Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu Dấu Hiệu Báo Động trong chẩn đoán học (Phần 1) ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (178.83 KB, 7 trang )

Dấu Hiệu Báo Động trong chẩn đoán học
(Phần 1)
Trong phần này, chúng tôi xin giới thiệu 1 phương pháp chẩn bệnh, tương
đối mới, dựa theo 1 số những tài liệu xuất bản gần đây.
Phương pháp này, có quan hệ rất lớn đối với Tứ chẩn của YHCT nhưng đào
sâu vào 1 số khía cạnh riêng biệt và độc đáo hơn.
Để giúp cho việc chẩn bệnh được hoàn hảo và chính xác hơn, cần biết 1 số
yếu tố sau :
1 Biết nguyên tắc báo bệnh.
2 Biết ý nghĩa các loại dấu hiệu báo bệnh.
3 Biết vị trí liên hệ đến vùng xuất hiện các dấu hiệu báo bệnh.
A NGUYÊN TẮC BÁO BỆNH Các nhà nghiên cứu sinh học nhận thấy
rằng : chung quanh cơ thể mỗi sinh vật đều có năng lượng điện. Năng lượng này
có thể đo được bằng cách đặt 1 điện kế ở gần hoặc trên da. Cường độ năng lượng
điện này thay đổi hàng giờ, hàng ngày (xem thêm phần 'Giờ Vượng Suy Của Các
Kinh Lạc' trong chương 'Học Thuyết Kinh Lạc'). Thời gian mà 1 người cảm thấy
khỏe mạnh hoặc nhọc mệt đều có thể đo được bằng cách đo năng lượng điện. (Đây
là 1 phương cách chủ yếu trong việc áp dụng đo các Nguyên huyệt của các đường
kinh).
Ngay từ năm 1940, Kirlian, trong khi chụp hình các sinh vật, đã tình cờ
khám phá thấy năng lượng điện này và gọi nó là chất Plasma sinh học (còn gọi là
hào quang). Kirlian đã chụp được ở chung quanh các sinh vật có 1 giải ánh sáng
đỏ, xanh trắng và vàng. Những lá cây vừa bị bứt ra khỏi cành cũng có biểu hiện
đó, nhưng để lâu thì không còn.lá của những cây khỏe mạnh thì tỏa sáng, trong khi
đó, lá của những cây bị bệnh biểu hiện bằng những màu sắc khác hẳn. Một hôm, 1
người khách nhờ Kirlian chụp hình 2 chiếc lá giống hệt nhau, Kirlian cố gắng
chụp suốt cả đêm nhưng vẫn không làm sao không 2 lá giống nhau được. Kirlian
nghĩ rằng ông đã thất bại. Ngày hôm sau, khi đưa những tấm ảnh ông đã chụp và
giải thích sự cố gắng vô vọng của ông cho người khách thì người khách lại hết sức
hài lòng và giải thích rằng : sự khác nhau giữa 2 lá cây trên là do 1 chiếc lá được
bứt ra ở 1 cây có bệnh và chiếc còn lại ở cây không bệnh. Tại Liên Xô, khi nghiên


cứu các tấm ảnh chụp cơ thể con người, các nhà nghiên cứu tại đại học Kiep nhận
thấy rằng có những chấm ánh sáng mạnh hơn ở 1 số cơ thể. Những bộ phận phát
ra ánh sáng đều giống nhau ở mọi người. Khi đem so sánh các tấm ảnh với những
huyệt của khoa châm cứu thì thấy 700 huyệt của khoa châm cứu hoàn toàn trùng
với những điểm có ánh sáng mạnh mà Kirlian đã chụp được.
Hiện nay có 1 cách chụp ảnh bằng cách đổi nhiệt ra các màu sắc khác nhau.
Những bức ảnh nhiệt đó cũng thể hiện 1 thứ hào quang chung quanh cơ thể :
những bộ phận "chết" như móng tay, tóc thể hiện ra màu đen còn các màu khác
hiện ra màu xanh lục, đỏ da cam Nếu bộ phận nào của cơ thể bị bệnh thì màu sắc
thay đổi, căn cứ vào sự thay đổi màu sắc, có thể phần nào biết được tình trạng của
sự rối loạn cơ thể. Ngoài những biểu hiện về nhiệt lượng, màu sắc, ngày nay, các
nhà nghiên cứu còn tìm thấy nhiều sự thay đổi khác như thay đổi điện trở (Điện
trở vùng huyệt bệnh xuống thấp hơn vùng khác) thay đổi trạng thái (trở nên mềm,
hoặc cứng hoặc đau đớn hơn chỗ khác), hoặc xuất hiện 1 số dấu hiệu riêng biệt
(tàn nhang, mụn ruồi, vết ban ) những dấu hiệu báo bệnh này đang được các nhà
nghiên cứu chú ý đến và trong 1 ngày gần đây cơ chế của những lý thuyết này sẽ
được loan báo 1 cách rõ ràng và hoàn hảo hơn.
Tuy nhiên, cho đến nay, những nhà nghiên cứu chỉ mới có thể cho biết rằng
: các vùng ánh sáng thể hiện trong cơ thể chính là những bộ phận trong con người
chúng ta biết được những thay đổi, thí dụ : thay đổi về điện trong không khí, về từ
trường của trái đất, về sự xáo trộn của các bộ phận, cơ quan tương ứng vùng phát
điện Những thay đổi này nhiều khi quá nhỏ bé đến nỗi ta không cảm nhận hết tất
cả những thay đổi đó, mà chỉ cảm nhận được 1 phần nào thôi. Thế nhưng, nếu ta
rèn luyện và nắm được 1 số những nguyên tắc kỹ thuật, ta có thể nhận được những
thông tin đó, có thể biết và cũng có thể diễn đạt được.
B QUY LUẬT BÁO BỆNH
Khi cơ thể có sự xáo trộn (bệnh), sự xáo trộn đó được thông tin ra ngoài cơ
thể dưới nhiều hình thức khác nhau, dựa theo 1 số quy luật nhất định. Dựa vào
thông tin đó, có thể tìm ra được vị trí sự rối loạn và biết cách điều chỉnh lại cho hết
rối loạn.

1 Luật cục bộ :
Thí dụ : Dây thần kinh tọa đau : xuất hiện những thống điểm tại huyệt Hoàn
Khiêu hoặc dọc theo mặt ngoài chân (theo đường kinh Đởm).
2 Luật lân cận :
Thí dụ : vùng sau gáy đau : xuất hiện thống điểm (điểm đau) tại huyệt
Phong Trì, Thiên Trụ hoặc quanh vùng đó.
3 Luật đối xứng :
4 Luật phản chiếu :
Thí dụ : Bệnh ở phổi sẽ xuất hiện dấu báo bệnh ở :
- Vùng giữa má trên khuôn mặt.
- Vùng giữa xoắn tai dưới ở trong tai.
- Vùng phía dưới ngón tay giữa, trên đường đi của Tâm đạo.
C DẤU HIỆU BÁO BỆNH
1 Đau
Dấu hiệu thông thường nhất là đau. Khi ấn vào vùng nào đó thấy đau, tùy
theo quy luật báo bệnh và vị trí tạng phủ liên hệ, có thể biết tạng phủ, cơ quan liên
hệ đến vùng đó có sự rối loạn cần điều chỉnh. Thí dụ : ấn vào huyệt Phế du thấy
đau, có thể đoán là Phế (phổi) người đó có sự rối loạn (cần điều chỉnh), phổi bị
bệnh cách nào đó (theo quy luật cục bộ).
- Ấn vào vùng gò má trên mặt thấy đau, có thể đoán là Tim người đó có sự
rối loạn (theo quy luật phản chiếu)
Tùy theo tính chất ĐAU, có thể đoán chính xác hơn tính chất bệnh.
Thường có thể dựa theo tiêu chuẩn sau :
a) Ấn vào đau nhiều, đau dữ dội là biểu hiện của bệnh cấp tính thuộc thực
chứng.
b) Ấn vào đau ít, đau ê ẩm là biểu hiện của bệnh mãn tính thuộc hư chứng.
Đau ở đây phải hiểu là vùng hoặc huyệt chỗ ta dùng que dò ấn vào để kiểm
tra thấy chỗ đó đau nhiều hơn chỗ khác.
Tại sao khi bộ phận, cơ quan bị đau hoặc rối loạn, các vùng tương ứng cũng
xuất hiện dấu hiệu đau ?

YHCT cho rằng : đau là do khí huyết trong cơ thể không lưu thông được 1
cách bình thường, bị ứ trệ gây nên đau, do đó, trong sách Nội kinh có ghi : "Thông
tắc bất thống, thống tắc bất thông" (Lưu thông thì không đau, đau là do không
thông).
YHHĐ cho rằng : đau là do sự kích thích chất tinh thể lắng đọng ở vùng
thần kinh phản xạ của bộ phận hoặc cơ quan bị đau và sự đau là sự lưu thông
không hợp giữa các chất lỏng truyền từ thần kinh phản xạ ở vùng tương ứng đến
bộ phận cơ quan đang bị xáo trộn.
Mỗi cơ thể là 1 sinh vật có sức sống khác biệt, do đó tính chất đau cũng
biểu hiện khác nhau : có người có cảm giác đau nhiều, có người chỉ thấy hơi đau,
có người lại cảm thấy đau rất ít so với các vùng khác.
Do đó tạm thời có thể đưa ra 1 số nhận xét sau :
- Khi dò (ấn) tìm huyệt (điểm) đau, cần phải tìm nhiều vùng khác nhau để
tránh tình trạng khai mơ hồ của người bệnh (ấn đâu cũng thấy đau).
- Vùng (huyệt, điểm) nào càng đau nhiều, càng phản ảnh bệnh lý rõ và nặng
hơn.
- Trong khi điều trị, nếu sự đau giảm dần, nghĩa là lúc đầu ấn vào rất đau,
sau khi điều trị, sự đau giảm dần, có thể hiểu rằng bệnh hoặc sự xáo trộn ở các cơ
quan, bộ phận tương ứng đã giảm. Ngược lại, sau khi điều trị các điểm đau vẫn
còn thì phải xét lại phương pháp chẩn bệnh (có thể đã chẩn sai) hoặc cũng có thể
là do kỹ thuật điều trị (châm cứu, dùng thuốc), chưa đạt yêu cầu.
Qua các điều trình bày trên, ta thấy đau là 1 phương thế tự nhiên báo cho ta
biết cơ thể đang gặp sự rối loạn, trục trặc, để giúp ta tìm cách điều chỉnh lại thế
quân bình cho cơ thể.
2 Thay đổi điện trở ở da
Khi cơ thể bệnh, vùng huyệt tương ứng với các bộ phận, cơ quan bệnh sẽ bị
giảm điện làm cho điện trở vùng huyệt đó sẽ bị giảm xuống và sự thay đổi này
được các máy dò huyệt khám phá thấy. Từ những vùng tương ứng nhất định, ta sẽ
có thể suy đoán ra cơ quan, bộ phận liên hệ bệnh.
Thí dụ : Nơi người bình thường, huyệt Hợp cốc có điện trở 70-90 Ohm (W

) khi đo thấy điện trở ở huyệt này lên trên 100-200 Ohm (W ), có thể nghĩ rằng
Kinh Đại trường và Đại trường của người đó bị trở ngại gì đó (vì Hiệp cốc là
nguyên huyệt của kinh Đại trường).


×