Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Một đơn vị insulin có nghĩa là gì? ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (175.31 KB, 5 trang )

Một đơn vị insulin có nghĩa là gì?


Insulin được tìm ra từ năm 1921 và sử dụng để điều trị bệnh đái tháo
đường (ĐTĐ) type 1 cho Leonard Thomson lần đầu tiên vào ngày 11 tháng 1
năm 1922. Ông đã sống được đến ngày 20 tháng 4 năm 1935, thọ được 27 tuổi
(sau 13 năm 3 tháng tiêm insulin).

Nhân loại sẽ nhớ mãi đến những cái tên Best và Banting- những người đầu
tiên đã chiết suất được insulin, Collip và MacLeod- những người đầu tiên dùng
insulin chiết suất đó để tiêm cho Loenard Thomson tại Toronto (Canada) ngay sau
khi Best và Banting chiết suất được vài ngày.
Để hiểu rõ hơn được công lao trên của Best, Banting, Collip và MacLeod,
chúng ta cần biết rằng, trước khi tìm ra insulin, bệnh nhân ĐTĐ type 1 thường chỉ
sống được vài tháng, hiếm khi được 1 năm sau khi chẩn đoán bệnh. Và ngày nay,
vào những năm đầu thập kỷ 21 này, trên toàn thế giới có khoảng 25 triệu người
mắc bệnh như Leonard Thomson.
Trên vỏ lọ thuốc insulin thường ký hiệu số lượng/nồng độ insulin là IU=
international unite = đơn vị quốc tế chuẩn hoá (có nghĩa là ở bất kỳ đâu trên thế
giới, hiệu lực của một đơn vị insulin đều giống nhau).
Kể từ ngày tìm ra insulin đến nay, đã từng có rất nhiều cách để đo đếm
lượng insulin. Ban đầu, Best, Banting, Collip và MacLeod đã gọi lượng insulin
gây ra co giật cho thỏ với mức đường máu 45mg/dl là một đơn vị hoạt động hay là
một đơn vị thỏ.
Sau đó, vào năm 1926, đơn vị insulin được định nghĩa như sau: là 1/3 lượng
insulin cần thiết để làm giảm được đường máu của một con thỏ nhịn ăn 24 giờ
xuống 45mg/dl trong vòng 5 giờ sau khi tiêm.
Tuỳ theo công nghệ sản suất và độ tinh chế, một đơn vị insulin được định
nghĩa với nhiều lượng rất khác nhau:
Đơn vị quốc tế lần thứ nhất (1925): 8 IU/mg bột khô, hay 1IU=0,125mg.
Đơn vị quốc tế lần 2 (1935): 22 IU/mg bột khô, hay 1IU=0,04545mg.


Đơn vị quốc tế lần 3 (1952): 24,5IU/mg, hay 1IU=0,04816mg.
Đơn vị quốc tế lần 4 (1958): 25,36IU/mg, hay 1IU=0,03943mg.
Kể từ năm 1991: 1mg insulin khô có 28,7IU, hay 1IU=0,0348mg.

Tôi sẽ không làm mệt mỏi người đọc bởi các con số phức tạp và khó nhớ
kia nữa. Nhưng, những điều sau đây thì xin đừng quên, vì có được chúng trong
đầu, đường máu sẽ ổn định hơn rất nhiều.
-1IU insulin thường làm giảm được 10-15gram đường ăn vào. Nếu muốn ăn
thêm chất bột đường cần phải tính lượng ăn thêm đó để tăng số đơn vị insulin tác
dụng nhanh tương ứng, hoặc ngược lại, khi ăn giảm lượng chất bột đường cũng
cần phải giảm liều insulin tác dụng nhanh để tránh bị hạ đường máu.
-1-2IU (10% liều) insulin là lượng cần thêm vào hay bớt đi cho một lần
tiêm (cho phần lớn trường hợp) nếu đường máu không nằm trong mục tiêu đề ra
(hãy lưu ý điểm này để lấy liều insulin cho chính xác).
-0,5-1IU/kg cân nặng là liều insulin/ngày ở đa số bệnh nhân ĐTĐ type 1
điều trị đúng cách (một người nặng 50kg cần khoảng 25-50IU/ngày).
-1IU insulin loại tác dụng nhanh làm giảm đường máu khác hẳn 1IU loại
tác dụng chậm. Có quá nhiều bệnh nhân không biết phân biệt đâu là insulin chậm
và insulin trộn sẵn cả nhanh và chậm (cả 2 loại đều đục như sữa khi lắc).
-1IU insulin được cơ thể‘hiểu’ là 0,5IU hoặc là 1,5IU, và vì vậy đường máu
chẳng ngày nào giống ngày nào. Tại sao? Vì sau khi tiêm cho cùng một người, sự
hấp thu có thể khác nhau tới 50%. Đó là vì có quá nhiều yếu tố ảnh hưởng đến
như: loại insulin (nhanh; bán chậm từ bò hay ‘người’); nồng độ (40IU/ml hay
100IU/ml); liều tiêm cho một lần (<10IU hay >10IU); nơi tiêm (bụng hay đùi );
độ nông sâu của mũi tiêm (kim tiêm dài 5-6-8-12mm?); sự vận động; nhiệt độ môi
trường; chế độ ăn Cần phải học nhiều lắm mới đủ trình độ để làm giảm bớt sự
‘hiểu’ sai này?!
-1IU *X lần cũng là liều insulin rất có ích cho người ĐTĐ type 2 khi thuốc
uống hạ đường huyết tỏ ra kém tác dụng (sau 10 năm mắc bệnh ĐTĐ, 85% bệnh
nhân ĐTĐ type 2 cần tiêm insulin mới có đường máu tốt).

-Và cuối cùng, 1IU có giá từ 175-1000đồng.
Còn ‘Cuộc sống khoẻ mạnh’ có giá bao nhiêu?

×