Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Tại sao chúng ta mất người tài? doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (154.21 KB, 6 trang )

Tại sao chúng ta mất người tài?

Một số sinh viên mới ra trường chỉ công tác khoảng 10 năm đã có lưng
vốn khá, tậu được ô tô đi làm là một hiện tượng không thiếu. Vì vậy,
công việc với thu nhập cao sẽ giúp mưu sinh dễ dàng hơn và thu hút
được người lao động trình độ cao.

Tại sao các cơ quan ngoài nhà nước lại trả thu nhập cao cho họ và thật sự đã
đúng sức lao động của họ chưa là điều ít ai nghĩ tới.

Trước hết tôi rất hoan nghênh và cám ơn PGS. Nguyễn Thu Linh và
Vietnamnet đã nêu chủ đề này, chủ đề tìm hiểu về suy nghĩ của công chức
và lý giải phần nào hiện tượng một số công chức muốn xin ra khỏi các cơ
quan nhà nước.

Trả lương cao - một cách làm khôn ngoan

Về suy nghĩ của các công chức, có thể có sự khác biệt nào đó theo lứa tuổi,
trình độ nhưng rõ ràng ngoài công việc, kiếm sống họ còn để ý đến sự “an
tâm”, an tâm về cường độ làm việc không cao, thời gian không quá khắt khe,
an tâm về tính ổn định trong các cơ quan nhà nước, an tâm vì được nhận
đồng lương chân chính và coi như mình đã góp công góp sức cho sự phát
triển đất nước,… Vậy những người làm việc ở các cơ quan ngoài nhà nước
có “được” những điều này không? Đây là điểm cần làm rõ để có sự so sánh
tiến tới giải thích lý do một số người muốn chuyển sang làm việc ở cơ quan
ngoài nhà nước.

Trước hết về lương hay nói đúng hơn là thu nhập từ các cơ quan ngoài nhà
nước thì “có lẽ" - vì tôi không nắm hết - cao hơn. Thật ra người ta cũng chỉ
nghe đồn chỗ này thu nhập cao ngất nhưng thực hư thì không biết thế nào -
vì ít khi họ công khai thu nhập. Tuy nhiên, một số sinh viên mới ra trường


chỉ công tác khoảng 10 năm đã có lưng vốn khá, tậu được ô tô đi làm là một
hiện tượng không thiếu. Vì vậy, công việc với thu nhập cao sẽ giúp mưu
sinh dễ dàng hơn và thu hút được người lao động trình độ cao. Tại sao các
cơ quan ngoài nhà nước lại trả thu nhập cao cho họ và thật sự đã đúng sức
lao động của họ chưa là điều ít ai nghĩ tới.

Theo lý thuyết kinh tế thì thu nhập của người lao động phải được trả theo
đúng sức lao động và hiệu quả công việc của người ấy. Con người, muốn
biết được rõ hơn sức lao động và hiệu quả lao động của mình phải thông qua
chi phí cơ hội của lao động được thẩm định bằng thị trường lao động. Đây là
những điều cần được làm rõ trong kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Vì những khái niệm này chưa được làm rõ nên khó có khả năng đánh
giá sức lao động và hiệu quả lao động của cán bộ, công chức và người lao
động nói chung. Theo tôi được biết (thông qua cảm nhận và quan sát của cá
nhân) thì ở các cơ quan ngoài nhà nước, sức lao động, cường độ lao động
khá cao, thậm chí thời gian lao động cũng ngặt nghèo hơn so với cơ quan
nhà nước. Vì vậy, tuy thu nhập nhiều hơn nhưng không chắc là đã đúng với
sức lao động bỏ ra hay chưa và phần chưa đúng này chắc chắn vào tay ai
khác chứ không phải vào tay nhà nước như đối với các công chức.

Tại sao công chức có vẻ yên tâm về tính ổn định trong công việc trong khi ở
các cơ quan ngoài nhà nước thì tính ổn định này không cao? Phải chăng nhà
nước tuyển công chức chưa thật sự theo công việc và công việc do nhà nước
đặt ra có thời hạn dài hơn. Chắc chắn là không. Vậy lý do có thể là theo các
quy định hành chính chăng? Lúc đầu có thể tuyển vì công việc nhưng vì
tuyển biên chế không quy định thời gian nên không thể giữa đường thải hồi
người lao động. Trong khi ở các cơ quan ngoài nhà nước họ tuyển người
thường trong khoảng thời gian nhất định và hết hạn thì không có lý do gì để
đòi hỏi việc làm nếu chủ không muốn. Trong các cơ quan công quyền bây
giờ cũng có loại lao động ký theo hợp đồng ngắn hạn nhưng mức thu nhập

của người lao động lại thấp hơn nhiều nên chỉ dành cho những người chờ
biên chế, hoặc chưa tìm được chỗ làm.

Thế nào là thu nhập chân chính, hợp pháp?

Tại sao công chức lại coi thu nhập của mình là chân chính? Vậy, thu nhập
của người lao động ở các cơ sở ngoài nhà nước là không chân chính hay
sao? Thật ra khái niệm chân chính ở đây không rõ ràng lắm và nó có vẻ như
đo bằng giá trị đạo đức truyền thống. Ở nhiều nước, người ta không lấy thu
nhập chân chính là thước đo mà thay bằng thu nhập hơp pháp. Vậy có loại
thu nhập hợp pháp mà không chân chính hay không? Ở các nước khác, họ
cho phép hoạt động mại dâm nên tiền thu từ hoạt động này, sau khi đóng
thuế, sẽ là thu nhập hợp pháp. Trong khi đó, theo quan điểm của đại đa số
dân Việt Nam, đây là thu nhập không chân chính. Có lẽ vì vậy mà chúng ta
loại trừ tệ nạn này. Liên quan đến vấn đề công việc hợp pháp, vai trò của
Nhà nước có tính quyết định. Nhà nước phải quy định được loại hình việc
làm hợp pháp để các cơ sở , “ông chủ” muốn tạo việc làm phải tuân thủ cả
về loại hình và số lượng. Người lao động muốn làm việc cũng phải chứng
minh được khả năng làm việc thông qua bằng cấp, giấy chứng nhận đào tạo
từ các cơ quan có thẩm quyền do nhà nước quy định. Và, hợp đồng làm việc
giữa “chủ” và “thợ” cũng phải được xác nhận của chính quyền theo thủ tục
đơn giản. Khi đó thu nhập của người lao động sẽ là hợp pháp. Ở nước ngoài,
sinh viên đang học chỉ được làm việc khi có “sổ” và không được làm quá
thời gian quy định. Ở nước ta, công việc này có vẻ chưa tốt lắm?.

Tính hợp pháp còn thể hiện ở việc đóng thuế khi có thu nhập theo quy định
hiện hành. Quốc hội thảo luận nên miễn thuế cho các đối tượng thu nhập
thấp, đặc biệt là nông dân. Đó là sự ưu ái, là sự quan tâm của xã hội ta đối
với người nghèo. Nhưng như vậy cũng chưa phải là tối ưu vì đóng thuế thu
nhập không chỉ là trách nhiệm mà còn là quyền lợi của công dân. Họ có

quyền được đóng thuế để xác nhận đồng tiền họ có được là hợp pháp. Nhà
nước có thể ưu tiên cho các ngành (như nông nghiệp chẳng hạn), các công
việc thu nhập thấp bằng mức thuế thấp hơn. Vì vậy, thay vì đánh thuế thu
nhập theo thu nhập từng người thì đánh thuế theo từng loại hình ngành nghề,
loại hình công việc với mức thuế khác nhau. Ví dụ, tôi là một giảng viên thì
lương nhận được đóng thuế 5% nhưng thu nhập từ viết sách phải đóng 10%
còn thu nhập từ hợp đồng với doanh nghiệp về chuyển giao công nghệ có thể
lên tới 30%. Đây là cách các nước vẫn làm nhưng có lẽ do thủ tục hành
chính, do mức thu từ người thu nhập thấp “không đáng bao nhiêu” nên được
miễn chăng?

Mất người tài là do quản lý không chặt?

Cuối cùng tôi muốn góp phần lý giải hiện tượng một số cán bộ công chức
xin chuyển sang làm việc tại các cơ quan ngoài nhà nước. Nguyên nhân sâu
xa nhất đó là nhà nước để họ lựa chọn. Trước đây, trong thời gian “bao cấp”,
sinh viên lứa chúng tôi gần như được nhà nước nuôi ăn học nên ra trường
chịu sự phân công của nhà nước là lẽ đương nhiên, kể cả lên công tác ở vùng
sâu vùng xa. Bây giờ nhà nước không “bao cấp” được hết nên sinh viên ra
trường có thể “chọn” chỗ làm?. Thật ra nhà nước ta cũng phải bỏ vốn rất lớn
để đào tạo, kể cả đào tạo cử nhân tài năng, cử nhân chất lượng cao với nhiều
hỗ trợ kinh phí nhưng rồi chúng ta vẫn không thu hút được sinh viên ra
trường công tác ở các cơ quan nhà nước. Đây chính là “mâu thuẫn” còn rơi
rớt lại do quá trình chuyển đổi nền kinh tế. Nhà nước không thể ép buộc
được sinh viên ra trường làm việc cho mình trong khi vẫn đầu tư không nhỏ,
thậm chí không tăng học phí cho mục đích nâng cao chất lượng đào tạo.
Trong khi đó chúng ta mở cửa, thậm chí cấp học bổng cho sinh viên đi học
nước ngoài nhưng liệu họ có về nước làm việc không? Chưa nói làm việc
trong các cơ quan công quyền. Nhà nước ta cũng công nhận nhiều loại hình
hoạt động kinh tế ngoài nhà nước và như vậy tạo khả năng “lựa chọn” việc

làm và việc nhiều người “ra đi”, chuyển sang làm việc ở cơ quan ngoài nhà
nước là điều dễ hiểu.

Nhìn nhận vấn đề này như thế nào và làm sao thu hút người tài làm việc
trong các cơ quan công quyền rất cần được thảo luận. Bản thân tôi cũng
muốn trình bày suy nghĩ của mình.
Theo Lanhdao.net

×