Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (57.45 KB, 2 trang )
Các giải pháp đẩy mạnh thu hút đầu tưu nớc ngoài
01/25/2001 - Việt Nam đổi mới
Hà Nội (Ttxvn 24/1/2001)
Để nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, đáp ứng nhu cầu
của chiến lược phát triển kinh tế xã hội Việt Nam trong giai đoạn 2001-2005 và thời gian
tiếp theo, nhà nước tiếp tục nghiên cứu và xây dựng những giải pháp đồng bộ, trong đó
tập trung vào một số nhóm giải pháp chính.
Trước hết là việc khẩn trương nghiên cứu và hoàn thiện hệ thống pháp luật về đầu tư
nước ngoài nói riêng và pháp luật kinh tế nói chung, để tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt
động kinh doanh của các doanh nghiệp. Dự kiến trong quí 1 năm nay, các cơ quan quản
lý nhà nước sẽ gấp rút hoàn thành việc ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành nghị
định 24 của Chính phủ ban hành ngày 31//7/2000 quy định chi tiết thi hành luật Đầu tư
nước ngoài. Bên cạnh đó, để tạo thêm kênh thu hút vốn đầu tư và linh hoạt các hình thức
đầu tư, các cơ quan quản lý cũng đang nghiên cứu và dự kiến vào quí 2 sẽ trình Nhà nước
phương án thí điểm thực hiện cổ phần hoá doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, nhằm
tạo cơ hội cho các doanh nghiệp này tham gia thị trường chứng khoán và thị trường vốn.
Về lâu dài, nghiên cứu xây dựng bộ Luật đầu tư áp dụng chung cho cho cả doanh nghiệp
trong nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Trong năm 2001, nhà nước sẽ tiếp tục lộ trình điều chỉnh giảm giá, phí hàng hoá, dịch vụ;
trước hết là xoá bỏ chính sách hai giá đối với giá điện, cước viễn thông, cước vận tải
tạo mặt bằng giá thống nhất cho cả doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và doanh
nghiệp trong nước; có những qui định rõ ràng hơn trong việc đền bù giải phóng mặt bằng.
Việc nghiên cứu, bổ sung các chính sách ưu đãi đối với các dự án đầu tư vào lĩnh vực
công nghệ kỹ thuật cao, chế biến nông sản, thuỷ sản, đầu tư vào các địa bàn có điều kiện
tự nhiên kinh tế xã hội khó khăn sẽ tăng tính hấp dẫn đối với các dự án mới. Bên cạnh đó,
xây dựng hệ thống chính sách thuế hợp lý nhằm khuyến khích sản xúat phụ tùng, linh
kiện, tăng tỷ lệ nội địa hoá các sản phẩm cơ khí, điện tử là nội dung đang được nghiên
cứu và sớm ban hành trong năm 2001. Ngoài các chính sách trực tiếp liên quan đến đầu
tư nước ngoài, các qui định trong hệ thống chính sách kinh tế nói chung như hệ thống tín
dụng, bảo lãnh đầu tư, chuyển đổi ngoại tê, chính sạch đền bù chi phí xây dựng hạ tầng
ngoài hàng rào khu công nghiệp cũng được nghiên cứu nhằm cải tiến để tháo gỡ khó