Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

Tài liệu 4 thành phần có hại từ thực phẩm chế biến sẵn docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.5 KB, 7 trang )

4 thành phần có hại từ thực phẩm
chế biến sẵn


Thực phẩm đã qua xử lý bằng dây chuyền công nghiệp
thường loại bỏ bớt những phần dưỡng chất mà thiên
nhiên ban tặng như chất xơ, các chất chống oxy hóa và
những chất béo “loại tốt”.

Có 4 thành phần chính trong thực phẩm chế biến được đánh
giá là nguy hại cho sức khỏe mà bạn cần cẩn trọng mỗi khi
sử dụng.

Chất béo chuyển hóa

Chất béo chuyển hóa có trong lớp kem mềm trên các loại
bánh nướng, trong món bắp rang bằng lò vi sóng, trong
món khoai tây chiên và trong món bơ thực vật. Loại chất
béo này, vừa rồi đã được các chuyên gia dinh dưỡng
Trường đại học Harvard cho biết là “mối nguy hại lớn nhất
trong thực phẩm chế biến sẵn”. Lý do là vì loại chất béo
này nguy hiểm gấp hai lần cho hệ thống tim mạch của
chúng ta so với chất béo no, và là nguyên nhân gây nên cái
chết vì bệnh tim mạch cho khoảng chừng 100.000 người trẻ
mỗi năm.

Chất béo chuyển hóa gây hại cho tim nhiều hơn so với chất
béo no vì chúng làm tăng cholesteron LDL “xấu” và làm
giảm cholesteron HDL “tốt”. Điều này sẽ gây rắc rối gấp
đôi cho động mạch và làm tăng việc bị nghẽn hệ động
mạch.



Ngũ cốc đã tinh chế

Việc lựa chọn những loại ngũ cốc đã qua tinh chế như:
bánh mì trắng, ngũ cốc ít chất xơ, gạo trắng, mì ống thay vì
dùng ngũ cốc nguyên hạt có thể làm gia tăng việc gây hại
cho hệ tim mạch đến 30%. Như vậy, cần phải tỉnh táo với
những nhãn hiệu ghi “được làm từ bột mì trắng” hoặc
“chứa 7 loại ngũ cốc”, hoặc những loại bánh mì trắng có
rắc bột yến mạch ở trên, hoặc được làm cho trở thành màu
nâu bằng mật đường.

Theo nguyên tắc chung, tất cả các loại trên đều có nguồn
gốc từ ngũ cốc đã qua tinh chế và chứa nguy cơ cao trong
việc làm tăng cholesteron, huyết áp, bệnh tim mạch, kháng
cự insulin, tiểu đường và mỡ vùng bụng.

Có ít nhất là 7 nghiên cứu cho biết những phụ nữ và nam
giới thường xuyên dùng ngũ cốc nguyên hạt (bao gồm bánh
mì đen, ngũ cốc nguyên hạt ăn sáng, bắp, cháo yến mạch,
gạo lức, cám ) giảm được từ 20% đến 30% nguy cơ bệnh
tim mạch, tiểu đường và cao huyết áp.

Nên đọc kỹ thành phần ghi trên bao bì. Sản phẩm chấp
nhận được nên là loại nguyên hạt hoặc bột mì chưa qua tinh
luyện, thành phần chất xơ ít nhất phải là 3gr/ một khẩu
phần.

Muối


Là thành phần thường giấu mặt trong những thực phẩm chế
biến sẵn như: các loại rau và súp đóng hộp, các loại gia vị
như nước tương, nước mắm, các loại thức ăn nhanh, hoặc
trong các loại như thịt muối, xông khói

Một số loại muối natri cũng hình thành tự nhiên trong
những thực phẩm không cần qua chế biến như trong sữa, củ
cải đường, cần tây, thậm chí trong một số loại nước giải
khát. Loại này cần thiết cho sự sống, giúp điều hòa huyết
áp, duy trì sự cân bằng chất lỏng trong cơ thể, truyền tải tín
hiệu của hệ thần kinh, làm cho các cơ bắp - kể cả tim - kết
nối, duy trì vị giác, khứu giác và xúc giác hoạt động hợp lý.
Bạn cũng cần muối natri ở thể dạng này để thay thế cho sự
mất mồ hôi, nước mắt và các thể loại bài tiết khác.

Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu bạn nạp vào một lượng muối
nhiều hơn cơ thể cần có? Cơ thể bạn sẽ giữ lại những chất
lỏng đơn giản để làm loãng lượng muối dư trong mạch
máu. Điều này sẽ làm tăng lượng máu, bắt buộc tim bạn
phải làm việc nhiều hơn; và cùng lúc, làm cho các mạch
máu và động mạch bị co khít lại, tất cả kết hợp lại làm tăng
huyết áp.

Lượng muối natri tối đa cần thiết cho cơ thể mỗi ngày
không nên vượt quá 1,500mg, ước tính khoảng 3/4 một thìa
cà phê muối (loại muối thường dùng, thông thường chứa
40% muối natri và 60% muối clorua). Người lớn tuổi nên
dùng ít hơn lượng khuyến cáo, khoảng 1.300mg cho người
trên 50 tuổi, và 1.200mg cho người trên 70 tuổi.


Nên nhớ đọc kỹ cột “thành phần dưỡng chất” ghi trên bao
bì sản phẩm, vì một số sản phẩm ghi “không có muối” vẫn
có thể chứa tối thiểu 5mg muối mỗi khẩu phần (điều này
được phép), hoặc “giảm muối” - tức là chỉ ít hơn 25% so
với bình thường, hoặc “ít muối” - có nghĩa là ít hơn 1/2 so
với lượng muối thông thường.

Đường bắp

Nếu so với các loại chất làm ngọt truyền thống, thì đường
bắp có giá thành rẻ hơn, hương vị thơm ngọt hơn và dễ trộn
lẫn với các thành phần khác hơn. Theo thống kê, trung bình
một năm, một người tiêu thụ khoảng 28kg chất này từ các
nguồn nước uống, bánh ngọt, thực phẩm đông lạnh, kẹo,
kem Chất này tạo nên sự hấp dẫn, mềm và màu sắc ngon
miệng cho một miếng bánh mì, cho nên chắc chắn là nó sẽ
có mặt trong các loại bánh làm từ bột mì, vỏ hamburger.
Nó cũng có trong thịt bò hộp, nước sốt mì ống, nước giải
khát

Các nhà nghiên cứu bắt đầu nghi ngờ rằng chất làm ngọt
này có thể gây rối loạn đến sự trao hóa chất của cơ thể, tạo
nên nguy cơ bệnh tim và bệnh tiểu đường. Các nhà nghiên
cứu cũng cho biết chất này làm tăng sự ngon miệng và
khuyến khích ăn quá đà, bắt gan làm việc nhiều hơn. Còn
nữa, loại đường này còn làm giảm mức dự trữ crom trong
cơ thể (một khoáng chất quan trọng giúp duy trì mức độ
khỏe của cholesteron, insulin và đường trong máu).

Để phát hiện loại đường này, trên nhãn hiệu thực phẩm bạn

cần để ý đến cụm từ “đường bắp”, “chất làm ngọt từ bắp”,
hoặc “chất cô đặc từ bắp” hay “đường bắp fructose”.

×