Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

Tài liệu Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian ở Washington doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (296.87 KB, 9 trang )

Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian ở Washington
D.C.


Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian ở Washington DC.

Nhà Bảo Tàng Hàng Không và Không Gian (National Air and
Space Museum) thuộc Viện Smithsonian ở Washington DC có hai
cơ sở: một ở National Mall ngay Washington DC và một cơ sở mới
rộng lớn gần phi trường quốc tế Washington Dules là nơi tàng trữ
các kiểu máy bay dân dụng cũng như quân sự và các thiết bị về
thám hiểm không gian lớn nhất thế giới. Ðây là một trong những
địa điểm thu hút đông du khách nhất mỗi khi viếng thủ đô nước
Mỹ. Cũng như các nhà bảo tàng thuộc Viện Smithsonian vào xem
hoàn toàn miễn phí và mở cửa một năm suốt 364 ngày chỉ trừ Lễ
Giáng Sinh.


Phi cơ DC-3 (chiếc lớn nhất) được triển lãm trong nhà Bảo Tàng.

Tôi vốn rất thích các loại máy bay, từ nhỏ ao ước được đi máy bay
xem cảm giác như thế nào khi ở trên cao nhìn xuống đất. Ngày còn
bé ở quê nhà tỉnh Trà Vinh lâu lắm mới có một chiếc máy bay bay
ngang qua, nghe tiếng động dù đang tắm cũng tồng ngồng tuôn
chạy ra ngoài nhìn lên trời xem. Lớn lên đất nước chiến tranh cũng
được đi nhiều loại máy bay quân sự như “đầm già” L19, L20, vận
tải C130, hàng không dân sự Air Vietnam như DC3. Trôi nổi sang
Hoa Kỳ đi cày mệt nghỉ, tháng Hè đi du lịch “quê-kế-sần” được
ngồi hầu hết các loại phi cơ như DC10, Air Bus, Boeing 707, 727,
747, 767 và mới đây loại mới 777. Chưa được đi 787 Dreamliner
và Air Bus 380 cũng như Concorde, chưa đi thì bị rớt nay đã dẹp


đem vào nhà bảo tàng. Tới Washington DC tìm đến Nhà Bảo Tàng
Hàng Không và Không Gian có dịp xem lại các loại máy bay cổ
xưa và tìm hiểu về lịch sử hàng không thì không có gì hạnh phúc
sung sướng cho bằng!


Chiếc phi cơ của anh em Wright bay lần đầu thành công năm 1903.

Nhà bảo tàng này nằm ở phía Nam dãy công viên National Mall
rộng lớn nhất về diện tích và đông người xem nhất trong các bảo
tàng của Viện Smithsonian. Nơi đây tàng trữ các loại máy bay ở
những năm đầu trong lịch sử hàng không, nó cũng là trung tâm
nghiên cứu về lịch sử ngành hàng không , phi hành trong vũ trụ là
ngành kỹ nghệ mà Hoa Kỳ tiền phong dẫn đầu trên thế giới, nhất
định không cho ai qua mặt mình. Nước nào cạnh tranh kinh tế với
Hoa Kỳ, chống và lên án đế quốc Mỹ xâm lược, bá quyền nhưng
cũng phải mua máy bay của Mỹ qua hãng Boeing có chi nhánh ráp
máy bay ở Long Beach gần Little Saigon với nhiều người Việt
Nam làm trong đó.
__________________

Lịch sử Viện Bảo Tàng Hàng Không

Nguyên thủy viện bảo tàng có tên là National Air Museum được
thành lập vào ngày 12 tháng 8, 1946 bởi sắc lệnh của Quốc Hội.
Viện bảo tàng đầu tiên này có một số món đồ đã trưng bày trong
Hội Chợ 1876 Kỷ Niệm 100 Năm Thành Lập Nước Mỹ ở
Philadelphia. Sau đó vào năm 1889 động cơ hơi nước của John
Stringfellow sáng chế dự định dùng cho máy bay được Viện
Smithsonian bổ sung trong bộ sưu tập và hiện nay động cơ hơi

nước này vẫn còn trưng bày trong Viện Bảo Tàng Hàng Không.
Sau khi thành lập, không có một nơi nào đủ lớn để chứa hết các
món sưu tập. Vài món phải để trong tòa nhà Arts and Industries
Building phía sau Viện Smithsonian tức tòa nhà Castle hiện nay,
nhiều món phải phủ lại bằng những tấm bạt để ở sân sau Viện
Smithsonian và những thứ lớn như hỏa tiễn để ngoài trời mưa
nắng. Sau Thế Chiến Thứ Hai vô số phi cơ chiến đấu được Bộ
Quốc Phòng trao tặng cho Viện Smithsonian khiến tổ chức này
phải nghĩ đến việc cần phải xây Viện Bảo Tàng Hàng Không như
một khu “hangar” để chứa các phi cơ này và Quốc Hội chấp thuận
cho sử dụng khu đất trên National Mall hiện nay để xây nhà bảo
tàng.

Phi cơ “Spirit of St. Louis” Charles Lindbergh một mình vượt qua
Ðại Tây Dương 1927.

Vì viện bảo tàng nằm gần điện Capitol tòa nhà Quốc Hội nên Viện
Smithsonian dẫu cho muốn rằng tòa nhà bảo tàng phải là một kiến
trúc hoành tráng, gây ấn tượng cho người xem nhưng không lớn
hơn, lấn áp tòa nhà Quốc Hội là cơ quan quyền lực nhất của đất
nước. Công tác xây cất giao cho tổ hợp kiến trúc sư ở St. Louis là
Gyo Obata of Hellmuth, công ty tuân thủ ý tưởng này và xây viện
bảo tàng theo kiểu “hangar” chứa phi cơ nhưng mỹ thuật đề huề là
4 hình khối hộp vuông tường bằng đá hoa cương nối với 3 tòa nhà
kính sườn thép để có thể chứa được những món triển lãm lớn như
những phi thuyền, hỏa tiễn, phản lục cơ hành khách. Tòa nhà Bảo
Tàng Hàng Không có 2 tầng hoàn tất năm 1976 và mở cửa ngày 1
tháng 7, 1976 nhân dịp Lễ Kỷ Niệm 200 Năm Thành Lập Nước
Mỹ.


Tầng trưng bày dưới nhà

Bước vào đại sảnh đầu tiên của viện bảo tàng ở cửa chính phía
National Mall gặp ngay khu “Milestones of Flight” trưng bày
những chiếc máy bay, phi thuyền tạo nên lịch sử cho ngành hàng
không và không gian. Trong đó quan trọng nhất là chiếc phi cơ của
anh em nhà họ Wright chế tạo năm 1903. Ðây là chiếc phi cơ đầu
tiên trên thế giới bay thành công mặc dù chỉ bay được 852 feet
trong vòng 59 giây vào ngày 17 tháng 12, 1903 ở Kitty Hawk,
North Carolina. Chiếc phi cơ có cánh 2 tầng, bay lên được nhờ 1
chong chóng quay bằng động cơ nổ và người phi công điều khiển
lên xuống, quẹo trái phải nhờ hệ thống điều khiển 2 cánh và bánh
lái dựng đứng sau đuôi máy bay. Trước khi thành công hai anh em
Wright đã mò mẫm thực hiện 3 chiếc “phi cơ” khác vào các năm
1899, 1900 và 1902. Những chiếc này không được gọi là “máy
bay” (Flyer) mà gọi là “chiếc diều” (Glider) vì đơn giản không có
động cơ được viện bảo tàng tái tạo và được trưng bày nơi đây.

Kể từ sau chiếc phi cơ đầu tiên của Wright bay lên được, ngành
hàng không cũng đã cất cánh theo với những bước tiến vượt bực
do những người khác góp phần, từ phi cơ 1 chong chóng cánh 2
tầng chuyển sang phi cơ nhiều chong chóng, rồi phản lực cơ bay
lên nhờ sức đẩy. Không đầy một thế kỷ từ ngày chiếc máy bay của
anh em họ Wright, vài chục năm sau người ta đã sử dụng ngành
hàng không như phương tiện di chuyển chính để đi từ nước này
sang nước khác bất kể ngày đêm, rát nhanh chóng và an toàn tiện
lợi. Dấu mốc của lịch sử hàng không còn có những phi cơ khác
như chiếc máy bay một động cơ tên “Spirit of St. Louis” mà
Charles Lindbergh đã đơn thân trên chim sắt vượt qua Ðại Tây
Dương năm 1927. Khu triển lãm “Milestones of Flight” còn có

chiếc “Bell XP-59A Airacomet” là chiếc phản lực đầu tiên của Mỹ,
chiếc “Bell X-1” “Chuck” Yeager đầu tiên vượt qua tốc độ âm
thanh năm 1947 (sinh năm 1923, có tham dự chiến tranh Việt
Nam, hiện là Trung Tướng Không Quân (2 sao) hồi hưu đang sống
ở California) và chiếc phản lực bay nhanh nhất “North American
X-15”. Gian phòng này còn trình bày những thành tựu về thám
hiểm không gian như chiếc “capsule” Friendship 7 của phi thuyền
Mercury đưa phi hành gia John Glenn trở về trái đất là người Mỹ
đầu tiên bay vòng quanh trái đất (20 tháng 2, 1962), phi thuyền
Columbia, các vệ tinh nhân tạo Mariner, Pioneer, Viking thám
hiểm không gian. Nơi này còn có tảng đá lấy từ mặt trăng để mọi
người có thể sờ mó xem cứng mềm như thế nào.


Một đoạn trạm không gian do Nga thiết lập và Mỹ sử dụng chung.

Cũng ở tầng dưới nhà nơi Gallery 102 là gian triển lãm tên
“America by Air” nói về lịch sử Hàng Không Dân Dụng Hoa Kỳ,
trình bày việc chính quyền liên bang vạch đường lối cho kỹ nghệ
hàng không như thế nào, những tiến bộ khoa học nhằm cách mạng
hóa ngành hàng không dân sự cũng như những thay đổi nhanh
chóng trong ngành này. Nơi đây rất thích thú khi thấy những chiếc
máy bay lớn nhỏ được treo lên từ trần nhà từ những chiếc nhỏ như
Curtiss Jenny một động cơ dùng huấn luyện phi công Ðệ Nhất Thế
Chiến. Hết chiến tranh dùng để chở thư. Chiếc Ford 5-AT Tri-
Motor ra đời 1926 là chiếc chở hành khách đầu tiên, máy nổ lớn
nhưng rất bền. Những chiếc lớn chở hành khách thời xưa như
Boeing 247 có hai chong chóng, là kiểu dáng đầu tiên của những
phi cơ hành khách bây giờ với cánh máy bay nằm phía dưới gần
lườn chứ không còn nằm trên thân máy bay nữa. Chiếc này chở

được 10 hành khách bay từ bờ biển này sang bờ biển bên kia nước
Mỹ rút xuống còn 8 tiếng đồng hồ.

Thích thú nhất là thấy lại chiếc máy bay Douglas DC-3 ngày xưa
Air Vietnam thường sử dụng để chở hành khách từ Sài Gòn đi các
tỉnh miền Trung. Lần đầu tiên được cha tôi dẫn ra thăm Huế năm
1959 khi tôi đậu Tiểu Học cũng đi bằng máy bay này. Chiếc DC-3
hai động cơ chong chóng là hậu thân của DC-1(12 ghế) và DC-2
(14 ghế). Khi mới ra đời năm 1935 rất nổi tiếng như một khách sạn
bay vì hành khách bay đêm từ New York sang Los Angeles có thể
ngủ được. Máy bay có 28 ghế ngồi nhưng sang Việt Nam có 32
ghế, hai cánh rất chắc chắn và máy rất bền, hiện nay có khoảng
400 chiếc trên thế giới vẫn còn hoạt động. Phi cơ DC-3 sử dụng
cho quân sự gọi là C-47.

Vì quá lớn nên viện bảo tàng chỉ trưng bày phần đầu mũi của
Boeing 747 với cầu thang dẫn lên để du khách có thể vào thăm
phòng lái chiếc phản lực “jumbo jet” này xem bên trong có bao
nhiêu đồng hồ dùng điều khiển chiếc phi cơ chở đến hơn 400 hành
khách. Chiếc Boeing 747 chế tạo riêng cho hãng Pan American để
thay thế chiếc 707, đây là kiểu máy bay làm cách mạng hàng
không đường dài được đưa vào sử dụng năm 1970. Chiếc 707 chỉ
có 189 ghế trong khi 747 đến 400 ghế ngồi, bay đường xa không
cần đổ xăng làm giảm chi phí chuyển vận.

Tầng dưới đất của Viện Bảo Tàng Hàng Không ở Gallery 107 là
“Early Flight” trưng bày những “dụng cụ bay” trước thời gian anh
em họ Wright thử nghiệm thành công chiếc máy bay của họ năm
1903. Trong số đó có chiếc diều bằng vải có người điều khiển nằm
dưới lườn của Otto Lilienthal 1894 có lần bay được lên cao 1,150

ft (345m) nhưng sau đó ông ta chết vì chiếc diều này rơi xuống đất.
Gallery 105 là “Golden Age of Flight” với những chiếc máy bay
đua trong khoảng thời gian giữa 2 trận thế chiến khoảng 1920-
1930. Ở tầng dưới đất còn có rạp chiếu phim Lockheed Martin
Imax Theater chiếu nhiều phim ngắn 3D khoảng 45 phút về Trạm
Không Gian, Viễn Vọng Kính Hubble có bán vé chứ không miễn
phí như viện bảo tàng. Phía cuối hướng Ðông Viện Bảo Tàng là
nhà hàng ăn uống rộng lớn như Restaurant.

Tầng trên lầu

Trên tầng trên hiện nay đang tu sửa có gian triển lãm “Apollo to
the Moon” trình bày về sứ mạng Apollo lên thám hiểm mặt trăng
vào thập niên 1960 sau khi Tổng Thống Kennedy phát động trên
toàn quốc việc đưa người lên mặt trăng trong bước đầu để thám
hiểm không gian. Nơi gian này có động cơ F-1 để phóng hỏa tiễn
Saturn 5 lên quỹ đạo. Nơi này cũng triển lãm phòng thi nghiệm
Skylab 4 như một phi thuyền không gian với 4 phi hành gia làm
việc trong đó trong những sứ mạng khoa học từ tháng 1, 1973 đến
tháng 2, 1974. Ngoài ra còn có xe dùng để di chuyển trên mặt
trăng, những bộ áo các phi hành gia mặc trên mặt trăng trong sứ
mạng Apollo. Trên tầng lầu còn trưng bày các chiến đấu cơ, pháo
đài bay B 17 của không quân Mỹ, chiến đấu cơ Supermarine
Spitfire của Anh, về phía địch của Ðồng Minh là Trục 3 nước Nhật
Ðức Ý có Messerschmitt Bf 109 của Ðức, Macchi C 202 Folgore
của Ý và máy bay A6M Zero của cảm tử quân Nhật.

Viện Bảo Tàng Hàng Không ngoài cơ sở chính ở Washington DC
như chúng tôi vừa viếng qua còn có một chi nhánh khác rộng lớn
hơn là Steven F. Udvar-Hazy Center ở gần phi trường quốc tế

Washington Dules thuộc thành phố Chantilly, Virginia về phía Tây
cách Washington DC 35 miles. Cơ sở này mở cửa vào tháng 12,
2003 nơi đây rộng chỗ để có thể chứa hàng ngàn món từ phi cơ cho
tới các dụng cụ không gian khác. Hai cơ sở này hợp lại là nơi sưu
tầm và tàng trữ trang thiết bị hàng không và không gian lớn nhất
thế giới.
Bài và ảnh: Trịnh Hảo Tâm
__________________


×