Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tiểu luận luận dân sự Quyền sở hữu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (113.04 KB, 16 trang )

A.

LỜI MỞ ĐẦU:
Trên cơ sở thừa kế và phát triển pháp luật dân sự Việt Nam có từ trước đến

nay, cụ thể hóa Hiến pháp năm 2013, BLDS có vị trí quan trọng trong hệ thống
pháp luật nước nhà, tạo cơ sở pháp lý nhằm tiếp tục giải phóng mọi năng lực sản
xuất, phát huy dân chủ, bảo đảm công bằng xã hội, quyền con người về dân sự.
Tuy nhiên, so với nhu cầu của các giao lưu trong xã hội cho thấy cịn khơng ít
những vấn đề có ý nghĩa cơ bản trog các qan hệ dân sự chưa được pháp luật dân
sự điều chỉnh đầy đủ như: các quan hệ sở hữu về tài sản, nghĩa vụ dân sự, hợp
đồng dân sự,…
Nội dung quyền sở hữu tài sản là một trong những cơ sở vật chất quan
trọng để phát triển kinh tế xã hội, bảo đảm cuộc sống, an cư lạc nghiệp của các
cá nhân, cộng đồng chế định về quyền sở hữu có vai trị trọng tâm trong các chế
định dân sự vai trò trọng tâm trong các chế định dân sự.
Đây là vấn đề bức xúc mà việc giải quyết cũng gặp rất nhiều khó khăn,
vướng mắc. Do đó, việc “nội dung các quyền sở hữu theo quy định của pháp
luật dân sự Việt Nam và mối liên hệ giữa các quyền năng của nội dung quyền sở
hữu” có ý nghĩa quan trọng, cần thiết nhằm đưa ra giải pháp cụ thể cho các cơ
quan chức năng giải quyết các tranh chấp về quyền sở hữu, góp phần quan trọng
vào việc đưa pháp luật vào đời sống, phát triển nền kinh tế xã hội.
Trong quá trình thực hiện đề tài này, với sự hiểu biết và kinh nghiệm cịn
ít ỏi nên đề tài khơng tránh khỏi những thiếu sót, do đó em kính mong sự giúp
đỡ, chỉ bảo và cảm thông của các thầy cô giáo.
Em xin chân thành cảm ơn!


B.

NỘI DUNG:



I.

KHÁI NIỆM QUYỀN SỞ HỮU
Trong bất cứ một chế độ xã hội nào cũng tồn tại những cách thức nhất định

về việc chiếm hữu, làm chủ của cải vật chất của con người. Mối quan hệ giữa
người với người trong q trình chiếm hữu của cải vật chất đó là phát sinh các
quan hệ sở hữu. Các quan hệ sở hữu này tồn tại cùng với sự phát triển của xã
hội, khi nhà nước và pháp luật ra đời quyền sở hữu cũng trở thành những chế
định trung tâm trong pháp luật dân sự của mỗi nước.
Trong quá trình phát triển của xã hội loài người đã và đang tồn tại nhiều
chế độ sở hữu khác nhau, chế định về quền sở hữu của mỗi hệ thống pháp luật
cũng có những quy định khác nhau.
1. Khái niệm quyền sở hữu theo pháp luật Việt Nam.
Theo điều 158 BLDS 2015 qui định “Quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng và quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu theo quy định của
luật. Từ qui định trên ta có thể hiểu quyền sở hữu theo hai nghĩa:
Theo nghĩa rộng, quyền sở hữu được hiểu là tổng hợp các quy phạm pháp
luật do nhà nước ban hành theo những trình tự thủ tục luật định để diều chỉnh
các quan hệ xã hội phát sinh trong các lĩnh vực chiếm hữu, sử dụng, định đoạt
các tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng và những tài sản khác trong đời sống xã
hội.
Theo nghĩa hẹp, quyền sở hữu được hiểu là mức độ xử sự mà pháp luật cho
phép một chủ thể được thực hiện các quyền năng chiếm hữu, sử dụng và định


đoạt trong những điều kiện nhất định. Theo nghĩa này, có thể nói quyền sở hữu
chính là những quyền năng dân sự chủ quan của từng chủ sở hữu nhất định đối
với tài sản cụ thể, được xuất hiện trên cơ sở nội dung của quy phạm pháp luật về

sở hữu.
2.

Dấu hiệu của quyền sở hữu
Là quan hệ pháp luật: phản ánh sự tác động của pháp luật đến các quan hệ

giữa các chủ thể trong quá trình chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản.
Là phạm trù pháp lý: nội dung quyền sở hữu phản ánh quyền của các chủ
thể đối với tài sản, một chủ thể được thừa nhận là chủ sở hữu của tài sản sẽ được
Nhà nước thông qua pháp luật, thừa nhận và đảm bảo thực hiện quyền chiếm
hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với tài sản đó.
Tồn tại gắn liền với sự tồn tại của nhà nước và pháp luật: Nhà nước thơng
qua cơ quan có thẩm quyền ban hành các văn bản háp luật, bằng pháp luật, Nhà
nước ghi nhận quyền, nghĩa vụ của các chủ thể.Quyền của chủ sở hữu đối với tài
sản cũng được nhà nước ghi nhận bằng pháp luật. Vì thế, chỉ khi nào có Nhà
nước và pháp luật mới hình thành quyền sở hữu, phạm trù này cũng sẽ mất đi
khi xã hội khơng cịn Nhà nước và pháp luật.
Thể hiện thơng qua nhiều hình thức sở hữu khác nhau:Quyền sở hữu đối
với tài sản được pháp luật ghi nhận cho mọi chủ thể. Tuy nhiên, do tính chất của
tài sản, do tư cách khác nhau giữa các loại chủ thể nên quyền sở hữu được thể
hiện thơng qua các hình thức sở hữu khác nhau như: Sở hữu nhà nước, sở hữu
tập thể, sở hữu tư nhân, sở hữu của các tổ chức.

II.

NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHẾ ĐỊNH QUYỀN SỞ HỮU
Quyền sở hữu là chế định trung tâm của luật dân sự, là tổng hợp các quyền
năng của chủ sở hữu đối với tài sản của mình theo quy định của pháp luật.



Quyền sở hữu là một quan hệ pháp luật dân sự, cho nên nó cũng bao gồm: chủ
thể, khách thể, nội dung.
1. Chủ thể của quyền sở hữu:
Chủ thể của quyền sở hữu trong quan hệ pháp luật dân sự về sở hữu là
những “người” thỏa mãn những điều kiện do pháp luật quy định và tham gia
quan hệ pháp luật về sở hữu cụ thể.
+ Đối với tài sản hữu hình, chủ thể của quyền sở hữu là những “ người”
nắm giữ trong tay các tài sản, và được xác lập theo những căn cứ do Bộ luật dân


sự quy định.Bao gồm:
Nhà nước; các tổ chức chính trị; tổ chức chính trị- xã hội; tổ chức chính trị xã
hội- nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội- nghề nghiệp; các tập thể; các
công dân và các tổ chức kinh tế tư nhân,…Nhưng chủ thể này đều có đủ ba



quyền năng là quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt tài sản.
Các cá nhân, pháp nhân, chủ thể khác khi trở thành chủ sở hữu thì trong một số
trường hợp pháp luật dân sự quy định cần phải có những điều kiện nhất định.
+ Đối với tài sản vơ hình, chủ thể của quyền sở hữu là những “ người”
được pháp luật dân sự và Luật sở hữu trí tuệ cơng nhận. Chủ sở hữu bao gồm:
tác giả, các đồng tác giả, các cơ quan tổ chức giao nhiệm vụ cho tác giả, cá
nhân, tổ chức giao kết hợp đồng sáng tạo cới tác giả, người thừa kế của tác giả.
Do tính chất và đặc trưng của quan hệ pháp luật về sở hữu nên một bên chủ
thể ln được xác định và có các quyền năng chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài
sản của mình, cịn chủ thể phía bên kia là tất cả những thành viên trong xã hội.
Những thành viên này chưa được xác định cụ thể nhưng họ có nghĩa vụ phải tơn
trọng các quyền năng của chủ sở hữu. Nghĩa vụ này được thể hiện ở việc không
được xâm phạm đến các quyền của chủ sở hữu dưới dạng hành động hoặc khơng

hành động. Ví dụ: Khơng được xâm phạm trực tiếp hoặc gián tiếp đến các
quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu. Người thuê nhà không được tự ý sửa
chữa hoặc làm thay đổi kiến trúc nhà khi chủ sở hữu chưa đồng ý. Nếu bên thuê
nhà vi phạm có thể bị bên cho th nhà đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng
theo quy đinh tại khoản 1, Điều 428 BLDS.


Ngồi ra, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của chủ sở hữu, pháp luật còn
quy định các thành viên trong xã hội không được tiến hành những hành vi khác
làm cản trở việc thực hiện các quyền năng của chủ sở hữu.
2.

Khách thể của quyền sở hữu
Khách thể trong quan hệ pháp luật dân sự được xem là “ cái” mà chủ thể

trong quan hệ pháp luật dân sự hướng tới, đó chính là lợi ích vật chất và lợi ích
tinh thần mà pháp luật bảo vệ cho các chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự.
Dựa theo lý luận về khách thể của quan hệ pháp luật dân sự, tài sản được coi là
khách thể của quyền sở hữu, là cái mà các bên chủ thể hướng đến trong mối

-

quan hệ pháp luật về sở hữu.
Là tài sản gồm:
Vật có thực: chính là đối tượng của thế giới vật chất: động vật, thực vật, vật với
ý nghĩa vật lý ở mọi trạng thái (rắn, lỏng, khí) có thể đáp ứng được nhu cầu nào
đó của con người. Như vậy, vật có thực với cách là tài sản phải nằm trong sự
chiếm hữu, kiểm soát của con người và có thể xác định được giá trị thì mới trở

-


thành được đối tượng của giao lưu dân sự.
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, khái niệm vật trong khoa học
pháp lý cũng được mở rộng. Ví dụ: phần mềm trong máy tính hoặc chất thải nếu

-

sử dụng làm nguyên liệu tái chế sẽ được coi là vật.
Tiền: các loại tiền của các quốc gia đưa vào lưu thông trong xã hội.
Giấy tờ trị giá được bằng tiền: ngân phiếu, trái phiếu, cổ phiếu, thương phiếu,…
Các quyền tài sản: là các quyền trị giá được bằng tiền và có thể chuyển giao
trong giao lưu dân sự; quyền sử dụng đất; quyền sở hữu trí tuệ; quyền đòi nợ…
3.

Nội dung của quyền sở hữu
Như quy định của luật thì quyền sở hữu bao gồm quyền chiếm hữu, quyền

sử dụng, quyền định đoạt tài sản. Nghĩa là một chủ thể nào đó nắm giữ đủ cả ba
quyền vừa nêu đối với một tài sản thì mới trở thành chủ sở hữu của tài sản đó.
Nếu thiếu một trong ba quyền: quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định
đoạt thì khơng trở thành chủ sở hữu. Vậy những quyền này là gì và được quy
định như thế nào?
a.Quyền chiếm hữu:


Khi Nhà nước và pháp luật ra đời công nhận quyền sở hữu thì quyền chiếm
hữu được xác định là một trong các quyền đầu tiên của chủ sở hữu.
Điều 179 BLDS 2015 quy định: “Chiếm hữu là việc chủ thể nắm giữ, chi
phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như chủ thể có quyền đối với tài
sản”; (2)Chiếm hữu bao gồm chiếm hữu của chủ sở hữu và chiếm hữu không

phải là chủ sở hữu. Việc chiếm hữu của người không phải là chủ sở hữu không
thể là căn cứ xác lập quyền sở hữu, trừ trường hợp quy định tại các điều 228,
229, 230, 231, 232, 233 và 236 của Bộ luật này”.
Việc chủ thể nắm giữ, chi phối tài sản một cách trực tiếp hoặc gián tiếp như
chủ thể có quyền đối với tài sản là sự chiếm hữu tài sản thực tế kết hợp với ý chí
của người chiếm hữu. Việc nắm giữ, chi phối tài sản có thể được thực hiện bởi
bất kỳ chủ thể nào, tuy nhiên pháp luật chỉ bảo vệ quyền lợi cho các chủ thể
chiếm hữu nếu việc chiếm hữu đó dựa trên cơ sở pháp lý do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu thể hiện quyền chiếm hữu của mình thơng qua các hành vi của
bản thân mình để thực hiện quyền chiếm hữu tài sản như cầm, nắm , cất giữ,…
Quyền chiếm hữu trước hết là quyền của chủ sở hữu trong việc chiếm giữ
các tài sản thuộc sở hữu của mình. Ngồi ra, các chủ thể khác cũng có quyền
chiếm hữu tài sản trong các trường hợp sau đây:
-Người được chủ sở hữu ủy quyền quản lý tài sản;
-Người được chuyển giao quyền chiếm hữu tài sản thông qua các giao dịch
dân sự hợp với quy định của pháp luật;
-Người phát hiện và giữ tài sản vô chủ, tài sản không xác định được ai là
chủ sở hữu, tài sản bị đánh rơi, bị bỏ qn, bị chơn giấu, bị vùi lấp,chìm đắm
phù hợp với các điều kiện theo quy định của Bộ luật này; quy định khác của
pháp luật có liên quan. Chẳng hạn: “Người nhặt được vật của người khác đánh
rơi hoặc bỏ qn thì phải thơng báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã,
phường, thị trấn hoặc công an cơ sở gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở
hữu biết mà nhận lại”;
-Người phát hiện và giữ gia súc, gia cầm, vật nuôi dưới nước bị thất lạc phù
hợp với các điều kiện theo quy định của Bộ luật này; quy định khác của pháp
luật có liên quan.Chẳng hạn: “Người bắt được gia súc bị thất lạc phải nuôi giữ


và báo cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú để thơng
báo cơng khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại”;

-Các trường hợp khác do pháp luật quy định.
Dù bằng hình thức nào thì chủ sở hữu vẫn được chiếm giữ hợp pháp đối
với tài sản đó

pháp luật cơng nhận quyền chiếm hữu của chủ sở hữu dù

người đó khơng trực tiếp nắm giữ, chi phối. Chủ sở hữu chấm dứt hoàn toàn
quyền sở hữu khi từ bỏ quyền sở hữu của mình, bán, trao đổi, tặng cho,…
Bộ luật dân sự năm 2015, phân định chiếm hữu thành hai loại là hiếm hữu
hợp pháp và chiếm hữu bất hợp pháp.

Chiếm hữu hợp pháp

Chiếm hữu bất hợp pháp
Chiếm hữu
Chiếm hữu
bất hợp pháp
bất hợp pháp
nhưng ngay tình khơng ngay tình

Là sự chiếm hữu tài sản có
Là việc chiếm hữu tài sản mà
căn cứ pháp luật.Sự chiếm hữu không dựa trên cơ sở các quy định của
được coi là hợp pháp do sự chiếm pháp luật. Tức là, người chiếm hữu một
hữu tài sản của một chủ sở hữu .
tài sản nhưng không phải là chủ sở
hữu, đồng thời việc chiếm hữu đó
khơng dựa trên cơ sở của pháp luật .
- Căn cứ
- Căn cứ

điều 180 BLDS
điều 181 BLDS
2015.
2015.
- là việc
- là việc
chiếm hữu mà
chiếm hữu mà
người chiếm hữu có người chiếm hữu
căn cứ để tin rằng
biết hoặc phải
mình có quyền đối biết rằng mình
với tài sản đang
khơng có quyền
chiếm hữu.
đối với tài sản
đang chiếm hữu.
Theo điều 165 BLDS 2015 thì
Hành vi chiếm Mọi người chiếm
được coi là chiếm hữu có căn cứ
hữu tài sản khơng
hữu tài sản dù họ
pháp luật nếu nó thuộc nhưng
có căn cứ pháp luật không biết việc
trường hợp sau đây:
chỉ được coi là
chiếm hữu đó là
Chủ sở hữu chiếm hữu tài sản.
ngay tình nếu có đủ khơng có căn cứ
Yếu tố khách quan được thể

cả hai điều kiện:
pháp luật nhưng
hiện bằng việc chủ sở hữu kiểm
Không biết và
lại rơi vào trường


sốt vật chất đối với tài sản.Ví dụ:
chủ sở hữu cất giữ tài sản, chủ sở
hữu ở trong nhà thuộc quyền sở
hữu của mình
Yếu tố chủ quan thể hiện bằng
thái độ, tâm lý của chủ sở hữu đối
với tài sản (tự chiếm hữu tài sản mà
không càn sự cho phép)
Người được thừa nhận là chủ
sở hữu của một tài sản thì họ có tất
cả các quyền: chiếm hữu, sử dụng
và định đoạt tài sản đó theo quy
định của pháp luật. Vì vậy khi họ
thực hiện chiếm hữu tài sản chính
là họ thực hiện quyền của mình đối
với tài sản.

khơng thể biết việc
chiếm hữu đó
khơng có căn cứ
pháp luật.
Ví dụ: C mua
của B một chiếc

máy vi tính mà
khơng hề biết chiếc
máy đó là B trộm
cắp của A. Trong
trường hợp này C
chiếm hữu chiếc
mấy tính đó bị coi
là khơng có căn cứ
pháp luật nhưng
được coi là ngay
tình vì máy tính đó
Người được chủ sở hữu ủy quyền
là do B trộm cắp,
quản lý tài sản
đồng thời vì chiếc
Người chiếm hữu tài sản được máy tính là một tài
chuyển giao từ bên ủy quyền sang
sản không phải
bên được ủy quyền thể hiện thông
đăng ký quyền sở
qua một hợp đồng dân sự hay một
hữu nên C khơng
quyết định hành chính. Cần xác
thể biết chiếc máy
định rõ: chủ sở hữu tài sản; tài sản; đó có phải của B
người được ủy quyền quản ký tài
hay không.
sản; phạm vi ủy quyền; cách thức
Một số trường hợp
quản lý tài sản; thời hạn quản lý tài pháp luật bảo vệ

sản
một số quyền lợi
Người được chuyển giao quyền
cho người chiếm
chiếm hữu thông qua giao dịch dân hữu bất hợp pháp
sự phù hợp với quy định của pháp
nhưng ngay tình:
luật
+ Khơng phải
Các giao dịch dân sự mà theo trả lại tài sản cho
đó quyền chiếm hữu được chuyển
chủ sở hữu (trừ
giao cho người khác ( khơng
trường hợp có quy
chuyển giao quyền sở hữu) : hợp
định khác);
đồng thuê, thuê khoán, hợp đồng
+ Được quyền
mượn tài sản.
sử dụng tài sản
Ví dụ: A gửi B trông giữ chiếc trong thời gian
xe đạp, trong trường hợp này,B
chiếm hữu ngay
được chuyển quyền chiếm giữ chiếc tình;
xe đạp với mục đích trơng giữ, do
+ Trong
vậy, B khơng được phép sử dụng
trường hợp phải trả
chiếc xe đạp
lại tài sản ch chủ sở


hợp buộc phải
biết thì việc
chiếm hữu đó
vẫn bị coi là
khơng ngay tình.
Ví dụ: C mua của
B một chiếc xe
máy mà khơng
hề biết chiếc xe
máy đó là B trộm
cắp của A.Do B
lừa dối C là xe
của B nhưng đã
bị mất giấy tờ
nên bán rẻ. Trong
trường hợp này C
chiếm hữu sẽ
máy bị coi là
khơng có căn cứ
pháp luật và
khơng ngay tình
vì dù C khơng
biết tài sản đó là
B trộm cắp
nhưng xe máy là
tài sản là một tài
sản phải đăng ký
quyền sở hữu
nên C buộc phải

biết chiếc xe đó
có phải của B
không thông qua
việc kiểm tra
giấy tờ đăng ký
xe máy.
Mặt khác một
người chiếm hữu
tài sản dù không
rơi vào trường
hợp buộc phải
biết nhưng họ đã
biết việc chiếm
hữu đó là khơng
có căn cứ pháp
luật thì vẫn được


- Người phát hiện và giữ tài
sản vô chủ, tài sản không xác định
được ai là chủ sở hữu, tài sản bị
đánh rơi, bị bỏ quên, bị chôn, giấu,
bị vùi lấp, chìm đắm; người phát
hiện và giữ gia súc, gia cầm vật
nuôi dưới nước bị thất lạc phù hợp
với các điều kiện do pháp luật quy
định
+ Khác với trường hợp chiếm
hữu tài sản ủy quyền quản lý, hoặc
được chủ sở hữu chuyển giao thông

qua giao dịch dân sự, người phát
hiện ra tài sản bị đánh rơi, bị bỏ
quên, bị chôn giấu, bị chìm đắm, tài
sản khơng xác định được ai là chủ
sở hữu có thể trở thành chủ sở hữu
của tài sản theo nhưng căn cứ quy
định tại các điều 228, 229, 230,
231, 232, 233 và 236 của BLDS
2015.
+ Người phát hiện và giữ gia
súc, gia cầm vật nuôi dưới nước bị
thất lạc. Ví dụ: Hộ gia đình A ni
tơm hùm, hộ gia đình B ni cá
basa cùng một ao và được đánh dấu
bởi lưới chắn. Tuy nhiên , do mưa
bão nên cá nhảy sang lưới nuôi tôm
của hộ A. Trong trường hợp này, cá
nhảy sang khu vực nuôi tôm của hộ
A cần phải được trả lại cho hộ B
- Các trường hợp khác do
pháp luật quy định: chiếm hữu tài
sản trong trường hợp tình thế cấp
thiết; cơ quan quản lý di sản; người
quản tài sản của người vắng mặt,
người bị tuyên bố mất tích; người
giám hộ; cơ quan nhà nước có thẩm
quyền: cơ quan tiến hành tố tụng
thu giữ tài sản là tang vật phạm
pháp hoặc liên quan đến vụ án;...


hữu hoặc người
chiếm giữ hợp pháp
thì được quyền yêu
cầu người nhận tài
sản thanh tốn các
khoản chi phí lien
quan đến việc chăm
sóc, bảo quản tài
sản, tơn tao giá trị
của tài sản;
+ Các hoa lợi,
lợi tức có được từ
tài sản trong thời
gian chiếm hữu
ngay tình thuộc
quyền sở hữu của
người chiếm hữu
ngay tình (194
BLDS 2015)
Áp dụng phương
thức kiện địi tài
sản, người đang
thực tế chiếm hữu
vật là người chiếm
hữu khơng có căn
cứ pháp luật nhưng
ngay tình thì họ chỉ
phải trả lại tài sản
cho chủ sở hữu
hoặc người chiếm

hữu hợp pháp trong
những trường hợp
pháp luật có quy
định.

So sánh quyền chiếm hữu và hành vi chiếm hữu tài sản

coi là chiếm hữu
khơng ngay tình.
Ví dụ:C
mua của B chiếc
máy tính dù đã
biết chiếc đó là B
mượn của A.
Trong trường
hợp này dù C
khơng buộc phải
biết chiếc máy
tính đó có phải là
của B hay khơng
do máy tính là
loại tài sản
không phải đăng
ký quyền sở hữu
nhưng C vẫn bị
coi là chiếm hữu
khơng có căn cứ
pháp luật và
khơng ngay tình
vì đã biết.

Áp dụng phương
thức kiện đòi tài
sản, người đang
thực tế chiếm
hữu vật là người
chiếm hữu khơng
có căn cứ pháp
luật và
khơngngay tình
phải trả lại tài
sản cho chủ sở
hữu hoặc người
chiếm hữu hợp
pháp trong mọi
trường hợp nếu
họ yêu cầu.


Quyền chiếm hữu tài sản là quyền hiếm hữu tài sản của các chủ thể được
pháp luật cho phép thực hiện.
Hành vi chiếm hữu tài sản là các hành vi thực tế trong việc chiếm giữ các
tài sản.
Nếu quyền chiếm hữu là sự quy định của pháp luật thì hành vi chiếm hữu
tài sản là những hành động thực tế.
b.

Quyền sử dụng:
Điều 189 BLDS 2015 định rõ: “ Quyền sử dụng là quyền khai thác công

dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản”.

-

Khai thác công dụng của tài sản: là quyền khai thác tính năng, cơng dụng theo
tính chất của tài sản để thỏa mãn các nhu cầu khác nhau của bản thân. Chẳng
hạn, sử dụng môtô làm phương tiện để đi lại, đeo nữ trang hay đồng hồ để làm
đẹp… Việc sử dụng các tài sản là vật tiêu hao, đặc biệt là các vật tiêu hao hết sau
một lần sử dụng như việc sử dụng thức ăn, đồ uống, tiêu tiền … cũng đồng
nghĩa với việc chủ sở hữu sử dụng quyền định đoạt đối với tài sản.

-

Quyền hưởng hoa lợi từ tài sản: Là quyền thu nhận các sản vật tự nhiên do tài
sản mang lại như thu nhập mùa màng, hoa,trái từ cây cối mang lại, thu nhập
trứng của gia cầm, long, sữa, con của gia súc,…

-

Quyền hưởng lợi tức từ tài sản: là quyền thu nhận các khoản lợi có được do việc
áp dụng tài sản vào kinh doanh, sản xuất như khoản tiền có được do cho thuê
nhà, lợi tức cổ phiếu, lợi tức cho vay…
Như vậy, sử dụng tài sản là một trong những quyền năng quan trọng và có
ý nghĩa thực tế của chủ sở hữu. Chủ sở hữu hoàn toàn có tồn quyền khai thác
cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức của tài sản theo cách thức và mục đích sử
dụng tài sản theo ý chí của mình: sử dụng hoặc không sử dụng tài sản, trực tiếp
khai thác công dụng tự nhiên của tài sản hoặc để cho người khác sử dụng thông
qua các giao dịch dân sự như hợp đồng cho thuê, cho mượn.


Tuy nhiên, trong mọi trường hợp, việc sử dụng tài sản phải trên nguyên tắc
không được làm ảnh hưởng đến lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng cộng, quyền

và lợi ích hợp pháp của người khác (căn cứ điều 190 BLDS 2015). Thơng
thường, chủ sở hữu là người có quyền sử dụng tài sản nhưng pháp luật cũng ghi
nhận các trường hợp người không phải chủ sở hữu cũng có quyền sử dụng tài
sản ( căn cứ điều 191 BLDS 2015)
- Trường hợp thứ nhất, người được chủ sở hữu chuyển giao quyền sử dụng
tài sản thông qua hợp đồng. Trong trường hợp này, người sử dụng được quyền
khai thác tài sản theo cách thức và thời hạn đã được thoả thuận với chủ sở hữu.
- Trường hợp thứ hai, người chiếm hữu tài sản khơng có căn cứ pháp luật
nhưng ngay tình cũng có quyền khai thác cơng dụng, hưởng hoa lợi, lợi tức từ
tài sản. Vì vậy, người này chỉ phải hoàn trả hoa lợi, lợi tức thu được từ thời điểm
họ biết hoặc buộc phải biết việc chiếm hữu tài sản là khơng có căn cứ pháp luật
(Điều 191 BLDS 2015).
- Trường hợp thứ ba, cơ quan hay tổ chức nào đó cũng có quyền sử dụng tài
sản của người khác trên cơ sở một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
hoặc sử dụng tài sản trong tình thế cấp thiết phù hợp với qui định của pháp luật.
- Trường hợp thứ tư, người sử dụng bất động sản liền kề chỉ được thực hiện
các quyền theo đúng quy định của pháp luật.

c.

Quyền định đoạt:
Điều 192 BLDS 2015 định rõ: “ Quyền định đoạt là quyền chuyển giao

quyền sở hữu tài sản, từ bỏ quyền sở hữu, tiêu dùng hoặc tiêu hủy tài sản”.
Việc định đoạt tài sản có thể định đoạt số phận thực tế của các vật, làm
chấm dứt sự tồn tại vật chất của tài sản, như huỷ bỏ, tiêu dùng hết hoặc từ bỏ


quyền sở hữu đối với vật, hoặc bằng hành vi pháp lý (bán, trao đổi, tặng cho,
cho vay, để thừa kế, góp vốn vào cơng ty…). Việc chấm dứt quyền sở hữu của

chủ sở hữu đối với tài sản đó ở người khác nếu việc thực hiện quyền định đoạt là
chuyển giao quyền sở hữu tài sản.
Phương thức thực hiện:
- Định đoạt số phận pháp lý của tài sản: là việc chuyển giao quyền sở hữu
đối với tài sản từ chủ sở hữu này sang chủ sở hữu khác.Ví dụ: khi A bán cho B
chiếc máy tính thì làm thay đổi tình trạng sở hữu đối với chiếc máy tính đó
khơng cịn là sở hữu của A mà thuộc sở hữu của B.
Việc định đoạt số phận pháp lý đối với tài sản có thể được thực hiện trong
các trường hợp sau đây:
+ Thông qua giao dịch hợp pháp như bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để
thừa kế, để giao dịch có hiệu lực, người thực hiện việc định đoạt phải có năng
lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật, phải tuân theo trình tự, thủ tục
định đoạt theo quy định của pháp luật.
+ Thông qua hành vi pháp lý đơn phương: Chủ sở hữu bằng ý chí của mình
để từ bỏ quyền sở hữu đối với một tài sản bằng việc tuyên bố ý chí hoặc bằng
một hành vi cụ thể như nói trước mọi người về việc từ bỏ một tài sản hoặc vứt
bỏ một tài sản vào nơi được coi là chứa đồ phế thải.
- Định đoạt số phận thực tế của tài sản tức là làm thay đổi trạng thái tồn tại
hoặc làm cho nó khơng cịn tồn tại nữa. Chẳng hạn: khi A phá dỡ một chiếc xe
máy vì quá cũ để bán sắt vụn thì quyền sở hữu của A đối với chiếc xe máy bị
chấm dứt.
Định đoạt số phận thực tế được thực hiện theo các trường hợp sau:


+ Phá hủy tài sản: là việc bằng hành vi cụ thể tác động trực tiếp đến tài sản
làm cho tài sản mất đi hồn tồn cơng dụng tính năng vốn có của nó.
+ Tiêu dùng tài sản: đối với tài sản là những vật mà khi qua một lần sử
dụng sẽ mất đi hoặc khơng giữ được tính chất hình dáng và tính năng sử dụng
ban đầu thì việc thực hiện quyền sử dụng tài sản chính là định đoạt tài sản.
Theo điều 195 BLDS 2015:“Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có

quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của
luật.
Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định
đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu.”
(việc trưng mua, trưng thu tài sản theo quyết định của Nhà nước). Việc thực
hiện quyền định đoạt đối với tài sản sẽ làm chấm dứt hoặc thay đổi các quan hệ
pháp luật liên quan đến tài sản đó.

Về nguyên tắc, chủ sở hữu có tồn quyền định đoạt số phận thực tế hay số
phận pháp lý tài sản của mình. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nhằm bảo
đảm hài hoà giữa lợi ích của chủ sở hữu và lợi ích của Nhà nước, lợi ích cơng
cộng hoặc lợi ích của người khác, quyền định đoạt có thể bị hạn chế theo những
điều kiện cụ thể do pháp luật quy định. Được thể hiện trong một số trương hợp
sau:
+ Khi tài sản đem bán là cổ vật, là di tích lịch sử, văn hố thì Nhà nước có
quyền ưu tiên mua;
+ Trong trường hợp tổ chức, cá nhân có quyền ưu tiên mua một tài sản theo
quy định của pháp luật thì khi bán tài sản, chủ sở hữu phải dành quyền ưu tiên
mua cho các tổ chức, cá nhân đó. Ví dụ, thành viên của cơng ty trách nhiệm hữu


hạn chỉ có thể chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho người ngồi nếu các
thành viên khác của cơng ty không mua hoặc mua không hết (Điều 43 Luật
Doanh nghiệp);
+ Bán nhà ở đang cho thuê thì bên thuê được quyền ưu tiên mua
trước( Khoản 1 Điều 127 Luật nhà ở năm 2014) .
+ Trong trường hợp pháp luật có quy định trình tự, thủ tục định đoạt tài sản thì
phải tn theo trình tự, thủ tục đó. Điều 122 Luật Nhà ở quy định Trường hợp
mua bán, tặng cho, đổi, góp vốn, thế chấp nhà ở, chuyển nhượng hợp đồng mua
bán nhà ở thương mại thì phải thực hiện công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ

trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.Đối với các giao dịch quy định tại
khoản này thì thời điểm có hiệu lực của hợp đồng là thời điểm công chứng,
chứng thực hợp đồng.
. Như vậy, nếu A bán nhà cho B nhưng hợp đồng khơng được cơng chứng
thì hợp đồng này có nguy cơ bị xem là vơ hiệu.
+ Có những trường hợp tuy không phải là chủ sở hữu, cũng không được
chủ sở hữu uỷ quyền, nhưng theo quy định của pháp luật những người có thẩm
quyền vẫn có quyền định đoạt tài sản.( Trung tâm bán đấu giá tài sản theo quy
định của pháp luật; hiệu cầm đồ được quyền bán tài sản, nếu hết thời hạn đã thỏa
thuận mà người vay không trả được tiền vay…).

III. MỐI

LIÊN HỆ GIỮA CÁC QUYỀN NĂNG CỦA CHỦ SỞ HỮU

Cả ba quyền năng của chủ sở hữu là: chiếm hữu, sử dụng, định đoạt đã tạo
thành một thể thống nhất của nội dung quyền sở hữu, chúng có mối liên hệ chặt
chẽ với nhau nhưng mỗi quyền năng lại mang một ý nghĩa khác nhau. Cụ thể:
+ Quyền chiếm hữu là tiền đề quan trọng cho quyền sử dụng và quyền định
đoạt.
+ Quyền sử dụng lại có ý nghĩa thiết thực vì chỉ thông qua quyền năng chủ
sở hữu mới khai thác được lợi ích, tính năng của tài sản (tài sản mới biểu hiện
được giá trị của mình)


+ Quyền định đoạt lại xác định ý nghĩa pháp lý quan trọng nhất của chủ sở
hữu trong việc quyết định số phận của tài sản.
Mối quan hệ của ba quyền năng là không thể tách rời, cô lập. Chỉ khi
nào có đầy đủ ba quyền năng này trên một tài sản thì chủ thể mới trở thành chủ
sở hữu tài sản đó được.

C.

KẾT LUẬN:
Qua gần 10 năm thi hành, Bộ luật dân sự (BLDS) năm 2005 đã góp phần to

lớn vào việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể trong quan hệ dân
sự, góp phần giải phóng sức sản xuất và thúc đẩy giao lưu dân sự phát triển. Tuy
nhiên với xu thế ngày càng hội nhập cùng với sự phát triển của nền kinh tế trong
nước và thế giới, các quy định trong BLHS 2005 đã trở lên bất cập. Vì vậy, quốc
hội nước ta đã tiến hành sửa đổi và thông qua BLDS vào ngày 08/12/2015 và có
hiệu lực ngày 01/01/2017. Những quy định trong Bộ luật dân sự năm 2015 về
nội dung quyền sở hữu và mối liên hệ giữa các quyền năng của quyền sở hữu có
thể coi đây là chế định trung tâm của bộ luật dân sự.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
2.
3.
4.

Hiến pháp năm 2013
Bộ luật Dân sự năm 2015
Luật Doanh nghiệp năm 2020
Luật Nhà ở năm 2014



×