Tải bản đầy đủ (.pdf) (6 trang)

Tài liệu Não và các loại u não (Kỳ 1) docx

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (270.78 KB, 6 trang )

Não và các loại u não
(Kỳ 1)

1. Não là gì?
Não là một khối mô mềm, xốp. Não được bảo vệ bởi các xương sọ và 3 lớp
màng mỏng gọi là màng não. Dịch não tuỷ lưu thông trong não làm đệm nước cho
não. Dịch này chảy qua các khoảng trống giữa các màng não và qua các khoảng
trống trong não gọi là não thất.
Não và các cấu trúc kề cận: Não thất chứa đầy dịch não tuỷ, tuỷ sống,
màng não, sọ
Một mạng lưới các dây thần kinh mang những mệnh lệnh đi và về giữa não
và phần cón lại của cơ thể. Một số dây thần kinh đi thẳng từ não đến hai mắt, hai
tai, và các bộ phận khác của đầu. Những thần kinh khác chạy dọc trong tuỷ sống
để kết nối não với các phần còn lại của cơ thể. Ở trong não và tuỷ sống, các tế bào
đệm (glial cells) bao bọc quanh tế bào thần kinh và giữ chúng nằm yên tại ví trí.
Não chỉ huy những việc chúng ta chủ động làm (như đi bộ và nói chuyện)
và những việc mà cơ thể thực hiện một cách vô ý thức (như hô hấp). Não còn chịu
trách nhiệm về các giác quan (thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, và khứu giác),
về trí nhớ, cảm xúc, và nhân cách.
Ba phần quan trọng của não kiểm soát các hoạt động khác nhau:
+ Não: Não là phần lớn nhất của não bộ. Nó ở vị trí trên cùng của não bộ.
Não sử dụng những thông tin từ các giác quan để cho ta biết điều gì đang xảy ra
chung quanh và chỉ dẫn cho cơ thể cách thức đáp ứng. Nó kiểm soát việc đọc, suy
nghĩ, học tập, lời nói, và cảm xúc.
Não chia làm 2 phần bán cầu não phải và trái, kiểm soát những hoạt động
riêng biệt. Bán cầu não phải kiểm soát hoạt động của các cơ bên trái của cơ thể.
Bán cầu não trái kiểm soát hoạt động của các cơ bên phải của cơ thể.
+ Tiểu não: Tiểu não nằm dưới não và ở phía sau của não bộ. Tiểu não
kiểm soát sự cân bằng và các hoạt động phức tạp như đi và nói chuyện.
+ Thân não: Thân não kết nối não và tuỷ sống. Thân não kiểm soát cảm
giác đói và khát. Thân não còn kiểm soát nhịp thở, thân nhiệt, huyết áp, và các


chức năng cơ bản khác của cơ thể.



Các phần quan trọng của não bộ: Não, tuyến tùng, tuyến yên, thân
não, tiểu não, tuỷ sống

2. Ung thư là gì?
Ung thư bắt đầu từ các tế bào, đơn vị cơ bản của các mô. Mô tạo ra các cơ
quan bộ phận của cơ thể. Bình thường, tế bào tăng trưởng và phân chia thành
những tế bào mới tuỳ theo yêu cầu của cơ thể. Khi tế bào già đi, chúng sẽ chết, và
những tế bào mới sẽ thay thế chỗ.
Đôi khi quy trình này bị rối loạn. Những tế bào mới hình thành khi cơ thể
không cần đến chúng, và những tế bào già nua lại không chết đi. Những tế bào dư
thừa này tạo ra một khối mô gọi là bướu hoặc u.
3. U não lành tính và u não ác tính là gì?
Các u não có thể lành tính hoặc ác tính:
a. U não lành tính không chứa tế bào ung thư
- Thường các u lành có thể cắt bỏ đi và ít tái phát trở lại.
- Ranh giới của u lành thường rõ ràng. Tế bào của u lành không xâm lấn mô
xung quanh hoặc di căn đi các nơi khác của cơ thể. Tuy vậy, u lành có thể chèn ép
những vùng nhạy cảm của não và gây ra những vấn đề về sức khoẻ nghiêm trọng.
- Không giống u lành ở những vị trí khác trên cơ thể, u lành ở não đôi khi
có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.
- U lành ở não có thể trở thành ác tính, tuy rất hiếm gặp.
b. U ác tính ở não chứa tế bào ung thư
- U ác tính ở não thường nặng và đe doạ đến tính mạng.
- Chúng phát triển rất nhanh và xâm chiếm mô lành chung quanh.
- Rất hiếm khi tế bào ác tính trong khối ung thư não tách ra và di chuyển
đến các nơi khác của não, đến tuỷ sống, hoặc những phần khác của cơ thể (di căn).

- Đôi khi u ác tính không lan rộng đến các mô bình thường. U có thể bị bao
bọc bởi một lớp mô, hoặc xương sọ. Đây là dạng u bị bao bọc (encapsulated).


U não có thể lành tính hoặc ác tính

4. Các giai đoạn của khối u
U não thường được phân theo giai đoạn: từ giai đoạn sớm (giai đoạn I) đến
giai đoạn muộn (giai đoạn IV). Giai đoạn của u dựa trên hình ảnh của tế bào quan
sát thấy trên kính hiển vi. Tế bào u ở giai đoạn muộn bất thường hơn và tăng
trưởng nhanh hơn tế bào u ở giai đoạn sớm.

×