Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

Tài liệu Sử dụng nước súc miệng đúng cách ppt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (184.48 KB, 5 trang )

Sử dụng nước súc miệng
đúng cách

Ngoài sử dụng kem đánh răng, chỉ nha khoa để chăm sóc răng miệng
thơm tho mỗi ngày, bạn nên hỗ trợ thêm bằng nước súc miệng.

1. Nên chọn nước súc miệng theo tình trạng răng miệng

Trên thị trường có nhiều loại nước súc miệng khác nhau. Mỗi loại nước súc
miệng có một loại công dụng chủ yếu. Vì thế, bạn nên chú ý chọn một loại nước
súc miệng phù hợp với tình trạng răng miệng của bạn nhất.
Nếu bạn có hơi thở “rau mùi”, hãy lựa chọn loại nước súc miệng có hiệu
quả trong việc che giấu hơi thở "khó ưa" bằng cách loại bỏ một số vi khuẩn trên
những mảng bám ở răng và nướu. Nếu bạn bị sâu răng hãy lựa chọn những loại
nước súc miệng chứa fluoride sẽ làm chắc răng và ngăn ngừa sâu răng. Nếu muốn
sở hữu hàm răng trắng bóng, bạn hãy chọn một số loại nước súc miệng có chứa
chất làm trắng, sáng răng.

2. Nên sử dụng nước súc miệng dành riêng cho người lớn và trẻ em

Một số nước súc miệng chỉ có tính chất thẩm mỹ làm trắng răng, loại bỏ hơi
thở hôi mà không có tác dụng chữa bệnh về răng miệng. Trong khi đó một số nước
súc miệng khác lại được bào chế với những thành phần có thể giúp ngăn ngừa
những bệnh về răng miệng.
Khi sử dụng nước súc miệng, bạn nên chú ý tới hàm lượng fluor trong nước
súc miệng phải phù hợp, nhất là với trẻ em. Với trẻ dưới 3 tuổi, bạn không nên
chọn nước súc miệng có fluor, trừ trường hợp em bé đang bị sâu răng nghiêm
trọng.
Tốt nhất là chọn loại nước súc miệng dành riêng cho bé không chứa cồn,
nước súc miệng có hương thơm ngọt ngào hoa quả đặc trưng, giúp bé yêu thích
hơn việc chăm sóc răng miệng.



3. Chỉ nên súc miệng trong trường hợp khẩn cấp

Cũng như kem đánh răng, khi sử dụng nước súc miệng, bạn không nên lạm
dụng nhiều lần trong ngày (không quá 2-3 lần/ ngày). Nói chung bạn nên sử dụng
nước súc miệng hạn chế, chỉ dùng trong những trường hợp khẩn cấp.
Nguyên nhân, nước súc miệng chứa lượng cồn cao làm mất nước nên nếu
sử dụng quá nhiều lần sẽ gây khô miệng. Tình trạng này kéo dài quá lâu có thể dẫn
đến bệnh hôi miệng, tăng thêm tình trạng sâu răng Ngoài ra, sử dụng thường
xuyên và lâu dài, nước súc miệng có thể gây cảm giác nóng rát trong nướu, lưỡi

4. Nên chú ý những tác dụng phụ của nước súc miệng

Ngay cả với những loại nước súc miệng được cho là an toàn nhất thì nó có
thể vẫn có những tác dụng phụ khi sử dụng. Ví như nó có thể khiến răng bị ố vàng,
mảnh trám răng bị hư, rối loạn vị giác, bệnh nha chu, kích ứng miệng, lưỡi
Do đó, bạn nên lựa chọn những loại nước súc miệng có nồng độ cồn thấp
và không chứa chất tạo màu để an toàn hơn, hạn chế sự ố vàng cho răng.

5. Nên phân biệt loại nước súc miệng dùng sẵn và loại phải pha chế

Trên thị trường tồn tại 02 loại nước súc miệng: loại dùng sẵn và loại phải
pha chế.
Nếu là nước súc miệng được chế sẵn, bạn chỉ việc dùng ngay mà không cần
pha loãng chúng trước khi dùng, cố tình pha loãng thì độ đậm đặc và nồng độ hoạt
chất sẽ không đủ sức diệt khuẩn. Nếu là loại nước phải pha chế thì dù có lười
biếng, bạn cũng nhất quyết không được dùng ngay bởi nếu không có thể dẫn tới
những vấn đề về răng miệng.


×