Tải bản đầy đủ (.docx) (53 trang)

Luận văn đánh giá hiện trạng môi trường khu công nghiệp thọ quang, thành phố đà nẵng và đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.46 MB, 53 trang )

1

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................................1
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN....................................................................................6
1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn...................................................................................6
1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng môi trường tại
Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang.........................................................7
1.3. Tổng quan về các khu công nghiệp Việt Nam [13]...........................................11
1.4. Về chính sách quy định.....................................................................................14
1.5. Về quy hoạch phát triển các khu cơng nghiệp...................................................16
1.6. Tình hình quản lý mơi trường tại các khu công nghiệp ở Việt Nam.................18
CHƯƠNG II. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.........................................................................20
2.1. Địa điểm, thời gian nghiên cứu.........................................................................20
2.2. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu................................................21
2.3. Nội dung nghiên cứu.........................................................................................22
CHƯƠNG III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................24
3.1. Kết quả điều tra, đánh giá về thực trạng quản lý môi trường của các cơ sở đang
hoạt động trong KCNDVTS Thọ Quang.................................................................24
3.2. Đề xuất các phương án, giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi
trường của tại KCN DVTS Thọ Quang...................................................................41
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...............................................................................44
A.Kết luận...............................................................................................................44
B.Kiến nghị.............................................................................................................44
TÀI LIỆU THAM KHẢO.....................................................................................46
PHỤ LỤC...............................................................................................................50


2


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1. Đặc trưng nước thải của Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang.....2
Bảng 1.1. Danh sách các doanh nghiệp trong ở Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản
Thọ Quang [6,8,9].....................................................................................................8
Bảng 2.1. Danh sách các đơn vị khảo sát tại KCN DVTS Thọ Quang....................21
Bảng 3.1. Lưu lượng nước thải phát sinh, công suất thiết kế và quy trình hệ thống
xử lý nước thải tại một số doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang.................27
Bảng 3.2. Hiện trạng bố trí cán bộ làm cơng tác quản lý và xử lý nước thải tại các
doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang...........................................................30
Bảng 3.3. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sinh hoạt tại các doanh nghiệp trong
KCN DVTS Thọ Quang..........................................................................................33
Bảng 3.4. Hiện trạng quản lý chất thải rắn sản xuất tại các doanh nghiệp trong KCN
DVTS Thọ Quang....................................................................................................35
Bảng 3.5. Hiện trạng khí thải tại một số doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ
Quang

39


3

DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Sản lượng thủy hải sản của Việt Nam qua các năm...........................................1
Hình 1.1. Sơ đồ khối quá trình cơng nghệ XLNT nhà máy Hải Thanh.........................10
Hình 1.2. Sơ đồ khối q trình cơng nghệ XLNT nhà máy Bắc Đẩu............................10
Hình 1.3. Một góc KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam)...................................13
Hình 2.1. Khu cơng nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng)..........................20
Hình 3.1. Hiện trạng hệ thống thu gom nước mưa và nước thải tại KCN DVTS TQ
25

Hình 3.2. Hiện trạng cống xả nước mưa của KCN DVTS Thọ Quang ngay trong khi
trời khơng có mưa.........................................................................................................25
Hình 3.3. Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải tập trung tại KCN DVTS Thọ Quang..........26
Hình 3.4. So sánh giữa cơng suất thiết kế thật và lưu lượng thải thực tế......................29
Hình 3.5. Sự cố quá tải thường xuyên xảy ra đối với các hệ thống xử lý nước thải......30
Hình 3.6. Sơ đồ thể hiện sự cố trong công tác xử lý môi trường..................................32
Hình 3.7. So sánh tỷ lệ các doanh nghiệp tự xử lý nước thải theo QCVN....................32
Hình 3.8. Hiện trạng bảo quản rắc thải rắn sản xuất dạng bao bì..................................37
Hình 3.9. Quản lý chất thải sản xuất còn nhiều bất cập tại KCN..................................37
Hình 3.10. Hình ảnh kho chứa chất thải nguy hại sai quy định.....................................38
Hình 3.11. Quản lý chất thải nguy hại chưa đúng quy định tại cơ sở............................38
Hình 3.12. Tỷ lệ vận hành hệ thống xử lý khí thải tại KCN DVTS Thọ Quang...........40
Hình 3.13. Một số hệ thống xử lý khí thải chưa đạt u cầu.........................................40
Hình 2. Khảo sát tại TXLNTTT KCN DVTS Thọ Quang............................................60
Hình 3. Khảo sát tại Cơng ty Cổ phần đồ hộp Hạ Long................................................60
Hình 4. Khảo sát tại Cơng ty TNHH DV Phát Minh Anh.............................................60
Hình 5. Khảo sát tại Cơng ty TNHH TM Minh Nghĩa..................................................60
Hình 6. Khảo sát tại Cơng ty Cổ phần Khang Thơng....................................................61
Hình 7. Khảo sát tại Công ty Cổ phần thủy sản Đà Nẵng.............................................61


4

Hình 8. Khảo sát tại Cơng ty Cổ phần Thủy sản Nhật Hồng.......................................61
Hình 9. Khảo sát tại Cơng ty TNHH Bắc Đẩu..............................................................61
Hình 10. Học viên và CBHDKH khảo sát tại KCN DVTS và Âu thuyền Thọ Quang
61


5


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BOD
CBTA
CBTS
COD
CP
Cty
GDP
KCN
KCN DVTS
KKT
QCVN
SX BC & TA
TB
TCQĐ
TM
TNHH
TNHH CBTP
TNHH MTV
TNHH TM
TNHH TM & DV
TNHH TM TS
TNHH XNK TM
TS
TSS
TXLNTTT
XLNT
XNK


Nhu cầu ô xy sinh học
Chế biến thức ăn
Chế biến thủy sản
Nhu cầu ơ xy hóa học
Cổ phần
Cơng ty
Tổng sản phẩm quốc nội
Khu công nghiệp
Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản
Khu kinh tế
Quy chuẩn Việt Nam
Sản xuất bột cá và thức ăn
Trung bình
Tiêu chuẩn quy định
Thương mại
Trách nhiệm hữu hạn
Trách nhiệm hữu hạn chế biến thực phẩm
Trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Trách nhiệm hữu hạn thương mại
Trách nhiệm hữu hạn thương mại và dịch vụ
Trách nhiệm hữu hạn thương mại thủy sản
Trách nhiệm hữu hạn xuất nhập khẩu thương mại
Thủy sản
Tổng chất rắn lơ lửng
Trạm xử lý nước thải tập trung
Xử lý nước thải
Xuất nhập khẩu



1

MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Ngành thủy sản Việt Nam có một vai trị rất lớn trong nền kinh tế quốc dân,
đóng góp cho GDP cả nước khoảng 4%, và khoảng 9 - 10% tổng giá trị xuất khẩu
của cả nước. Trong cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp, thủy sản chiếm khoảng 20 22% tỷ trọng. Việt Nam đã đứng vào Top 10 nước xuất khẩu thuỷ sản lớn nhất thế
giới, với sản lượng xuất khẩu tăng khoảng 10% mỗi năm trong vòng 10 năm gần
đây (Hình 1). Hàng năm chế biến thủy sản sử dụng khoảng 4 triệu tấn nguyên liệu,
hàng chục triệu m3 nước và hàng nghìn tấn hố chất tẩy rửa, khử trùng, môi chất
lạnh,... với khối lượng chất thải rất lớn [1].

Hình 1. Sản lượng thủy hải sản của Việt Nam qua các năm
Trong sự phát triển chung về ngành chế biến thủy hải sản trên toàn quốc, Đà
Nẵng là một trong những thành phố có thế mạnh về xuất khẩu thủy hải sản. Khu
công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn
Trà, thành phố Đà Nẵng, được thành lập năm 2001 có diện tích 57,90 ha (trong đó
43,68 ha đất có thể cho thuê) do Công ty Phát triển và Khai thác hạ tầng Khu công
nghiệp Đà Nẵng làm chủ đầu tư. Hiện nay, trong Khu cơng nghiệp có 17 doanh
nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản, các sản phẩm chính của


2

KCN chế biến thủy sản là cá phi lê, tôm đông lạnh, cá đông lạnh, mực, cá nục, cá
ngừ, hải sản đóng hộp…chủ yếu được xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Châu
Âu [2 - 5]. Theo chủ trương của thành phố Đà Nẵng, tất cả các nhà máy chế biến
thủy hải sản đều được quy hoạch về Khu cơng nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang.
Theo đó, u cầu các nhà máy phải xử lý nước thải sơ bộ trước khi xả vào trạm xử

lý nước thải tập trung của khu công nghiệp và không nhà máy nào được phép xả ra
ngồi mơi trường. Trạm xử lý nước thải tập trung của khu công nghiệp Thọ Quang
được thiết kế với công suất 2000 m3/ngày.đêm; tuy nhiên, trong nhiều năm gần đây
trạm xử lý nước thải tập trung thường xuyên rơi vào tình trạng quá tải, đặc biệt là
vào mùa cao điểm của đánh bắt thủy hải sản khi các nhà máy đều nâng công suất,
nước thải chưa được xử lý triệt để trước khi xả ra môi trường, gây nên những hậu
quả nghiêm trọng, góp phần khơng nhỏ vào tình trạng ơ nhiễm chung của khu vực
âu thuyền Thọ Quang. Bên cạnh đó, cơng tác quản lý và xử lý chất thải rắn và khí
thải vẫn cịn nhiều bất cập như: chưa có kho lưu chứa, quy trình xử lý sơ bộ và vận
chuyển chất thải rắn chưa phù hợp. Một số thông số đặc trưng của nước thải trong
khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang được chỉ ra trong Bảng 1 đã cho thấy
nồng độ các chất ô nhiễm nếu không được xử lý triệt để sẽ gây ảnh hưởng nghiêm
trọng đến môi trường và hệ sinh thái. Vì bản chất chất thải rắn của ngành chế biến
thủy sản thường rất giàu thành phần protein dễ phân hủy nên thường bị phân hủy rất
nhanh và kéo theo mùi cũng rất khó chịu cho mơi trường xung quanh [6,7].
Bảng 1. Đặc trưng nước thải của Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông số
pH
COD, mg/l
BOD5, mg/l
TSS, mg/l

Nitơ tổng, mg/l
Phốt pho tổng, mg/l
Dầu mỡ tổng, mg/l

Khoảng giá trị điển hình
6-8
2500 - 4000
1500 - 2200
1200 - 1500
300 - 350
30 - 50
150 - 200

Trước thực trạng đó, tơi thực hiện đề tài: " Đánh giá hiện trạng môi trường
Khu công nghiệp Thọ Quang, thành phố Đà Nẵng và đề xuất các giải pháp nâng


3

cao hiệu quả quản lý môi trường tại khu công nghiệp”, nhằm khảo sát đánh giá
tổng thể các vấn đề liên quan đến công tác quản lý và xử lý mơi trường tại Khu
cơng nghiệp, từ đó đề xuất những giải pháp nâng cao hiệu quả đến những hoạt động
trên để cải thiện môi trường.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu chung:
Đưa ra những giải pháp, phương hướng nhằm nâng cao hiệu quả công tác
quản lý môi trường tại KCN.
Mục tiêu cụ thể:
- Đánh giá được hiện trạng của công tác bảo vệ môi trường tại khu công
nghiệp thông qua công tác khảo sát thực tế, phân tích mẫu và cơng tác thanh tra,

kiểm tra về bảo vệ môi trường.
- Nêu được những thuận lợi, khó khăn trong q trình chấp hành pháp luật về
bảo vệ môi trường tại KCN, từ đó đề xuất được những giải pháp để khắc phục
những hạn chế, bất cập, nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Hiện trạng môi trường tại Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản (KCN DVTS)
Thọ Quang nằm tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng. Trong
đó thực hiện khảo sát đánh giá đối với 17 doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh
vực chế biến thủy hải sản với các sản phẩm chính của KCN chế biến thủy sản là cá
phi lê, tôm đông lạnh, cá đơng lạnh, mực, cá nục, cá ngừ, hải sản đóng hộp…. và 01
trạm xử lý nước thải tập trung.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài chỉ tập trung vào khảo sát đánh giá và đề xuất các giải pháp liên
quan đến công tác quản lý môi trường cụ thể tại 17 doanh nghiệp trong KCN dựa
trên các kết qủa về xử lý nước thải, chất thải rắn, khí thải và quản lý chung của
khu công nghiệp.


4

Trên cơ sở các tài liệu thu thập, các kết quả thanh tra, kiểm tra công tác bảo
vệ môi trường đối với các cơ sở trong KCN và đối với Công ty chủ đầu tư hạ tầng
KCN DVTS Thọ Quang, Đà Nẵng.
Đánh giá thực trạng công tác quản lý môi trường của một số cơ sở trong
KCN nói riêng và đối với KCN DVTS Thọ Quang nói chung từ đó đề xuất các giải
pháp nâng cao hiệu quả quản lý môi trường tại Khu công nghiệp này.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp điều tra, phỏng vấn, đánh giá ngoài hiện trường:
Được sử dụng trong quá trình điều tra, khảo sát và tiến hành phỏng vấn các

cán bộ phụ trách về môi trường tại các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN
DVTS Thọ Quang. Dựa trên các thông tin được biên soạn từ phiếu điều tra (mẫu
phiếu điều tra được trình bày trong Phụ lục 1).
Phương pháp phân tích hệ thống:
Đánh giá, phân tích sự đồng bộ các thơng tin thu được từ quá trình khảo sát
theo hệ thống các văn bản liên quan đến công tác bảo vệ môi trường tại các doanh
nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang.
Phương pháp tổng hợp số liệu thống kê:
Tổng hợp những số liệu thực tế thu thập được từ quá trình điều tra khảo sát
phục vụ cho việc thống kê những kết quả thu được tại những doanh nghiệp được
khảo sát.
Phương pháp xử lý số liệu:
Tồn bộ số liệu thu thập và phân tích trong quá trình khảo sát để đánh giá
được xử lý trên phần mềm Excel của Mircosoft Office.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Ý nghĩa khoa học:
Đánh giá được hiện trạng dựa trên những số liệu thống kê về công tác quản
lý môi trường của Ban quản lý Khu công nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang. Từ


5

đó đưa ra những biện pháp kỹ thuật cũng như phương pháp quản lý tiên tiến đạt
hiệu quả cao. Những kết quả đánh giá còn sử dụng làm cơ sở cho định hướng phát
triển các khu công nghiệp tương tự sau này.
Ý nghĩa thực tiễn:
Đánh giá được những tồn tại và tích cực về cơng tác quản lý mơi trường
trong đó vấn đề xử lý nước thải, chất thải rắn và khí thải của 17 doanh nghiệp
được tập trung khai thác một cách tỉ mỉ và khoa học. Chỉ ra được hiện trạng và
có biện pháp đề xuất sát thực cho từng nhóm doanh nghiệp có cùng điều kiện sản

xuất như cùng ngun liệu, cơng nghệ chế biến và tính chất của chất thải. Từ đó
khuyến khích các doanh nghiệp cải tạo lại hệ thống xử lý chất thải và thay đổi
phương pháp quản lý môi trường theo kết quả nghiên cứu đề xuất một cách phù
hợp và hiệu quả hơn.
6. Kết cấu của luận văn
Luận văn được chia thành các phần và các chương như sau:
Chương I. Tổng quan;
Chương II. Địa điểm, thời gian, phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu;
Chương III. Kết quả nghiên cứu;
Kết luận và kiến nghị;
Tài liệu tham khảo;
Phần các phụ lục.


6

CHƯƠNG I
TỔNG QUAN
1.1.

Cơ sở lý luận và thực tiễn

Khu công nghiệp là khu chuyên sản xuất và thực hiện các dịch vụ cho sản
xuất cơng nghiệp, có ranh giới địa lý xác định, được thành lập theo điều kiện, trình
tự và thủ tục quy định. Khu cơng nghiệp có thể được thành lập và khai thác bởi các
doanh nghiệp Việt Nam, doanh nghiệp có vốn nước ngồi hay liên doanh, gọi chung
là Công ty phát triển hạ tầng khu công nghiệp. Cơng ty này có quyền cho th đất
cho các doanh nghiệp khác muốn đầu tư vào KCN và cung cấp các dịch vụ khác
phù hợp với nội dung của Giấy phép đầu tư/Giấy chứng nhận đầu tư; ấn định giá
thuê và phí dịch vụ trong KCN [8]. Xây dựng và phát triển khu công nghiệp tập

trung là xu hướng chung của các quốc gia đang phát triển trên thế giới nhằm tạo
bước chuyển biến vược bậc trong nền kinh tế của một quốc gia. Mục tiêu phát triển
các khu công nghiệp tại Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là
hình thành hệ thống các khu cơng nghiệp chủ đạo có vai trị dẫn dắt sự phát triển
cơng nghiệp quốc gia, đồng thời hình thành các khu cơng nghiệp có quy mơ hợp lý
để tạo điều kiện phát triển công nghiệp, nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế tại những
địa phương có tỷ trọng cơng nghiệp trong GDP thấp. Việc xây dựng và phát triển
khu công nghiệp tập trung đưa tỷ lệ đóng góp của các khu công nghiệp vào tổng giá
trị sản xuất công nghiệp từ trên 24% hiện nay lên khoảng 39 - 40% vào năm 2010
và tới trên 60% vào giai đoạn tiếp theo. Tăng tỷ lệ xuất khẩu hàng công nghiệp của
các khu cơng nghiệp từ 19,2% giá trị xuất khẩu tồn quốc hiện nay lên khoảng 40%
vào năm 2010 và cao hơn vào các giai đoạn tiếp theo [8]. Song hành với sự phát
triển công nghiệp và khu công nghiệp, vấn đề ơ nhiễm, suy thối mơi trường và cạn
kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng gia tăng. Cho đến nay, mặc dù
Chính phủ đã có nhiều nỗ lực khắc phục các tác động tiêu cực đến môi trường do
hoạt động sản xuất gây ra, nhưng chúng ta cũng phải nhìn nhận một thực tế rằng
chúng ta đang xử lý các “triệu chứng môi trường” (nước thải, chất thải rắn, khí
thải….) thay vì giải quyết các “căn bệnh mơi trường” - nguyên nhân làm phát sinh


7

chất thải. Thêm vào đó, các khu cơng nghiệp hiện nay vẫn là những hệ thống mở.
Trong đó, nguyên liệu được khai thác từ các nguồn tài nguyên thiên nhiên để phục
vụ cho hoạt động sản xuất và sau đó được trả lại mơi trường dưới dạng chất thải. Đó
là ngun nhân dẫn đến sự suy thối mơi trường tự nhiên theo đà phát triển công
nghiệp. Theo các nhà sinh thái cơng nghiệp, có thể khắc phục điều này bằng cách
phát triển khu cơng nghiệp theo mơ hình hệ thống kín, tương tự như hệ sinh thái tự
nhiên. Trong đó, chất thải từ một khâu này của hệ thống sẽ là “chất dinh dưỡng” của
một khâu khác. Đây là sự cộng sinh cơng nghiệp hay nói cách khác khu cơng

nghiệp sinh thái được xem là giải pháp hứa hẹn cho sự phát triển công nghiệp bền
vững của đất nước trong tương lai.
Bên cạnh những thành quả đem lại của KCN, do tính đa ngành, đa lĩnh vực trong
KCN có tính phức tạp về mơi trường cao như: Nước thải có thành phần đa dạng; ơ
nhiễm khí thải mang tính cục bộ, một số doanh nghiệp chưa đầu tư hệ thống xử lý khí
thải, ơ nhiễm khơng khí chủ yếu là ô nhiễm bụi, khí CO, CO2, SO2, NO2,…; chất thải rắn
công nghiệp và chất thải nguy hại phát sinh tại các doanh nghiệp thứ cấp do các doanh
nghiệp thứ cấp tự hợp đồng với các đơn vị có chức năng thu gom và xử lý; cây xanh cũng
đã được trồng nhưng chưa đủ diện tích theo quy định.
1.2.

Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng

môi trường tại Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang
1.2.1. Điều kiện tự nhiên Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang
Đà Nẵng là thành phố có diện tích khá nhỏ, nên các điều kiện tự nhiên về
nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm… trên địa bàn khơng có sự phân biệt rõ ràng. Mặt
khác, các khu công nghiệp của thành phố đều tập trung ở khu vực đồng bằng và
gần khu vực dân cư. Khoảng cách từ KCN DVTS Thọ Quang tới những địa điểm
chính của thành phố như: Cách cầu sông Hàn: 04 km; cảng biển Tiên Sa: 03 km;
ga đường sắt: 05 km; sân bay Quốc tế Đà Nẵng: 06 km và trung tâm thành phố
Đà Nẵng: 04 km.
KCN DVTS Thọ Quang có vị trí tiếp giáp như sau: phía Bắc giáp với Khu tái


8

định cư phía Đơng đường Yết Kiêu; phía Nam giáp với Khu tái định cư Mân Thái;
phía Đơng giáp với Khu tái định cư Thọ Quang 2, Thọ Quang 3, Mân Thái và phía
Tây giáp với Khu dịch vụ âu thuyền.

1.2.2.

Điều kiện kinh tế xã hội Khu công nghiệp Dịch

vụ thủy sản Thọ Quang
Đà Nẵng là một thành phố ven biển, có ngư trường rộng và là một trong
những địa phương có sản lượng thủy sản cao trong cả nước. Các hoạt động chế
biến thủy sản (CBTS) ở Đà Nẵng được tập trung chủ yếu ở KCN DVTS Đà
Nẵng, quận Sơn Trà. Hiện tại ở KCN có 17 doanh nghiệp (Bảng 1.1) CBTS đang
hoạt động ổn định với nguyên liệu chế biến chủ yếu là cá, tôm và mực đông lạnh,
góp phần vào việc giải quyết cơng ăn việc làm, thu ngoại tệ và phát triển kinh tế
xã hội của thành phố.
Bảng 1.1. Danh sách các doanh nghiệp trong ở Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản
Thọ Quang [6,8,9]
ST
T

Tên Doanh nghiệp

STT

1

Công ty CP Thủy sản &TM Thuận
Phước

10

Công ty TNHH Thái An


2

Công ty TNHH Bắc Đẩu

11

Công ty TNHH TM Minh Nghĩa

3

Công ty TNHH Hải Thanh

12

Công ty Chế biến và XNK Thủy sản
Miền Trung

4

Công ty TNHH Chế biến thực phẩm
Danifoods

13

Công ty CP Thủy sản Đà Nẵng

5

Công ty CP Procimex Việt Nam


14

Chi nhánh Công ty CP Đại Thuận

6

Công ty CP đồ hộp Hạ Long

15

7

Công ty TNHH Khang Thông

16

8

Công ty CP Thủy sản Nhật Hồng

17

9

Cơng ty
PUFONG

18

TNHH


TM

&

DV

Tên Doanh nghiệp

Cơng ty TNHH TM TS Hải Dương
Thịnh
Cơng ty TNHH XNK TM Phước Tấn
Phát
Công ty TNHH Thiên An Long

a. Về thực trạng quản lý nước thải của Khu công nghiệp Dịch vụ Thủy sản


9

Thọ Quang
Hiện tại, nước thải từ các hoạt động CBTS trong KCN được quản lý ở dạng
kết hợp giữa phân tán và tập trung. Các nhà máy, cơ sở sản xuất được yêu cầu xử lý
sơ bộ hoặc triệt để với quy mơ và hiệu suất khác nhau, sau đó xả vào hệ thống thu
gom nước thải riêng và đưa về trạm xử lý tập trung của KCN, sau khi xử lý lại lần
nữa và thải ra nguồn tiếp nhận là Âu thuyền Thọ Quang. Tùy thuộc nồng độ các
chất ô nhiễm (TSS và COD) trong dòng thải đưa vào hệ thống thu gom, trạm xử lý
nước thải tập trung sẽ thu phí tùy theo nồng độ các chất ơ nhiễm cịn lại để trang trãi
một phần chi phí quản lý vận hành trạm XLNT tập trung [3,5].
Phương pháp xử lý và các q trình cơng nghệ đã áp dụng tại các nhà máy, xí

nghiệp trong KCN là cơ học kết hợp với hóa lý: (1) xử lý cơ học loại bỏ các chất
khơng tan với các q trình cơng nghệ: lắng kết hợp keo tụ, tuyển nổi hóa học hoặc
tuyển nổi áp lực và (2) xử lý sinh học: kỵ khí (UASB, Ổn định - Tiếp xúc) và hiếu
khí với chế độ liên tục hoặc gián đoạn. Sơ đồ khối qúa trình cơng nghệ trạm XLNT
của một số nhà máy có lượng nước thải đáng kể trong Khu Cơng nghiệp Dịch vụ
Thủy sản Thọ Quang được trình bày trong Hình 1.1 và 1.2 [9 - 11]. Tuy một số
doanh nghiệp được trang bị hệ thống xử lý riêng nhưng do đặc tính nước thải của
các doanh nghiệp tại đây ln thay đổi đột ngột về tích chất và thành phần nên
nhiều hệ thống vẫn chưa đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải của ngành.


10

Hình 1.1. Sơ đồ khối q trình cơng nghệ

Hình 1.2. Sơ đồ khối q trình cơng

XLNT nhà máy Hải Thanh

nghệ XLNT nhà máy Bắc Đẩu

b. Về thực trạng quản lý chất thải rắn của Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản
Thọ Quang
Hiện nay, quản lý chất thải rắn sinh hoạt, sản xuất và chất thải nguy hại tại
hầu hết các doanh nghiệp trong KCN DVTS Thọ Quang đều được thực hiện thu
gom và xử lý thông qua Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Đà Nẵng. Một số
chất thải rắn khác trong quá trình chế biến sản phẩm như: đầu, vây, vảy, nội tạng
của cá; nội tạng, mai của mực; đầu, vỏ tôm và một số phế phẩm được một số công
ty chế biến thực phẩm hoặc sản xuất bột cá thu mua lại để sản xuất các sản phẩm
phục vụ cho chăn nuôi như thức ăn gia súc hay bột cá. Ngồi ra, các chất thải có

nguồn gốc từ vỏ các bao bì đựng các thành phần, phụ gia phục vụ cho sản xuất như:
bìa carton, vỏ, chai lọ, dụng cụ và máy móc hư hỏng được thu mua bởi các doanh
nghiệp tái chế hoặc kinh doanh phế liệu thực hiện [5,6].

c. Về thực trạng khí thải của Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang


11

Về khí thải tại khu cơng nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang chủ yếu phát
sinh từ các máy phát điện, nén khí và lị hơi tại những doanh nghiệp sử dụng hơi để
sấy nguyên liệu, thành phẩm và vệ sinh thiết bị với lưu lượng không lớn. Các thông
số ô nhiễm đặc trưng như: NH 3, NO2, SO2, bụi, H2S…. Hiện chưa có dấu hiệu phát
thải gây ơ nhiễm nghiêm trọng nào trong những năm gần đây, do KCN nằm cách
không xa trung tâm thành phố và gần khu dân cư nên thường xuyên được kiểm tra.
Tuy nhiên, có nhiều doanh nghiệp cịn kiểm sốt chưa đầy đủ, sử dụng cơng nghệ
chưa phù hợp và chưa có trang bị hệ thống xử lý khí thải theo đúng tiêu chuẩn hay
đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt.
d. Về thực trạng mùi phát sinh của Khu công nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ
Quang
Một trong những vấn đề gây ảnh hưởng rõ rệt nhất trong KCN DVTS Thọ
Quang đến mơi trường xung quanh đó là mùi, thơng thường mùi phát sinh chủ yếu là
sự phân hủy các thành phần trong chất thải rắn phát sinh từ quá trình lưu trữ, rơi vãi
và xử lý, trong đó đặc trưng nhất là thành phần H 2S và NH3. Theo Lợi [12] cho biết
thì nồng độ H2S có thể đạt đến nồng độ 0,2 - 0,4 mg/m3 và gây mùi khó chịu cho môi
trường xung quanh. Trong năm 2011 và 2012 người dân sống xung quanh khu vực
KCN tại phường Mân Thái và phường Nại Hiên Đông, quận Sơn Trà đã nhiều lần
khiếu nại đến cơ quan chức năng để phản ánh về mùi phát sinh từ khu vực này.
1.3.


Tổng quan về các khu công nghiệp Việt Nam [13]

Hiện nay, trên phạm vi cả nước có 463 KCN trong quy hoạch tổng thể phát
triển các KCN ở Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 đã được
Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 139,5 ngàn
ha. Ước tính đến hết tháng 12/2015, trên phạm vi cả nước có 304 KCN được thành
lập trên tổng số 463 KCN có trong quy hoạch, với tổng diện tích đất tự nhiên
khoảng 85,2 ngàn ha, diện tích đất cơng nghiệp có thể cho th đạt 56 ngàn ha
(chiếm khoảng 66% tổng diện tích đất tự nhiên). Trong đó riêng kế hoạch 5 năm
2011-2015 có 44 KCN được thành lập và mở rộng với tổng diện tích 13,8 ngàn ha
(thấp hơn so với tổng diện tích KCN đã được thành lập trong kế hoạch 5 năm 2006 -


12

2010 là 44,4 ngàn ha và mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 là 17 - 20
ngàn ha). Các KCN được thành lập trên 60 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các
vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát
triển kinh tế của các vùng [8].
Các KCN nhìn chung được thành lập phù hợp với quy hoạch phát triển các
KCN cả nước cũng như quy hoạch sử dụng đất và phát triển công nghiệp của địa
phương (Hình 1.3 ví dụ KCN Điện Nam Điện Ngọc, tỉnh Quảng Nam). Vùng Đơng
Nam Bộ có số lượng KCN được thành lập nhiều nhất với 104 KCN (chiếm 34,3%
cả nước), tiếp đến là vùng đồng bằng sông Hồng với 79 KCN (chiếm 26,1% cả
nước) và vùng Tây Nam Bộ với 51 KCN (chiếm 17,1% cả nước).
Trong tổng số 304 KCN được thành lập, có 206 KCN đã đi vào hoạt động
với tổng diện tích đất tự nhiên 57,9 ngàn ha và 97 KCN đang trong giai đoạn đền bù
giải phóng mặt bằng và xây dựng cơ bản, với tổng diện tích đất tự nhiên 26,1 ngàn
ha. Tổng diện tích đất cơng nghiệp đã cho th của các KCN đạt 26,5 ngàn ha, tỷ lệ
lấp đầy các KCN đạt 48%, riêng các KCN đã đi vào hoạt động, tỷ lệ lấp đầy đạt trên

67%, cao hơn so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011-2015 là 50%.
Trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015, số lượng các Khu kinh tế (KKT) trên cả
nước được giữ ổn định với 15 KKT ven biển đã thành lập, với tổng diện tích mặt
đất và mặt nước là hơn 770,3 ngàn ha. Trong đó có 4 KKT được mở rộng, bao gồm
KKT Dung Quất, KKT Đình Vũ - Cát Hải, KKT Đông Nam Nghệ An, KKT Nghi
Sơn với tổng diện tích mở rộng là 124 ngàn ha. Tổng diện tích đất đã cho thuê để
thực hiện các dự án đầu tư sản xuất trong KKT ven biển đạt trên 21.000 ha, chiếm
41% tổng diện tích đất dành cho sản xuất công nghiệp, du lịch, dịch vụ trong KKT
ven biển. Trong số 304 dự án đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng KCN trên cả nước, có
43 dự án có vốn đầu tư nước ngồi và 259 dự án đầu tư trong nước với tổng vốn đầu
tư đăng ký đạt 3,58 tỷ USD và 191 ngàn tỷ đồng so với 260 KCN (gồm 38 KCN có
vốn đầu tư nước ngồi và 222 KCN có vốn đầu tư trong nước) với tổng vốn đầu tư
đăng ký đạt 2,88 tỷ USD và 111,2 ngàn tỷ đồng vào cuối tháng 12/2010. Tổng vốn
đầu tư kết cấu hạ tầng KCN đăng ký tăng thêm trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015


13

ước đạt 700 triệu USD và 79,8 ngàn tỷ đồng, nâng tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng
KCN đăng ký đến cuối tháng 12/2015 đạt 3,58 tỷ USD và 191 ngàn tỷ đồng, tăng
thêm 0,7 tỷ USD và 79,8 ngàn tỷ đồng so với tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN
đăng ký đến cuối tháng 12/2010.

Hình 1.3. Một góc KCN Điện Nam - Điện Ngọc (Quảng Nam)
Tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện trong kế hoạch 5 năm 2011
-2015 ước đạt 1,5 tỷ USD (so với 0,46 tỷ USD trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010)
và 37,8 ngàn tỷ đồng (so với 37,6 ngàn tỷ đồng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010),
nâng tổng vốn đầu tư kết cấu hạ tầng KCN thực hiện đến cuối tháng 12/2015 đạt 2,5
tỷ USD (bằng 70% tổng vốn nước ngoài đăng ký) và 87 ngàn tỷ đồng (bằng 46% so
với tổng vốn đầu tư trong nước đăng ký).

Ước tính đến hết tháng 12/2015, tổng số vốn đầu tư đăng ký xây dựng hạ
tầng kỹ thuật trong các KKT ven biển trên cả nước là 167 ngàn tỷ đồng. Trong đó,
vốn đầu tư trong nước là 140 ngàn tỷ đồng (chiếm 83,8% tổng vốn đầu tư) so với
27,7 ngàn tỷ đồng vào tháng 12/2010 và vốn đầu tư nước ngoài đạt 1,3 tỷ USD
(chiếm 16% tổng vốn đầu tư) so với 0,33 tỷ USD vào tháng 12/2010. Tổng số vốn
đầu tư thực hiện tính đến tháng 12/2015 ước đạt 33,8 ngàn tỷ đồng, trong đó, vốn
đầu tư trong nước ước đạt 28,5 ngàn tỷ đồng so với 3,7 ngàn tỷ đồng vào tháng


14

12/2010 và vốn đầu tư nước ngoài đạt 250 triệu USD so với 57 triệu USD vào tháng
12/2010. Với diện tích lớn, thời gian thành lập chưa lâu, vì vậy, các KKT ven biển
đều đang trong giai đoạn đầu tư, xây dựng hoàn thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật, bước
đầu đã hồn thành một số cơng trình hạ tầng quan trọng để hoạt động. Nhiều cơng
trình, dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của KKT đã được hoàn thành bàn
giao đi vào sử dụng bao gồm: các tuyến giao thơng trục chính; các tuyến giao thông
kết nối giữa các khu chức năng với cảng biển, sân bay, các tuyến quốc lộ; hệ thống
luồng và cảng biển; hạ tầng KCN; bồi thường, giải phóng mặt bằng các dự án đầu
tư quy mô lớn; hạ tầng khu nhà ở công nhân và khu tái định cư; trường dạy nghề;
bệnh viện; khu xử lý nước thải và chất thải rắn… của các KKT Dung Quất, Chu
Lai, Đình Vũ - Cát Hải, Nghi Sơn, Vũng Áng, Phú Quốc, Vân Phong, Chân Mây Lăng Cô; Vân Đồn, Nhơn Hội, Đông Nam Nghệ An, Hịn La và Nam Phú n.
Ngồi ra, cịn nhiều cơng trình, dự án kết cấu hạ tầng kỹ thuật và xã hội của KKT
bao gồm: hệ thống cấp điện, hệ thống bưu chính viễn thơng, hệ thống cấp nước;
cảng biển; hạ tầng KCN, hạ tầng khu đô thị và dịch vụ; khu xử lý nước thải, chất
thải; bệnh viện; trường dạy nghề và các cơng trình dịch vụ tiện ích khác do các
doanh nghiệp trong nước và ngoài nước đầu tư tại các KKT Dung Quất, Chu Lai,
Đình Vũ - Cát Hải, Nghi Sơn, Vũng Áng, Phú Quốc, Vân Phong, Chân Mây - Lăng
Cô; Vân Đồn, Nhơn Hội, Đơng Nam Nghệ An, Hịn La và Nam Phú Yên.
Các KKT ven biển khác như Định An, Năm Căn chủ yếu tập trung công

tác lập quy hoạch, đền bù giải phóng mặt bằng và đầu tư một số ít cơng trình kết
cấu hạ tầng.
1.4.

Về chính sách quy định

Ngày 09/06/2014, Chính phủ đã ban hành Quyết định số 879/QĐ-TTg phê
duyệt Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến
năm 2035 và Quyết định số 880/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 [15,16].
Với Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn
đến năm 2035, Chính phủ đã xác định 3 nhóm ngành cơng nghiệp lựa chọn ưu tiên


15

phát triển, gồm: Công nghiệp chế biến chế tạo, Điện tử và viễn thông, Năng lượng
mới và năng lượng tái tạo. Đồng thời Chiến lược cũng định hướng quy hoạch không
gian theo các cùng lãnh thổ sẽ bao gồm vùng cơng nghiệp lõi và vùng cơng nghiệp
đệm, trong đó các địa phương thuộc vùng lõi gồm 4 vùng kinh tế trọng điểm và 5
khu kinh tế biển được ưu tiên phát triển.
Quy hoạch tổng thể phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm
2020, tầm nhìn đến năm 2030 là bước tiếp theo để thực hiện Chiến lược phát triển
cơng nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Quy hoạch quan
điểm phát triển các ngành công nghiệp Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm
2030 gồm: Phát triển công nghiệp tập trung vào một số ngành công nghiệp đáp ứng
nhu cầu trong nước và tăng nhanh xuất khẩu; Tập trung phát triển công nghiệp chế
biến, chế tạo, nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới; phát triển mạnh
công nghiệp hỗ trợ để tham gia vào chuỗi sản xuất tồn cầu; Khuyến khích phát
triển dân doanh, đầu tư nước ngoài; thúc đẩy phát triển bền vững khu vực kinh tế

ngoài nhà nước. Chú trọng phát triển các doanh nghiệp nhỏ và vừa; Phát triển
nguồn nhân lực công nghiệp là điều kiện quyết định thành cơng q trình cơng
nghiệp hóa, hiện đại hóa; Phát triển công nghiệp theo các chuẩn mực về môi trường,
tiến tới công nghệ xanh sau giai đoạn 2020.
Quy hoạch tập trung vào 10 ngành gồm có: ngành cơ khí - luyện kim; ngành
hóa chất; ngành điện tử, cơng nghệ thơng tin; ngành dệt may - da giầy; ngành chế
biến nông lâm thủy sản, thực phẩm, đồ uống; ngành sản xuất vật liệu xây dựng;
ngành khai thác và chế biến khoáng sản; ngành điện; ngành than; ngành dầu khí.
Điểm mới là Quy hoạch định hướng phát triển công nghiệp hỗ trợ tập trung vào 3
ngành gồm cơ khí - luyện kim; điện tử - tin học, dệt may - da giầy. Đồng thời quy
hoạch xây dựng các khu, cụm công nghiệp hỗ trợ tại Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh,
Hưng Yên, Hải Phịng, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Tây Ninh và Đà
Nẵng.
Quy hoạch phân bố theo không gian vùng lãnh thổ chia theo 5 vùng, trong đó
xác định vùng đồng bằng sông Hồng phát triển công nghiệp cơ khí, luyện kim, hóa


16

chất, nhiệt điện, công nghiệp công nghệ cao; Phát triển có chọn lọc cơng nghiệp hỗ
trợ sản xuất linh kiện cơ khí, ơ tơ, xe máy, linh kiện điện tử xung quanh thành phố
Hà Nội, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Quảng Ninh.
Dự kiến 70 - 75% nguồn vốn đầu tư thực hiện quy hoạch từ các doanh
nghiệp, trong đó thu hút đầu tư từ FDI khoảng 33 - 34%. Nguồn vốn ngân sách Nhà
nước hỗ trợ khoảng 3 - 4% tập trung chủ yếu vào xây dựng hạ tầng (các công trình
giao thơng, cấp điện, cấp nước), một phần vốn dành cho phát triển nguồn nhân lực
và nghiên cứu đổi mới khoa học công nghệ.
Quy hoạch cũng đưa ra nhiều giải pháp để thực hiện, các giải pháp được chia
thành giải pháp ngắn hạn và giải pháp dài hạn. Các nhóm giải pháp về thể chế, cơ
chế chính sách phát triển ngành công nghiệp; tăng cường điều phối theo vùng lãnh

thổ, phân cấp hợp lý trong quản lý nhà nước về cơng nghiệp; tạo sự bình đẳng giữa
các khu vực kinh tế được đưa lên hàng đầu trong các nhóm giải pháp ngắn hạn. Về
dài hạn, quy hoạch đưa ra 7 nhóm giải pháp về vốn, cơng nghệ, nguồn nhân lực, thị
trường và sản phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ, hợp tác liên vùng và phối hợp
phát triển, đẩy mạnh công tác khuyến công, hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp công
nghiệp vừa và nhỏ, công nghiệp nông thôn.
Để triển khai thực hiện Quy hoạch, Ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp trên
địa bàn mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phù hợp với quy hoạch tổng thể
phát triển ngành công nghiệp; Đưa các nội dung triển khai quy hoạch vào kế hoạch
hàng năm, kế hoạch 5 năm về phát triển công nghiệp trên địa bàn.
1.5.

Về quy hoạch phát triển các khu công nghiệp

Huy động hiệu quả mọi nguồn lực từ các thành phần kinh tế trong nước và từ
bên ngoài để phát triển, tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng hiện đại; Chú
trọng đào tạo nguồn nhân lực cơng nghiệp có kỹ năng, có kỷ luật, có năng lực sáng
tạo; Ưu tiên phát triển và chuyển giao công nghệ đối với các ngành, các lĩnh vực
có lợi thế cạnh tranh và công nghệ hiện đại, tiên tiến ở một số lĩnh vực chế biến
nông, lâm, thủy sản, điện tử, viễn thông, năng lượng mới và tái tạo, cơ khí chế


17

tạo và hóa dược; Điều chỉnh phân bố khơng gian công nghiệp hợp lý nhằm phát
huy sức mạnh liên kết giữa các ngành, vùng, địa phương để tham gia sâu vào
chuỗi giá trị tồn cầu.
Các nhóm ngành cơng nghiệp lựa chọn ưu tiên phát triển như sau:
a. Ngành Công nghiệp chế biến, chế tạo

- Nhóm ngành Cơ khí và Luyện kim
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên các nhóm ngành, sản phẩm: máy móc thiết
bị phục vụ nơng nghiệp, ơtơ và phụ tùng cơ khí, thép chế tạo. Sau năm 2025, ưu tiên
các nhóm ngành, sản phẩm: đóng tàu, kim loại màu và vật liệu mới.
- Nhóm ngành Hóa chất
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên hóa chất cơ bản, hóa dầu và sản xuất linh
kiện nhựa - cao su kỹ thuật; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển nhóm ngành
hóa dược.
- Nhóm ngành Chế biến nơng, lâm, thủy sản
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên nâng cao tỷ lệ chế biến các sản phẩm nông
sản, thủy hải sản chủ lực và chế biến gỗ phù hợp với q trình tái cơ cấu ngành
nơng nghiệp. Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế trong quá trình sản xuất, chế biến
nông sản, xây dựng thương hiệu và sức cạnh tranh của nơng sản Việt Nam.
- Nhóm ngành Dệt may, Da giầy
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất
trong nước và xuất khẩu; Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên sản xuất sản phẩm quần
áo thời trang, giầy cao cấp.
b. Ngành Điện tử và Viễn thông
Giai đoạn đến năm 2025, ưu tiên phát triển sản phẩm thiết bị máy tính, điện
thoại và linh kiện. Giai đoạn sau năm 2025, ưu tiên phát triển phần mềm, nội dung
số, dịch vụ công nghệ thông tin và điện tử y tế.
c. Ngành Năng lượng mới và năng lượng tái tạo
Giai đoạn đến năm 2025 thúc đẩy phát triển các dạng năng lượng mới và tái
tạo như gió, mặt trời, biomas; Giai đoạn sau năm 2025 phát triển năng lượng


18

ngun tử vì mục đích hịa bình, ưu tiên phát triển các dạng năng lượng tái tạo như
địa nhiệt, sóng biển...

1.6.

Tình hình quản lý mơi trường tại các khu cơng nghiệp ở Việt Nam

Về xử lý nước thải
Ước tính đến tháng 12/2015, trong số 304 KCN đã được thành lập có 178
KCN đã có hệ thống xử lý nước thải (XLNT) tập trung hoàn chỉnh và đi vào vận
hành, chiếm 58% tổng số KCN đã được thành lập và 86% tổng số KCN đang hoạt
động. So với kỳ kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, tỷ lệ các KCN đã đi vào hoạt động có
nhà máy XLNT tập trung đang vận hành đã tăng lên đáng kể, gấp 4,2 lần năm 2006,
gấp 1,5 lần năm 2010. Tính riêng trong kế hoạch 5 năm 2006 - 2010, đã có thêm 76
KCN đã đi vào hoạt động có nhà máy XLNT tập trung, 85% doanh nghiệp thứ cấp
đấu nối vào hệ thống XLNT chung của KCN. Tổng công suất XLNT của các nhà
máy hiện đang hoạt động đạt 720 ngàn m 3/ngày đêm, cơng suất trung bình đạt 4.046
m3/ngày đêm/nhà máy vào cuối tháng 12/2015 so với tổng công suất XLNT của các
nhà máy hiện đang hoạt động đạt 354 ngàn m 3/ngày đêm, cơng suất trung bình đạt
3.474 m3/ngày đêm/nhà máy vào cuối tháng 12/2010.
Ngồi ra, hiện có 32 KCN đang xây dựng cơng trình XLNT tập trung với
tổng cơng suất thiết kế khoảng 96 ngàn m 3/ngày đêm.Trong thời gian tới, các địa
phương cũng đã lập kế hoạch để xây dựng mới và mở rộng thêm 62 nhà máy XLNT
tập trung với tổng công suất 248 ngàn m 3/ngày đêm. Như vậy, trong trường hợp tất
cả các KCN được lấp đầy 100%, thì cơng suất XLNT của các nhà máy XLNT hiện
có và sẽ xây dựng về cơ bản sẽ đáp ứng lượng nước thải trong KCN.
Hiện nay, các nhà máy XLNT đã đi vào hoạt động tập trung phần lớn tại
vùng Đông Nam Bộ và đồng bằng sông Hồng, chiếm 69,7% tổng số KCN có nhà
máy XLNT đi vào hoạt động và bằng 76,3% tổng công suất các nhà máy XLNT
hiện có.
Nhìn chung, với sự quan tâm chỉ đạo của các địa phương, nhận thức và việc
thực thi quy định về pháp luật bảo vệ môi trường của doanh nghiệp ngày càng được
nâng cao. Tuy nhiên, so với mục tiêu đề ra trong kế hoạch 5 năm 2011 - 2015 là đến



19

năm 2015 100% các KCN đi vào hoạt động có hệ thống XLNT tập trung đạt tiêu
chuẩn mơi trường, thì các địa phương cần phải nỗ lực hơn nữa để đáp ứng được yêu
cầu và mục tiêu đã đề ra.
Đối với các KKT: Do quy mơ và tính chất đặc thù của KKT, bao gồm nhiều
khu chức năng như khu thương mại, KCN, khu dân cư, khu đô thị... do vậy, các
KKT khơng có hệ thống XLNT chung cho tồn bộ KKT như mơ hình đang áp dụng
tại KCN hiện nay. Do vậy, đối với các dự án tập trung trong KCN thuộc KKT sẽ
được xử lý nước thải thông qua hệ thống XLNT tập trung của KCN trong KKT.
Tính đến nay, trong số 20 KCN trong KKT đang hoạt động, có 7 KCN đã có nhà
máy XLNT tập trung, 2 KCN đang xây dựng nhà máy và 11 KCN đang trong q
trình lập kế hoạch xây dựng. Tổng cơng suất 38.000 m 3/ngày đêm, cơng suất trung
bình 5.428 m3/ngày đêm, về cơ bản phục vụ được lưu lượng nước thải hiện có của
các nhà máy trong KCN. Đối với các dự án nằm trong các khu chức năng khác (trừ
KCN) của KKT sẽ tự xây dựng hệ thống xử lý nước thải nội bộ, đảm bảo các yêu
cầu về tiêu chuẩn đầu ra theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường.
Về xử lý chất thải rắn
Việc đăng ký sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại đã được các cơ quan hữu
quan tại trung ương và địa phương nghiêm túc đôn đốc, kiểm tra và hướng dẫn thực
hiện tại hầu hết các KCN. Chất thải rắn và chất thải nguy hại phát sinh tại cơ sở
trong KKT, KCN đều được ký hợp đồng trực tiếp với đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển và xử lý. Đa số các doanh nghiệp trong KCN đã có biện pháp phân loại
và lưu giữ tạm thời trước khi thu gom và vận chuyển đến nơi xử lý. Do vậy, về cơ
bản việc thu gom, xử lý chất thải rắn, chất thải nguy hại đã được đảm bảo.


20


CHƯƠNG II
THỜI GIAN, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1.

Địa điểm, thời gian nghiên cứu

- Địa điểm tiến hành nghiên cứu nghiên cứu: Khu công nghiệp Dịch vụ
thủy sản Thọ Quang tại phườngThọ Quang, quận Sơn Trà, thành phố Đà Nẵng
(Hình 2.1).
- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 04 đến tháng 09 năm 2015.

Hình 2.1. Khu cơng nghiệp Dịch vụ thủy sản Thọ Quang (Đà Nẵng)


×