
nhau. Với nhận thức như vậy, bằng sự nỗ lực hoạt động không mệt mỏi trên mặt
trận văn hố thơng qua sách, báo, văn thơ... Hồ Chí Minh làm cho các dân tộc hiểu
rõ bản chất của chủ nghĩa thực dân ở các nước thuộc địa và con đường cách mạng
chân chính cần phải thực hiện.
1
2

C. Mác và Ph.Ăngghen: Những tác phẩm thời trẻ (tiếng Nga), M.1986, tr.587.
Hồ Chí Minh: Về văn hóa, Bảo tàng Hồ Chí Minh xuất bản, Hà Nội, 1997, tr. 320



7
Hồ Chí Minh cho rằng, văn hố có tác dụng “sửa đổi tham nhũng, lười
biếng, phù hoa, xa xỉ, sửa xã hội cũ, xây xã hội mới”. Văn hoá tạo sức mạnh để
chiến thắng ngoại xâm theo tinh thần “văn minh thắng bạo tàn”. Kinh tế nâng cao
đời sống vật chất, cịn văn hố có tác dụng nâng cao đời sống tinh thần của nhân
dân.
- Giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại
Hồ Chí Minh có ý thức rõ ràng về giá trị văn hoá dân tộc, văn hoá tinh thần
và văn hoá vật chất. Người cho rằng, “càng thấm nhuần chủ nghĩa Mác-Lênin càng
phải coi trọng những truyền thống tốt đẹp của cha ông”. Người ca ngợi truyền
thống yêu nước, thương người, tinh thần dân chủ, tinh thần quốc tế, đoàn kết, yêu
đời, lạc quan, ngợi ca các anh hùng và danh nhân Việt Nam. Người giáo dục: “Dân
ta phải biết sử ta, cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”. Hồ Chí Minh địi hỏi
phải “phát huy vốn cũ quý báu của dân tộc”, tức là khôi phục cái gì tốt, cái gì
khơng tốt thì phải loại dần ra, tránh tình trạng khơi phục cả đồng bóng, rước xách
thần thánh. Người khẳng định truyền thống “nhân dân ta từ lâu đã sống với nhau
có tình có nghĩa”.
Hồ Chí Minh cũng rất quan tâm đến di sản văn hoá của dân tộc. Theo Hồ
Chí Minh, văn hố dân tộc và văn hoá nhân loại quan hệ chặt chẽ với nhau. Nhưng
văn hoá trước hết là sự tồn tại và phát triển của một cộng đồng dân cư bền vững.
Yếu tố dân tộc là yếu tố quyết định nhất của một nền văn hoá. Dựa trên cơ sở gốc
là văn hoá dân tộc, lấy đó là điều kiện, cơ sở để tiếp thu văn hoá nhân loại.
1.3. Chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước về cơng tác bảo
tồn và phát triển văn hóa
Với quan điểm, tư tưởng thống nhất, Đảng ta khẳng định:Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển bền vững đất nước; Văn
hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội; Xây dựng nền văn hóa
Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống nhất trong đa dạng của cộng
đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc, nhân văn, dân chủ và khoa
học và được thể hiện rất rõ trong chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng trong



8
giai đoạn hiện nay. Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014, Hội nghị lần thứ 9
của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa XI) về xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, Đảng đã
nêu rõ các quan điểm:
- Văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là mục tiêu, động lực phát triển
bền vững đất nước. Văn hóa phải được đặt ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã
hội.
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, thống
nhất trong đa dạng của cộng đồng các dân tộc Việt Nam, với các đặc trưng dân tộc,
nhân văn, dân chủ và khoa học.
- Phát triển văn hóa vì sự hồn thiện nhân cách con người và xây dựng con
người để phát triển văn hóa. Trong xây dựng văn hóa, trọng tâm là chăm lo xây
dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: Yêu nước,
nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đồn kết, cần cù, sáng tạo.
- Xây dựng đồng bộ mơi trường văn hóa, trong đó chú trọng vai trị của gia
đình, cộng đồng. Phát triển hài hịa giữa kinh tế và văn hóa; cần chú ý đầy đủ đến
yếu tố văn hóa và con người trong phát triển.
- Xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của tồn dân do Đảng lãnh
đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân là chủ thể sáng tạo, đội ngũ trí thức giữ vai trị
quan trọng.
Nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước,
Chính phủ đã xây dựng và triển khai một số nhiệm vụ quan trọng trong công tác
bảo tồn phát triển văn hóa, trong đó coi trọng việc bảo tồn, phát triển văn hóa các
dân tộc thiểu ở Việt Nam. Có thể nói cơng tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa
các dân tộc thiểu ln là một nội dung quan trọng được Đảng và Nhà nước ta quan
tâm, chỉ đạo trong suốt quá trình lãnh đạo, điều hành đất nước. Với quan điểm nhất
quán, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, văn hóa các dân tộc thiểu số là một bộ

phận quan trọng của nền văn hóa Việt Nam thống nhất, đa dạng. Các chủ trương,
chính sách của Đảng và Nhà nước ban hành và thực hiện đã góp phần quan trọng


9
trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, đồng thời tạo động lực để
phát triển đời sống kinh tế, xã hội, ổn định chính trị, an ninh quốc phòng vùng
đồng bào DTTS. Một số nội dung tiêu biểu được xây dựng triển khai gần đây:
Ngày 27/7/2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1270/QĐ-TTg
phê duyệt Đề án “Bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số Việt Nam đến
năm 2020”, Quyết định số 936/QĐ-TTg ngày 30/6/2017 phê duyệt Chương trình
mục tiêu Phát triển văn hóa giai đoạn 2016 - 2020.
Ngày 14/10/2021, Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số
1719/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế
- xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021- 2030, giai
đoạn I: từ năm 2021 đến năm 2025. Trong đó, giao Bộ Văn hóa, Thể thao và Du
lịch chủ trì, phối hợp triển khai Dự án số 6 “Bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa
truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số gắn với phát triển du lịch”.
1.4. Chỉ đạo của Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh
Điện Biên với công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trong tỉnh
Xác định rõ vai trò quan trọng của văn hóa trong đời sống xã hội trong đó có
cơng tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, xuyên
suốt, là trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các
tổ chức chính trị - xã hội và của Nhân dân các dân tộc trong tỉnh; tạo điều kiện để
các dân tộc bình đẳng, tăng cường đồn kết, tơn trọng và giúp đỡ nhau cùng tiến
bộ; gìn giữ, phát huy những giá trị, bản sắc văn hóa tốt đẹp; góp phần thực hiện
thắng lợi mục tiêu xây dựng và phát triển văn hoá, con người Điện Biên đáp ứng
yêu cầu phát triển bền vững của đất nước và của tỉnh.
Căn cứ Nghị quyết số 01-NQ/TU ngày 23 tháng 5 năm 2016 của Tỉnh ủy
Điện Biên về Chương trình hành động của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh thực hiện

Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XIII Đảng bộ tỉnh; Kết luận
số 01-KL/TU ngày 20 tháng 5 năm 2016 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc tiếp
tục thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20 tháng 12 năm 2012 của Ban Chấp
hành Đảng bộ tỉnh (khóa XII) về Chương trình Bảo tồn và phát triển văn hóa các


10
dân tộc tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020,
định hướng đến năm 2025 và Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ngày 14 tháng 10 năm
2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Điện Biên (Khóa XIV, kỳ họp thứ 3) về việc
thơng qua Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng đến năm
2025.
Ngày 11/11/2016, Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên đã ban hành Quyết định số
1430/QĐ-UBND phê duyệt Đề án tiếp tục bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc
tỉnh Điện Biên gắn với phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016 - 2020, định hướng
đến năm 2025.
Nhằm khắc phục những khó khăn, hạn chế trong cơng tác bảo tồn phát triển
văn hóa thời gian qua, đồng thời điều chỉnh, bổ sung các mục tiêu, nhiệm vụ cụ thể
trong thời gian tới cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương; tăng cường cơ
sở vật chất, thiết bị cho hoạt động văn hóa và hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao ở cơ
sở, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học lĩnh vực văn hóa - xã hội, nhất là về bảo
tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa các dân tộc của tỉnh, thu hẹp khoảng cách,
sự chênh lệch về hưởng thụ văn hóa giữa các vùng, đưa các hoạt động văn hoá, văn
nghệ phục vụ đồng bào các dân tộc; phát triển, nâng cao số lượng và chất lượng
phong trào văn hoá, văn nghệ ở địa bàn thơn, bản; việc gắn kết các chương trình, đề
án phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường với phát triển văn hóa và du lịch.
Văn hóa có ý nghĩa vơ cùng to lớn và giữ vị trí đặc biệt quan trọng, là động
lực của sự phát triển xã hội, phát triển kinh tế. Văn hóa được xây dựng và bồi đắp
nên trong suốt chiều dài lịch sử của dân tộc, nó làm nên nền tảng tinh thần của một

xã hội, giữ vai trò quan trọng vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự phát
triển kinh tế - xã hội. Văn hóa có nhiệm vụ phụng sự Tổ quốc và nhân dân, vì vậy,
văn hóa cũng phải thấm nhuần sâu sắc quan điểm: Vì nhân dân phục vụ và phát
huy sứ mạng của toàn dân làm văn hóa. Làm cho văn hóa thấm sâu vào đời sống
và hoạt động xã hội, vào mọi lĩnh vực sinh hoạt và quan hệ con người là yêu cầu
rất cao, là nhiệm vụ khó khăn và lâu dài.


11

Chương 2. Đánh giá thực trạng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa
các dân tộc tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020


12
2.1. Khái quát đặc điểm chung của tỉnh Điện Biên
Điện Biên là một tỉnh miền núi, biên giới, nằm ở phía Tây Bắc của tổ quốc
có điều kiện kinh tế - xã hội cịn khó khăn, với 10 đơn vị hành chính cấp huyện
(gồm: 08 huyện, 01 thị xã và 01 thành phố), trong đó có 05 huyện thuộc Chương
trình 30a của Chính phủ, 02 huyện được hưởng cơ chế hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng
theo Nghị quyết 30a. Tồn tỉnh có 129 xã, phường, thị trấn; 1441 thơn, bản, tổ dân
phố (số liệu năm 2020). Tỉnh có tổng diện tích tự nhiên là 9.562,9 km 2. Địa hình
hiểm trở, núi cao, độ dốc lớn, nhiều sơng suối chia cắt; giao thơng đi lại khó khăn,
thời tiết khí hậu khắc nghiệt.
Tỉnh Điện Biên có dân số khoảng 60 vạn người, có 19 dân tộc, trong đó dân
tộc thiểu số chiếm trên 80%, trong đó dân tộc Mơng chiếm 38.12 % dân số toàn
tỉnh, dân tộc Thái chiếm 35,69%, dân tộc Kinh chiếm 17,28%, dân tộc Khơ Mú
chiếm 3,3%, còn lại là các dân tộc khác như: Dao, Kháng, Lào, Hà Nhì, Hoa (Xạ
Phang), Xinh Mun, Tày, Mường, Cống, Nùng, Thổ, Phù Lá, Si La, Sán Chay (Sán
Chỉ) và các dân tộc khác.

Đồng bào dân tộc thiểu số trong tỉnh với trình độ dân số thấp và khơng đồng
đều; cơ sở hạ tầng kém phát triển, tỷ lệ đói nghèo cao nên dễ bị ảnh hưởng của môi
trường văn hố thiếu lành mạnh, khơng phù hợp với truyền thống, thuần phong mỹ
tục của dân tộc; các tệ nạn xã hội, tội phạm và sự xâm nhập của các sản phẩm và
dịch vụ văn hóa độc hại ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng, đạo đức, lối sống của một
phận thanh niên cấc dân tộc trong tỉnh.
2.2. Thực trạng công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các
dân tộc tỉnh Điện Biên giai đoạn 2016 - 2020
2.2.1. Kết quả đạt được
2.2.1.1. Bảo tồn di sản văn hóa vật thể
Cơng tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học đề nghị xếp hạng di tích lịch sử - văn
hóa và danh lam thắng cảnh được thực hiện theo quy định; hiện có 67 di tích được
kiểm kê và 27 di tích được cấp có thẩm quyền xếp hạng3. Đã thực hiện khoanh
3

Gồm: 01 di tích cấp Quốc gia đặc biệt: Di tích lịch sử chiến trường Điện Biên Phủ; 14 di tích cấp Quốc gia:
Thành Bản Phủ, Động Pa Thơm, Thành Sam Mứn, Hang động Chua Ta (huyện Điện Biên); tháp Mường Luân, tháp
Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh (huyện Điện Biên Đông); hang Thẩm Khương, hang động Há Chớ (huyện Tuần


13
vùng, cắm 45 mốc các khu vực bảo vệ di tích lịch sử văn hóa tại Thành Bản Phủ,
xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên; cắm 191 biển báo, biển chỉ dẫn các điểm di tích,
cơng trình văn hóa, cơng trình công cộng trên địa bàn tỉnh.
Công tác trùng tu, bảo tồn, tơn tạo di tích tiếp tục được thực hiện, đặc biệt là
di tích Chiến trường Điện Biên Phủ 4; triển khai dự án xây dựng Đền thờ liệt sỹ tại
Chiến trường Điện Biên Phủ. Quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị di tích trên địa
bàn tỉnh được tiến hành thường xuyên, có sự phối hợp giữa các sở, ngành, địa
phương. Việc trưng bày, triển lãm, quảng bá, giới thiệu hiện vật gắn với truyền
thống lịch sử, văn hóa của địa phương được phối hợp triển khai thực hiện tại nhiều

tỉnh, thành trong nước. Công tác sưu tầm, bổ sung hiện vật cho Bảo tàng và Ban
Quản lý di tích được quan tâm thực hiện, đến nay tổng số hiện vật đang được lưu
giữ, quản lý là 12.403 hiện vật5.
2.2.1.2. Bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể
Tỉnh đã phối hợp với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, cùng một số tỉnh
triển khai xây dựng Hồ sơ di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở
Việt Nam”, di sản “Nghệ thuật Xòe Thái” đề nghị UNESCO ghi danh vào Danh
sách di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại; tổ chức Hội thảo quốc tế
“Nghệ thuật Xòe Thái”. Đến nay, di sản “Thực hành Then của người Tày, Nùng,
Thái ở Việt Nam” đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi
vật thể đại diện của nhân loại.
Công tác kiểm kê, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị đưa
vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được quan tâm triển khai: Tổng
Giáo), hang động Xá Nhè, hang động Pê Răng Ky, hang động Khó Chua La, hang động Thẳm Khến (huyện Tủa
Chùa); hang động Huổi Cang, Huổi Đáp (huyện Mường Chà) và 12 di tích cấp tỉnh, gồm: Di tích nhà tù Lai Châu,
di tích Pú Vạp (thị xã Mường Lay), di tích lịch sử Cách mạng Pú Nhung, hang động Mùn Chung (huyện Tuần Giáo);
dân quân Thanh An bắn rơi máy bay Mỹ (huyện Điện Biên), di tích Xên Mường Thanh, Cơng trình đại thủy nông
Nậm Rốm (huyện Điện Biên và thành phố ĐBP), thành Vàng Lồng, hang động Hấu Chua (huyện Tủa Chùa); Di tích
lịch sử Vừ Pa Chay (huyện Điện Biên Đơng); hang động Hắt Chuông (huyện Mường Chà); hang động Bản Khá
(huyện Tuần Giáo).
3
Cụ thể: Trùng tu, tơn tạo di tích khu trung tâm đề kháng Him Lam; bảo trì, sửa chữa một số điểm di tích thành
phần thuộc di tích quốc gia đặc biệt Chiến trường Điện Biên Phủ (gồm di tích Sở chỉ huy chiến dịch Điện Biên Phủ;
Di tích đồi A1; cầu Mường Thanh; Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ.
4

Bảo tồn, tơn tạo các di tích tại các huyện: Tháp Mường Luân, Tháp Chiềng Sơ, hang Mường Tỉnh tại huyện Điện
Biên Đơng; di tích Thành Bản Phủ, động Pa Thơm tại huyện Điện Biên; hang động Xá Nhè và Khó Chua La, huyện Tủa
Chùa.
5

Bảo tàng tỉnh có 7.994 hiện vật, Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ có 4.107 hiện vật, Ban Quản lý di
tích có 302 hiện vật.


14
kiểm kê nhằm nhận diện thực trạng di sản văn hóa phi vật thể của 18 dân tộc (trong
đó dân tộc Mông đã tiến hành kiểm kê ngành Mông xanh và Mông đen). Chủ động
triển khai lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa phi vật thể đề nghị Bộ Văn hóa, Thể
thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; tính đến
thời điểm báo cáo, tồn tỉnh có 12 di sản văn hóa phi vật thể được đưa vào Danh
mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia6.
Cơng tác bảo tồn văn hóa các dân tộc được quan tâm, triển khai thực hiện,
đã tiến hành bảo tồn một số di sản từ nguồn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn
hóa tại các huyện, thị xã, thành phố7; bảo tồn, phát huy trang phục truyền thống các
dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên.
Sưu tầm, bảo tồn và dịch thuật, in ấn tài liệu chữ viết cổ đang được triển khai
thực hiện, đến nay đã sưu tầm được hơn 200 cuốn sách (tài liệu) cổ của một số dân
tộc (Thái, Dao, Lự) đang được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng tỉnh. Bảo tồn tiếng nói
và chữ viết của dân tộc thiểu số (tiếng Thái và tiếng Mông) trong giai đoạn 2011 2020 triển khai có hiệu quả8. Việc giáo dục tuyên truyền, giới thiệu các di sản văn
hóa tiêu biểu của các dân tộc cho học sinh thông qua các chương trình chính khóa,
ngoại khóa, các hoạt động tập thể được quan tâm thực hiện và đạt kết quả tốt.
Triển khai Đề án phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số
6

Gồm: Nghệ thuật Xòe Thái tỉnh Điện Biên; Tết Nào Pê chầu của người Mông đen tại bản Nậm Pọng, xã
Mường Đăng, huyện Mường Ảng; Lễ Kin Pang Then của người Thái Trắng tại bản Na Nát, phường Na Lay, thị xã
Mường Lay; Lễ hội đền Hồng Cơng Chất tại Thành Bản Phủ, xã Noong Hẹt, huyện Điện Biên; Tết té nước của
người Lào tại bản Na Sang 1, xã Núa Ngam, huyện Điện Biên; Nghệ thuật tạo hoa văn trên trang phục truyền thống
của người Mông hoa tại bản Cổng Trời, xã Sa Lông, huyện Mường Chà; Lễ cúng bản (Gạ ma thú) của người Hà Nhì
tỉnh Điện Biên; Tết hoa (Mền loóng phạt ái) của người Cống tỉnh Điện Biên; Lễ Tủ cải ( Lễ cấp sắc) của người Dao

quần chẹt, xã Huổi Só, huyện Tủa Chùa; lễ Pang Phoóng (lễ tạ ơn) của người Kháng, xã Rạng Đông, huyện Tuần
Giáo; Nghề làm giầy thêu của người Hoa (Xạ Phang); Nghệ thuật Múa của người Khơ Mú.
7

Huyện Điện Biên: Bun Huột Nặm (Tết té nước) dân tộc Lào. Thành phố Điện Biên Phủ: Tết cổ truyền “Nào Pê
Chầu” của dân tộc Mông, Lễ Cúng cơm mới, Lễ cầu mưa, Lễ chém cổ dê (Xên Phắn Bẻ), Lễ lên nhà mới, Lễ cưới
hỏi truyền thống và đặt tên cho trẻ của dân tộc Thái, ngành Thái đen, Hội Hạn khuống và bảo tồn nghề thêu, dệt thổ
cẩm truyền thống của người Thái. Huyện Mường Ảng: Lễ cầu mưa của dân tộc Khơ Mú. Huyện Tuần Giáo: Lễ cầu
mùa của người Khơ Mú. Huyện Tủa Chùa: Lễ Tủ Cải (Cấp sắc) của dân tộc Dao; Lễ cưới truyền thống của dân tộc
Hoa (Xạ Phang); lễ Ma khô của người Mông Xanh. Thị xã Mường Lay: Nghệ thuật Xịe Thái, Lễ hội đua thuyền
đi én. Huyện Điện Biên Đông: Lễ Mừng cơm mới của dân tộc Xinh Mun; Lễ cúng bản (Tê hrôi cung) của dân tộc
Khơ Mú; Lễ mừng cơm mới của dân tộc Lào. Huyện Nậm Pồ: Lễ Nhảy lửa của dân tộc Dao đỏ. Huyện Mường Nhé:
Lễ mừng cơm mới, Lễ cúng bản, Lễ cầu mùa của dân tộc Si La; Lễ cúng tổ tiên của dân tộc Cống; Tết truyền thống
của dân tộc Hà Nhì.
8
Kết quả đến hết tháng 12/2020: Cấp tiểu học đã tổ chức tại 265 trường học tiếng Thái, mở 1.162 lớp tiếng Thái,
thu hút 26.098 học sinh tham gia và tổ chức tại 256 trường học tiếng Mông, mở 1.352 lớp tiếng Mông, thu hút 33.483
học sinh tham gia; Cấp THCS đã tổ chức tại 122 trường học tiếng Thái, mở 722 lớp tiếng Thái, thu hút 23.168 học
sinh tham gia và tổ chức tại 133 trường học tiếng Mông, mở 688 lớp tiếng Mông, thu hút 23.654 học sinh tham gia


15
tỉnh Điện Biên, trong đó có dân tộc Cống và dân tộc Si La đã được các cấp, các
ngành quan tâm, đầu tư nguồn lực. Đến nay, đời sống vật chất, tinh thần của đồng
bào dân tộc Cống, Si La trên địa bàn tỉnh cơ bản được nâng lên, tỷ lệ hộ nghèo
giảm; đa số đồng bào được tiếp cận các dịch vụ y tế, giáo dục, thông tin; các giá trị
văn hóa đặc trưng được bảo tồn9. Cơng tác xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân
dân”, “Nghệ nhân ưu tú” trong lĩnh vực di sản văn hóa phi vật thể được quan tâm10.
2.2.1.3. Công tác phát huy giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, nâng cao đời
sống văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên

Cơng tác tun truyền, phổ biến, quảng bá di sản văn hóa đã được triển
khai với nhiều nội dung và hình thức: Tuyên truyền trên Cổng thông tin điện tử;
xuất bản tài liệu dịch ra nhiều thứ tiếng như song ngữ Việt - Anh, Việt - Lào, Việt
- Thái11. Hoàn thiện bức tranh Panorama, thuộc Dự án xây dựng Bảo tàng Chiến
thắng lịch sử Điện Biên Phủ giai đoạn II nhằm tăng cường tuyên truyền, giới
thiệu đến du khách về ý nghĩa lịch sử của Chiến thắng Điện Biên Phủ. Báo Điện
Biên Phủ, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh và các cơ quan thơng tấn báo chí
của Trung ương thường trú trên địa bàn đã đẩy mạnh tuyên truyền các nội dung
phản ánh về cơng tác bảo tồn văn hóa các dân tộc gắn với phát triển kinh tế - xã
hội tới Nhân dân. Duy trì chợ phiên tại một số huyện trong tỉnh, tạo điều kiện, cơ
hội cho cộng đồng phát triển giao thương, bn bán, góp phần xóa đói giảm
nghèo và ổn định cuộc sống 12.
Công tác giáo dục, tuyên truyền, giới thiệu di sản văn hóa cho học sinh,
sinh viên được quan tâm, chú trọng: Các cơ sở giáo dục đã tổ chức lồng ghép
trong chương trình giáo dục chính khóa, ngoại khóa và các hoạt động tập thể cho
9

Dân tộc Cống: hỗ trợ khôi phục sản xuất trang phục truyền thống; khôi phục và sản xuất nhạc cụ truyền thống;
khơi phục và truyền bá văn hóa dân tộc; hỗ trợ sản xuất các chương tình về dân tộc... Dân tộc Si La: hỗ trợ khôi
phục trang phục truyền thống; thành lập và duy trì đội văn nghệ bản; tổ chức lễ cúng cơm mới...
10

Năm 2020 tỉnh đã trình Hội đồng chuyên ngành cấp Bộ xem xét đề nghị 15 cá nhân, trong đó có 02 cá nhân
đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân nhân dân”, 13 cá nhân đề nghị xét tặng danh hiệu “Nghệ nhân ưu tú”.
11

Sản xuất 13 phim phóng sự, tài liệu; biên tập, sản xuất 60 video clip để tuyên truyền trên màn hình Led; tổ
chức lồng tiếng dân tộc Thái, Mơng đối với 32 phim; tổ chức tuyên truyền lưu động 4.345 buổi; tổ chức 597 buổi
biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp. Các phim chứa đựng nội dung tuyên truyền về phát huy văn hóa truyền thống,
xây dựng đời sống văn hóa cơ sở, các điểm du lịch của địa phương.

12

Tả Sìn Thàng, Xá Nhè và thị trấn Tủa Chùa, huyện Tủa Chùa; chợ Vàng Lếch, xã Nậm Tin, huyện Nậm Pồ;
chợ phiên Biên giới khu vực lối mở xã A Pa Chải, huyện Mường Nhé.


16
học sinh, sinh viên về văn hóa truyền thống các dân tộc; khuyến khích các học
sinh tích cực tham gia hoạt động tạo cảnh quan cho di tích, hoạt động trải nghiệm
tại di tích và các Bảo tàng 13.
Hỗ trợ các bản văn hóa du lịch các dân tộc thiểu số một số kỹ năng, nghiệp
vụ, tổ chức bồi dưỡng, tham quan, học tập kinh nghiệm các mơ hình quản lý và
hoạt động du lịch cộng đồng, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm để vận dụng và phát
triển sáng tạo hoạt động du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh, để từng bước nâng
cao chất lượng phục vụ khách du lịch14.
Chỉ đạo triển khai Dự án sửa chữa, nâng cấp và hiện đại hóa phịng trưng bày
giới thiệu tổng thể Chiến dịch Điện Biên Phủ trong Bảo tàng chiến thắng lịch sử
Điện Biên Phủ; dự án nâng cấp nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh để giới thiệu, tuyên
truyền về di sản văn hóa các dân tộc và truyền thống, lịch sử phát triển của tỉnh Điện
Biên; quan tâm xây dựng các chương trình nghệ thuật dân tộc đặc sắc, tăng cường
sưu tầm âm nhạc dân gian truyền thống và sáng tác mới nhằm phát triển Đoàn Nghệ
thuật tỉnh Điện Biên theo hướng trở thành Đoàn Nghệ thuật chuyên nghiệp, hiện đại.
Quan tâm đẩy mạnh xây dựng đời sống văn hóa thơng qua các hoạt động
văn hóa cơ sở; tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia thực hiện
phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” 15. Nhân dân các dân
tộc đã tích cực thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội;
nhiều hủ tục đang dần được xóa bỏ, các nghi thức, nghi lễ được rút ngắn đảm bảo
tính trang trọng, lịch sự, phù hợp với thực tiễn của đời sống xã hội và phong tục
13


Sưu tầm ca dao, dân ca; tìm hiểu và học cách sử dụng một số loại nhạc cụ dân tộc; tìm hiểu văn hóa ẩm thực;
tìm hiểu về cách tổ chức Tết, lễ hội truyền thống; tổ chức Hội diễn văn nghệ, trình diễn trang phục truyền thống; tổ
chức các trị chơi dân gian...
14

Tổ chức 10 lớp tập huấn cho hơn 400 lượt học viên là người dân và trưởng bản về kỹ năng làm du lịch cộng
đồng, kỹ năng ngành nghề kinh doanh lưu trú tại nhà dân; tổ chức cho đại diện một số bản văn hóa du lịch trên địa
bàn thành phố Điện Biên Phủ, huyện Điện Biên và Mường Nhé tham gia đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm, tham
quan mơ hình quản lý và tổ chức hoạt động du lịch cộng đồng tại một số tỉnh như: Lai Châu, Lào Cai, n Bái, Hịa
Bình, Sơn La, Thái Nguyên. Từ đó rút ra bài học kinh nghiệm, phát triển mơ hình du lịch cộng đồng gắn với dịch vụ
như: Biểu diễn văn nghệ; sản xuất, cung cấp hàng thổ cẩm, mây tre đan, đồ lưu niệm; hướng dẫn, thuyết minh giới
thiệu cho du khách tham quan, tìm hiểu, trải nghiệm về văn hóa truyền thống các dân tộc.
15

Đến hết năm 2020 tồn tỉnh có: 893 thơn, bản, tổ dân phố đạt chuẩn văn hóa, chiếm 62% trong tổng số thơn,
bản tồn tỉnh; có 92.350 gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa, chiếm 70% trong tổng gia đình tồn tỉnh; có 1.228
cơ quan, đơn vị, trường học đạt chuẩn văn hóa, chiếm 92% trong tổng số cơ quan, đơn vị, trường học tồn tỉnh; có
27 xã đạt danh hiệu “Xã đạt chuẩn văn hóa nơng thơn mới”, chiếm 23,3%; có 10 phường, thị trấn đạt danh hiệu
“Phường, thị trấn văn minh đô thị”, chiếm 71,4%.


17
tập quán của từng dân tộc. Công tác xây dựng hương ước, quy ước đã được triển
khai một cách đồng bộ trên địa bàn tỉnh; đưa tiêu chuẩn xây dựng, thực hiện tốt
quy ước vào việc bình xét, đánh giá và cơng nhận danh hiệu gia đình văn hóa,
thơn, bản, tổ dân phố văn hóa. Hiện nay trên địa bàn tỉnh có 1.176 thơn, bản, tổ
dân phố có Quy ước được phê duyệt.
Phong trào văn nghệ quần chúng được duy trì phát triển, tồn tỉnh có 1.151
đội văn nghệ quần chúng. Hằng năm, các địa phương tổ chức nhiều hội thi, hội
diễn, giao lưu nghệ thuật quần chúng liên xã, liên bản. Đồng thời, các đội văn nghệ

đã tích cực luyện tập, thực hành tại cộng đồng vào các dịp tết, lễ hội, ngày hội Đại
đoàn kết toàn dân tộc. Các cơ quan chuyên môn đã tổ chức các lớp tập huấn,
truyền dạy kỹ năng thực hành các điệu Xòe truyền thống; tuyên truyền vận động và
tạo điều kiện cho các nghệ nhân, các chủ thể văn hóa tham gia trình diễn Nghệ
thuật Xịe Thái tại các hoạt động, sự kiện do Trung ương và địa phương tổ chức 16.
Thông qua trình diễn, giới thiệu một số nghi lễ, lễ hội, trang phục, ẩm thực, nghệ
thuật trình diễn dân gian đã quảng bá văn hóa truyền thống các dân tộc tỉnh Điện
Biên tới công chúng trên khắp mọi miền đất nước và bạn bè quốc tế.
Các lực lượng vũ trang của tỉnh đã thực hiện tốt công tác đảm bảo an ninh
trong các hoạt động, sự kiện văn hóa, chính trị của tỉnh; phát hiện và xử lý các
trường hợp thơng tin tun truyền về mê tín dị đoan, chú trọng xây dựng điểm sáng
văn hóa vùng biên... góp phần ổn định chính trị, giữ vững an ninh trật tự, bảo vệ
biên cương vững chắc, tạo môi trường sống an toàn cho người dân yên tâm lao
động sản xuất, phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Hệ thống thiết chế văn hóa, thể thao của tỉnh đã được quan tâm đầu tư, xây
dựng, tạo địa điểm sinh hoạt văn hóa tại chỗ cho nhân dân; đời sống văn hóa ở khu

16

Cấp huyện tổ chức các hoạt động như: Hội diễn Nghệ thuật quần chúng, Ngày hội Đại đoàn kết tồn dân tộc,
giao lưu văn hóa dân tộc Mơng... Cấp tỉnh tổ chức Ngày hội Văn hóa, Thể thao và Du lịch gắn với các hoạt động trong
khuôn khổ Lễ Hội Hoa Ban hằng năm, mang đậm bản sắc dân tộc, đóng góp tích cực trong cơng tác bảo tồn, phát huy
giá trị văn hóa các dân tộc, đem lại hiệu quả trong việc triển khai chương trình. Tỉnh đã thành lập 01 Câu lạc bộ bảo tồn
âm nhạc, dân ca, dân vũ truyền thống các dân tộc tỉnh Điện Biên; 01 câu lạc bộ văn hóa dân gian dân tộc Thái tỉnh
Điện Biên. Qua các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ đã góp phần gìn giữ di sản văn hóa dân gian các dân tộc.
Hằng năm, cử các đoàn nghệ nhân là người dân tộc thiểu số: Thái, Mông, Khơ Mú, Lào, Cống ... tham gia các
hoạt động, sự kiện văn hóa tại Làng Văn hóa du lịch các dân tộc Việt Nam, Ngày hội văn hóa Thái, Ngày hội văn
hóa Mơng, Ngày hội văn hóa các dân tộc Tây Bắc, Ngày hội văn hóa Việt – Lào ...



18
vực nông thôn, biên giới từng bước được cải thiện17.
Việc kiện tồn hệ thống quản lý di tích: Ban Quản lý Di tích tỉnh Điện Biên
được thành lập nhằm đáp ứng yêu cầu thực tiễn về quản lý, bảo vệ và phát huy giá
trị di tích trên địa bàn tỉnh; các huyện đã chỉ đạo các xã có di tích lịch sử, danh lam
thắng cảnh thành lập Tổ quản lý di tích nhằm bảo vệ và gìn giữ, phát huy giá trị di
tích trên địa bàn.
Cơng tác quản lý, tổ chức lễ hội trên địa bàn tỉnh được thực hiện đúng theo
Nghị định số 110/2018/NĐ-CP, ngày 29/8/2018 của Chính phủ. Một số Lễ hội tiêu
biểu được duy trì tổ chức hằng năm như: Lễ hội Hoa Ban (thành phố Điện Biên
Phủ), Lễ hội Đền Hồng Cơng Chất (huyện Điện Biên), Lễ hội Đua thuyền đuôi én
(thị xã Mường Lay), Hội xuân Điện Biên Đông (huyện Điện Biên Đông) ... với
nhiều hoạt động giao lưu, văn hóa văn nghệ đã từng bước trở thành sản phẩm du
lịch đặc trưng của tỉnh, thu hút đông đảo nhân dân, du khách trong và ngồi nước
đến tham gia, hưởng ứng, góp phần vào tăng trưởng du lịch của tỉnh.
Nhiều đề tài nghiên cứu khoa học cấp tỉnh đã và đang được đầu tư góp phần
gìn giữ, phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc như: Bảo tồn và phát triển dân
ca, dân vũ, dân nhạc các dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên; nghiên cứu tuyên
truyền chiến thắng Điện Biên Phủ bằng hình thức tranh và thơ; nghiên cứu đề xuất
mơ hình du lịch cộng đồng gắn với du lịch nông nghiệp nhằm tăng thu nhập của cư
dân nông thôn và bảo tồn các di sản văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên; nghiên
cứu, sưu tầm và bảo tồn giá trị trang phục truyền thống các dân tộc thiểu số trên
địa bàn tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển du lịch; nghiên cứu, sưu tầm và bảo tồn
nghệ thuật múa dân gian các dân tộc tỉnh Điện Biên phục vụ phát triển du lịch.
2.2.1.4. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực
Công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhằm phát
huy có hiệu quả các thiết chế văn hóa cơ sở ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số được
các cấp, các ngành quan tâm. Việc tuyển dụng, đào tạo nguồn nhân lực là người
dân tộc thiểu số làm việc trong các thiết chế văn hóa cơ sở được chú trọng. Cán bộ,
17


Tồn tỉnh hiện có 10/10 nhà văn hóa huyện chiếm 100%; có 93 nhà văn hóa xã, phường, thị trấn chiếm 72%;
có 675 nhà văn hóa thơn, bản, tổ dân phố chiếm 47%.


19
cơng chức, viên chức văn hóa - xã hội của cấp xã nói riêng, của ngành văn hóa, thể
thao và du lịch nói chung được đào tạo đúng hoặc liên quan đến chuyên ngành,
phù hợp với vị trí việc làm, cơ bản đáp ứng nhu cầu nhiệm vụ.
Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu cụ thể giai đoạn 2016 - 2020
- Có 10 huyện, thị xã, thành phố được kiểm kê di tích, đạt 100% mục tiêu
Kết luận số 01-KL/TU; 27 di tích, danh lam thắng cảnh mới phát hiện được lập hồ
sơ đề nghị xếp hạng, đạt 44,8% (mục tiêu 90%); 09 di tích được trùng tu, tơn tạo,
phục hồi18 (vượt 06 di tích); 100% số hiện vật hiện có và hiện vật sưu tầm bổ sung
được bảo quản.
- Có 18 dân tộc19 được kiểm kê, đánh giá về di sản văn hóa đạt 94,7% (mục
tiêu 100%). Trong đó có 11 dân tộc có di sản văn hóa, tiêu biểu, đại diện được bảo
tồn, phát huy20 đạt 57,8% (mục tiêu 50%).
- Hiện có 15 di sản văn hóa phi vật thể được lựa chọn lập hồ sơ khoa học đề
nghị đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia, đạt 100%; có 02 di sản
văn hóa phi vật thể đề nghị UNESCO đưa vào Danh sách di sản văn hóa phi vật
thể đại diện của nhân loại21 (vượt 01 di sản).
- Có 50 Nghệ nhân được lập hồ sơ đề nghị Chủ tịch nước phong tặng danh
hiệu “Nghệ nhân ưu tú”, “Nghệ nhân nhân dân” lĩnh vực di sản văn hóa phi vật
thể, (vượt 37 nghệ nhân so với mục tiêu). Toàn tỉnh hiện có 28 Nghệ nhân ưu tú,
trong đó có 20 Nghệ nhân ưu tú có thu nhập thấp và hồn cảnh khó khăn được trợ
cấp theo quy định.
- Có 10 nhà văn hóa cấp huyện; 93 xã, phường, thị trấn có nhà văn hóa và tự
chủ được chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện đạt 72,1%
(mục tiêu 40%, vượt 32,1%); có 675 thơn, bản, tổ dân phố có nhà sinh hoạt cộng

đồng, có chương trình hoạt động do chủ thể văn hóa tổ chức thực hiện đạt 46,8%

18

Trong đó có 01 di tích quốc gia đặc biệt, 07 di tích quốc gia, 01 di tích cấp tỉnh.
Gồm các dân tộc: Thái, Mơng, Kinh, Khơ Mú, Lào, Kháng, Dao, Hà Nhì, Hoa (Xạ Phang), Xinh Mun, Phù
Lá, Tày, Nùng, Cống, Si La, Sán Chỉ, Mường, Thổ.
19

20

Gồm các dân tộc: Thái, Mông, Khơ Mú, Xinh Mun, Kháng, Hà Nhì, Si La, Cống, Hoa, Lào, Dao.
Di sản nghệ thuật xịe Thái đang trình UNESCO; Di sản thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái ở Việt
Nam đã được UNESCO ghi danh.
21


20
(mục tiêu 30%, vượt 16,8%); 539 thôn bản, tổ dân phố được gắn biển tên 22, đạt
53,8% (mục tiêu 100%).
- Có 218 cơng chức văn hóa - xã hội cấp xã là người dân tộc thiểu số, có thời
gian sinh sống lâu dài trên địa bàn, có hiểu biết về phong tục tập quán, văn hóa
truyền thống của địa phương, chiếm 96,8% tổng số cán bộ văn hóa - xã hội cấp xã
đạt 101,9% (mục tiêu 95%, vượt 6,9%); có 225 cơng chức văn hóa - xã hội được
đào tạo đúng hoặc liên quan đến chuyên ngành, phù hợp với vị trí việc làm, đạt
100% (mục tiêu 50%, vượt 50%); hằng năm có 100% số cơng chức văn hóa xã
được tập huấn, bồi dưỡng chun mơn nghiệp vụ.
- Có 09 huyện, thị xã, thành phố được hỗ trợ phát triển ít nhất 01 nghề thủ
công truyền thống hoặc hỗ trợ bảo tồn và phát triển một số loại hình di sản văn hóa
phi vật thể tiêu biểu23 (mục tiêu 10/10 huyện, thị xã, thành phố).

- Có 02 bản văn hóa truyền thống dân tộc 24 đã và đang được bảo tồn (mục
tiêu 03 bản); có 11 bản văn hóa du lịch được quan tâm hỗ trợ (tăng 07 bản so với
mục tiêu), trong đó tập trung cơng tác đào tạo, tập huấn, trang bị về kiến thức, kỹ
năng trong hoạt động du lịch. Hiện nay, các bản văn hóa truyền thống và bản văn
hóa du lịch chưa được đầu tư bảo tồn văn hóa cũng như nâng cấp về cơ sở hạ tầng
để hoạt động du lịch.
- Thực hiện việc triển khai bảo tồn di sản văn hóa những dân tộc có số dân
dưới 10.000 người ra khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp về di sản văn hóa (tỉnh
Điện Biên có 02 dân tộc Si La và Cống). Trong đó, đã tiến hành kiểm kê tồn diện
di sản văn hóa; bảo tồn “Lễ cầu mùa” dân tộc Si La; mở lớp truyền dạy dân ca, dân
vũ, dân nhạc và bảo tồn trang phục truyền thống cho dân tộc Si La và dân tộc
Cống; di sản “Mền loóng phạt ái” (Tết Hoa mào gà) của người Cống, được Bộ Văn
22

Trong đó: Huyện Điện Biên có 20 thơn, bản, tổ dân phố; huyện Mường Chà có 27 thơn, bản, tổ dân phố;
huyện Tủa Chùa có 55 thơn, bản, tổ dân phố; huyện Mường Ảng có 118 thơn, bản, tổ dân phố; thị xã Mường Lay có
22 thơn, bản, tổ dân phố; huyện Mường Nhé có 16 thơn, bản, tổ dân phố; huyện Nậm Pồ có 121 thơn, bản, tổ dân
phố; huyện Tuần Giáo có 25 thơn, bản, tổ dân phố; thành phố Điện Biên Phủ có 05 thơn, bản, tổ dân phố; huyện
Điện Biên Đơng có 130 thơn, bản, tổ dân phố được gắn biển tên.
23
Huyện Điện Biên 07 di sản, 01 nghề thủ công truyền thống; Mường Nhé 05 di sản; Tủa Chùa 04 di sản; Điện
Biên Đông 03 di sản; Mường Ảng 02 di sản; Thành phố ĐBP 03 di sản, 01 nghề thủ công truyền thống; Thị xã
Mường Lay 02 di sản; Tuần Giáo 01 di sản; Nậm Pồ: 01 di sản.
24
Bản dân tộc Thái: bản Che Căn, xã Mường Phăng và bản dân tộc Khơ Mú: bản Kéo, xã Pá Khoang, thành phố
Điện Biên Phủ.


21
hóa, Thể thao và Du lịch đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Đánh giá chung về những kết quả đạt được
Việc triển khai thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20/12/2012 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh và Kết luận số 01-KL/TU, ngày 20/5/2016 của Ban
Thường vụ Tỉnh ủy đã đạt nhiều kết quả tích cực; cơng tác lãnh đạo, chỉ đạo triển
khai thực hiện được cấp ủy, chính quyền các cấp được triển khai quyết liệt; đã có
sự phối hợp chặt chẽ giữa các ban, ngành, đoàn thể, sự tham gia hưởng ứng mạnh
mẽ của đơng đảo các tầng lớp Nhân dân.
Có 07/12 chỉ tiêu đạt và vượt mục tiêu Nghị quyết, Kết luận. Các hoạt động
nghiên cứu, sưu tầm, kiểm kê, đánh giá, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa, xếp
hạng di tích, danh lam thắng cảnh, khoanh vùng, cắm mốc, trùng tu, tơn tạo, phục
hồi di tích, phục dựng lễ hội, điều tra khảo cổ, tuyên truyền, phố biến, quảng bá,
giới thiệu các di sản văn hóa... được thực hiện theo kế hoạch.
Việc bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc bước đầu đã gắn với phát triển
kinh tế - xã hội, tạo điều kiện phát triển du lịch; thơng qua việc phát huy bản sắc
văn hóa dân tộc, các lễ hội văn hóa du lịch đã góp phần làm phong phú sản phẩm
du lịch, định vị hình ảnh và quảng bá thương hiệu du lịch của tỉnh 25; tạo cơ hội việc
làm cho đồng bào các dân tộc; góp phần thay đổi nhận thức, nâng cao trình độ tay
nghề của người lao động; đẩy mạnh giao lưu văn hóa, văn nghệ, kinh tế giữa các
dân tộc, tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội địa phương.
Nguyên nhân đạt được kết quả
Có sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của các cấp ủy, chính quyền, các ngành, đoàn
thể từ tỉnh đến cơ sở trong việc triển khai thực hiện Nghị quyết, thông qua việc xây
dựng và thực hiện đề án, kế hoạch, bố trí kinh phí triển khai.
Các sở, ban, ngành đã chủ động xây dựng kế hoạch triển khai nhiệm vụ thực
hiện Chương trình gắn với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan; mục tiêu, nhiệm vụ
của Nghị quyết được cụ thể hóa vào chương trình, đề án, kế hoạch cơng tác hằng
25

Lễ hội Hoa Ban, lễ hội Thành Bản phủ, lễ hội Đua thuyền đuôi én; khai thác, phục dựng một số lễ hội truyền
thống của các dân tộc như: Lễ cầu mưa, Lễ tra hạt (dân tộc Khơ Mú), Tết té nước (dân tộc Lào), Xên bản (dân tộc

Thái), Tết hoa (dân tộc Cống),...


22
năm; đồng thời chủ động cân đối nguồn lực để tổ chức triển khai thực hiện. 10/10
huyện, thị xã, thành phố đã ban hành các quyết định, đề án, kế hoạch triển khai
thực hiện công tác bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc trên địa bàn gắn với
phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020.
Sự đồng thuận của đồng bào Nhân dân các dân tộc trong tỉnh, sự tích cực
trong việc giáo dục, truyền dạy, gìn giữ bảo tồn văn hóa dân gian dân tộc của các
nghệ nhân trên địa bàn toàn tỉnh.
2.2.2. Những hạn chế và nguyên nhân
2.2.2.1. Những hạn chế
Vẫn còn một số chỉ tiêu chưa đạt so với mục tiêu của công tác bảo tồn, phát
triển văn hóa được đề ra trong các Nghị quyết, Kết luận của tỉnh ủy, cũng như Đề
án của ủy ban nhân dân tỉnh; công tác nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các di sản văn
hóa mới tập trung chủ yếu ở loại hình lễ hội và một số phong tục, tập quán, tín
ngưỡng. Nhiều di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc mới được kiểm kê và
nhận diện, chưa được nghiên cứu, đánh giá một cách khoa học. Quá trình bảo tồn
di sản văn hóa mới tập trung ở một số dân tộc, triển khai chưa đồng đều, chưa toàn
diện.
Việc bảo tồn và phát triển văn hóa các dân tộc bước đầu đã gắn với phát
triển kinh tế - xã hội, tuy nhiên còn chưa đồng bộ, chặt chẽ, đặc biệt là gắn kết với
phát triển du lịch còn hạn chế, một số nghề thủ công truyền thống đã được bảo tồn
nhưng hoạt động không hiệu quả dẫn đến các sản phẩm thủ công truyền thống có
thể trở thành sản phẩm lưu niệm phục vụ du lịch cịn ít, chưa đáp ứng nhu cầu thị
trường; hệ thống bản văn hóa du lịch chưa đáp ứng về tiêu chuẩn, chất lượng phục
vụ nhu cầu khách tham quan.
Cơng tác bảo tồn khẩn cấp văn hóa các dân tộc rất ít người chưa được triển
khai đồng bộ, thực hiện lồng ghép trong đề án phát triển kinh tế - xã hội; chưa phát

huy được giá trị các di sản văn hóa tiêu biểu của dân tộc Si La, dân tộc Cống và
một số dân tộc khác.
Các hoạt động văn hoá, văn nghệ phục vụ đồng bào các dân tộc được quan


23
tâm song chưa đáp ứng yêu cầu. Một số làn điệu dân ca, dân vũ, trang phục truyền
thống của các dân tộc có nguy cơ mai một. Một số hủ tục, thói quen sinh hoạt lạc
hậu trong đồng bào các dân tộc thiểu số chưa được xóa bỏ triệt để, nạn tảo hôn,
hôn nhân cận huyết thống vẫn diễn ra.
Công tác hướng dẫn, xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu
tú ở cơ sở còn hạn chế, chưa kịp thời lựa chọn các cá nhân đủ tiêu chuẩn để lập hồ
sơ đề nghị. Còn một số Nghệ nhân ưu tú có hồn cảnh khó khăn, thu nhập thấp
chưa được hưởng trợ cấp theo quy định.
Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa theo phương thức xã
hội hóa cịn hạn chế, chưa thu hút được nhiều các nguồn lực của các tổ chức, cá
nhân đầu tư bảo tồn di sản văn hóa gắn với phát triển du lịch.
2.2.2.2. Nguyên nhân của những hạn chế
* Nguyên nhân khách quan
Tỉnh có địa bàn rộng, giao thơng đi lại khó khăn, dân cư sống phân tán, tỷ lệ
hộ nghèo cao; đa dân tộc nên tại các địa bàn vùng cao, biên giới, vùng đặc biệt khó
khăn cịn tồn tại nhiều phong tục, tập qn lạc hậu, tình trạng di cư tự do diễn biến
phức tạp; các thế lực thù địch tiếp tục lợi dụng vấn đề dân chủ, nhân quyền, dân
tộc, tôn giáo để xuyên tạc, chống phá cách mạng, chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình bảo tồn và phát triển văn hóa các
dân tộc cịn hạn hẹp, một số nội dung chưa đạt kết quả nhiệm vụ đề ra: Chưa hoàn
thành việc đầu tư, xây dựng Đoàn Nghệ thuật tỉnh Điện Biên theo hướng là Đoàn
Nghệ thuật ca - múa - nhạc dân tộc và hiện đại. Đối với Bảo tàng tỉnh Điện Biên,
chưa được bố trí quỹ đất và kinh phí để xây dựng trụ sở làm việc cũng như phục vụ
cho công tác trưng bày, giới thiệu.

Mơi trường sống, khơng gian văn hóa và nhiều tập tục của các dân tộc tại
một số địa phương bị tác động bởi mặt trái của quá trình hội nhập, mặt trái của nền
kinh tế thị trường và cuộc cách mạng khoa học công nghệ.
Sản xuất nghề, làng nghề thủ công truyền thống trên địa bàn tỉnh hiện nay
hầu hết mang tính tự phát, quy mơ nhỏ, các cơ sở thiếu vốn, chưa được hỗ trợ đầu


24
tư về hạ tầng, trang thiết bị, công nghệ lạc hậu, khó tìm thị trường tiêu thụ dẫn đến
các cơ sở hoạt động không hiệu quả.
* Nguyên nhân chủ quan
Một số cấp ủy đảng, chính quyền cơ sở chưa chú trọng đúng mức về công
tác bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống gắn với phát triển kinh tế - xã hội
ở địa phương, thiếu sự chỉ đạo quyết liệt.
Cơng tác quản lý nhà nước về văn hóa có lúc, có nơi bị xem nhẹ; sự phối
hợp giữa các cơ quan, ban ngành trong một số nhiệm vụ cịn hạn chế. Việc đầu tư
cho lĩnh vực văn hóa chưa tương xứng với yêu cầu.
Công tác chỉ đạo, tuyên truyền, hướng dẫn triển khai thực hiện của một số
cấp ủy, chính quyền cịn hạn chế; chưa phát huy hiệu quả vai trò, trách nhiệm, ý
thức của người dân trong cơng tác bảo tồn văn hóa truyền thống gắn với phát triển
kinh tế - xã hội trên địa bàn.
Chưa có chính sách hỗ trợ đối với người am hiểu phong tục tập quán, văn
hóa truyền thống của địa phương, đội văn nghệ quần chúng. Chưa chỉ đạo quyết
liệt trong việc hướng dẫn các cá nhân đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể tiến
hành lập hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu Nghệ nhân nhân dân, Nghệ nhân ưu tú.
Việc rà sốt, thực hiện chính sách hỗ trợ cho nghệ nhân có thu nhập thấp, hồn
cảnh khó khăn ở một số địa phương chưa sát sao.
Chất lượng của các sản phẩm thủ công truyền thống chưa cao, chưa đa dạng,
chưa đáp ứng với nhu cầu thị trường. Công tác kiểm tra, đôn đốc, hướng dẫn của
các cơ quan chuyên môn thực hiện nhiệm vụ bảo tồn, phát triển di sản văn hóa các

dân tộc cịn hạn chế.
Sau hơn 08 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/TU, ngày 20/12/2012 của
Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh, công tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh
được các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính
trị - xã hội các cấp tập trung lãnh đạo, chỉ đạo và đạt được những kết quả quan
trọng. Công tác quản lý nhà nước về văn hóa có nhiều chuyển biến tích cực. Hoạt
động nghiên cứu và bảo tồn di sản văn hóa các dân tộc được quan tâm chú trọng.


25
Cơng tác kiểm kê di sản văn hóa phi vật thể, kiểm kê di tích được tổ chức, triển
khai. Cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực cán bộ văn hóa tăng về số
lượng, chất lượng. Phong trào “Tồn dân đồn kết xây dựng đời sống văn hóa”
được triển khai sâu rộng. Việc bảo tồn, phát triển bản sắc văn hóa dân tộc tỉnh làm
phong phú sản phẩm du lịch, định vị hình ảnh, quảng bá thương hiệu du lịch, góp
phần nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực và thúc đẩy phát triển kinh tế - xã
hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh trên địa bàn tỉnh.

Chương 3. Phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả chất lượng cơng
tác bảo tồn, phát triển văn hóa các dân tộc tỉnh Điện Biên
3.1. Phương hướng chung


×