Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

BÁO cáo tác PHẨM tốt NGHIỆP phóng sự cuộc sống những ngư dân trên vùng biển quảng ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (614.23 KB, 20 trang )

BÁO CÁO TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
Phóng sự: Cuộc sống những ngư dân trên vùng biển
Quảng Ninh
LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay, báo chí đang càng phát triển và hồn thiện hơn góp phần
đưa kinh tế đất nước phát triển cùng với sự phát triển chung của thế giới.
Báo chí Việt Nam là cơ quan ngôn luận của các tổ chức Đảng, các cơ quan
nhà nước, tổ chức xã hội và là diễn đàn của quần chúng nhân dân. Do đó, các
nhà báo cũng như các cơ quan báo chí hoạt động chuyên nghiệp hoặc cộng tác
thường xuyên với một cơ quan Báo chí, tn thủ tơn chỉ mục đích, kế hoạch,
… của tờ báo đó. Tin, bài của nhà báo chỉ trở thành tác phẩm báo chí nếu
được đăng tải trên một sản phẩm báo chí hồn chỉnh.
Là sinh viên lớp quay phim truyền hình - Khoa Phát thanh truyền hình,
em rất tự hào khi được nhà trường ưu tiên cho lớp chúng em làm tác phẩm tốt
nghiệp. Và đây cũng là cơ hội, là trách nhiệm để em cũng như các bạn trong
lớp thể hiện khả năng của mình với thầy cô trong suốt 4 năm học vừa qua.
Qua tác phẩm này, em được học hỏi và tích lũy thêm nhiều kiến thức, vận
dụng những điều trong lý thuyết mà thầy cô đã truyền tải cho em để đưa vào
thực tế trong sản phẩm của mình. Từ đó, sẽ góp phần giúp em củng cố thêm
kiến thức đã học. Bởi khoảng cách giữa lý thuyết và thực hành là rất lớn, nếu
khơng có phương pháp học tập và rèn luyện thực tiễn thì rất khó có được kết
quả như mong đợi.
Và tác phẩm tốt nghiệp này là minh chứng cho việc vận dụng kiến thức
của bản thân đã học được trên ghế nhà trường để vận dụng vào thực tế. Đây
cũng chính là cơ hội giúp em vững kiến thức và là bước khởi đầu để sau này
tìm kiếm một cơng việc phù hợp với chuyên môn cũng như khả năng của
mình.


MỞ ĐẦU
I.



Lý do chọn đề tài

Có thể nói, hình ảnh những ngư dân bám biển đã quá quen thuộc đối với
mỗi chúng ta. Nhưng để hiểu sâu hơn về cuộc sống, những khó khăn vất vả
của những con người lam lũ, cần mẫn này thì khơng phải ai cũng hiểu hết
được.
Là người con sinh ra ở biển, bản thân gia đình cũng đi theo nghề đánh bắt
hải sản nên hiểu được cuộc sống vất vả đến thế nào. Hàng ngày, cứ sáng sớm
cả gia đình lại thức giấc và chuẩn bị cho hành trình xa khơi. Những ngày mưa
gió, bão táp ln ám ảnh gia đình tơi. Cái nghề lênh đênh trên biển này không
phải trải nghiệm ngày một ngày hai là có thể hiểu được. Nỗi lo lắng dường
như lúc nào cũng bủa vây họ. Sợ rằng họ sẽ đi không trở về, sợ rằng mẹ biển
cả sẽ cướp đi người chồng, người cha của họ. Chỉ có đến lúc được trở về bên
mái ấm thì mới cảm thấy hạnh phúc nhất.
Trên thực tế hiện nay, cũng có rất nhiều tác phẩm truyền hình cũng như
các bài viết phóng sự về cuộc đời, những thân phận, những người ngư dân
bám biển. Nhưng dường như có rất ít bài đi sâu vào cuộc sống của những con
người cụ thể, là hiện diện cho tất cả ngư dân.
Hơn nữa, Quảng Ninh là một vùng đất du lịch, có rất nhiều cảnh đẹp và kì
vĩ. Nhưng đâu đó, sau góc khuất của sự hùng vĩ đó là những con người phải
ngày đêm bám biển để mưu sinh.
Gia đình Bác Nguyễn Văn Lới mà tôi đã lựa chọn làm bài Tác phẩm tốt
nghiệp là người cùng quê. Cũng có nghề đánh bắt nhưng số lượng tơm cá,
cuộc sống khó khăn nên buộc họ phải xa quê hương, xa con cái. Là người đã
rất nhiều lần ra Quảng Ninh và ghé thăm nhà bác trên một chiếc thuyền lênh
đênh trên biển. Tôi hiểu được cuộc sống của họ khó khăn, vất vả đến thế nào.
Từ chỗ sinh hoạt, ngủ nghỉ, tắm giặt đều trên một chiếc thuyền. Dù
cuộc sống có khăn đến mấy nhưng họ vẫn tươi cười, vẫn hạnh phúc. Nhờ



những ấn tượng đó ngay từ lần trải nghiệm đầu tiên đã thúc giục tơi phải làm
một cái gì đó thật ý nghĩa. Từ đó, cứ mỗi lần rảnh rỗi tôi lại đến Quảng Ninh
thăm họ và hiểu hơn về cuộc sống của họ.
Vì vậy, tơi đã quyết định làm Bài tác phẩm tốt nghiệp về họ, về những
ngư dân nghèo khổ, bám biển để mưu sinh. Mặc dù gặp rất nhiều khó khăn
trong khi tác nghiệp, vì sơng nước nên rất khó quay, suốt 3 ngày lênh đênh
trên biển dù rất mệt, say sóng nhưng có như thế tơi mới hiểu được cuộc sống
của gia đình Bác Lới cũng như tất cả các gia đình khác vất vả, khó khăn như
thế nào.
Mục đích mà tơi muốn thực hiện tác phẩm này đó là muốn mọi người
hiểu và đồng cảm với những số phận nghèo khổ, vất vả của những ngư dân ở
vùng biển Quảng Ninh cũng như tất cả người con của biển khác trên mọi
miền Tổ quốc. Họ không chỉ mang đến cho chúng ta nguồn hải sản dồi dào,
những loại đặc sản quý hiếm mà chỉ “mẹ của biển ca” mới có được. Mà hơn
hết, họ là những chiến sĩ kiên cường, là những người yêu nước quyết tâm bám
biển, giữ biển, giữ chủ quyền của cả dân tộc.
Trước những vấn đề của biển đông hiện nay, những ngư dân chính là
người anh hùng, người yêu nước mang hết cơng sức của mình với đất nước.
Họ phải được trân trọng,phải được giúp đỡ từ phía cơ quan nhà nước. Qua
đây, tôi cũng muốn gửi gắm đến các bạn trẻ và nhất là sinh viên chúng ta phải
yêu nước, học hỏi và cống hiến hết mình vì đất nước. Họ là những ngư dân
nghèo khổ nhưng họ vẫn là chiến sĩ giữ nước, còn chúng ta được học tập thì
phải càng phấn đấu hơn nữa để khơng phụ lòng tin cậy của các thế hệ đi
trước.
II.

Phương pháp thực hiện

Trong suốt q trình thực hiện tác phẩm, tơi cùng một người bạn đã ghi lại

những khoảnh khắc, những hoạt động của họ. Bằng những câu hỏi phỏng vấn,
sự chia sẻ, dãi bầy phần nào cũng giúp tôi hiểu hơn về những gì mà họ phải
trải qua.


Suốt 3 ngày lênh đênh trên biển, dù không đủ điều kiện về ánh sáng và các
trang thiết bị khi quay nhưng tơi cũng đã cố gắng có được những cảnh quay
đẹp nhất, chân thực nhất, lột tả được cuộc sống thường ngày của những người
ngư dân.
III.

Ý nghĩa lý luận và giá trị thực tiễn của tác phẩm

Tác phẩm tốt nghiệp: “Cuộc sống của những ngư dân trên vùng biển Quảng
Ninh” mà tôi đã thực hiện mang nhiều tầng ý nghĩa khác nhau.
Đó khơng chỉ là thể hiện cuộc sống khó khăn, vất vả của những người
ngư dân ở Quảng Ninh mà còn ở những vùng biển khác trên mảnh đất hình
chữ S này. Nhưng dù vất vả, dù phải bươn trải, dù phải đối mặt với biết bao
sóng gió, bão bùng nhưng họ vẫn tự tin vượt qua, họ vẫn kiên cường và giữ
trên môi nụ cười rạng rỡ. Dù khó khăn đến mấy nhưng cũng khơng thể làm
cho ý trí, sự quyết tâm của họ mất đi mà hơn thế, nó lại chính là động lực
khiến họ càng phải vượt qua.
Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng của Việt Nam vẫn tung bay trên những mũi
thuyền. Và họ là những con người yêu nước, bám biển không chỉ để mưu sinh
mà nó mang một ý nghĩa cao cả hơn đó chính là giữ nước, giữ chủ quyền lãnh
thổ của dân tộc Việt Nam.

NỘI DUNG TÁC PHẨM TỐT NGHIỆP
I.


Kịch bản

Kịch bản báo chí truyền hình mang tính dự đốn, dự kiến chứ khơng phải
ở dạng ổn định. Bởi vì phần lớn các chi tiết trong kịch bản đều là những dự
kiến của phóng viên về những điều sắp xảy ra trong tương lai gần. Kịch bản
truyền hình bao giờ cũng dự kiến được những nét chung nhất về vấn đề để
cập. Các sự kiện, vấn đề, đặc biệt là những chi tiết của các sự kiện, vấn đề mà
truyền hình đề cập thường hay thay đổi. Kịch bản truyền hình được sử dụng
tất cả các thủ pháp nghệ thuật điện ảnh để thể hiện tác phẩm, nhưng chất liệu
của nó là những sự kiện, con người…phản ánh đúng sự thật. Hơn nữa, nó


được viết ra ở dạng đề cương và sử dụng trong phạm vi hẹp nên nó khơng
được dùng để thưởng thức như một tác phẩm kịch bản điện ảnh hay văn học
nói chung.
Kịch bản, ngồi những tác dụng là “kim chỉ nam” cho hoạt động của
phóng viên và quay phim, là “linh hồn” cho tập thể làm phim, giúp cho tác
phẩm có chủ đề tư tưởng, đối tượng phục vụ, cách thể hiện tác phẩm rõ ràng,
rành mạch…kịch bản còn là căn cứ để phong viên thu thập tài liệu, sử dụng
có hiệu quả tiếng động hiện trường, chọn âm nhạc phù hợp với nội dung, tư
tưởng tác phẩm…bởi vì xem kịch bản người phóng viên biết mình cần thu
thập tài liệu gì, phỏng vấn ai, câu hỏi như thế nào?...
Hơn nữa, kịch bản còn chỉ cho ta thấy cảnh nào, chi tiết nào của sự kiện là
chính và hình ảnh nào, chi tiết nào là phụ để từ đó xác định các cảnh cần quay
và sắp xếp các sự kiện theo logic nhất định, qua kịch bản người quay phim có
thể biết quay cảnh nào, góc độ nào có hiệu quả cao…
Nhờ có kịch bản mà tồn bộ tư liệu và hình ảnh quay gửi về, phóng viên
đều có thể sự dụng vào các tác phẩm và đủ thể hiện tồn bộ nội dung mà tác
phẩm đã trình bày. Xây dựng kịch bản là công việc đầu tiên sau khi xác định
đề tài, chủ đề. Việc xây dựng kịch bản chính là sự xác định và thống nhất

hành động đối với những việc cần làm của thành viên nói trên thơng qua các
bước quay dựng và viết lời bình.
Tên đề tài: Cuộc sống của những ngư dân ở vùng biển Quảng Ninh
Thời lượng: 5 phút 07 giây
Đối tượng chính trong tác phẩm là gia đình bác Nguyễn Văn Lới – Hợp Tân, Hoằng
Phụ, Hoằng Hóa, Thanh Hóa. Bác là người đã quyết tâm rời xa quê hương Thanh
Hóa ra Quảng Ninh để lập nghiệp và lên nghề đánh bắt hải sản. Trong tác phẩm,
hồn tồn khơng sử dụng bất cứ nguồn tư liệu hình ảnh nào.


STT
1

NỘI DUNG
HÌNH ẢNH
Quảng Ninh là một trong Những chiếc thuyền của ngư
những vùng biển tuyệt đẹp. Ở dân đậu bên bờ cảng, cuộc
đó khơng chỉ có những hịn sống, các hoạt động sinh
đảo hùng vĩ, thiên nhiên bao hoạt hàng ngày.
la mà cịn có những con
người đang ngày đêm bám

2

biển để mưu sinh.
Gia đình bác Nguyễn Văn Lới Hình ảnh cuộc sống gia đình
– quê ở Hợp Tân, Hoằng Phụ, bác trên thuyền, cơng việc
Hoằng Hóa, Thanh Hóa bắt hàng ngày họ thường làm.
đầu “lên nghề” ở mảnh đất


3

này được hơn 20 năm.
Đặc thù cơng việc của gia

-

Đi

theo

chân

vợ

đình bác Lới cũng như hầu

chồng bác Lới khi đi

hết các gia đình đi đánh cua

thả lồng và kéo lồng

đá ở đây:

lên sau một đêm.
Chú ý cận cảnh vào

-


Chiều tối hơm trước đó

-

khn mặt, những vết

đi thả lồng và sáng

rám nắng, ánh mắt để

hơm sau đi kéo lồng
-

lột tả sự khó khăn, vất

đánh cua.
Cuộc sống quanh năm

vả của người ngư dân

lênh đênh trên biển

với hơn 20 năm trong

khơi,

nghề.

sóng


gió



những khó khăn vất
4

-

vả.
Hàng ngày cứ sáng

-

sớm những người đàn

vớt

ông lại đi ra khơi đánh

thuyền...
Cận cảnh khuôn mặt

bắt trên chiếc thuyền

-

biển.
Lúc này, những mối


lồng,

chèo

khắc khổ của người

nan lênh đênh trên
-

Hình ảnh thả lồng,

-

ngư dân bám biển
Mở rộng khung cảnh

GHI CHÚ


5

nguy hiểm đang rình

thiên

rập, bủa vây và có thể

vịnh Hạ Long bao la.

đến bất cứ lúc nào.

Phỏng vấn: CÁC CÂU HỎI

-

nhiên,

vùng

Có trám hình ảnh trên

CĨ THỂ THAY ĐỔI VỊ TRÍ

thuyền: chỗ nấu ăn,

ĐỂ PHÙ HỢP VỚI NỘI

giường ngủ, khoang

DUNG

thuyền....
Hình
ảnh

1.Gia đình bác đi theo nghề

-

người


chồng đi làm khổ cực

đánh bắt cua đá này lâu chưa?

với làn da rám nắng.

Lý do nào khiến bác phải rời
bỏ quê hương để đi tìm con
đường mới?
2.Hàng ngày để có được
những mẻ cua đá thì hai bác
phải vất vả như thế nào?
3.Bác có thể chia sẻ khoảng
thời gian mà hai bác cảm thấy
khó khăn nhất khi mưa bão,
gió rét..?Và hai bác đã phải
khắc phục điều đó như thế
nào?
6

Phỏng vấn con gái:

em

-

Nguyễn Thị Trang

Ngồi hình phỏng vấn
sẽ trám hình những

cơng

việc

thường

ngày em đã giúp bố
7

Trong lúc chờ chồng về,

-

mẹ như thế nào.
Vợ bác Lới chuẩn bị

những người vợ, người con

nấu cơm, làm cá, con

lại chuẩn bị nấu cơm, mong

gái

ngóng.

nướng.

Nỗi lo sợ hiện rõ trên khn


phụ

giúp nấu


mặt của họ, sợ rằng bão táp sẽ
8

đến lúc nào khơng hay.
Bữa cơm thường ngày của gia

-

Những món ăn trong

-

bữa cơm gia đình
Cận cảnh khn mặt

đình bác chủ yếu là những gì
đánh bắt được như tơm, cá,

của mỗi người lúc họ

cua...Với chúng ta đó là

ăn cơm, nói chuyện

những món ăn ngon nhưng


với nhau...

với gia đình bác đó là những
món ăn quá quen thuộc suốt
mấy chục năm nay.
Dù đi làm vất vả, nhưng khi
trở về bên vợ con họ vẫn luôn
9

hạnh phúc và tươi cười trước t
Trải qua những trận bão táp,

-

Hình

-

thuyền bị xuống cấp
Cận cảnh những

chiếc thuyền ngày càng bị
xuống cấp, mục nát, hư hỏng.

ảnh

chiếc

miếng gỗ mục nát,


Làm ảnh hưởng không nhỏ

nứt nẻ, nước chảy

đến cuộc sống sinh hoạt của

vào.

những ngư dân. Có khơng ít
những lần bão lớn, sóng đánh
mạnh khiến cho chiếc thuyền
bị nứt, nước chảy xối xả vào
10

bên trong
Khơng chỉ riêng gì gia đình

-

Hình ảnh cả đồn

bác Lới, ở cái vùng biển này

thuyền (nhiều thuyền

cịn có rất nhiều gia đình

cùng néo đậu) trói


khác. Họ cùng bên nhau như

cua, ghẹ sau thành

xóm, như làng và lênh đênh

quả mà họ đã mang

trên biển. Mỗi gia đình, mỗi

về.
Ánh mắt tươi sáng, nụ

hồn cảnh khác nhau nhưng
họ đều có chung nỗi khổ xa
quê hương, xa con cái và tất

-

cười vui vẻ, kể cho
nhau nghe những câu


cả cũng chỉ vì cơm áo gạo

chuyện hàng ngày.

tiền. Cuộc sống tuy vất vả,
tuy gian nan nhưng họ vẫn
yêu nghề, vẫn quyết tâm bám

biển.
11

Khẳng định cuộc sống của

-

Tồn cảnh khơng gian

những ngư dân ở vùng biển

những chiếc thuyền

Quảng Ninh rất vất vả, nhưng

neo đậu, bắt cận hình

với họ hạnh phúc nhất là khi

ảnh từng khuôn mặt

đánh được nhiều tôm cá, dù
cho những giọt mồ hồi kia có
rơi nhiều hơn nữa nhưng nụ

-

của mỗi người.
Tạo điểm nhấn với nụ
cười của bác Lới


cười vẫn luôn ở trên khuôn
mặt những con người khắc
khổ với làn da dám nắng này
2. Lời bình

Cuộc sống những ngư dân vùng biển Quảng Ninh
Quảng Ninh là một trong những vùng biển tuyệt đẹp. Ở đó khơng chỉ
có những hòn đảo hùng vĩ, thiên nhiên bao la mà còn có những con người
đang ngày đêm bám biển để mưu sinh.
Đó là những ngư dân đánh bắt hải sản đến từ nhiều vùng quê khác
nhau. Từ Thanh Hóa, Nghệ An cho đến Hà Tĩnh...Họ bám biển để sống, dù
vất vả, dù phải bươn trải nhưng họ vẫn cố gắng để kiếm miếng cơm manh áo,
ni gia đình và con cái ở quê nhà.
Quyết định xa quê hương từ những năm 1990, đến nay đã được hơn 20
năm nhưng gia đình bác Nguyễn Văn Lới quê ở Hoằng Phụ - Hoằng Hóa –
Thanh Hóa vẫn tiếp tục bám biển, lênh đênh và vượt qua khơng biết bao
nhiêu sóng gió, bão bùng.


Hàng ngày, khi mặt trời lóe rạng đơng những người đàn ông lại đi ra
khơi trên những chiếc thuyền nan để thả lồng đánh bắt. Dù đó chỉ là những
chiếc lồng nhỏ bé nhưng nó đã ni sống được rất nhiều gia đình. Những
ngày mưa bão, sóng to gió lớn chiếc thuyền có thể sẽ lật bất cứ lúc nào khơng
hay. Bất chấp mọi nguy hiểm đang rình rập, đang bủa vây nhưng họ vẫn tự tin
làm chủ được tay chèo.
Mỗi lúc người cha, người chồng ra khơi thì những người vợ, người con lại
là chỗ dựa tinh thần để họ vững tin vượt qua mọi sóng gió. Nhưng đó cũng là
lúc họ mong ngóng đợi chờ trong nỗi lo lắng trước biển trời bao la. Sợ lắm
những nguy hiểm đang rình rập, đang bủa vây. Mỗi ngày, chỉ mong sao chồng

sớm về đến chỗ neo đậu, lúc đó mới cảm thấy nhẹ lịng.
Mọi sinh hoạt của cả gia đình đều vẻn vẹn trên một chiếc thuyền, từ nấu
ăn, tắm giặt cho ngủ nghỉ. Ngày sóng gió cũng như ngày biển lặng, cả gia
đình phải chống chịu với thiên tai, bão gió.
Bữa cơm thường ngày của gia đình bác chủ yếu là những gì đánh bắt được
như tơm, cá, cua...Với chúng ta đó là những món ăn ngon nhưng với gia đình
bác đó là những món ăn q quen thuộc suốt mấy chục năm nay. Sau một
ngày làm việc vất vả, màn đêm buông xuống cũng là lúc họ được nghỉ ngơi
và chuẩn bị cho hành trình ngày mai.
Trải qua những trận bão táp, chiếc thuyền ngày càng bị xuống cấp, mục
nát, hư hỏng. Làm ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt của những
ngư dân. Có khơng ít những lần bão lớn, sóng đánh mạnh khiến cho chiếc
thuyền bị nứt, nước chảy xối xả vào bên trong. Dường như cuộc sống quanh
năm sống chung với sóng biển, với bão gió đã quá quen thuộc đối với những
người ngư dân ở đây. Nhưng đó chưa phải là tất cả khó khăn mà người con
của biển đang gặp.
Xưa kia, cá tơm cịn nhiều, cuộc sống cịn khá giả. Nhưng giờ đây, mọi thứ
đều khan hiếm nên cuộc sống của họ vốn đã khó nay lại càng khó hơn.


Khơng chỉ riêng gì gia đình bác Lới, ở cái vùng biển này cịn có rất nhiều gia
đình khác. Họ cùng bên nhau như xóm, như làng và lênh đênh trên biển. Mỗi
gia đình, mỗi hồn cảnh khác nhau nhưng họ đều có chung nỗi khổ xa quê
hương, xa con cái và tất cả cũng chỉ vì cơm áo gạo tiền. Cuộc sống tuy vất vả,
tuy gian nan nhưng họ vẫn yêu nghề, vẫn quyết tâm bám biển.
Có lẽ chưa biết bao giờ họ mới thoát khỏi cuộc sống nghèo khó, lênh
đênh trên sơng nước này... Nhưng với họ hạnh phúc nhất là khi đánh được
nhiều tôm cá, dù cho những giọt mồ hồi kia có rơi nhiều hơn nữa nhưng nụ
cười vẫn luôn ở trên khuôn mặt những con người khắc khổ với làn da dám
nắng này. Họ vẫn yêu nghề và giữ nghề mãi mãi.

3. Những hình ảnh ấn tượng nhất trong tác phẩm
Những hình ảnh này em có up lên youtobe và cắt lại. Hồn tồn là bài
tự quay chứ khơng lấy trên mạng hay bất kì chỗ nào.
Đây là những khoảnh khắc, những ấn tượng mà ngay từ khi nhìn vào
chúng ta cũng có thể tưởng tượng và hiểu được cuộc sống của những ngư dân
ở đây vất vả như thế nào.


Nghề mưu sinh của họ là đánh bắt cua, cá để kiếm sống. Những bàn tay, những đôi
chân ngâm nước đến nỗi trắng bệch. Thời tiết lạnh gắt, ngâm dưới nước lâu nên họ
phải mặc áo mưa.

Hàng ngày họ phải dạy từ lúc sáng sớm để đi đánh bắt, sự khắc khổ với làn da rám
nặng hằn sâu trên khuôn mặt những người ngư dân.


Nỗi khó khăn, vất vả của người ngư dân này khiến chúng ta phải suy ngẫm


Bữa ăn đạm bạc chỉ có cơm với những gì họ kiếm được

Hình ảnh lá cờ Tổ quốc vẫn tung bay theo gió trên mũi thuyền


Dù cuộc sống có vất vả, có khó khăn đến mất nhưng nụ vẫn luôn hiện trên
khuôn mặt của họ.
Đây cũng chính là hình ảnh mà em cảm thấy ấn tượng nhất trong cả tác
phẩm. Một nụ cười rạng rỡ, một niềm vui lại tràn về sau những lúc mưa gió,
bão bùng. Lựa chọn hình ảnh này làm cảnh kết, em muốn cho người xem cảm
nhận được sự cố gắng, phấn đấu và tràn đầy niềm tin yêu cuộc sống của

những ngư dân bám biển này.
Một thông điệp đầy ý nghĩa mà em muốn gửi đến tất cả mọi người, nhất là
các bạn trẻ rằng: Dù cuộc sống cịn mn vàn khó khăn nhưng hãy cố gắng,
cố gắng nhiều hơn nữa để vượt qua nó. Hãy mỉm cười trước những thử thách,
trơng gai, hãy nhìn nhận cuộc sống bằng ánh mắt tươi đẹp hơn. Và như thế,
niềm vui, niềm hạnh phúc sẽ đến với chúng ta.
II.

Qúa trình thực hiện tác phẩm

Địa điểm quay: Hạ Long – Quảng Ninh
Nhân vật: Gia đình bác Nguyễn Văn Lới quê ở Hợp Tân – Hoằng Phụ Hoằng Hóa – Thanh Hóa đã đi ra vùng biển này đánh bắt được hơn 20 năm.
1.

Giai đoạn tiền kỳ

1.1. Chuẩn bị đề tài, máy móc và thiết bị quay


Ngay từ lúc đầu, em đã có dự định quay bài tác phẩm tốt nghiệp này về
vùng biển Quảng Ninh nên khi chuẩn bị đề tài cũng không gặp nhiều khó
khăn.
Em dùng máy ảnh 60D để quay, vì đi đường xa, ngồi thuyền lại khơng
có chỗ sạc nên cũng có mang theo 2 cục pin dự phòng.
1.2

Vai trò của bản thân trong tác phẩm

Em là người đưa ra ý tưởng, lên kịch bản và thực hiện tất cả công đoạn để
hồn thành xong tác phẩm. Nhưng khi quay, em có nhờ thêm một bạn trong

lớp để hỗ trợ.
Khi lên ý tưởng kịch bản, em có dự định quay những hoạt động bn bán
tấp nập ở cảng Hịn Gai nhưng do đi thuyền từ ngoài khơi vào bờ mất 3 tiếng
nên khi vào chợ cũng tan, cảng khơng cịn người.
Suốt 3 ngày lênh đênh trên biển, trải nghiệm cảm giác sóng gió mới hiểu
được cuộc sống của những người ngư dân vất vả như thế nào. Sau khi ra được
đến thuyền, cảm giác say sóng lâng lâng rất khó chịu. Bạn đi cùng em cịn bị
say sóng và khơng quay được gì. Nghỉ ngơi một lúc em bắt tay vào quay.
Đầu tiên, em quay về những sinh hoạt của họ trên thuyền, trên thuyền có
những gì, họ nấu nướng, sinh hoạt ra sao? Bữa cơm của họ chỉ có tồn cá và
rau, đó là những gì họ đánh bắt được. Em tập trung quay cận cảnh những món
ăn, gương mặt của họ khi làm việc, khi ăn uống và khi nói chuyện cùng nhau.
Nhưng ngồi trên thuyền, nhiều khi sợ bị rơi xuống biển, sóng đánh mạnh nên
các góc quay cũng khơng được đa dạng.
Hơn nữa, vì chỉ có thể di chuyển từ thuyền này sang thuyền khác theo bề
ngang các thuyền đậu chung với nhau nên có vẻ khung hình khá chật, khá ít
hình rộng, tồn cảnh (Tồn cảnh chủ yếu bắt từ khi đánh bắt ở thuyền nhỏ về).
Khoảng 4h sáng hôm sau, em cùng mọi người trong gia đình Bác Nguyễn
Văn Lới dậy chuẩn bị đồ đi vướt lồng (Thả lồng chiều ngày hôm trước, và
sớm ngày hôm sau mới đi vớt). Cảm giác ngồi trên thuyền nan vừa lạnh, run


run thế nhưng nhìn Bác và 2 người bạn nghề đi cùng vẫn đang cố gắng nổ
máy để đi quanh các hịn đảo mà tối ngày hơm trước họ đã thả lồng.
Thông thường Bác cùng với hai bạn nghề đi đánh nhưng có những hơm cả
vợ đi cùng. Khi quay, em chủ yếu tập trung vào những hoạt động như: vớt
lồng từ dưới khe đá lên, không phải chiếc lồng nào cũng có, có ghẹ; hình ảnh
những người đàn ơng rám nắng, ánh mắt, khuôn mặt của mỗi người.
Trong lúc đó, vợ bác Lới là cơ Phạm Thị Gái và con gái tên Nguyễn Thị
Trang vẫn đang ở nhà ngóng trông. Sau khi kéo lồng em theo chân về đến

thuyền. Trên đường từ chỗ đánh lồng về chỗ neo đậu và bắt đầu trói cua, trói
ghẹ.
Cả gia đình ngồi vào mâm cơm khi tất cả công việc đều xong xuôi. Người
đến mua hàng, cân hàng. Niềm vui chen lẫn tiếng cười, tiếng nói chuyện rơm
rả tạo nên khơng khí vui vẻ, đầm ấm như xóm, như làng.
Trong q trình thực hiện, sau khi quay xong mỗi cụm cảnh em xem lại
những hình ảnh để xem có bị thiếu hình hay khơng. Từ đó bổ sung và rút kinh
nghiệm trong các cụm cảnh khác. Mặc dù đã cố gắng hết sức, bản thân lại là
con gái nên em thấy mình cịn rất nhiều thiếu sót trong q trình thực hiện bài
tốt nghiệp này. Tuy nhiên, nhờ đó mà em nhận ra những sai sót, điểm yếu của
mình để hồn thiện hơn bản thân.
2.

Giai đoạn hậu kỳ

Sau khi thực hiện quay tác phẩm, em về Hà Nội và bắt đầu dựng bài. Lúc
đầu ý tưởng có thay đổi và đi theo chiều hướng khác nhưng nhờ những góp ý
của thầy hướng dẫn là NB Lê Gia Hiếu nên em đã quyết định dựng cô đọng,
nắm lấy những điểm cốt lõi nhất. Khi sửa xong thầy rất ủng hộ và đồng ý với
tác phẩm của em.
Sở dĩ em sử dụng rất ít những hiệu ứng chuyển cảnh bởi đó em muốn
người xem nhìn nó bằng sự chân thật nhất, bằng sự những gì mà chúng ta cảm
nhận được về cuộc sống, hình ảnh con người lam lũ, nghèo khó nơi đây.


Chắc hẳn, người xem cũng sẽ thấy thắc mắc tại sao em khơng phỏng vấn
nhân vật chính là bác Nguyễn Văn Lới mà lại phỏng vấn vợ bác. Thực chất,
đây chính là “địn bẩy” giúp thể hiện rõ nét nhất người đàn ông này. Nếu
phỏng vấn bác cũng không khác gì để bác tự nói về mình. Vì thế, để có được
sự ấn tượng và điểm nhấn trong bài, em đã dùng lời của người khác mà người

đó chính là vợ, là người hiểu rõ nhất về nhân vật để nói nói về chồng của
mình.
3.

Những thuận lợi và khó khăn khi thực hiện tác phẩm

3.1. Những thuận lợi
Trong quá trình thực hiện tác phẩm em đã gặp được rất nhiều thuận lợi.
Suốt 4 năm học tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền em đã được thầy cô trao
dạy những kiến thức vơ cùng thiết thực và đó chính là điều kiện tiền đề giúp
em đưa ra ý tưởng, kịch bản và cách khai thác nội dung tác phẩm.
Đặc biệt, nhờ sự quan tâm và hướng dẫn nhiệt tình của NB Lê Gia Hiếu
đã cho em những định hướng giúp em yên tâm hơn khi thực hiện. Hơn nữa,
trong khi quay, thầy còn gọi điện thoại nhắc nhở nên quay như thế nào, các
cảnh quay phải sáng tạo và đứng góc máy ra sao...Nhờ đó mà em khơng bị
thiếu cảnh.
Em chủ động được các thiết bị quay nên không gặp nhiều khó khăn về
thiết bị. Hơn nữa, được sự hướng dẫn của các thầy cô nên cách sử dụng máy
quay cũng tốt hơn mặc dù chưa phải hồn hảo.
3.2

.Những khó khăn

Do thời gian đi quay khá dài mà lại lênh đênh trên biển nên em và bạn hỗ
trự đi cùng nhiều lúc say sóng và cảm thấy rất mệt. Đặc biệt, khi phải đứng
trên mui thuyền, những vị trí nguy hiểm có thể rơi xuống biển bất cứ lúc nào
nên em cũng cảm thấy rất lo lắng.
Hôm đi quay, trời vẫn cịn se lạnh, mà ở ngồi biển khơi nên gió càng lạnh
hơn. Vào những lúc sáng sớm trời mưa phùn nên các thiết bị quay cũng không
được bảo vệ cẩn thận.



Quay trên biển, sóng gió bập bồng nên hình rất dễ rung, nếu không đứng
chắc, đứng vững sẽ bị vỡ khung hình ngay. Vì thế, em phải tìm những chỗ
bám, chỗ níu nhưng vẫn phải đảm bảo được cảnh quay.
4.

Bài học kinh nghiệm

Trong quá trình thực hiện bài tác phẩm tốt nghiệp này em đã học được rất
nhiều kinh nghiệm, nhất là về góc quay, cách đứng máy. Nếu đứng trên đất
liền, bằng phẳng thì khác nhưng đây em học được cách giữ chắc máy trên
những vị trí hiểm trở, gồ ghề. Khi đứng ở toàn cảnh rộng trên cao sẽ bắt được
các bố cảnh rộng và đẹp hơn.
Ngoài ra, kỹ năng quan sát và phát hiện đề tài cũng rất quan trọng. Đôi khi
những sự vật, hiện tượng ngay cạnh ta cũng là đề tài có thể khai thác. Nhưng
bất cứ tác phẩm nào đi chăng nữa việc hiểu nội dung, hiểu được cuộc sống,
con người nơi biển cả mới có thể lột tả hết được những tâm tư, tình cảm cũng
như nét chân thật, bình dị nhất của con người nơi đây.
Khi đi tác nghiệp cần phải mang theo đầy đủ các dụng cụ như: máy quay,
mic, đèn...Nếu đi quay xa hoặc những nơi khơng có điện, khơng sạc được
máy thì cần phải mang pin dự phịng, đảm bảo đủ hoặc thừa dung lượng khi
quay. Tuyệt đối, không nên rơi vào tình trạng hết pin.
Để tác phẩm thành cơng, quay theo đúng tiến độ thì nên theo dõi dự báo
thời tiết. Nhất là khi đi ra biển, nếu thời tiết xấu sẽ khơng thể quay được
những gì như mình muốn. Quan trọng hơn sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và
nguy hiểm đến tính mạng nếu khơng cẩn trọng.

KẾT LUẬN
Nhờ những kiến thức học tập tại trường đã cho em thêm nhiều kiến thức cơ

bản về kỹ năng quay phim cũng như khả năng làm biên tập để hoàn thành tốt
nhất tác phẩm phóng sự “Cuộc sống của những ngư dân ở vùng biển Quảng
Ninh”. Đó là tâm huyết, là sự nỗ lực của em trong suốt thời gian qua. Tuy còn


nhiều thiếu sót trong cách quay, cách dựng nhưng nó sẽ giúp chúng em hồn
thiện bản thân mình hơn nữa.
Khơng chỉ được trải nghiệm cuộc sống vất vả, lênh đênh trên biển của
những ngư dân mà em còn hiểu thêm những kiến thức đã học tại trường, em
còn học hỏi được từ thực tế cách ứng xử, giao tiếp, vốn sống… Tác phẩm tốt
nghiệp đã mang lại cho em nhiều kiến thức bổ ích , đặc biệt là kiến thức thực
tế, làm báo chỉ có lý thuyết thơi thì chưa đủ, kiến thức thực tế như cách giao
tiếp, ứng xử với mọi người cũng là yếu tố quyết định tới q trình hồn thành
và thời gian hồn thành của tác phẩm.
Cuối cùng em xin cảm ơn nhà trường , Nhà báo Lê Gia Hiếu cùng các thầy
cô trong khoa Phát thanh-Truyền hình cùng gia đình bác Nguyễn Văn Lới –
Thanh Hóa đã giúp em hồn thành tác phẩm tốt nghiệp.
Trân trọng cảm ơn!



×