Tải bản đầy đủ (.docx) (34 trang)

tiểu luận học phần kinh doanh chứng khoán (KDCK063 998) đề tài Phân tích ngành thủy sản Việt Nam và phân tích Công ty Cổ phần Vĩnh Hoàn (VHC)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 34 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI
KHOA TÀI CHÍNH – NGÂN HÀNG

BÁO CÁO THẢO LUẬN
HỌC PHẦN: KINH DOANH CHỨNG KHỐN

Đề tài:
Phân tích ngành thủy sản Việt Nam và phân tích Cơng ty Cổ phần Vĩnh Hoàn
(VHC)

Giáo viên hướng dẫn : Lê Đức Tố
Lớp học phần

: 2120BKSC2211

Sinh viên thực hiện

: Nhóm 3

Hà Nội, tháng 04 năm 2021


STT
31
32
33
34
35
36
37
38


39
40

Mã sinh viên
20D105018
20D105079
20D105020
19D130022
20D105081
20D105022
20D105082
19D130232
19D105022
20D105024

Họ và tên
Nguyễn Thị Thu Huyền
Hoàng Lan
Nguyễn Thị Ngọc Lan
Phạm Nhật Lệ
Bùi Phương Linh
Đỗ Thị Thùy Linh
Lại Thị Phương Linh
Ngô Thị Phương Linh
Thạch Thị Khánh Linh
Trần Gia Linh

LHC
K56Q1
K56Q2

K56Q1
K55E1
K56Q2
K56Q1
K56Q2
K55E4
K55Q1
K56Q1

Chức vụ
Nhóm trưởng
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên
Thành viên

MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
BẢNG ĐÁNH GIÁ
NHÓM

I.
Ngành thủy sản
1. Tổng quan ngành thủy sản
Sở hữu đường bờ biển dài 3,260 km và khu đặc quyền kinh tế với diện tích

1 triệu km2, Việt Nam là một đất nước đầy tềm năng để phát triển ngành nuôi
trồng và đánh bắt thủy hải sản. Nước ta sở hữu nhiều chủng loại thủy sản đa
dạng được phân bố dựa trên sự khác biệt về đặc điểm địa lý và về khí hậu:


-

Khu vực miền Bắc với thế mạnh về các loại cá nước ngọt, chăn nuôi cá lúa và nuôi cá lồng trên biển.
Khu vực miền Trung tập trung vào nuôi thâm canh tôm sú và nuôi cá lồng
trên biển và tơm hùm.
Khu vực miền Nam sở hữu nhiều loại hình chăn nuôi đa dạng như nuôi
ao, hàng rào, nuôi lồng cho cá da trơn và nhiều chủng loại khác như cá
lóc, cá rơ đồng, tơm càng xanh được ni thâm canh tích hợp với các
chủng loại khác như mơ hình chăn nuôi kết hợp cá – lúa, tôm lúa và mơ
hình ni trồng thủy sản kết hợp với rừng ngập mặn.

Các loại thủy sản thế mạnh tại Việt Nam gồm: cá da trơn, tôm, cá rô phi
cùng với một số chủng loại đang trên đà tăng trưởng như các loài nhuyễn thể có
vỏ và cá biển như cá bớp, cá tuyết và cá mú. Nuôi trồng thủy sản phát triển mạnh
nhất tại các tỉnh Đồng Bằng Sông Mekong, chiếm đến 75% - 80% sản lượng cá
da trơn và tơm tồn quốc.
Phát triển thủy sản thành ngành kinh tế quan trọng của quốc gia, sản xuất
hàng hóa lớn gắn với cơng nghiệp hóa - hiện đại hóa, phát triển bền vững và chủ
động thích ứng với biến đổi khí hậu; cơ cấu và hình thức tổ chức sản xuất hợp lý,
năng suất, chất lượng, hiệu quả cao; thương hiệu uy tín, khả năng cạnh tranh và
hội nhập quốc tế; đời sống vật chất tnh thần của người dân không ngừng
nâng cao, bảo đảm an sinh xã hội; góp phần bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ
vững độc lập, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
2. Diễn biến ngành thủy sản
2.1. Nhu cầu tiêu thụ và tình hình sản xuất trong ngành

2.1.1. Nhu cầu têu thụ thủy sản
Theo báo cáo “Thực trạng khai thác và Nuôi trồng thủy sản thế giới năm
2020 – SOFIA 2020” của FAO (Tổ chức Nông lương Liên hợp quốc), têu thụ thủy
sản bình quân đầu người tăng từ 9kg trong năm 1961 lên 20,5kg trong năm 2018,
tăng trưởng khoảng 1,5%/năm. Đồng thời, từ năm 1861, têu thụ thủy sản hàng
năm trên tồn cầu tăng trung bình 3,1% vượt mức tăng dân số 1,6% và vượt mức
tăng têu thụ của tất cả các loại thực phẩm giàu protein khác (thịt bò, gia cầm,
sữa) với 2,1%/năm.
Theo dự báo của FAO đến năm 2030, têu thụ thủy sản thế giới sẽ tăng
18% (28 triệu tấn) so với năm 2018, đạt mức 21,5kg/ người. Mặc dù tốc độ tăng
trường hàng năm sẽ chậm hơn trong 10 năm tới ở mức 1,4% so với 2,6% trong
giai đoạn


2017-2018. Tốc độ tăng trường chậm hơn chủ yếu do tăng trưởng sản xuất
giảm, giá cao hơn và dân số giảm.
Nhờ những đặc tính như chất lượng nguyên liệu tốt, sản phẩm chế biến
phong phú, hàng thủy sản nước ta có khả năng cạnh tranh trên thị trường thế
giới. Với kỳ vọng mức độ ảnh hưởng của dịch Covid – 19 sẽ giảm dần và sự hỗ
trợ của các Hiệp định thương mại tự do, giới phân tích cho rằng, các kênh têu
thụ chính của các sản phẩm thủy sản sẽ dần hoạt động trở lại, hỗ trợ đà tăng
trưởng cho lĩnh vực này trong năm 2021.
Thị trường nội địa chưa phải là trọng tâm của ngành thủy sản do người Việt
thói quen ưa chuộng, sử dụng thủy sản tươi sống hơn là các sản phẩm đơng lạnh,
đóng hộp, dầu cá, …nhu cầu các sản phảm chất lượng cao tương đối thấp. Thị
trường hải sản tươi ở Việt Nam rất phong phú về chủng loại và tện lợi cho người
mua khi ở bất cứ khu chợ nào cũng có.
Thủy sản Việt Nam hiện nay được têu thụ ở hơn 160 thị trường. Thị
trường têu thụ ngày càng được mở rộng và ngày càng có chỗ đứng quan trọng ở
những thị trường lớn. Mỹ, Nhật Bản, EU là 3 thị trường lớn nhất, chiếm 50-60%

giá trị xuất khẩu của Việt Nam.
Cả năm 2020, xuất khẩu của ngành thủy sản đạt kim ngạch 8,6 tỷ USD,
trong đó riêng mặt hàng tơm xuất khẩu đạt 3,78 tỷ USD, tốc độ tăng trưởng hơn
12,4%. Như vậy, mặc dù có những thời điểm trồi sụt thất thường trong năm vì
dịch bệnh, thị trường xuất khẩu tôm đã trở thành điểm sáng của ngành xuất
khẩu thủy sản năm 2020. Việt Nam là quốc gia có thị phần xuất khẩu cá tra gần
như tuyệt đối trên thế giới, chiếm 95%, năm 2019 (theo thống kê của Tổ chức
Thương mại thế giới
–ITC).
2.1.2. Tình hình sản xuất thủy sản
Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, là một biển lớn của Thái Bình
Dương, có diện tích khoảng 3,448,000 km², có bờ biển dài 3,260 km. Vùng nội thuỷ
và lãnh hải rộng 226,000 km², vùng biển đặc quyền kinh tế rộng hơn 1 triệu km²
với hơn 4,000 hòn đảo, tạo nên 12 vịnh, đầm phá với tổng diện tích 1,160 km²
được che chắn tốt dễ trú đậu tàu thuyền. Biển Việt Nam có tính đa dạng sinh học
khá cao, cũng là nơi phát sinh và phát tán của nhiều nhóm sinh vật biển vùng nhiệt
đới Ấn Độ - Thái Bình Dương với chừng 11,000 lồi sinh vật đã được phát hiện.
Bên cạnh đó, Việt Nam có hệ thống sơng ngịi dày đặc và có đường biển dài rất
thuận lợi phát triển hoạt động khai thác và nuôi trồng thủy sản.


Từ 1995 – 2020: Sản lượng thủy sản VN tăng mạnh, tăng gấp hơn 6 lần, từ
1,3 triệu tấn năm 1995 lên 8,4 triệu tấn năm 2020, tăng trưởng trung bình hàng
năm 8%. Trong đó, sản lượng NTTS chiếm 54%, khai thác chiếm 46%.

Sản lượng nuôi trồng thủy sản của Việt Nam tăng gấp 11 lần, tăng trưởng
trung bình hàng năm 10% từ 415 nghìn tấn lên gần 4,6 triệu tấn. Nuôi trồng thủy
sản phục vụ cho xuất khẩu tập trung chủ yếu ở Đồng bằng sông Cửu Long (chiếm
95% tổng sản lượng cá tra và 80% sản lượng tôm).


Sản lượng khai thác thủy sản của Việt Nam tăng gấp hơn 4 lần, tăng trường
trung bình năm 6% từ 929 nghìn tấn lên 3,85 triệu tấn.


2.2. Điểm chính trong ngành năm 2020
2.2.1. Sự thay đổi cơ cấu ngành sau Covid - 19
Đại dịch Covid – 19 khiến chuỗi cung ứng toàn cầu bị gián đoạn trong cả
năm. Nhu cầu trên thế giới giảm đáng kể đối với các sản phẩm thủy sản, khiến
giá rơi xuống các mức thấp mới. Giá tôm nguyên liệu trong nước chạm mức đáy
82.500 đồng/kg trong tháng 10 (-12% so với cùng kỳ và -14% so với đầu năm)
trong khi giá cá nguyên liệu trong nước giảm xuống còn 17.750 đồng/kg (-14% so
với cùng kỳ và
-10% so với đầu năm). Đáng lưu ý là sự sụt giảm này xảy ra ngay cả trên mức nền
thấp của năm trước.
Bất chấp nhu cầu giảm, các cơng ty xuất khẩu tơm vẫn tìm thấy cơ hội từ
sự suy yếu nguồn cung toàn cầu và đẩy mạnh xuất khẩu về sản lượng. Theo
Rabobank, sản lượng tơm của Ấn Độ ước tính giảm từ 10% -15% so với cùng
kỳ trong năm 2020, tạo cơ hội cho các quốc gia khác tận dụng gia tăng xuất khẩu.
Mặt khác, nhu cầu cá tra xuất khẩu sụt giảm mạnh do các đợt giãn cách xã hội
trong khu vực được thực hiện ở tất cả các thị trường xuất khẩu cá tra chính. Điều
này khơng chỉ ảnh hưởng đến giá trị xuất khẩu sang Trung Quốc, thị trường nhập
khẩu cá tra hàng đầu mà còn ảnh hưởng ở cả thị trường Mỹ và EU (thị trường
lớn thứ 2 và thứ 3 của Việt Nam).
2.2.2. Kết quả lợi nhuận năm 2020 của ngành
Tổng giá trị xuất khẩu của các công ty thủy sản Việt Nam trong 11T2020 đạt
7,7 tỷ USD (-2% so với cùng kỳ). Theo loại sản phẩm, giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,4
tỷ USD (+11% so với cùng kỳ) và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,4 tỷ USD (- 25% so


với cùng kỳ). Mặc dù giá trị xuất khẩu tôm tăng trưởng mạnh, nhưng giá bán bình

quân


thấp khiến tỷ suất lợi nhuận gộp của các công ty xuất khẩu tôm giảm. Các công ty
xuất khẩu cá tra cũng ghi nhận tỷ suất lợi nhuận gộp giảm đến Q3. Tuy nhiên, do
giá tôm và cá tra bắt đầu tăng từ đầu quý 4, kỳ vọng tỷ suất lợi nhuận gộp cao
hơn ở tất cả các công ty xuất khẩu, bắt đầu từ Q4/2020.
VASEP ước tính giá trị xuất khẩu thủy sản đến cuối năm đi ngang so với
cùng kỳ năm trước (đạt 8,6 tỷ USD), trong đó giá trị xuất khẩu tôm đạt 3,8 tỷ
USD (+12,4% so với cùng kỳ) và giá trị xuất khẩu cá tra đạt 1,5 tỷ USD (-24% so với
cùng kỳ).

2.2.3. Các sự kiện đáng chú ý khác
Hiệp định EVFTA có hiệu lực từ tháng 8, trong đó thuế nhập khẩu của EU
được giảm ngay lập tức đối với tôm nguyên liệu (từ 4,2% xuống 0,0%) và cá tra (từ
5,5% xuống 4,1%). Đối với cá tra, mức giảm thuế không đáng kể không đủ bù đắp
cho sự sụt giảm của nhu cầu từ EU, và xuất khẩu cá tra sang EU phục hồi rất chậm
tới cuối năm. Ngược lại, hiệp định tác động tích cực tới xuất khẩu tơm kể từ
tháng 8, khiến giá trị xuất khẩu hàng tháng liên tục tăng trưởng so với cùng kỳ tính
đến tháng 10.
Việc Trung Quốc thắt chặt kiểm soát hải sản nhập khẩu bắt đầu từ đầu
tháng 11, gây ra sự ách tắc tại các cảng biển của Trung Quốc. Theo VASEP, thời gian
thông quan theo chính sách mới sẽ mất thêm 20-30 ngày, gây áp lực cho các công ty
xuất khẩu do việc giao hàng bị chậm và chi phí cho container lạnh tăng.
Việt Nam bị gắn nhãn là nước thao túng tền tệ trong báo cáo gần đây của
Bộ Tài chính Hoa Kỳ “Chính sách kinh tế vĩ mô và ngoại hối của các đối tác thương
mại lớn của Hoa Kỳ”. Kể từ đó, dấy lên mối quan ngại Mỹ có thế áp thuế đối với
hàng hóa nhập khẩu từ Việt Nam (như đã thực hiện với hàng hóa của Trung Quốc
vào tháng 3/2018) và thủy sản có thể là một trong những sản phẩm bị đánh
thuế đầu



tên. Mặc dù vậy các công ty xuất khẩu cho rằng khả năng bị áp thuế là khá thấp
và chính phủ Việt Nam cũng đang cố gắng giải quyết vấn đề này với chính phủ
Hoa Kỳ.
2.3. Kết luận
Diễn biến ngành: KHẢ QUAN

Các công ty ngành thủy sản trong phạm vi nghiên cứu của chúng tôi tăng
18% so với đầu năm và 86% từ mức đáy vào tháng 3, tăng cao hơn so với chỉ số
VNIndex lần lượt tăng 15% và 67%. Các cổ phiếu nổi bật: Các công ty xuất khẩu
tôm (MPC:
+55% so với đầu năm, CMX: +70% so với đầu năm và FMC: +41% so với đầu năm)
tăng trưởng ấn tượng, trong khi các công ty xuất khẩu cá tra (VHC: +9% so với đầu
năm, IDI: +43% so với đầu năm, ANV: +21% so với đầu năm, ABT: -9% so với đầu
năm và HVG: -56% so với đầu năm) có một năm khó khăn hơn và ghi nhận kết quả
kinh doanh trái ngược. Trong khi các công ty xuất khẩu tôm tận dụng được cơ hội
do nguồn cung từ Ấn Độ suy yếu, các công ty xuất khẩu cá tra vẫn đang gặp khó
khăn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực phục hồi không ổn định, đặc biệt là thị
trường Trung Quốc.
3. Ảnh hưởng của EVFTA
Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên Minh Châu Âu (EVFTA)
đã được nghị viện Châu Âu thơng qua chính thức vào tháng 2/2020 và quốc hội
Việt Nam thông qua vào tháng 6/2020, có hiệu lực chính thức từ ngày 1/8/2020.
Hiệp định này được coi là cú hích quan trọng cho tăng trưởng kinh tế của Việt
Nam trong 5-10 năm tới, ngồi ra nó cịn có ý nghĩa góp phần đa dạng hóa thị
trường xuất, nhập khẩu của Việt Nam. Theo nghiên cứu của Bộ Kế hoạch và đầu
tư, hiệp định EVFTA sẽ góp phần làm GDP của Việt Nam tăng thêm khoảng 2,18%
đến 3,25% vào



năm 2025 (giai đoạn 5 năm đầu thực hiện), 4,57%-5,3% vào năm 2030 (5 năm tếp
theo) và 7,07%-7,72% vào năm 2035 so với kịch bản cơ sở (năm 2020).
Tôm nguyên liệu, cá tra được hưởng lợi ngay lập tức từ EVFTA.
3.1. Tình hình xuất khẩu thủy sản sang EU
- Kim ngạch xuất khẩu thủy sản năm 2019 đạt 8,6 tỷ USD, chiếm 3,3% tổng kim
ngạch xuất khẩu của Việt Nam. Trong đó, tổng kim ngạch xuất khẩu tơm đạt 3,4
tỷ USD, kim ngạch xuất khẩu cá tra đạt 2,0 tỷ USD.
- Tôm: Năm 2019, EU tếp tục là thị trường nhập khẩu tôm lớn nhất của Việt Nam,
với kim ngạch 690 triệu USD, chiếm 21% tổng xuất khẩu tôm của Việt Nam. Xuất
khẩu tôm của Việt Nam sang EU những năm gần đây sụt giảm chủ yếu do giá tôm
suy giảm, cùng với sự gia tăng thị phần của các nước xuất khẩu cạnh tranh như
Ecuador, Argentna đối với tôm nguyên liệu và Morocco đối với tôm chế biến tại thị
trường EU. Tôm nhập khẩu từ Ecuador và Morocco đều được EU miễn thuế.
- Cá tra: Kim ngạch xuất khẩu cá tra sang EU từng đạt 550 triệu USD năm 2015, song
sụt giảm mạnh từ năm 2016 và chỉ duy trì ở mức 200 triệu USD mỗi năm. Nguyên
nhân do cuối năm 2015, đầu năm 2016 truyền hình Tây Ban Nha thực hiện một
phóng sự về việc ni cá tra bằng lồng, bè ở Việt Nam không đảm bảo vệ sinh, sử
dụng thức ăn thủy sản không đảm bảo chất lượng và gây ảnh hưởng đến môi
trường sông Mekong. Năm 2019, thị trường EU chỉ chiếm 12% xuất khẩu cá tra của
Việt Nam (so với 35% năm 2015).


Các điểm lưu ý
Yêu cầu xuất xứ đối với mặt hàng thủy sản là xuất xứ thuần túy, cụ thể là
yêu cầu thủy sản phải được nuôi trồng (hoặc đánh bắt) và chế biến trong nước.
Đối với ngành hàng cá tra, các doanh nghiệp chế biến cá tra đều đạt têu chuẩn
này. Đối với ngành hàng tôm, một số doanh nghiệp có nhập khẩu tơm từ Ấn Độ
để chế biến (như Minh Phú), song sản lượng nhập khẩu không đáng kể (tôm
nhập khẩu chỉ chiếm khoảng 16% tôm nguyên liệu sử dụng tại Việt Nam), do đó

khơng ảnh hưởng đến khả năng hưởng lợi về ưu đãi thuế của doanh nghiệp.
Tuy vậy, để tăng trưởng xuất khẩu được bền vững, các doanh nghiệp nên
có chứng nhận ASC, tuy đây khơng phải là yêu cầu bắt buộc nhưng là chứng nhận
sinh thái đang ngày càng phổ biến đối với các mặt hàng thủy sản nuôi trồng nhập
khẩu vào EU. Chứng nhận này gồm có các têu chuẩn về tác động mơi trường, bảo
tồn tài nguyên nước và quần thể hoang dã, bảo đảm quyền lợi của người lao
động, v.v… được cấp bởi Hội đồng quản lý Nuôi trồng thủy sản.
3.2. Các doanh nghiệp hoạt động chính trong ngành
- Sau khi EVFTA có hiệu lực từ 1/8/2020, xuất khẩu tơm sang EU28 tăng 15,9% YoY
trong tháng 8 và tăng 41,1% YoY trong tháng 9 (tháng 7: +2,0% YoY, tháng 6:
-7,9% YoY). Mức tăng này một phần đến từ sự suy giảm nguồn cung của Ấn Độ và
Ecuador – 2 quốc gia xuất khẩu tôm lớn nhất thế giới.
- Xuất khẩu cá tra vẫn tếp tục suy giảm YoY và chưa có tín hiệu hồi phục rõ ràng, với
kim ngạch xuất khẩu sang EU28 tếp tục suy giảm -3,7% YoY trong tháng 8 và
-11.7% YoY trong tháng 9 (tháng 7: -1,9% YoY, tháng 6: -32,4% YoY).
STT


Doanh % xuất Đánh giá mức độ hưởng lợi
cổ
thu
khẩu
phiếu 2019
sang
(tỷ
EU/tổng
VND) Doanh
thu



1

CMX

951

59%

2

ABT

361

46%

3

FMC

3.710

29%

- Doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào
EU/tổng Doanh thu lớn nhất trong các doanh
nghiệp thuộc nghiên cứu của chúng tơi, do đó
có tềm năng hưởng lợi lớn từ EVFTA.
- Tuy nhiên doanh nghiệp không công bố thông tn
chi tết về cơ cấu sản phẩm (tôm nguyên liệu

vs. tôm chế biến).
- Riêng trong tháng 8 và tháng 9, Camimex xuất
khẩu được tương ứng 6,4 triệu USD (+109%
YoY) và 6,1 triệu USD (+88% YoY). Tính đến hết
tháng 9, xuất khẩu của Camimex tăng 33% YoY.
- Doanh nghiệp có tỷ trọng xuất khẩu vào EU lớn,
có tềm năng hưởng lợi từ EVFTA.
- Tuy nhiên trong năm 2020, ngành cá tra nói chung
vẫn đang gặp khó khăn do nhu cầu têu thụ tại
các thị trường lớn như US, EU, Trung Quốc suy
giảm mạnh và hồi phục yếu do dịch bệnh
Covid-19, do đó tác động của EVFTA là chưa
nhìn thấy ngay lập tức.
- Doanh nghiệp tự chủ 100% về vùng ni và có
chứng nhận ASC đối với vùng nuôi. Chiến lược
của ABT là tập trung đẩy mạnh sản phẩm giá
trị
gia tăng, đặc biệt là vào thị trường Nhật Bản.
-FMC có cơ cấu sản phẩm với mặt hàng tôm chế
biến chiếm tới 77%. Trong ngắn hạn doanh
nghiệp chỉ được hưởng lợi về thuế suất với
mặt hàng tôm nguyên liệu, trong khi tôm chế
biến phải sau 5 năm mới được hưởng mức
thuế giảm.
-Doanh nghiệp có kế hoạch phát hành tăng vốn
nhằm tăng công suất trong thời gian tới.
-Riêng trong tháng 8, FMC xuất khẩu 22,5 triệu
USD, tăng 33% YoY. Tính đến hết tháng 8, xuất
khẩu của FMC tăng 11% YoY.



4

VHC

7.867

14%

- Mặt hàng cá tra sẽ được giảm thuế dần trong
3 năm, do đó VHC sẽ được hưởng lợi ngay lập
tức sau khi EVFTA có hiệu lực.
- Tuy vậy, xuất khẩu sang EU của VHC chỉ chiếm
tỷ trọng khá nhỏ (14%), trong khi các vấn đề
tại thị trường EU như nhu cầu suy giảm do dịch
bệnh và hình ảnh cá tra bị tuyên truyền là ô
nhiễm môi trường vẫn là những lực cản cho khả
năng tăng trưởng xuất khẩu của VHC sang thị
trường này.
- Xuất khẩu tháng 9 của VHC đạt 18,2 triệu USD,
giảm 9,7% YoY. Xuất khẩu 9 tháng giảm 18% YoY.
- Cho năm 2020, SSI dự báo doanh thu và lợi
nhuận của VHC sẽ đạt 7.096 tỷ đồng (-10,1%
YoY) và 868 tỷ đồng (-26,4% YoY). Cho năm
2021, chúng tôi dự báo doanh thu và lợi nhuận
sẽ đạt 8.771 tỷ đồng (+23,5% YoY) và 1.067 tỷ
đồng (+23% YoY) nhờ sự hồi phục từ cá tra fillet
và sự tăng trưởng từ mặt hàng collagen-gelatn.
- SSI dự báo giá mục têu cho cổ phiếu VHC là
48.300 VND/cổ phiếu, khuyến nghị Khả quan,

dựa trên định giá từng phần với P/E mục têu
7,5x với ngành hàng truyền thống (cá tra fillet,
phụ phẩm) và P/E mục têu 10x với ngành hàng
collagen-gelatn và EPS 2021.

4. Triển vọng tăng trưởng ngành thủy sản năm 2021
Theo báo cáo của Tổng cục Thống kê, trong 2 tháng đầu năm 2021, sản
lượng thủy sản cả nước đạt 1.141,4 ngàn tấn, tăng 1,5% so với cùng kỳ năm
trước, gồm sản lượng nuôi trồng đạt 200,5 ngàn tấn, tăng 2,5% sản lượng khai
thác đạt 540,9 ngàn tấn, tăng 0,5% (sản lượng thủy sản khai thác biển đạt 512,7
ngàn tấn, tăng 0,5%).
VASEP dự báo xuất khẩu thủy sản có thể tăng trưởng 10% so với cùng kỳ và
đạt 9,4 tỷ USD trong năm 2021 (cao hơn tốc độ tăng trưởng bình quân (CAGR) giai
đoạn 2016-2019 là 6,8%), trong đó xuất khẩu tơm vẫn là động lực tăng
trưởng


(+15% so với cùng kỳ đạt 4,4 tỷ USD), tếp theo là cá tra (+5% so với cùng kỳ đạt
1,6 tỷ USD) và các sản phẩm thủy sản khác (+6% so với cùng kỳ đạt 3,4 tỷ USD).
Có 853 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu thủy sản. trong đó, có 6 doanh
nghiệp có trị giá đặt trên 10 triệu USD, đứng đầu là Cơng ty Cổ phần Thủy sản Sóc
Trăng, Cơng ty Cp Vĩnh hồn, Cơng ty Cp Thủy Sản Minh Phú – Hậu Giang, cơng ty
Cp Tập đồn Thủy Sản Minh Phú…
Có 137 doanh nghiệp có trị giá xuất khẩu trong tháng 1/2021 đạt từ 1 đến
9,9 triệu USSD. Còn lại la các doanh nghiệp xuất khẩu đạt trị giá dưới 1 triệu
USD, chiếm 25,5 % tổng giá trị giá xuất khẩu thủy sản cả nước.
2 tháng đầu năm 2021, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam ước đtạ 259,1
ngàn tấn với trị giá 1,011 tỷ USD, tăng 5,5% về lượng và giảm 0,7% về trị giá so
với cùng kỳ năm 202, chiếm 2% tổng giá trị xuất khẩu hàng hóa của cả nước. như
vậy xuất khẩu thủy sản của Việt Nam những táng đầu năm 2021 chwua có nhiều

biến đổi lớn do với năm 202. Dự báo, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam sẽ tăng
tốc manhk từ tháng 3/2021 do các doanh nghiệp đã có sự quyết tâm và chauanr bị
kỹ lưỡng từ nguồn cung tới sản xuất đẩy mạnh xuất khẩu thủy sản trong năm
2021.
Sau khi tăng 23,4% trong tháng 1/2021 đặt 606 triệu USD, với những tín hiệu
tích cực từ mặt hàng các tra, các loại cá biển (trừ cá ngừ), tôm chân trắng… và
xuất khẩu sang một số thị trường chủ lực tăng mạnh như Mỹ, Nhật Bản,
Australia, Mexico, Đài Loan, Brazil, xuất khẩu thủy sản của cả nước trong tháng 2
giảm khoảng 19% so với cùng kỳ năm 2020 ước đạt trên 405 triệu USD. Mức tăng
trưởng âm này là do tháng 2 năm nay trùng với kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, thời gian
sản xuất, khai thác, chế biến ít hơn so với tháng 2/2020. Như vậy, lũy kế đến hết
tháng 2/2021, xuất khẩu thủy sản đạt trên 1 tỷ USD, tăng 2,2%.
Trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu các sản phẩm thủy sản của Việt Nam
tếp tục bị chi phối bởi xu hướng têu thụ của thị trường trong bối cảnh dịch Covid
vẫn nghiêm trọng. theo đó, nhu cầu vẫn nghiêng về các sản phẩm thủy sản có giá
vừa phải, dễ chế biến, có thời hạn bảo quản lâu, phù hợp với chế biến và têu thụ
tại nhà như: tôm chân tráng cỡ nhỏ đông lạnh, tôm chân trắng chế biến, chả cá,
surimi, cá biển phile, cắt khúc, cá cơm khô, mực khơ… Trong khi đó, xuất khẩu các
sản phẩm tơm ngun con đông lạnh, nhất là tôm sú giảm do yếu tố giá cao và do
sự kiểm soát chặt hàng thực phẩm đơng lạnh nhập khẩu của thị trưởng Trung
Quốc. ngồi ra, kỳ nghỉ tết cũng khiến nguồn nguyên liệu sụt giảm nhất là các
mặt hàng hải sản như cá ngừ, mực, bạch tuộc, tôm biển, … khiến giá trị xuất
khẩu giảm. bên


cạnh đó, hoạt động xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm cũng bị hạn chế bởi cước
vận tải biển tăng cao.
Xuất khẩu tháng 2 ước đặt gần 160 triệu USD giảm 18% so với cùng kỳ năm
2020, tính đến hết tháng 2 xuất khẩu đạt trên 380 triệu USD giảm nhẹ 0,8% so với
cùng kỳ năm ngoái, chủ yếu do xuất khẩu tôm sú giảm gần 40% trong khi xuất

khẩu tôm chân trắng vẫn chiếm tỷ trọng ngày càng lớn, 80% tổng xuất khẩu tôm
với hoảng 304 triệu tăng khoảng 14% so với cùng kỳ năm ngối, tơm sú chỉ chiếm
10% đtạ khoảng 38 triệu USD giảm 48%.
II. Công ty cổ phần Vĩnh Hồn
1. Tổng quan về cơng ty cổ phần Vĩnh Hồn
Cơng Ty Cổ Phần Vĩnh Hồn là một trong những công ty chế biến và xuất
khẩu cá tra, basa hàng đầu của Việt Nam. Được thành lập vào ngày 27 tháng 12
năm 1997 tại thành phố Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, thuộc đồng bằng sông Cửu
Long. Từ một công ty nhỏ chuyên về chế biến và xuất khẩu cá tra và basa đông
lạnh, với chiến lược phát triển đúng đắn và tập trung nâng cao chất lượng sản
phẩm, Công ty đã đạt được những kết quả hết sức ấn tượng và tạo dựng được
thương hiệu uy tín.
Lĩnh vực kinh doanh:
● Nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, bảo quản thủy hải sản và các sản phẩm từ
thủy hải sản. Mua bán thủy hải sản.
● Mua bán máymóc thiết bị, hóa chất, nơng sản thực phẩm, súc sản,
ngun vật liệu phục vụ sản xuất, chế biến thủy hải sản; chế biến thức ăn
thủy sản.
● Sản xuất và mua bán thức ăn gia súc, gia cầm và thủy sản, thuốc thú y thủy
sản. Các dịch vụ thú y thủy sản (tư vấn sử dụng thuốc, thức ăn và kỹ thuật
nuôi trồng thủy sản).
● Kinh doanh dịch vụ du lịch sinh thái.
● Sản xuất bao bì giấy, in các loại.
● Xây dựng nhà các loại, kinh doanh bất động sản.
Năm 2019, Vĩnh Hoàn tếp tục là đơn vị dẫn dầu trong việc xuất khẩu cá tra
trên toàn cầu và là nhà sản xuất thủy hải sản lớn thứ hai của Việt Nam ( sau CTCP
Tập Đoàn thủy sản Minh Phú). Thương hiệu Vĩnh Hoàn được xây dựng dựa
trên chất lượng và dịch vụ với những lợi thế vượt trội, hệ thống sản xuất và
nuôi trồng



tích hợp. Thêm vào đó, Vĩnh Hồn có một đội ngũ điều hành dày dạn kinh nghiệm,
tận tâm trong công việc và có trách nhiệm cao. Cơng ty tếp tục duy trì và phát huy
những giá trị này trước những thách thức của thị trường, cùng như những rào cản
thương mại kỹ thuật.
Cổ phiếu của Vĩnh Hoàn hiện đang được niêm yết tại Sở GDCK TP.Hồ Chí
Minh (HOSE) với mã niên yết VHC:





Nhóm ngành: Chế biến cá tra
Vốn điều lệ: 1,833,769,560,000 đồng
KL CP đang niêm yết: 183,376,956 cp
KL CP đang lưu hành: 181,946,026 cp
Cơ cấu cổ đông và ban lãnh đạo

Ban lãnh đạo của Vĩnh Hồn là những người có trình độ chun mơn và
gắn bó lâu dài với Cơng ty từ những ngày đầu thành lập. Trừ bà Trương Thị Lệ
Khanh, các thành viên còn lại trong Ban Giám Đốc và Hội Đồng quản trị chỉ nắm
giữ một tỷ lệ cổ phần rất nhỏ tại Công ty.
Xét về cơ cấu cổ đông, bà Khanh là người sáng lập ra Vĩnh Hồn, hiện nắm
giữ vị trí Chủ tịch HĐQT. Điều này có khả năng dẫn đến rủi ro cổ đơng thiểu số ít
có quyền tham gia vào quyết định trong các vấn đề hoạt động của Công ty. Tuy
nhiên, so với mặt tích cực của việc thể hiện sự gắn bó lợi ích lâu dài của thành
viên sáng lập với Công ty, rủi ro này không đáng quan ngại.


2. Cơ hội và rủi ro của công ty

2.1. Cơ hội
- Ngành thủy sản có tềm năng phát triển cao
Thị trường còn nhiều tềm năng phát triển, đặc biệt là ở mảng bán lẻ và
sản phẩm giá trị gia tăng.
Ngành nuôi trồng thủy sản trên thế giới ngày càng phát triển và thay thế cho
các sản phẩm đánh bắt để cung cấp thực phẩm dinh dưỡng cho một lực lượng
dân số đang gia tăng, tạo cơ hội cho sản phẩm chính và cả những sản phẩm
phục vụ cho ni trồng.
-

Sự ủng hộ của chính phủ

Ngành thủy sản nói chung và đặc biệt là ngành cá tra đang có sự quan tâm và đầu
tư của nhà nước, hộ trợ cho những chương trình nghiên cứu và phát triển, xúc tến
thương mại, tếpthi và quan hệ cơng chúng giúp cải thiện hình ảnh cá tra trong
tương lai.
-

Sự uy tín của cơng ty

Nhận thức của người têu dùng về an toàn thưc phẩm ngày càng cao, nguồn
gốc sản phẩm là mối quan tâm hàng đầu, vì vậy uy tín của cơng ty làm cho người
dùng tn tưởng vào sản phẩm .
-

Lợi thế sản phẩm

Cá tra vẫn duy trì lợi thế cạnh tranh về giá so với các sản phẩm cá thịt trắng
khác, chưa có sản phẩm thay thế một cách trực tếp loại cá này.
-


Nguồn lực kinh doanh và sản xuất mạnh

VHC là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra và duy trì thị phần
quanh mức trung bình là 15% trong giai đoạn 2016-2020. Điều này đã mang đến
cho VHC nhiều thuận lợi.
Theo kết quả kinh doanh mới nhất mà VHC công bố, 11 tháng năm 2020 do
ảnh hưởng của dịch COVID-19, doanh thu của VHC đạt khoảng 6,547 tỷ đồng (7,4% ). Tuy nhiên, theo các chuyên gia đến từ Cơng ty Chứng khốn Phúc Hưng
(PHS), VHC có sức chống chịu khó khăn từ COVID-19 cao hơn các doanh
nghiệp trong ngành. Trong 9 tháng năm 2020, trong khi doanh thu tồn ngành trung
bình giảm 25% so với cùng kỳ, doanh thu của VHC chỉ giảm 11% so với cùng kỳ,
mức giảm ít nhất so với các doanh nghiệp khác.


-

VHC là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc định hướng phát
triển bền vững ngành cá tra.

Bên cạnh bảo vệ mơi trường, phát triển bền vững sẽ góp phần gia tăng giá
trị sản phẩm của công ty trong nhận thức người têu dùng. VHC đang thực hiện
phương pháp sản xuất theo mơ hình kinh tế tuần hồn, gắn liền phát triển sản
xuất với bảo vệ môi trường và hệ sinh thái, các chất thải trong quá trình sản xuất
và chế biến được tái sản xuất để thành sản phẩm đầu vào sử dụng cho công
đoạn tếp theo.
-

Quy mô lớn với tềm lực mạnh còn giúp VHC mạnh dạn sản xuất collagen
từ da cá, điều mà chưa có cơng ty nào trong ngành theo đuổi. Vào tháng
10/2019, VHC tung ra sản phẩm Collagen mang thương hiệu Vinh Wellness.

Đây là collagen được chế biến từ phụ phẩm trong quá trình chế biến cá tra
đầu tên trên thế giới đạt chứng nhận ASC. Nhà máy collagen với công suất
là 3,500 tấn mỗi năm, ước tính đóng góp thêm khoảng 3% vào doanh thu
của VHC mỗi năm.
- Các hiệp định thương mại tự do như Hiệp định thương mại tự do Liên
minh Châu Âu và Việt Nam (EVFTA) sẽ mang lại nhiều nguồn lợi cho các
donh nghiệp thuỷ sản Việt Nam nói chung và VHC nói riêng.
- Xuất khẩu là động lực tăng trưởng doanh thu cho VHC: Mỹ là một trong
các thị trường xuất khẩu chính của VHC đạt giá trị khoảng 4,2 nghìn tỷ
đồng và chiếm tỷ trọng khoảng 54% tổng doanh thu năm 2019. Giá trị xuất
khẩu sang Mỹ của VHC tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng hàng năm vào
khoảng 2% trong giai đoạn 2015-2019, từ 3,8 nghìn tỷ đồng vào năm 2015
lên 4,3 nghìn tỷ đồng vào năm 2019.
2.2. Rủi ro
- Chi phí sản xuất ngày càng tăng từ con giống, thức ăn, cá nguyên liệu,
điện, chi phí tài chính ...
- Thiếu hụt nguyên liệu cho sản xuất có thể khiến cho Cơng ty khơng hồn
thành kế hoạch sản xuất và làm chậm tốc độ tăng trưởng, do Công
ty mới chỉ chủ động đáp ứng khoảng 50-60% nhu cầu sản xuất.
- Các rào cản về thương mại và kỹ thuật ở các nước nhập khẩu
- Rủi ro cạnh tranh tại thị trường Mĩ
Ngày 13/09/2018, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo kết quả sơ
bộ của kỳ POR14. Theo đó, Vĩnh Hồn và Biển Đơng vẫn được áp dụng mức thuế
cũ, và đồng thời sẽ có thêm 6 doanh nghiệp được xem xét giảm thuế chống bán
phá giá trong kỳ sau. gia nhập thị trường sẽ làm tăng áp lực cạnh tranh và ảnh
hưởng đến giá bán cũng như thị phần của VHC hiện tại.


-


Thị trường bão hòa

Năm 2019 , sau đợt tăng mạnh , giá cá tra nguyên liệu sẽ giảm nhiệt và kéo
theo sự giảm giá của thành phẩm, khi mà giá cá tăng cao đã kéo theo hiện tượng
ngườ i dân ồ ạt đào ao ni cá tra ngồi quy hoạch. Nguồn cung cá tra tăng
nhanh có thể làm dư thừa nguồn nguyên liệu, qua đó làm rớt giá và giảm lợi nhuận
như từng đã từng xảy ra trong quá khứ.
-

Mức thuế mới sẽ gia tăng rủi ro doanh thu cho VHC.

Mức thuế sơ bộ áp dụng cho VHC trong POR 16 đã tăng so với POR15 và
bằng 3% giá xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên kết quả cuối cùng có thể thay đổi, như
trong kỳ POR14 và POR13. Kết luận cuối cùng sẽ được đưa ra trong vòng 120 ngày
kể từ ngày thông báo kết quả sơ bộ (dự kiến khoảng tháng 4/2021).
3. Phân tích hoạt động sản xuất – kinh doanh của công ty
3.1. Hoạt động chế biến và xuất khẩu thủy sản
✔ Sản phẩm
Giá cá tra có dấu hiệu phục hồi kể từ cuối năm 2020
Giá bán bình quân cá tra của VHC giảm 20,1% svck xuống 2,7 USD/kg vào năm
2020 trong khi giá cá nguyên liệu trung bình giảm nhẹ hơn 6,2% svck ở mức 20.762
đồng/kg (-6,2% svck) vào năm 2020, dẫn đến tỷ suất lợi nhuận gộp giảm 2,6 điểm
phần trăm xuống mức 14,2%. Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt
Nam (VASEP), kể từ quý 3 năm 2020, xuất khẩu cá tra có dấu hiệu phục hồi tại thị
trường Trung Quốc - Hồng Kông và Anh, mặc dù giá trị xuất khẩu sang Mỹ giảm do
đại dịch. Công ty kỳ vọng nhu cầu sẽ phục hồi mạnh sau khi nhà hàng và khách
sạn tại các thị trường mục têu hoạt động trở lại, tăng giá bán bình quân từ 2,7
USD/kg trong năm 2020 lên 3,0 USD/kg-3,2 USD/kg (8,6% -6,7%) trong năm 20212022.
Thị trường cá nguyên liệu trở nên sôi động hơn về cuối năm 2020 nhờ hợp
đồng cá tra với các nhà máy chế biến tăng, trong khi nguồn cung cá nguyên liệu và

tồn kho giảm. Diện tích ni cá tra ở Đồng bằng sông Cửu Long ước đạt 5.700 ha (15,7% svck) nhưng diện tích thu hoạch mới đạt 1.800 ha, mức thấp nhất trong 4
năm qua, trong khi người nuôi khơng có động lực mở rộng diện tích ni. Điều này
dẫn đến nguồn cung cá nguyên liệu giảm, khiến giá cá nguyên liệu tăng từ 20.762
đồng năm 2020 lên 22.008 đồng - 23.329 đồng cho năm 2021-2022, kỳ vọng tỷ
suất lợi nhuận gộp sẽ tăng 1,7 điểm % lên 15,9% trong năm 2021 và 17,8% cho
năm 2022.


✔ Tiêu thụ
Thị trường xuất khẩu EU kỳ vọng phục hồi mạnh
Nhờ ảnh hưởng tích cực của EVFTA, giá trị xuất khẩu của VHC sang EU tăng
trưởng mạnh 22,3% svck trong năm 2020 nhờ tác động tích cực từ EVFTA có hiệu
lực từ tháng 8 năm 2020. Theo hiệp định, các sản phẩm của VHC khá thuận lợi từ
việc giảm thuế khi so sánh với các đối thủ cạnh tranh khác. Cụ thể, đối với cá
tra tươi sống và ướp lạnh (HS030432), thuế suất sẽ giảm từ 9% xuống 0% sau 3
năm; cá tra phi lê đông lạnh (HS 030462) sẽ giảm từ 5,5% xuống 0% sau 3 năm.
Thuế đối với sản phẩm cá tra đông lạnh (HS 030324) được loại bỏ trong 3 năm từ
mức 8% hiện nay. Chúng tôi kỳ vọng sản lượng xuất khẩu của VHC sang EU đạt 323
triệu tấn (+20% svck), tương đương 949 tỷ đồng (+30,7% svck) doanh thu xuất
khẩu cá tra sang thị trường này trong năm 2021.

So sánh các chính sách thuế tới EU đối với các sản phẩm cá tra
Sản phẩm-Quốc gia
Cá tra đông lạnh
Việt Nam
Trung Quốc
Indonesia
Cá tra tươi sống ướp
lạnh
Việt Nam

Trung Quốc
Indonesia

Thuế suất

GSP

MFN

EVFTA sau 3 năm

8,0%
8,0%
8,0%

8,0%

4,5%

0,0%

9,0%
9,0%

5,5%

9,0%

5,5%


9,0%

4,5%

0,0%


Cá tra phi lê đông lạnh
Việt Nam
Trung Quốc
9,0%
Indonesia

5,5%

9,0%

5,5%

9,0%

0,0%

Nguồn: WHO
Các mức thuế mới ảnh hưởng đến sản lượng xuất khẩu của VHC sang Mỹ
Tổng giá trị xuất khẩu của VHC sang thị trường Mỹ giảm 21,1% svck
xuống còn 2.314 tỷ đồng vào năm 2020, do (1) nhu cầu đối với sản phẩm cá tra
trong giai đoạn COVID-19 bị suy yếu (2) căng thẳng thương mại nhẹ giữa Việt
Nam và Hoa Kỳ.
Bộ Thương mại Hoa Kỳ mới đây đã tăng thuế chống bán phá giá đối với

sản phẩm cá tra của Việt Nam. Bộ Thương mại Hoa Kỳ mới đây đã công bố kết
quả sơ bộ của đợt rà soát thuế chống bán phá giá đối với POR16 trong thời gian
từ ngày 1 tháng 8 năm 2018 đến ngày 31 tháng 7 năm 2019. VHC khơng cịn áp
dụng mức thuế suất 0% mà nâng lên 0,09 USD/kg, không đáng kể khi chỉ tương
đương 3% giá bán của VHC tại Mỹ. Tuy nhiên, thuế suất có thể được xem xét lại
như đã xảy ra trong giai đoạn POR13 và POR14. Quyết định cuối cùng sẽ được
thơng báo trong vịng 120 ngày kể từ ngày có kết quả sơ bộ (tháng 4 năm 2021).
Mặc dù tỷ lệ này không đáng kể so với GBBQ của VHC đối với các sản phẩm cá tra
tại Hoa Kỳ, rủi ro của VHC đối với xuất khẩu cá tra sang Hoa Kỳ tăng lên. Do đó,
chúng tơi kỳ vọng sản lượng xuất khẩu cá tra sang thị trường này sẽ giảm xuống
487 triệu tấn (-4,2% svck) trong năm 2021. Chúng tôi dự báo doanh thu xuất khẩu
cá tra trong năm 2021 của VHC vào Mỹ đạt 148,8 tỷ đồng (+ 4,0% svck).


Thị trường Trung Quốc sẽ phục hồi trong năm 2021
Năm 2020, giá trị xuất khẩu của VHC sang Trung Quốc giảm 12,2% svck do
(1) Trung Quốc hạn chế nhập khẩu thủy sản do lo ngại lây lan COVID qua đường
sản phẩm đông lạnh; (2) nhu cầu đối với sản phẩm cá tra thấp hơn. Theo VASEP,
XK cá tra sang Trung Quốc T11/2020 giảm 29,3% so với tháng trước do ùn tắc tại các
cửa khẩu xét nghiệm vi rút SARS-CoV-2. Hơn nữa, COVID-19 buộc các nhà hàng và
dịch vụ ăn uống phải đóng cửa, do đó làm giảm nhu cầu đối với các sản phẩm cá
tra cho thị trường Trung Quốc. Những yếu tố này khiến xuất khẩu cá tra sang Trung
Quốc bị trì trệ trong năm 2020.
Năm 2021, chúng tơi kỳ vọng những rào cản thương mại với Trung Quốc sẽ
dần được giải quyết. Sau khi vắc xin được phổ biến tồn thế giới vào năm 2021,
chúng tơi tn rằng nhu cầu của Trung Quốc đối với các sản phẩm thủy sản, bao
gồm cá tra, sẽ phục hồi trong năm nay, sản lượng xuất khẩu ước đạt đạt 366
triệu tấn (+ 10% svck) cho thị trường này vào năm 2021. Chúng tôi tôi kỳ vọng
doanh thu xuất khẩu cá tra của VHC sẽ đạt 1.074,7 tỷ đồng (+ 19,8% svck) trong
năm 2021.

✔ Cạnh tranh ngành và vị thế


VHC là doanh nghiệp dẫn đầu ngành xuất khẩu cá tra và duy trì thị phần
quanh mức trung bình là 15% trong giai đoạn 2016-2020. Điều nay đã mang đến
cho VHC nhiều thuận lợi. Là doanh nghiệp dẫn đầu, VHC được hưởng lợi thế quy
mô. Lợi thế quy mô được thể hiện qua biên lợi nhuận hoạt động cao trong
bối cảnh toàn ngành cá tra phải đối mặt với nhiều khó khăn trong năm 2020.
Trong 9M2020, dù chịu ảnh hưởng nặng nề của dịch Covid-19, VHC có biên lợi
nhuận hoạt động đạt 11%, cao nhất so với các doanh nghiệp trong ngành, và cao
hơn 1.9 lần so với mức trung bình ngành.
Bên cạnh đó, VHC là một trong những doanh nghiệp dẫn đầu trong việc
định hướng phát triển bền vững ngành cá tra. Bên cạnh bảo vệ môi trường, phát
triển bền vững sẽ góp phần gia tăng giá trị sản phẩm của công ty trong nhận thức
người têu dùng. VHC đang thực hiện phương pháp sản xuất theo mơ hình kinh tế
tuần hoàn. Kinh tế tuần hoàn gắn liền phát triển sản xuất với bảo vệ môi trường
và hệ sinh thái, các chất thải trong quá trình sản xuất và chế biến được tái sản
xuất để thành sản phẩm đầu vào sử dụng cho công đoạn tếp theo. Trong mô hình
kinh tế tuần hồn của VHC, chất thải được chế biến thành tài nguyên: nước thải
của vùng nuôi được xử lý sinh học để dùng cho tưới têu cho các loại cây ăn trái
hoặc lúa, cá chết và bùn thải chế biến thành phân hữu cơ, bao bì thải ra được làm
nguyên liệu cho nhà máy xử lý chất thải – sản xuất phân bón có tên Mai Thiên
Thanh.


✔ Năng lực sản xuất
Hiện tại, VHC có trại ươm cá giống cùng các dự án sản xuất giống công nghệ
cao, 610ha nuôi trồng, 5 nhà máy chế biến cá fillet, 1 nhà máy chế biến sản
phẩm giá trị gia tăng, 2 nhà máy sản xuất bột mỡ cá, 1 nhà máy sản xuất collagen
và gelatn. Hơn nữa, để hoàn thiện mơ hình kinh tế tuần hồn, VHC đang hướng

tới xây dựng nhà máy tái chế bao bì, quy hoạch ao nước thải gần vùng nơng
nghiệp, ni cá tuần hồn và giảm sử dụng nước.
Ngồi ra, quy mơ lớn với tềm lực mạnh còn giúp VHC mạnh dạn sản xuất
collagen từ da cá, điều mà chưa có cơng ty nào trong ngành theo đuổi. Vào tháng 10
năm 2020, VHC đã mở rộng dây chuyền sản xuất C&G và trung tâm nghiên cứu
mới, đa dạng hóa các sản phẩm chăm sóc sức khỏe và cố gắng đầu tư vào công
nghệ thuộc mảng này. Công suất dây chuyền sản xuất C&G của VHC hiện tăng từ
2.000 tấn/năm lên 3.500 tấn/năm.
Tuy nhiên, tăng trưởng mảng collagen & gelatn (C&G) của VHC ước tính đạt
8,6% svck trong năm 2020, thấp hơn đáng kể so với dự báo tốc độ tăng trưởng
43,9% svck của chúng tơi cho mảng này do (1) hỗn nâng cấp dây chuyền sản xuất

(2) thiếu container xuất khẩu, dẫn đến những điều chỉnh trong dự báo của
chúng tôi. Chúng tôi kỳ vọng dây chuyền nâng cấp của VHC sẽ đạt 50% cơng suất,
điều chỉnh so với giả định 80% trước đó cho năm 2021. Chúng tôi kỳ vọng doanh
thu của C&G sẽ đạt 798,9 -1278,2 tỷ đồng (tương ứng tăng 37,5% svck và 60%
svck) trong năm 2021-2022.
3.2.

Hoạt động nuôi trồng thủy sản


Diện tích ni trồng: Vĩnh Hồn có 6 vùng ni trồng thủy sản chính là Tân
Hịa, Tân Thuận Tây, Tân Thuận Đơng, Cồn Tân Thanh, Mỹ Xương, Bình Thạnhvới
tổng diện tích là 140 ha. Trong năm 2010, Cơng ty đã mở rộng thêm 60 ha, nâng
tổng diện tích ni trồng lên 200 ha. Trong đó, có 4 vùng ni đạt chứng chỉ
AquaGap và 5 vùng nuôi đạt chứng chỉ Global Gap. Các vùng nuôi của Công ty chủ
yếu nhằm cung cấp nguyên liệu cho hoạt động chế biến. Năm 2010, các vùng nuôi
của Công ty đã cung cấp khoảng 40.000 tấn cá tra nguyên liệu, đáp ứng 50%
nhu cầu sản xuất của Vĩnh Hồn. Với diện tích tăng them, đã được cải tạo để sẵn

sàng nuôi thả trong 2011, sản lượng cá tra nguyên liệu tự cung cấp dự kiến sẽ
đạt khoảng 70.000 tấn, đáp ứng khoảng 70-80% nhu cầu sản xuất của Cơng ty.
Tháng 8 năm 2018, Vĩnh Hồn góp 100% vốn tương đương 300 tỷ đồng
thành lập cơng ty TNHH Vĩnh Phước để mua lại nhà máy và vùng ni hiện hữu của
bên thứ ba với vị trí thuận lợi và lao động sẵn có. Sau Thanh Bình, Vĩnh Phước là
bước tếp nối hoàn thiện kế hoạch gia tăng công suất để đảm bảo mục têu tăng
20% mỗi năm giai đoạn 2019 - 2020, tạo cơ sở vững chắc để thực hiện các
mục têu tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong những năm tới. Vĩnh Phước
hiện có một nhà máy chế biến cá tra công suất 150 tấn nguyên liệu/ngày trên diện
tích gần 17 hecta, thuận tện cho việc xây thêm nhà máy. Ngoài ra Vĩnh Phước cịn
có hai vùng ni với diện tích khoảng 70 hecta, góp phần duy trì và gia tăng tỷ lệ tự
cung ngun liệu cho tồn cơng ty phù hợp với tốc độ tăng công suất chế biến.
Cuối năm 2018, Vĩnh Phúc đã nhanh chóng nâng cấp sửa chữa nhà máy, ổn định
lực lượng lao động sẵn có và thu hút thêm lao động để có thể nhanh chóng đóng
góp vào kết quả kinh doanh của tồn cơng ty trong năm 2019. Hiện tại, Vĩnh Phúc
cũng đang thực hiện dự án xây dựng nhà máy sản xuất bột cá và mỡ cá trên diện
tích đất sẵn có để sớm hồn thiện chun sản xuất mang lại hiệu quả cho công ty.
3.3.

Kinh doanh phụ phẩm

Phụ phẩm cá tra đóng góp nguồn doanh thu đáng kể. Quá trình chế biến từ
cá tra nguyên liệu tươi sống thành sản phẩm xuất khẩu, ngoài thành phẩm
thu được cịn có một lượng lớn phụ phẩm. Các phụ phẩm từ cá tra là những
mặt hàng có giá trị kinh tế và giá trị gia tăng cao. Nguồn phụ phẩm từ chế biến cá
tra là tương đối cao. Hiện tại mức tỷ lệ cho ra 1kg fillet trong ngành là 2,7kg cá
nguyên liệu. Với công suất hoạt động lên tới 400.000 tấn cá tra/ngày, Vĩnh Hồn có
khả năng tạo ra nguồn phụ phẩm khá lớn. Nguồn phụ phẩm này chủ yếu được
bán làm nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn thủy sản (trừ thức ăn cá
tra), với nhu cầu và giá bán tăng mạnh trong những năm qua.



×