5 dưỡng chất cần cho sự phát triển của trẻ
Trong giai đoạn phát triển, trẻ cần được cung cấp đủ
5 dưỡng chất can-xi, sắt, kali, vitamin E và chất xơ.
Những loại này có nhiều trong thực phẩm, trái cây,
ngũ cốc,…mà bạn có thể bổ sung vào thực đơn hàng
ngày cho trẻ.
Thời gian gần đây, do cuộc sống vật chất được cải
thiện nên nhiều gia đình đã không tiếc tiền bồi bổ cho
con cái, thậm chí còn lạm dụng gây nên tình trạng
béo phì, dư thừa trọng lượng, trong khi đó lại có
không ít trường hợp bị suy dinh dưỡng. Theo một
nghiên cứu mới nhất công bố trên tạp chí Parents của
Mỹ thì đa phần nhóm trẻ nhỏ đều thiếu hụt 5 dưỡng
chất chính sau:
Can-xi
Nhiều trẻ được cho uống nhiều nước trái cây nhưng
lại ít uống sữa trong khi sữa bổ sung can-xi nhiều
nhất. Can-xi là dưỡng chất rất cần cho quá trình sản
xuất xương, hầu như toàn bộ khối lượng xương đều
phát triển khi người ta còn trẻ. Thiếu hụt can-xi không
chỉ ảnh hưởng đến quá trình phát triển thể chất ở thời
điểm hiện tại mà còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh
loãng xương về sau, nhất là phụ nữ.
Nhiều thực phẩm có lượng can-xi cao cũng giàu
vitamin D, không chỉ làm xương khoẻ mạnh mà còn
có thể giúp ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh tiểu đường
týp 1 và nhiều loại bệnh khác. Để khắc phục tình
trạng này, nên tập cho trẻ thói quen ăn các loại thực
phẩm giàu can-xi ngay từ khi còn nhỏ. Nếu sau 1 tuổi
trẻ vẫn chưa quen dùng sữa ngoài thì hãy kiên trì tập
cho trẻ, nên áp dụng thực đơn tăng dần đều, bổ sung
thêm sữa chua hoặc sữa đã tăng cường can-xi.
Vitamin E
Theo số liệu điều tra của Đại học Nebraska-Lincoln
(Mỹ), có tới 80% trẻ dưới 8 tuổi không được cung cấp
đủ nguồn vitamin E cần thiết mỗi ngày, đây là dưỡng
chất đóng vai trò như chất chống ôxy hoá, có tác
dụng bảo vệ tế bào không bị phá hủy.
Các loại thực phẩm có hàm lượng chất béo bão hoà
thấp như sữa, sữa chua loại chứa ít vitamin E, vì vậy
bạn có thể bổ sung thêm cho trẻ bằng cách dùng dầu
thực vật trong chế biến để tăng cường nguồn dưỡng
chất nói trên. Ngoài ra vitamin E còn tìm thấy nhiều
trong ngũ cốc, trường hợp bị dị ứng có thể thay bằng
các loại thực phẩm dạng hạt khác.
Chất xơ
Mặc dù không được tiêu hóa, chất xơ vẫn rất cần
thiết cho cơ thể trẻ, có tác dụng ngăn ngừa nhiều loại
bệnh mãn tính khi lớn tuổi. Theo các bác sĩ, bạn nên
áp dụng “công thức 5” đối với trẻ, vừa thực tế vừa
mang lại lợi ích cao. “Công thức 5” có nghĩa là cộng
thêm 5g chất xơ vào cho độ tuổi của trẻ.
Ví dụ 4g mỗi ngày phải bổ sung tối thiểu 9g chất xơ,
tương đương hai lát bánh mì nguyên chất, nửa bát
nhỏ quả dâu, và nửa bát cơm gạo nâu. Cung cấp
chất xơ vào bữa sáng được xem là tối ưu vì vậy
không nên bỏ bữa sáng. Chất xơ có nhiều trong hoa
quả như táo, đào, cam, chanh, dâu, các loại quả
mọng, ngũ cốc, đậu, đỗ, bỏng ngô, khoai lang…
Kali
Kali là dưỡng chất quan trọng để duy trì sự cân bằng
dịch của cơ thể cũng như duy trì mức huyết áp tối ưu
và giúp cho cơ bắp co bóp. Theo thống kê, hiện nay
trẻ chỉ nhận thấp hơn 60% lượng kali khuyến cáo, lý
do là bữa ăn của trẻ không có đầy đủ rau xanh, hoa
quả.
Để khắc phục, bạn nên cho trẻ ăn nhiều rau xanh hoa
quả, nhất là hoa quả nghiền nát để bổ sung vào thành
phần thức ăn hàng ngày. Nhóm thực phẩm giàu kali
bao gồm chuối, nước cam, khoai lang, khoai trắng,
sữa chua, sữa, khoai tây, cà chua…
Sắt
Một nghiên cứu tại Đại học Harvard (Mỹ) cho thấy có
tới 20% trẻ nhỏ từ 1-3 tuổi không được cung cấp đủ
sắt, nhất là những đứa trẻ dư thừa trọng lượng và
béo phì là do nhóm trẻ này ăn quá nhiều thực phẩm
nghèo chất dinh dưỡng, giàu calo.
Sắt có tác dụng hỗ trợ tế bào hồng cầu vận chuyển
ôxy đi nuôi cơ thể, đặc biệt là ảnh hưởng lớn đến quá
trình phát triển của não, vì vậy thiếu sắt có thể để lại
nhiều di hại, ảnh hưởng xấu dến sự phát triển của
não, gây những sự cố về nhận thức, học hành và
phát triển tính cách. Ngoài ra thiếu hụt sắt còn làm
tăng nguy cơ nhiễm độc chì vì thiếu sắt đẩy nhanh
quá trình hấp thụ chì vào máu.
Dự trữ sắt trong cơ thể trẻ cạn dần sau 6 tháng đầu
sau khi sinh, vì vậy cần cho trẻ ăn thực phẩm giàu sắt
để phục vụ cho quá trình phát triển của cơ thể. Có thể
bổ sung sắt qua thực phẩm như thịt, nhất là thịt nạc
(thịt không chứa mỡ) hoặc bổ sung sắt từ nguồn thực
vật, tuy nhiên khả năng hấp thụ nguồn này kém hơn
từ động vật, đổi lại vitamin C sẽ giúp cơ thể làm
chuyện này. Sắt có nhiều trong tôm, cua, thịt gà, đậu
đỗ, cà chua, đậu nành, bánh mì, ngũ cốc tăng
cường…