Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Nghi lễ cưới một số nước châu Âu pdf

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.27 KB, 7 trang )

Nghi lễ cưới một số nước châu Âu

Đám cưới Pháp

Nói đến nước Pháp là nói đến thành phố Paris hoa lệ với những cánh đồng
hoa oải hương trải dài thơm ngát. Người Pháp được biết đến với tính cách
lãng mạn, nhẹ nhàng và hôn lễ của họ được tổ chức cung mang đậm phong
cách ấy.

Trang phục trong ngày cưới của cô dâu Pháp được chọn là tông màu trắng.
Điều này xuất phát từ kinh thánh của Pháp nói riêng cũng như một số nước
phương Tây cho rằng màu trắng tượng trưng cho sự tinh khiết và ngây thơ
của cô dâu. Không như phương Đông lấy màu đỏ làm màu may mắn, kinh
thánh phương Tây cho rằng màu trắng sẽ đem lại nhiều niềm vui. Váy cưới
được chọn sẽ là soires màu trắng. Truyền thống ấy kéo dài cho đến tận ngày
nay và hình thành nên phong cách váy cưới hiện đại.

Cũng theo truyền thống của người Pháp, buổi sáng trước lúc đón dâu, chú rể
sẽ đến sớm và đứng trước cửa nhà cô dâu để gọi vợ tương lai ra, sau đó hộ
tống cô dâu đến tiệc cưới bằng một đám rước. Đi đầu đám rước là một nhạc
sĩ, theo sau là cha mẹ và khách mời. Chú rể và mẹ chú rể sẽ là những người
đi ở cuối hàng. Lũ trẻ sẽ chặn đường cô dâu chú rể bằng một dải băng trắng
và cô dâu phải cắt nó ra, cho kẹo lũ trẻ để vượt qua chúng.Lễ cưới sẽ được
tổ chức trong nhà thờ trang trí đầy hoa. Cặp uyên ương sẽ đứng dưới một tán
dây lụa với ý nghĩa giúp chống lại những điều không tốt. Cô dâu đội một
tấm voan lớn và cả hai chờ đợi linh mục ban phước lành.

Khi đôi uyên ương bước ra khỏi nhà thờ, gạo hoặc lúa mì sẽ được tung lên.
Theo quan niệm của Pháp và một số nước phương Tây, lúa mì và gạo tượng
trưng cho sự thịnh vượng và khả năng sinh sản. Ở miền Nam nước Pháp,
khách sẽ tung tiền xu lên cho trẻ con đang đứng đợi ở cổng nhà thờ. Cô dâu


chú rể sẽ đi bộ qua vòm hoa và được rắc lá nguyệt quế dẫn đường. Trong
đám cưới Pháp và các nước châu Âu, hoa tươi được trang trí với niềm tin
làm tươi mát bầu không khí, trong sạch và ngăn ngừa ma quỷ. Hoa màu cam
thường hay được sử dụng. Bánh kem hoặc bánh mì nướng cũng được sử
dụng vì tượng trưng cho sự thịnh vượng và khả năng sinh sản.

Đám cưới Anh

Phần lớn đám cưới của Anh diễn ra tại các văn phòng đăng kí của địa
phương. Cả cô dâu và chú rể cùng ký vào giấy đăng kí kết hôn trước sự
chứng kiến của người thân và bạn bè. Sau đó, mọi người cùng đi dự tiệc
cưới.

Trang phục của cô dâu cũng là gam màu trắng. Ngoài ra, các cô dâu ngày
nay cũng thường chọn cho mình thêm một số màu khác đa dạng hơn. Mẹ
của cô dâu và chú rể sẽ kiểm tra lại màu sắc, trang phục của các phù dâu và
phù rể. Trong khi đó hai người cha sẽ thể hiện vai trò của mình tại tiệc cưới
qua việc phát biểu đại diện cho hai bên. Bánh cưới là bánh kem hai hay
nhiều tầng. Nghi lễ này ngày nay đã ảnh hưởng đến nhiều nước phương
Đông – trong đó có Việt Nam ta.

Nghi thức bắt đầu diễn ra, một cô gái sẽ cầm giỏ hoa vừa đi vừa rắc lên
không trung dẫn đường cho cô dâu chú rể với ý nghĩa thông đường, mang lại
cuộc sống hạnh phúc cho đôi uyên ương.Chuông nhà thờ sẽ vang lên khi cô
dâu và chú rể tiến vào làm lễ. Khi cô dâu và chú rể rời nhà thờ, gạo hoặc
giấy màu sẽ được ném lên để chúc phúc hai người.

Một người lớn tuổi của khu phố nơi cô dâu chú rể về ở sẽ đứng trên bậc
thềm nhà của hai người và đón cô dâu. Cô dâu sẽ quăng một miếng bánh mì
qua đầu mình để nó rơi xuống và khách mời sẽ tranh nhau nhặt vì cho đó là

điềm may mắn.

Quà tặng cho đôi uyên ương sẽ được để trong phòng lễ và sau tuần trăng
mật, cô dâu chú rể mới được mở.Sau khi mở quà, cô dâu chú rể sẽ phải gửi
thư cảm ơn đến chủ nhân của món quà.

“Tuần trăng mật” là thuật ngữ xuất phát từ truyền thống của nước Anh. Theo
truyền thống trước đây của người Anh thì sau đám cưới, cô dâu sẽ uống
rượu mật ong để tăng khả năng sinh sản. Và từ đấy người ta dùng từ “tuần
trăng mật” để nói về thời gian ngọt ngào đáng nhớ của đôi uyên ương sau
khi cưới.

Đám cưới Ba Lan

Ba Lan – xử sở của “mùa tuyết tan” cũng có những nghi thức hôn lễ khá
tương đồng so với Anh và Pháp. Người chủ trì đám cưới sẽ giới thiệu bố mẹ
và họ hàng hai bên sau đó mới đến cô dâu chú rể. Khi được giới thiệu, bố mẹ
hai bên sẽ đi thẳng tới bàn tiệc chính và đợi cặp vợ chồng sắp cưới. Cô dâu
chú rể sẽ lần lượt đi chào khách và sau đó tiến tới bàn tiệc chính nơi bố mẹ
hai bên đã đợi sẵn để chúc phúc.

Khác với hôn lễ của người Pháp và người Anh, trên bàn nhỏ của đám cưới
Ba Lan sẽ có một khay đựng ít muối, vài lát nhỏ bánh mỳ và một ly rượu.
Khi mọi người sẵn sàng, người chủ trì đọc diễn văn tuyên bố hôn lễ bắt đầu
và bố mẹ của cô dâu chú rể sẽ chào đón cặp uyên ương bằng cách tung một
ít bánh mỳ, muối và rượu lên người họ. Đây là truyền thống cổ trong đám
cưới của người Ba Lan để chúc phúc cho cuộc sống sau này của đôi uyên
ương. Bánh mỳ tượng trưng cho hi vọng rằng cặp uyên ương sẽ luôn no đủ.
Muối nhắc nhở cô dâu chú rể là cuộc sống tương lai của họ sẽ gặp phải rất
nhiều khó khăn và họ phải học cách đối mặt, đấu tranh trong cuộc sống.

Rượu tượng trưng cho hi vọng của cha mẹ rằng đôi vợ chồng tương lai sẽ
không bao giờ bị khát, có sức khoẻ tốt và nhiều bạn tốt.

Sau nghi thức trên, bố mẹ hai bên sẽ ôm hôn cô dâu chú rể. Nụ hôn đó được
coi như một dấu hiệu của sự đón mừng việc kết hôn, thắt chặt tình cảm và
thể hiện tình yêu. Vào cuối nghi thức cô dâu và chú rể sẽ cùng bố mẹ tiến tới
bàn dành riêng cho mình và chờ tới khi bữa ăn bắt đầu

Đám cưới Nga hiện đại

Nga là một đất nước đặc biệt bởi biên giới trải dài ở cả hai châu lục Á và
Âu. Chính vì vậy, văn hóa Nga là sự kết hợp tuyệt vời giữa truyền thống
phương Tây và những nét riêng của sắc màu phương Đông. Đám cưới của
các đôi trẻ tại Nga hiện nay đã được đơn giản hóa rất nhiều so với các tập
tục trước đây.

Đám cưới ở Nga thường kéo dài 2 – 3 ngày, trước đây thường diễn ra vào
mùa thu hoặc mùa đông, trong khoảng giữa những lễ ăn chay lớn nhưng nay
thường được tổ chức vào mùa xuân, cuối hè hoặc thu. Theo truyền thống của
người Nga thì váy, nhẫn và giày cho cô dâu đều do chú rể mua, còn gia đình
cô dâu sẽ đảm bảo của hồi môn cho cô gồm: bộ đồ trải giường, bát đũa và đồ
gỗ.

Vào ngày cưới, cũng như đám cưới ở Việt Nam, chú rể đi một đoàn xe đến
nhà gái đón dâu. Khi đến trước cửa nhà, chú rể bị bạn bè của cô dâu chặn lại
và không cho vào. Họ đặt ra những câu hỏi liên quan đến cô dâu như: ngày
hai người quen nhau, ngày chú rể cầu hôn, kích thước giầy của cô dâu, món
ăn ưa thích Nếu không trả lời được câu hỏi nào, chú rể sẽ phải mất một
món tiền hoặc một món quà nhỏ cho người đặt câu hỏi. Cứ vậy, để đến được
với cô dâu, chú rể phải trải qua một hành trình “chuộc cô dâu” khá vất vả

bằng tiền và quà.

Gặp được cô dâu, thủ tục cuối cùng của chú rể là xỏ giày cho vị hôn phu của
mình rồi cùng nhau đến phòng đăng kí kết hôn thành phố. Đây được coi là
thủ tục quan trọng và trang trọng nhất của đám cưới. Họ đã chính thức trở
thành vợ chồng hợp pháp. Chú rể trao nhẫn cưới cho cô dâu. Cả hai xin thề
sẽ luôn cùng nhau chung thủy lúc hoạn nạn cũng như khi sung sướng. Sau
đó mẹ cô dâu sẽ đại diện gia đình nhà gái, đứng lên gửi lời chúc phúc tới cô
dâu chú rể.

Sau thủ tục tại phòng đăng ký kết hôn thường thì sẽ đến nhà thờ để làm lễ.
Tuy vậy hiện nay, thủ tục này đã được giản ước đi, họ tiến thẳng đến nơi tổ
chức đám cưới để dự tiệc. Bữa tiệc đám cưới của người Nga thường rất đơn
giản và ít người. Họ chỉ mời những bạn bè và người thân, thân thiết nhất

Trên bàn tiệc cưới phải có những món ăn làm từ thịt chim và món bánh
nướng nhân gà bởi người Nga tin tưởng đấy là biểu tượng của một cuộc
sống gia đình phồn vinh, hạnh phúc. Cô dâu chú rể sẽ cùng nhau ăn miếng
bánh mỳ với muối để đảm bảo sức khỏe và sự thịnh vượng. Vodka sẽ được
khui và những người khách tham dự sẽ hô to “gorka”, nó có nghĩa là sự
nồng nàn. Đám cưới bắt đầu vui vẻ và náo nhiệt với những lời chúc từ bạn
bè, những trò chơi, những điệu nhảy theo tiếng nhạc… Bữa tiệc diễn ra khá
dài. Kết thúc bữa tiệc là màn bắn pháo hoa, thả bóng bay chúc mừng hạnh
phúc đôi vợ chồng trẻ. Sau lễ cưới, đôi uyên ương thả một đôi bồ câu lên
bầu trời như là một biểu tượng cho tình yêu của họ.

Đám cưới Italia

Cũng như nhiều nước châu Âu khác, hôn lễ của người Italia truyền thống
được tổ chức trong nhà thờ. Nếu thấy những rải duy băng đủ sắc màu phất

phới trên một nhà thờ nào đó của đất nước Italia xinh đẹp, bạn có thể hiểu
rằng tại đây đang diễn ra một lễ cưới. Người Italia báo tin vui của mình bằng
cách ấy.

Đôi uyên ương tiến hành làm lễ trong nhà thờ và sau những nghi lễ ấy, cả
hai sẽ cùng nhau đến quảng trường của thị trấn dự tiệc cưới. Gạo và hoa giấy
sẽ được tung lên với ý nghĩa cầu chúc cho cặp đôi có một tương lai tốt lành,
may mắn.

Bánh cưới được chọn có hai hoặc nhiều tầng, trên đó đặt hai bức tượng nhỏ
hình cô dâu chú rể với mặt hướng ra phía khách mời tham dự. Buổi tiệc sẽ
diễn ra hết sức linh đình và náo nhiệt. Một vị khách nam sẽ cầm ly rượu lên
và hô to: “chúc mừng cặp vợ chồng mới cưới!”, mọi người vỗ tay và cùng
nhau chúc mừng cô dâu, chú rể. Khi không khí buổi lễ đã dịu xuống, một vị
khách nào đó lại tiếp tục đứng lên và hô to lại câu chúc lần nữa.Mọi người
lại đồng thanh vỗ tay và hằng trăm lời chúc tụng thi nhau được gửi đến đôi
vợ chồng trẻ. Một vị khách tinh nghịch khác sẽ yêu cầu cô dâu chú rể hôn
nhau và cô dâu chú rể sẽ vui vẻ đáp ứng yêu cầu của khách. Cứ thế, buổi tiệc
của người Italia luôn ồn ào và rất vui vẻ. Thực khách chỉ ra về khi họ không
thể đứng dậy ra về được nữa và cần ai đó đưa về.

Điểm đặc biệt của đám cưới Italia, khác biệt so với nhiều nước khác là cô
dâu chú rể sẽ đi đến từng bàn chào khách sau đó bí mật rút lui khỏi buổi tiệc
đi hưởng tuần trăng mật, bỏ lại khách mời cùng quà cưới. Mọi người mặc
nhiên vui vẻ chấp nhận việc này và tiếp tục vui chơi trong tiệc cưới.

Nguồn: Tạp chí Bridal

×