Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

Tài liệu Giữ vệ sinh chân trong mùa nước lụt pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (251.28 KB, 4 trang )

Giữ vệ sinh chân trong mùa
nước lụt
Trong những ngày mà đường phố biến thành
sông này, bạn khó lòng ra đường mà không phải
lội nước. Bạn cần phải vệ sinh ngay cho đôi chân
của mình. Nếu chẳng may bị nước ăn chân
Hãy chữa theo những cách dân gian dễ làm mà lại
hiệu quả.
Lá trầu không tươi giã nát đắp tại chỗ. Bạn cũng có
thể sắc lá này, rồi lấy nước ngâm chân. Mỗi ngày
ngâm từ 2-3 lần, nhất là sau khi lội nước bẩn. Nếu
không, bạn chỉ cần vò nát lá trầu không, xát vào các
kẽ ngón chân, các nốt loét ngứa sẽ khỏi nhanh.
Dùng một cục phèn chua nhỏ, bỏ vào nước cho tan
rồi ngâm chân trong vòng 15 phút. Phèn chua có tác
dụng làm khô, chống ngứa và sát trùng rất hiệu quả.
Lá kim ngân (hoặc có thể thay bằng lá kinh giới) sắc
đặc với nước rồi ngâm, rửa chân. Nếu viêm nhiễm, lở
loét, chảy nước nhiều thì sắc thêm khoảng 5-10 gam
tô mộc. Mỗi ngày ngâm chân từ 2-3 lần.


Kim ngân
Kinh gi
ới


Rau răm Trầu không
Rau răm cũng có tác dụng tốt trong việc chữa bệnh
nước ăn chân, bạn chỉ cần lấy một lượng nhỏ, giã nát
rồi bôi vào kẽ chân. Nếu không có các loại lá này, bạn


chỉ cần nấu nước lá lốt xông chân, rồi ngâm rửa chân
hoặc lấy búp ổi hoặc lá mướp già giã với muối, xát
nhẹ vào chỗ ngứa, ngày 2-3 lần. Ngoài ra lá chè
xanh, hoặc nước ấm có gừng và muối cũng giúp bạn
sạch và ấm chân sau khi lội nước.
Để đề phòng căn bệnh này, cần chú ý giữ chân sạch,
nhất là các kẽ ngón chân, là nơi ẩm, rất thuận lợi cho
bệnh phát triển. Sau khi lội nước bẩn, bạn phải rửa
chân bằng nước sạch, rồi lau khô. Khi thấy các kẽ
ngón chân chớm ngứa đỏ, không nên gãi nhiều bởi
móng tay sắc có thể làm xây xát chỗ ngứa, gây nhiễm
khuẩn.

×