Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

BÁO cáo môn kỹ THUẬT NGHIỆP vụ NGOẠI THƯƠNG đề tài quy trình nhập khẩu bột gạo từ thái lan của công ty liên doanh bột quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.79 MB, 49 trang )

TỔNG LIÊN ĐỒN LAO ĐỘNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TƠN ĐỨC THẮNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH

BÁO CÁO MÔN KỸ THUẬT NGHIỆP VỤ NGOẠI THƯƠNG

Đề tài: Quy trình nhập khẩu bột gạo từ Thái Lan của Công
ty Liên Doanh Bột Quốc tế

Giảng viên hướng dẫn: ThS Trịnh Thị Hạ Huyền
Lớp: Kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương_N01
Nhóm: 3

TPHCM, THÁNG 2, NĂM 2021


ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN
STT Họ và tên

1

2

Nguyễn Thị Hồng Dung
(nhóm trưởng)
Phan Thu Quyên

MSSV

Mức


Phân Công

độ Ký

đóng góp

tên

100%

Đã ký

100%

Đã ký

C1303201 Lời mở đầu và kết 100%

Đã ký

71902022

71902008

Tổng hợp word
Mục 2.1.1 và 2.1.8
Mục 2.1.10, 2.3 và
2.3
Mục 2.1.6


s

Nguyễn Đặng Tố Uyên

luận
4

Nguyễn Phương Thịnh

21600467

5

Trần Gia Linh

71901742

6

Đặng Linh Vy

017H0049

7

Nguyễn Ngọc Như Ý

21400014

Mục


2.1.5



chương 3
Mục 2.1.6 và 2.1.7
Mục 2.1.2, 2.1.3 và
2.1.4
Chương 1

100%

Đã ký

100%

Đã ký

100%

Đã ký

100%

Đã ký

2



NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________
______________________________________________________________________

3



MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU----------------------------------------------------------------------------------------6
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT----------------------------------------------------------------------7
DANH MỤC BẢNG---------------------------------------------------------------------------------8
DANH MỤC BIỂU ĐỒ-----------------------------------------------------------------------------8
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BỘT GẠO
TẠI VIỆT NAM--------------------------------------------------------------------------------------9
1.1.

Giới thiệu chung về mặt hàng bột gạo tại Việt Nam.----------------------------------9

1.2. Tổng quan về Công ty Liên doanh Bột Quốc Tế (International Mix Joint Venture company).--------------------------------------------------------------------------------12
1.3.

Tại sao lại nhập khẩu công ty Intermix lại nhập khẩu bột gạo từ Thái Lan.------12

CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BỘT GẠO-------------------------------------13
2.1. Quy trình nhập khẩu bột gạo---------------------------------------------------------------13
2.1.1. Ký hợp đồng mua bán------------------------------------------------------------------13
2.1.2. Xin giấy phép nhập khẩu---------------------------------------------------------------13
2.1.3. Kiểm tra thanh toán---------------------------------------------------------------------13
2.1.4. Thuê phương tiện vận tải---------------------------------------------------------------14
2.1.5. Mua bảo hiểm hàng hóa----------------------------------------------------------------15
2.1.6. Thanh tốn và nhận bộ chứng từ------------------------------------------------------16
2.1.7. Thủ tục hải quan-------------------------------------------------------------------------17
2.1.8. Thuế nhập khẩu--------------------------------------------------------------------------19
2.1.9. Kiểm tra chất lượng hàng hóa---------------------------------------------------------19
2.1.10. Nhận hàng------------------------------------------------------------------------------20
2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu----------------------------------------21
2.3. Các điều kiện Incoterms 2010 có thể áp dụng-------------------------------------------21

CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU 22
3.1 Phân tích giải pháp theo SWOT------------------------------------------------------------22
3.1.1. Điểm mạnh (Strengths)-----------------------------------------------------------------22
3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)----------------------------------------------------------------22

4


3.1.3. Cơ hội (Opportunities)-----------------------------------------------------------------22
3.1.4. Thách thức (Threats)--------------------------------------------------------------------22
3.2. Giải pháp-------------------------------------------------------------------------------------23
KẾT LUẬN------------------------------------------------------------------------------------------24
TÀI LIỆU THAM KHẢO------------------------------------------------------------------------25
PHỤ LỤC--------------------------------------------------------------------------------------------26

5


LỜI MỞ ĐẦU
Thương mại quốc tế ngày nay có vai trị hết sức quan trọng đối với quốc gia vì nó
mở rộng khả năng sản xuất và tiêu dùng của một quốc gia. Thương mại quốc tế cho phép
một nước tiêu dùng các mặt hàng với số lượng nhiều hơn nữa có thể sản xuất ra tại ranh
giới của khả năng sản xuất trong nước khi thực hiện chế độ tự cung tự cấp, khơng bn
bán với nước ngồi. Thương mại quốc tế xuất hiện rất sớm, song ở mỗi khu vực, mỗi
quốc gia có những nét riêng về phạm vi và mức độ. Ngày nay, thương mại quốc tế đã phát
triển tồn cầu do xu thế quốc tế hóa nền kinh tế thế giới và xu hướng hội nhập kinh tế khu
vực và các quốc gia.
Để bắt kịp được xu hướng của thời đại, Việt Nam đã không ngừng nỗ lực để phát
triển nền kinh tế nói chung và ngành ngoại thương nói riêng. Việt Nam đã cố gắng có
được những thương hiệu riêng trên thế giới. Những mặt hàng nông sản, thủy hải sản, may

mặc... là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ yếu của nước ta và đem lại lợi nhuận
to lớn cho quốc gia. Song với đó, nước ta cũng mở rộng thị trường nhập khẩu, nhằm trao
đổi, mua bán, thúc đẩy các mối quan hệ với các quốc gia khác. Thông qua nhập khẩu, các
mặt hàng sẽ giúp cho người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn về chất lượng sản phẩm cũng
như giá thành cạnh tranh.
Bột gạo là một trong những nguyên liệu quen thuộc trong các món ăn truyền thống
của người Việt Nam vì vậy, việc nhập khẩu bột gạo từ các quốc gia, đặc biệt là Thái Lan
sẽ giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn. Ngồi ra, các doanh nghiệp bột gạo tại Việt
Nam sẽ đưa ra những mức giá cạnh tranh để thúc đẩy thị trường này.

 

6


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
STT
1
2
3
4
5

Ký hiệu chữ viết tắt
FTA
ATIGA
AIFTA
ACFTA
AHKFTA


6

AJCEP

7

AANZFTA

8
9

VJEPA
VKFTA

10
11

VCFTA
VN-EAEU FTA

12
13

EVFTA
CPTPP

14
15
16
17

18
19

C/O
WCO
HS
Intermix
Asean
VietinBank

20
21
22
23
24
25
26
27
28

L/C
SWIFT
FCL
D/O
C.O.A
C/Y
DEM
DET
R&D


Chữ viết đầy đủ
Hiệp định thương mại tự do
Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN - Ấn Độ
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Trung Quốc
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Hồng Kơng,
Trung Quốc
Hiệp định Đối tác Kinh tế Tồn diện ASEAN – Nhật
Bản
Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN – Úc – New
Zealand
Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Hàn Quốc
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Chi lê
Hiệp định Thương mại Tự do Việt Nam – Liên minh
Kinh tế Á Âu
Hiệp định Thương mại Việt Nam - Liên minh châu Âu
Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái
Bình Dương
Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
Tổ chức Hải quan thế giới
Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa
Cơng ty Liên doanh Bột Quốc Tế
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Cơng Thương Việt
Nam
Thư tín dụng
Hội Viễn Thơng Tài Chính Liên Ngân Hàng Thế Giới
Gửi hàng nguyên container
Lệnh giao hàng

Giấy chứng nhận phân tích
Bãi Container
Phí lưu kho tại bãi
Phí lưu container tại kho
Nghiên cứu và phát triển

7


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Thuế suất nhập khẩu bột gạo tại Việt Nam
Bảng 2. Thuế nhập khẩu công ty Intermix cần nộp
Bảng 3. Giải pháp cho công ty Intermix

DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn
năm 2011-2019

8


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU BỘT GẠO
TẠI VIỆT NAM
1.1.

Giới thiệu chung về mặt hàng bột gạo tại Việt Nam.
Trong các loại phụ phẩm chế biến thực phẩm làm từ gạo, chúng ta không thể
không nhắc đến bột gạo – một loại nguyên liệu có rất nhiều trong các món ăn từ truyển
thống đến hiện đại của mọi nhà. Thị trường tiêu thụ bột gạo hiện nay là rất rộng lớn và
đầy tiềm năng bao gồm trong nước và ngồi nước. Hiện nay, gạo khơng chỉ dùng để xuất

thơ mà cịn dùng để sản xuất ra những sản phẩm được dùng trong chăn nuôi, trong các
loại sản phẩm ăn liền, các loại nước… đang được bày bán rộng rãi trong nước và xuất ra
cả nước ngoài nhằm đem lại giá trị kinh tế cao hơn.
Theo thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam năm 2019, tổng kim ngạch xuất
nhập khẩu của cả nước đạt 517,26 tỷ USD, (tăng 7,6 % so với năm 2018). Trong đó, tổng
kim ngạch nhập khẩu đạt 253,07 tỷ USD (tăng 6,8% so với năm 2018); tổng kim ngạch
xuất khẩu đạt 264,19 tỷ USD (tăng 8,4% so với năm 2018).
Biểu đồ 1: Kim ngạch, tốc độ tăng xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại giai đoạn
năm 2011-2019

Nguồn: Tổng cục Hải Quan
Trong năm 2020, theo thống kê từ Tổng cục Hải Quan, Việt Nam nhập khẩu 26,2
nghìn tấn gạo từ Ấn Độ với trị giá hơn 9 triệu USD. Mặt khác, cũng trong năm 2020 Việt
Nam xuất khẩu khoảng 6,15 triệu tấn gạo có giá trị kim ngạch lên gần 3,07 tỷ USD. Nếu
so sánh tổng giá trị kim ngạch giữa xuất khẩu và nhập khẩu gạo, thị giá trị kim ngạch của
xuất khẩu lớn hơn rất nhiều. Không thể không phủ nhận rằng Việt Nam là một trong

9


những nước xuất khẩu gạo đứng đầu thế giới, tuy nhiên hiện nay Việt Nam đang có xu
hướng vừa xuất khẩu gạo ra nước ngoài, vừa nhập khẩu gạo từ nước ngoài vào Việt Nam.
Sở dĩ xuất hiện hiện tượng này là dựa trên các bài toán thực tế. Hiện tại, Việt Nam đang
giảm dần diện tích lúa cấp thấp và tập trung trồng những giống lúa chất lượng hơn. Tuy
nhiên, khi cần gạo cấp thấp phục vụ cho việc làm phụ phẩm chế biến thực phẩm, sản xuất
thức ăn chăn ni… thì việc nhập khẩu gạo giá rẻ bên ngoài sẽ mang lại lợi nhuận cao
hơn.  
Với xu hướng tồn cầu hóa hiện nay, các hiệp định thương mại tự do (FTA - Free
Trade Agreement) đang là xu thế nhằm thúc đẩy mối quan hệ song phương, đa phương
giữa các quốc gia với nhau, đặt lợi ích kinh tế lên hàng đầu để cùng nhau phát triển.

Chính phủ Việt Nam đã nỗ lực đàm phán, ký kết được 13 hiệp định thương mại tự do với
nhiều đất nước, nhiều khu vực bao gồm các hiệp định với các thành viên trong khu vực
Asean (ATIGA), Asean - Ấn Độ (AIFTA), Asean – Trung Quốc (ACFTA), Asean –
Hồng Kong, Trung Quốc (AHKFTA), Asean – Nhật Bản (AJCEP), Asean - Úc – New
Zealand (AANZFTA), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA),
Việt Nam - Chi Lê (VCFTA), Việt Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu và các nước thành
viên (VN-EAEU FTA), Việt Nam - Liên minh EU (EVFTA), CPTPP. Từ những hiệp
định FTA nói trên, người ta qui định ra các mẫu Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O
– Certificate of Origin) khác nhau tương ứng với mỗi hiệp định.
Theo Hệ thống phân loại hàng hóa do Tổ chức Hải quan thế giới (WCO - World
Customs Organization) phát hành có tên là “Hệ thống hài hịa mơ tả và mã hóa hàng hóa”
(HS – Harmonized Commodity Description and Coding System) thì bột gạo có mã HS là
1102.90.10. Dưới đây là bảng thuế suất nhập khẩu bột gạo tùy vào từng trường hợp nhập
khẩu từ các nước có ký kết hiệp định FTA với Việt Nam và các nước khơng ký kết hiệp
định nói chung. 
Bảng 1. Thuế suất nhập khẩu bột gạo ở Việt Nam
LOẠI THUẾ

Thuế giá trị gia tăng (VAT)
Thuế nhập khẩu thông thường
Thuế nhập khẩu ưu đãi

THUẾ SUẤT

NGÀY
LỰC

HIỆU

10%


08/10/2014

22.5%

16/11/2017

15%

10/07/2020

10


Form
E
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean - Trung Quốc (ACFTA)
Form
D
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean (ATIGA)
Form
AJ
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean - Nhật Bản (AJCEP)
Form
VJ
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam - Nhật Bản (VJEPA)

Form
AK
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean - Hàn Quốc (AKFTA)
Form
AANZ
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean - Úc - New di lân
(AANZFTA)
Form
AI
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt
Asean - Ấn độ (AIFTA)
Form
VK
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam - Hàn Quốc (VKFTA)
Form
VC
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam và Chi Lê (VCFTA)
Form
EAV
Thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt Việt
Nam và Liên minh kinh tế Á - Âu và
các nước thành viên (VN-EAEU
FTA)
Form
CPTPP
Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc

biệt CPTPP (Mexico)
Form
EUR1
Thuế nhập khẩu ưu đãi ưu đãi đặc
biệt Việt Nam - Liên minh EU
(EVFTA)

0%

26/12/2017

0%

26/12/2017

3%

26/12/2017

4%

26/12/2017

0%

26/12/2017

0%

26/12/2017


0%

26/12/2017

0%

26/12/2017

5%

26/12/2017

0%

26/12/2017

3.7%

26/06/2019

11.2%

18/09/2020

11


Nguồn: Công ty TNHH Caselaw Việt Nam
1.2. Tổng quan về Công ty Liên doanh Bột Quốc Tế (International Mix Joint - Venture

company).
Với mục tiêu chính mang đến cho khách hàng những sản phẩm bột trộn sẵn: “Chất
lượng ổn định, dễ dàng chế biến, tiết kiệm thời gian”. Năm 2003, Công ty liên doanh Bột
Quốc Tế viết tắt là Intermix được thành lập, Intermix là sự kết hợp giữa các Công ty hàng
đầu trong lĩnh vực liên quan như: Công ty TNHH Bột mì Đại Phong (Việt Nam) và các
tập đồn hàng đầu Nhật Bản là tập đoàn Showa Sanyo và tập đồn Itochu để trở thành
cơng ty sản xuất bột trộn sẵn đầu tiên tại Việt Nam với công nghệ và dây chuyền hiện đại,
khép kín, mang những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, an tồn vệ sinh, tiện lợi đến cho
người tiêu dùng.
Intermix sản xuất và cung ứng bột trộn sẵn với nhãn hiệu Mikko – Hương Xưa cho
khách hàng trong lĩnh vực sản xuất bánh ngọt và chế biến thủy hải sản như Bột bánh xèo,
bột bánh bông lan, bột bánh bao, bột bánh cuốn, bột áo khô, bột áo ướt…
Sản phẩm Mikko – Hương Xưa không chỉ quen thuộc với người tiêu dùng Việt
Nam, mà còn hướng đến việc mang sản phẩm truyền thống Việt Nam ra các nước. Hiện
sản phẩm Mikko - Hương Xưa đã có mặt hơn 30 nước trên thế giới, trong đó tiêu thụ
mạnh ở các thị trường Mỹ, Canada, Úc, các nước Châu Âu và Châu Á.
Với phương châm không ngừng nghiên cứu, đầu tư, phát triển sản phẩm ngày càng
tốt hơn, dịch vụ giao hàng nhanh, tất cả bước đi, dấu ấn và sự thành công ban đầu trong
suốt những năm qua của Công ty Liên Doanh Bột Quốc Tế (Intermix), thương hiệu
Mikko – Hương Xưa là nhờ vào sự hỗ trợ và tin yêu của quý khách hàng.
1.3.

Tại sao lại nhập khẩu công ty Intermix lại nhập khẩu bột gạo từ Thái Lan.
Hiện tại, Việt Nam đang giảm dần diện tích lúa cấp thấp và tập trung trồng những
giống lúa chất lượng hơn. Tuy nhiên, khi cần gạo cấp thấp phục vụ cho việc làm phụ
phẩm chế biến thực phẩm, sản xuất thức ăn chăn ni… thì việc nhập khẩu gạo giá rẻ bên
ngoài sẽ mang lại lợi nhuận cao hơn. Thái Lan tuy là đối thủ cạnh tranh về sản xuất gạo
hàng đầu của Việt Nam, nhưng không thể phủ nhận rằng Thái Lan có gạo và sản phẩm
làm từ gạo có chất lượng tốt và giá thành cũng rất cạnh tranh.
Thái Lan là một trong những đối tác thương mại hàng đầu trong số các nước Asean

của Việt Nam nên việc nhập khẩu bột gạo từ Thái Lan sẽ đem đến cho nhà nhập khẩu
nhiều ưu đãi dựa trên hiệp định thương mại tự do mà hai nước cùng tham gia. Song, Thái
Lan là nước không quá xa ta về mặt địa lý nên việc vận chuyển hàng hóa giữa hai nước
trở nên ít tốn kém hơn rất nhiều. Vì vậy, Thái Lan là một lựa chọn của nguồn cung bột
gạo tốt, đáp ứng đủ các tiêu chí về chất lượng, giá thành sản phẩm và thuận lợi cho việc
vận chuyển hàng để công ty Intermix chọn làm nguồn cung bột gạo cho mình.

12


CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH NHẬP KHẨU BỘT GẠO
2.1. Quy trình nhập khẩu bột gạo
Nhóm chúng tơi xin trình bày cụ thể các bước trong quy trình nhập khẩu bột gạo
đứng dưới góc độ là cơng ty Intermix và thể hiện những nội dung liên quan đến thủ tục
mà công ty Intermix phải làm để có thể nhập khẩu mặt hàng bột gạo từ Thái Lan.
2.1.1. Ký hợp đồng mua bán
Công ty Intermix đã kí kết hợp đồng mua bột gạo với công ty Bangkok Starch
Industrial Co., Ltd với một vài nội dung chính sau đây: (Hợp đồng tham khảo được
đính kèm tại phụ lục 01)
Hợp đồng mua bán được kí kết vào ngày 3/9/2019.
Mặt hàng: Bột gạo.
Số lượng: 262.5 tấn (14 container).
Giá: 28,400 THB/ tấn CRF Hồ Chí Minh.
Hạn sử dụng: thời điểm nhận được hàng phải còn 80% thời hạn sử dụng của
hàng hóa.
Hình thức thanh tốn: Tín dụng chứng từ L/C (Letter Cover – Thư tín dụng) trả
ngay không hủy ngang.
Bảo hiểm: sẽ do công ty Intermix chịu trách nhiệm mua.
Thời gian giao hàng: Khoảng từ tháng 10 đến tháng 11 năm 2019.
Xuất xứ hàng hóa: Thái Lan.

2.1.2. Xin giấy phép nhập khẩu
Mặt hàng nhập khẩu trong hợp đồng: Bột gạo.
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam hiện nay, bột gạo khơng thuộc danh
mục hàng hóa cấm xuất nhập khẩu nên đây không phải là mặt hàng cần phải xin giấy
phép nhập khẩu. Theo Theo Nghị định 15/2018/NĐ-CP ban hành ngày 02/02/2018
(thay thế Nghị định 38/2012/NĐ-CP) thì bột gạo thuộc mặt hàng nguyên liệu dùng để
sản xuất nên được miễn thủ tục tự công bố sản phẩm trong nước.
2.1.3. Kiểm tra thanh tốn
Sau khi kí kết hợp đồng với công ty Bangkok Starch Industrial Co., Ltd (nhà
xuất khẩu), công ty Intermix (nhà nhập khẩu) làm đơn đề nghị mở L/C tại ngân hàng
Thương mại Cổ phần Công Thương Việt Nam (VietinBank - VietNam Joint Stock
Commercial Bank For Industry) chi nhánh 4.
Mã SWIFT: ICBVVNVX908 (SWIFT – The Society for Worldwide
Interbank Financial Telecommunication/ Hội Viễn Thơng Tài Chính Liên Ngân Hàng

13


Thế Giới). Mã SWIFT là một dãy gồm từ 8 đến 11 kí tự, dùng để định danh một danh
một ngân hàng hay tổ chức tài chính ở mọi quốc gia trên thế giới)
Địa chỉ: 57 – 59 Bến Vân Đồn, Phường 12, Quận 4, Thành phố Hồ Chí
Minh.
Loại hình thư tín dụng xin mở: Thư tín dụng khơng hủy ngang theo mẫu
của ngân hàng VietinBank. (Mẫu giấy đề nghị mở L/C không hủy ngang chung tham
khảo ở phụ lục 02).
Sau khi nhận được đơn đề nghị mở L/C, ngân hàng VietinBank (ngân hàng phát
hành) sẽ tiến hành xem xét nguồn vốn để thanh tốn cho L/C của cơng ty Intermix theo
các trường hợp:
- L/C phát hành bằng vốn tự có của cơng ty Intermix thì cơng ty phải ký quỹ
100% số tiền của L/C.

- L/C phát hành bằng vốn tự có, cơng ty Intermix khơng ký quỹ đủ 100% và
muốn yêu cầu miễn/giảm mức ký quỹ thì phải được Giám đốc ngân hàng
VietinBank phê duyệt trước.
- L/C phát hành bằng vốn vay của ngân hàng: công ty Intermix liên hệ với bộ
phận tín dụng thẩm định để xem xét về việc cho vay.
Hồ sơ yêu cầu mở L/C chung sẽ bao gồm:
- Giấy yêu cầu mở L/C.
- Quyết định thành lập doanh nghiệp (nếu doanh nghiệp lần đầu thực hiện
giao dịch).
- Giấy đăng ký kinh doanh (nếu doanh nghiệp lần đầu thực hiện giao dịch).
- Đăng ký mã số xuất nhập khẩu – nếu có (nếu doanh nghiệp lần đầu thực
hiện giao dịch).
- Bản gốc hợp đồng ngoại thương (nếu ký hợp đồng qua FAX thì phải ký và
đóng dấu trên bản sao y).
Bên cạnh nộp hồ sơ, công ty Intermix cịn phải nộp phí dịch vụ mở L/C theo
mức thỏa thuận giữa hai bên.
Sau khi hồ sơ yêu cầu mở L/C được ngân hàng VietinBank thông qua, ngân
hàng sẽ phát hành L/C và gửi L/C đến ngân hàng Kasikornbank Public Company
Limited (Kasikornbank) – ngân hàng thông báo phục vụ cho bên phía nhà xuất khẩu.
(L/C tham khảo ở phụ lục 03)
2.1.4. Thuê phương tiện vận tải
Công ty Bangkok Starch Industrial Co., Ltd tiến hành liên hệ và kí hợp đồng
vận tải với công ty Sinokor Merchant Marine Co., Ltd về việc thuê phương tiện vận tải
và vận chuyển hàng hóa đến cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh. Công ty Sinokor
Merchant Marine phát hành vận đơn vào ngày 18/10/2019. (Vận đơn chi tiết tham khảo
tại phụ lục 04)

14



Vận đơn thể hiện một số thông tin quan trọng như:
-

-

Mã vận đơn: SNKO190190900836.
Số lượng vận đơn: 3 bản gốc, 3 bản sao y.
Người gửi: Công ty Bangkok Starch Industrial Co., Ltd. Địa chỉ: 24 GP 14,
đường Petchkasem, Raiking, Samphran, Nakornpratom, 73210, Thái Lan.
Người nhận: Ngân hàng VietinBank Chi nhánh 4, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt
Nam.
Người nhận được thơng báo: Công ty International Mix Joint – Venture. Địa
chỉ: Lot C30A/I, đường 2G, Khu Cơng nghiệp Vĩnh Lộc, huyện Bình Chánh,
Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Nơi đi: Cảng Bangkok, Thái Lan.
Nơi đến: Cảng Cát Lái, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam.
Hàng hóa:
 Số lượng: 5,250 bao.
 Khối lượng tính cả bao bì: 132,300 kg.
 Khối lượng tịnh: 131.25 tấn/ 131,250 kg.
 Xuất xứ: Thái Lan.
 Đóng gói: 25kg /bao.
 Xếp hàng: 18.75 tấn/container. Số lượng container: 7 container 20 feet
(20’x7).
Ngày xếp hàng lên tàu: 18/11/2019.

Sau khi kí hợp đồng vận tải, công ty Bangkok Starch Industrial sẽ gửi thông báo
đến cho công ty Intermix về việc người vận chuyển hàng hóa: (Giấy thơng báo thơng
tin vận chuyển đính kèm ở phụ lục 15)
-


Hãng tàu: HEUNG-A HOCHIMINH, mang số hiệu: 0051N.
Tổng số container: 20’x7.
Mã vận đơn: SNKO190190900836.

2.1.5. Mua bảo hiểm hàng hóa 
Đơn bảo hiểm hàng hóa được cơng ty Intermix ký với công ty Bảo Việt Bến
Thành. Địa chỉ: Số 1, Nam kỳ Khởi Nghĩa, phường Nguyễn Thái Bình, Quận 1, TP. Hồ
Chí minh. Quy trình thực hiện mua bảo hiểm như sau:
Bước 1: Để thực hiện việc mua bảo hiểm, công ty Intermix liên hệ với công ty
Bảo Việt Bến Thành để tư vấn về bảo hiểm và giấy tờ cần có để mua hợp đồng bảo
hiểm. Sau khi được tư vấn, công ty Intermix sẽ tiến hành điền đầy đủ thông tin trên
giấy yêu cầu bảo hiểm, gồm một vài nội dung chính như sau:

15


-

Thơng tin về người được bảo hiểm;
Mơ tả hàng hóa được bảo hiểm;
Điều kiện bảo hiểm;
Tổng số tiền bảo hiểm;
Họ tên người yêu cầu bảo hiểm và đóng dấu.

Bước 2: Sau khi điền đầy đủ thông tin, công ty Intermix sẽ tiến hành gửi bản fax
giấy yêu cầu bảo hiểm đến cho công ty Bảo Việt.
Bước 3: Công ty Bảo Việt tiến hành kí hợp đồng bảo hiểm với cơng ty Intermix.
Nội dung chính của Bảo hiểm đơn như sau: (Đơn bảo hiểm tham khảo ở phụ lục 05)
- Đơn bảo hiểm số: 3270666.

- Hợp đồng bảo hiểm số: HCM5.D01.NT.18.HD04.
- Phát hành ngày 05/09/2019.
- Số hợp đồng/ hóa đơn số: 0903191 ngày 03/09/2019.
- Nơi khởi hành: Cảng Bangkok, Thái Lan.
- Cảng xếp hàng: Cảng Bangkok, Thái Lan.
- Tổng số tiền bảo hiểm (110% giá trị hóa đơn thương mại): 8.200.500 THB/
6.353.255.370 VND.
- Tỷ lệ phí bảo hiểm: 0,085%.
- Phí bảo hiểm: 5.400.267 VND.
- VAT: 0 VND.
- Tổng số tiền thanh toán: 5.400.267 VND.
- Tỷ giá (THB/VND): 774,77.
- Đối tượng bảo hiểm: Bột gạo, số lượng: 10,500 bao, khối lượng: 262,500 tấn,
đóng trong container (FCL – Full Container Load).
- Điệu kiện bảo hiểm: Quy tắc chung về bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng
đường biển (A) (QTCB2004).
2.1.6. Thanh toán và nhận bộ chứng từ
Sau khi bên nhà xuất khẩu là Công ty Bangkok Starch Industrial được ngân
hàng Kashikornbank thông báo L/C đến và nhà nhập khẩu chấp nhận L/C, bên xuất
khẩu sẽ tiến hành gửi hàng hóa đến cho nhà nhập khẩu.
Bộ chứng từ sẽ được nhà xuất khẩu gửi cho thơng qua ngân hàng thơng báo, sau đó
ngân hàng thơng báo sẽ gửi đến cho ngân hàng phát hành là ngân hàng VietinBank.
Bộ chứng từ gồm có:
- Hóa đơn thương mại (ba bản gốc) 
- Vận đơn đường biển sạch (ba bản gốc và ba bản sao y) 
- Giấy chứng nhận phân tích (ba bản gốc - có ngày hết hạn do công ty Bangkok
Starch Industrial cấp)

16



- Giấy chứng nhận xuất xứ mẫu D được cấp bởi Phịng Thương Mại hoặc Cơ
quan có thẩm quyền tương tự một bản gốc và hai bản sao y)
- Giấy chứng nhận không biến đổi gen được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền ( một
bản gốc - hai bản sao y) (tham khảo ở phụ lục 12)
- Phiếu đóng gói hàng hóa (ba bản gốc) (tham khảo ở phụ lục 13)
- Giấy kiểm dịch thực vật được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền (một bản gốc - hai
bản sao y) (tham khảo ở phụ lục 14)
Sao y của email hoặc fax thông báo cho công ty Intermix về hàng hóa trong
vịng 5 ngày làm việc kể từ ngày hàng đi.
Giấy kiểm tra virus BACILLUS CEREUS. (tham khảo ở phụ lục 11)
Ngân hàng VietinBank sẽ chịu trách nhiệm kiểm tra bộ chứng từ xem coi bộ
chứng từ có phù hợp với L/C. Vì bộ chứng từ nhận được phù hợp với L/C nên ngân
hàng VietinBank sẽ gửi thông báo chứng từ kiêm phiếu kiểm tra chứng từ đến cho
công ty Intermix để thông báo rằng bộ chứng từ phù hợp. (Thông báo chứng từ kiêm
phiếu kiểm tra chứng từ đính kèm ở phụ lục 06)
Cơng ty Intermix sau khi được thông báo về bộ chứng từ sẽ chấp nhận bộ chứng
từ nếu bộ chứng từ hợp lệ. Sau đó, cơng ty Intermix phải thanh tốn tồn bộ số tiền
theo quy định trong L/C cho ngân hàng VietinBank để có thể nhận được bộ chứng từ
hàng hóa.
2.1.7. Thủ tục hải quan
Công ty Intermix sẽ tiến hành cử người khai báo hải quan về việc nhập khẩu
mặt hàng bột gạo thông qua phần mềm khai báo hải quan VNACCS.
Bước 1: Khai thông tin nhập khẩu.
Đây là nghiệp vụ để đăng ký thông tin khai báo nhập khẩu và xác định trị giá
trước khi thực hiện nghiệp vụ “Khai báo nhập khẩu” (IDC). Khi thực hiện nghiệp vụ
IDA, hệ thống tự động tính tốn số thuế bao gồm cả phí hải quan cho mặt hàng khai
báo.
Bước 2: Đăng kí tờ khai nhập khẩu
- Khi nhận được màn hình đăng ký tờ khai (IDC) do hệ thống phản hồi, người

khai hải quan sẽ tiến hành kiểm tra các thông tin đã khai báo, thơng tin hệ thống tính
tốn và xuất ra.
- Nếu như thơng tin được xuất ra đã chính xác thì sẽ gửi lên hệ thống để tiến hành
đăng kí tờ khai. Nếu kiểm tra phát hiện có thơng tin khơng chính xác cần chỉnh
sửa,người khai báo sử dụng nghiệp vụ IDB để mở lại màn hình khai thơng tin nhập
khẩu (IDA) để sửa các thông tin cần thiết.

17


Bước 3: Phân luồng, kiểm tra, thơng quan hàng hóa.
Khi tờ khai hải quan được đăng kí, hệ thống sẽ tự động phân luồng mặt hàng
hóa đó theo ba luồng:
- Luồng xanh: Miễn kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) và miễn kiểm tra thực
tế hàng hóa, được thông quan ngay trên hệ thống và xuất ra “Quyết định thơng quan
hàng hóa nhập khẩu” .
- Luồng vàng: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) gồm có tờ khai hải quan,
hợp đồng, hóa đơn thương mại, phiếu đóng gói và chứng từ khác và miễn kiểm tra chi
tiết thực tế hàng hóa.
- Luồng Đỏ: Kiểm tra chi tiết hồ sơ (chứng từ giấy) tương tự luồng vàng và kiểm
tra chi tiết thực tế hàng hóa tồn bộ hoặc ngẫu nhiên (5% hoặc 10%).
Theo quy định của Thông tư số 112/2005/TT-BTC quy định, bộ hồ sơ hải quan
cơ bản (trường hợp bột gạo khẩu có hưởng thuế suất ưu đãi đặc biệt) sẽ bao gồm:
- Tờ khai hải quan: 02 bản chính;
- Hợp đồng mua bán hàng hóa hoặc giấy tờ có giá trị pháp lý tương đương hợp
đồng: 01 bản sao;
- Hóa đơn thương mại: 01 bản chính và 01 bản sao;
- Vận đơn: 01 bản sao;
- Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa: 01 bản gốc và 01 bản sao.
Trong bộ chứng từ nhập khẩu bột gạo của cơng ty Intermix mà nhóm có được

khơng chứa giấy tờ về thủ tục hải quan nên không thể đề cập được chính xác kết quả
phân luồng khi làm hồ sơ thơng quan. Tuy vậy có hai căn cứ chính để phân luồng là
mức độ chấp hành pháp luật của doanh nghiệp và rủi ro của mặt hàng doanh nghiệp
nhập khẩu.
- Chấp hành pháp luật của doanh nghiệp (Theo Khoản 1 Điều 14 Nghị định số
08/2015/NĐ-CP) :

Tần suất vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế

Tính chất, mức độ vi phạm pháp luật hải quan và pháp luật thuế;

Việc hợp tác với cơ quan hải quan trong thực hiện thủ tục hải quan, kiểm
tra, giám sát hải quan và chấp hành các quyết định khác của cơ quan hải quan.
- Rủi ro hàng hóa nhập khẩu (Theo Điều 12, Thơng tư 38/2015/TT-BTC):

Chính sách quản lý hàng hóa, chính sách thuế đối với hàng hóa ;

Lĩnh vực, loại hình, thời gian hoạt động, tuyến đường, địa bàn, phương
tiện vận chuyển, lưu giữ đối với hàng hóa;

18





Đặc điểm, tính chất, xuất xứ, tần suất, mức độ vi phạm liên quan đến
hàng hóa;
Các quy định khác liên quan đến quản lý hàng hóa.


Cơng ty Intermix cử người đến cảng Cát Lái đưa lệnh giao hàng (D/O - Delivery
Order Fee) để xác nhận mình chính là người sở hữu hàng hóa, in phiếu để chở hàng về
kho.
2.1.8. Thuế nhập khẩu
Cơng thức: Thuế nhập khẩu = Trị giá tính thuế x Thuế suất
Mặt hàng bột gạo do Intermix nhập khẩu vào Việt Nam để làm nguyên liệu chế
biến cho ra các loại sản phẩm bột khác, cùng với đó nhập khẩu với Giấy chứng nhận
xuất xứ hàng hóa mẫu D nên được hưởng mức thuế ưu đãi đặc biệt là 0%. (Giấy chứng
nhận xuất xứ hàng hóa được đính kèm ở phụ lục 07)
Bên cạnh đó, cơng ty cịn phải đóng thuế giá trị gia tăng (VAT) cho nhà nước
với mức thuế 10%. Vì thuế ta sẽ tính được mức thuế như sau:
Bảng 2. Thuế nhập khẩu công ty Intermix cần nộp
Diễn giải chi tiết
Các loại thuế

Số thuế phải
nộp (USD)
Giá
tính
(USD)

Thuế nhập khẩu (mẫu
0
D)
Thuế giá trị gia tăng

12,347.009

Tổng số thuế phải nộp


12,347.009

thuế Thuế suất (tương
đối)
0%

123,470.09

10%

Công ty Intermix Việt Nam sẽ tiến hành nộp thuế cho nhà nước bằng cách điền
vào giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước (mẫu giấy nộp tiền vào ngân sách nhà nước
tại phụ lục 09) và sau đó đến ngân hàng làm thủ tục cắt chuyển tiền.

19


2.1.9. Kiểm tra chất lượng hàng hóa
Kiểm nghiệm: Trước khi dỡ hàng, dựa vào vận đơn đường biển, nhân viên dỡ
hàng tại cảng Cát Lái kiểm tra niêm phong, hình dạng bên ngồi, số kiện hàng,...  sau
đó nhân viên sẽ dỡ hàng khỏi tàu.
Công ty Intermix cử người kiểm tra bột gạo sau khi nhận hàng. Đầu tiên, mời
công ty giám định và công ty bảo hiểm Bảo Việt đến và tiến hành kiểm tra trạng thái
hàng hóa. Sau khi kiểm tra thấy các điều kiện đều đạt, công ty Intermix cử người đại
diện ký xác nhận vào “Biên bản giám định” .
Kiểm dịch: Bột gạo có mã HS 1102.90.10, nằm trong Danh mục hàng hóa phải
kiểm dịch thực vật khi nhập khẩu theo Thông tư 30/2014/TT-BNNPTNT của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn.
Công ty tiến hành nộp bộ hồ sơ cho cơ quan kiểm dịch thực vật, đối với hàng
hóa bột gạo này về đến cảng Cát Lái, thành phố Hồ Chí Minh thì sẽ đến Chi cục Kiểm

dịch thực vật vùng II (Địa chỉ: 28 Mạc Đĩnh Chi, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh).
 Hồ sơ và quá trình kiểm tra gồm:
- Đơn đăng ký kiểm tra chất lượng và xác nhận chất lượng theo Thông tư (3 bản).
- Hóa đơn thương mại, Phiếu đóng gói hàng hóa, Chứng nhận kiểm dịch thực vật
do nhà xuất khẩu gửi được cấp bởi Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã (Ministry of
Agriculture and Cooperatives) của Thái Lan.
- C.O.A (Certificate of analysis): Giấy chứng nhận phân tích do cơng ty Bangkok
Starch Industrial Co., Ltd phát hành. (Giấy chứng nhận phân tích chi tiết tham khảo tại
phụ lục 10)
2.1.10. Nhận hàng
Trước ngày dự kiến hàng đến (1-2 ngày), công ty Intermix Việt Nam sẽ nhận
được giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice). Sau khi tàu cập cảng, cùng với giấy
thông báo hàng đến, vận đơn, nhân viên giao nhận sẽ đến hãng tàu Heung A chi nhánh
Hồ Chí Minh để có thể nhận được D/O. Khi đi lấy D/O thì cơng ty Intermix phải đóng
phí làm D/O, phí vệ sinh container, phí THC,..
Sau khi đã lấy được D/O, công ty Intermix cử đại diện cầm đến cơ quan hải
quan để có thể lấy được phiếu xuất kho, điền tờ khai hải quan nhập khẩu hàng hóa. Khi
đã có đầy đủ phiếu xuất kho và tờ khai hải quan nhập khẩu cùng với bộ chứng từ đầy
đủ, công ty Intermix tiến hành kéo container hàng về kho.

20


Vì đây là hàng ngun cơng thuộc loại hàng giao thẳng C/Y – C/Y (Container
Yard – Container Yard) nên nhân viên giao nhận của công ty Intermix phải làm giấy
mượn container, đóng phí cọc container theo quy định của hãng tàu Heung A và sau đó
thuê phương tiện kéo container về kho của mình (Ví dụ: Ở đây cơng ty nhập khẩu có
thể liên hệ với cơng ty Pacific Express để làm hợp đồng thuê đầu kéo, sau khi hai bên
đã thỏa thuận được hợp đồng, tiến hành cho xe đầu kéo vào bãi C/Y để kéo hàng về). 
Ngoài ra, công ty Intermix phải tiến hành kéo hàng về và trả container rỗng về

lại cho hãng tàu trong vòng 14 ngày sau khi hàng đến (được qui định trong vận đơn).
Nếu quá số ngày quy định, hãng tàu Heung A sẽ thực hiện thu phí lưu kho tại bãi
(DEM - Demurrage charge) và phí lưu container tại kho (DET - Detention charge).
 2.2. Các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động nhập khẩu
Hiện nay, do ảnh hưởng của dịch COVID-19 đã khiến cho các hoạt động nhập
khẩu nguồn nguyên liệu hàng hóa của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cơng
ty Intermix nói riêng phải chịu khơng ít những ảnh hưởng lớn. Nhiều nước hiện nay
đang chịu đựng hậu quả nặng nề mà dịch COVID-19 để lại, vì thế việc tìm kiếm nguồn
hàng cả về số lượng và chất lượng trở nên hết sức khó khăn. Chính phủ Việt Nam cũng
thắt chặt việc xuất nhập khẩu và có sự kiểm định dịch tễ gắt gao nên khơng dễ để có
thể tìm được nguồn cung phù hợp với nhu cầu và với quy định của Chính phủ.
Các yêu cầu về vệ sinh thực phẩm và xuất xứ hàng hóa cũng là một yếu tố ảnh
hưởng đến hoạt động nhập khẩu của cơng ty, buộc cơng ty phải tìm kiếm những nguồn
hàng đảm bảo, có kiểm định đầy đủ.
2.3. Các điều kiện Incoterms 2010 có thể áp dụng
Có 2 điều kiện Incoterms 2010 nữa có thể áp dụng là CIF VÀ FOB.
- FOB: Công ty Bangkok Starch Industrial sẽ chịu trách nhiệm giao hàng đến
cảng Bangkok, đặt hàng lên boong tàu, chịu phí cho chặng vận tải trước và phí xếp
hàng lên tàu, làm thủ tục xuất khẩu cho hàng hóa. Khi bên phía cơng ty xuất khẩu
hồn tất việc đặt hàng lên boong tàu thì trách nhiệm về rủi ro và chi phí sẽ chuyển sang
cho cơng ty Intermix. Cơng ty Intermix sẽ chịu phí chặng vận tải chính và chặng sau,
phí dỡ hàng hóa xuống, làm thủ tục nhập khẩu.
- CIF: Công ty Bangkok Starch Industrial sẽ mua bảo hiểm cho hàng hóa, th
phương tiện vận tải, chịu phí cho chặng trước và chặng chính, làm thủ tục xuất khẩu
hàng hóa, dỡ hàng xuống khi hàng đến cảng Cát Lái. Người mua là công ty Intermix sẽ
làm thủ tục nhập khẩu và thuê phương tiện vận tải cho chặng sau.

21



Hiện tại, công ty đã mua theo giá CRF và tự mua bảo hiểm. Nhóm chúng tơi đề
xuất cơng ty có thể mua hàng theo giá FOB để thuận tiện cho việc chọn thuê phương
tiện vận tải cho chặng chính. Điều này có thể sẽ giúp cho cơng ty Intermix giảm một
khoản chi phí cho việc nhập khẩu hàng hóa vì có thể tự thỏa thuận cước vận tải với
hãng tàu.

22


CHƯƠNG 3: CÁC GIẢI PHÁP CẢI THIỆN HOẠT ĐỘNG XUẤT NHẬP KHẨU
3.1 Phân tích giải pháp theo SWOT
3.1.1. Điểm mạnh (Strengths)
- S1: Công ty Intermix sản xuất bột trộn sẵn theo dây chuyền sản xuất hiện đại
nhập khẩu từ Ý và Italia, phương thức quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn Nhật bản,
cung cấp an toàn vệ sinh thực phẩm nên được ưa chuộng không chỉ ở nội địa và tham
gia vào thị trường nước ngồi.
- S2: Cơng ty có phòng nghiên cứu và phát triển (R&D – Research &
Development), các chuyên gia Nhật cùng chuyên gia Việt Nam hợp tác để cho ra đời
những sản phẩm phù hợp với khẩu vị ăn uống của người Nhật và người Việt.
- S3: Tạo nên được thương hiệu bột trong lòng của một bộ phận người tiêu dùng
và có thị phần riêng trong thị trường trong nước.
- S4: Có đa dạng các loại mặt hàng cho nhiều nhu cầu khác nhau của người tiêu
dùng.
3.1.2. Điểm yếu (Weaknesses)
- W1: Công ty nhập khẩu nguyên liệu từ nước ngoài cho nên phần nguồn cung
nguyên liệu phải bị phụ thuộc vào nhà cung cấp.
- W2: Việc quảng bá sản phẩm còn yếu nên thương hiệu vẫn chưa thực sự được
phổ biến với tất cả mọi người.
3.1.3. Cơ hội (Opportunities)
- O1: Những sản phẩm từ Việt Nam đang ngày càng được ưa chuộng không chỉ

trong nước mà cịn trên thị trường nước ngồi.
- O2: Có nhiều chính sách ưu đãi của chính phủ về đầu tư đối với hàng xuất nhập
khẩu, ưu đãi trong xúc tiến việc xuất nhập khẩu hàng hóa như các mặt hàng xuất nhập
khẩu có thể được hưởng ưu đãi đặc biệt về thuế thông qua các Hiệp định thương mại tự
do, các doanh nghiệp không phải chịu khoản thuế xuất khẩu bởi Chính phủ Việt Nam.
- O3: Ưu đãi của ngân hàng cho các nhà xuất khẩu những khoản tín dụng lớn với
lãi suất ưu đãi giúp cho các công ty có thể giải quyết vấn đề về thiếu vốn.
3.1.4. Thách thức (Threats)
- T1: Yêu cầu cao về xuất xứ, an toàn vệ sinh tạo nên thách thức lớn trong việc
xuất khẩu hàng hóa ra thị trường nước ngồi.

23


- T2: Có nhiều cơng ty trong nước hoạt động trong cùng lĩnh vực cùng với việc có
nhiều sản phẩm từ nước ngoài làm tăng mức độ cạnh tranh trong thị trường.
3.2. Giải pháp

 

Bảng 3. Giải pháp cho công ty Intermix
Cơ hội

Thách thức

- S1+ S2 + O1 + O2 → Mở rộng thị
trường thơng qua các đại lý trong
nước và ngồi nước; ưu tiên xuất
khẩu hàng hóa ra các nước, khu vực
có kí kết Hiệp định thương mại tự

Điểm do với Việt Nam.
mạnh
- S1+O3 → Tận dụng nguồn ưu đãi
vốn vay của nhà nước để vay vốn,
giúp xoay vốn nhanh chóng cho
việc đầu tư sản xuất.

- S1+T2 → Tạo ra công nghệ và dây
chuyển sản xuất đặc biệt, tạo ra sản
phẩm chất lượng vượt trội so với các
đối thủ cạnh tranh.

- W1+O2 → Tìm kiếm thêm nhiều
nguồn cung, tập trung vào các nước
Điểm khu vực có kí các hiệp định thương
yếu mại tự do với Việt Nam để có thể
đa dạng hóa nguồn cung nguyên
liệu cho việc sản xuất.

- W1+T2 → Luôn đảm bảo về việc có
đủ nguồn cung hàng hóa bằng cách tìm
nguồn cung đa dạng, có thể phân tích
nhu cầu và khả năng sản xuất hàng hóa
trong tương lai của cơng ty để đặt hàng
dự trù cho sản xuất.

- S4 + T1→ Cung cấp các mặt hàng với
chất lượng cao tương đồng để bổ trợ về
độ phổ biến thương hiệu.
- S2+T2 → Cần đa dạng hóa về sản

phẩm, thiết kế trong bao bì, khơng
ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm
để cạnh tranh trên thị trường.

 

24


KẾT LUẬN
Thái Lan là một nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới và cũng là nước láng
giềng trong khối Đông Nam Á với Việt Nam chúng ta. Việc trao đổi hàng hóa, thực
phẩm giữa hai nước cũng thúc đẩy nền kinh tế của cả hai nước đi lên và từ đó người
tiêu dùng của cả hai nước cũng được sử dụng những sản phẩm mà họ tin tưởng và phù
hợp với nhu cầu từng người.
Tận dụng ưu điểm đó, Công ty Liên doanh Bột Quốc Tế đã lựa chọn Thái Lan là
nguồn cung bột gạo cho việc sản xuất mặt hàng bột trộn sẳn của họ. Quy trình nhập
khẩu mặt hàng bột gạo của công ty được tiến hành theo quy trình đầy đủ, chấp hành
theo pháp luật Việt Nam về việc nhập khẩu hàng hóa.
Bên cạnh đó, với nhiều chính sách tín dụng từ ngân hàng trong nước và thuế
nhập khẩu ưu đãi giữa Việt Nam và các nước, các thành phẩm chất lượng cao từ bột
gạo được sản xuất bởi Intermix là một lựa chọn tốt cho người tiêu dùng trong và ngồi
nước. Chúng tơi tin rằng bằng cách khai thác bột gạo chất lượng cao của một quốc gia
xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới làm đòn bẩy để nâng chất lượng và giảm thiểu chi phí
sản xuất cho các thành phẩm sau này, sản phẩm của Intermix sẽ là cầu nối giữa những
món ăn truyền thống Việt Nam cho các gia đình trên tồn thế giới.

25



×