Tải bản đầy đủ (.pdf) (45 trang)

Bộ đề thi năng khiếu môn sinh học lớp 10 trường chuyên năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.68 MB, 45 trang )

Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
ĐỀ THI THÁNG MÔN SINH HỌC 10

Lần 2

(Đề gồm 8 câu- thời gian làm bài 180 phút)
Câu 1(2,5 điểm)
a. Nêu các thành phần cấu trúc của màng sinh chất và vai trị của của chúng(lập bảng
có 2 cột: cột 1 thành phần màng sinh chất của tế bào; cột 2 chức năng của mỗi thành
phần)
b. Khi các nhà nghiên cứu dược phẩm thiết kế thuốc cần phải đi qua màng tế bào thì
họ thường gắn vào thuốc nhóm methyl (CH3) để phân tử thuốc dễ dàng đi vào trong tế
bào. Ngược lại, khi thiết kế thuốc cần hoạt động bên ngồi tế bào thì họ thường gắn
vào thuốc nhóm tích điện để giảm khả năng thuốc đi qua màng và vào trong tế bào.
Giải thích?
c. Màng sinh chất của tế bào động vật vùng nhiệt đới(vùng nóng và động vật vùng ơn
đới(vùng lạnh)có tỉ lệ cholesterol khác nhau như thế nào và giải thích tại sao?
Câu 2(2,5 điểm)
a. lập bảng phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động các chất qua
màng sinh chất của tế bào.
b. Trong vận chuyển thụ động các chất qua màng sinh chất có khuếch tán trực tiếp
qua lớp kép photpholipit, khuếch tán qua kênh và vận chuyển dễ dàng nhờ protein
mang. Hãy chỉ ra những điểm khác biết giữa vận chuyển dễ dàng nhờ protein mang
với khuếch tán qua màng và vẽ đường biểu diễn minh họa trên cùng 1trục tọa độ
phản ánh sự khác nhau đó.
Câu 3(2,5 điểm)
a. Trong tế bào nhân thực có các đại phân tử sinh học: tinh bột, xenlulôzơ,
photpholipit, ADN và prôtêin. Những đại phân tử nào có cấu trúc đa phân? Kể tên
đơn phân và liên kết hóa học đặc trưng của các đại phân tử đó.
b. Tại sao động vật khơng dự trữ năng lượng dưới dạng tinh bột mà lại dưới dạng
mỡ?


c. Các yếu tố chủ yếu tham gia vào xoắn cuộn tạo nên cấu trúc không gian đặc thù
của protein.


Câu 4(2,5 điểm)
a. Oleat là một axit béo mạch dài(cacbohydrat), glycerol(cacbohydrat) mạch ngắn
nuôi hai chủng nấm men đột biến trong hai mơi trường chứa riêng tùng loại thì thấy
chúng đều khơng phát triển được(khơng chuyển hóa được hai loại cacbohydrat này để
tạo năng lượng và nguyên liệu cho sinh trưởng). Đột biến gây khiếm khuyết xảy ra ở
hai bào quan, vậy hai bào quan này là hai bào quan nào và giả thích. Hãy phân biệt
hai bào quan này về cấu trúc và chức năng(bằng phương pháp lập bảng).
b. Erypoietin bản chất protein là hooc môn tiết ra khỏi tế bào nội tiết ở thận kích thích
sản sinh hồng cầu. Loại hooc mơn này được hình thành và hồn thiện ở những bào
quan nào của hệ nội màng? Phân biệt những loại bào quan này về cấu trúc và chức
năng( bằng lập bảng để phân biệt)
c. giải thích tại sao sau khi dùng một loại kháng sinh kéo dài, sau đó dùng một loại
kháng sinh khác thì hàm lượng kháng sinh dùng lại tăng lên so với trường hợp chưa
dùng kháng sinh?
Câu 5(2,5 điểm
Gỉa sử ở một loài thú cho hai các thể thuần chủng đột biến có màu lơng trắng, ở F1
thu được tỉ lệ 1 con cái lông nâu: 1 con đực lông trắng. Cho F1 lai với nhau ở F2 thu
được tỉ lệ 3 con lông nâu: 5 con lơng trắng với mỗi kiểu hình chia đều cho hai giới.
biện luận viết sơ đồ lai từ P đến F2.
Câu 6(2,5 điểm).
Biết tính trạng màu lơng do 1 gen qui định. Gỉa sử cho 1 con lông đen thuần chủng
lai với 1 con lơng trắng thuần chủng có kiểu gen khác nhau, ở F1 thu được 100% con
lông đen. Người ta dùng phép lai phân tích con F1 như sau:
Cho con đực F1 lông đen lai với con lông trắng, được Fa 100% lông trắng
a. Biện luận viết sơ đồ lai cho hai phép lai trên.
b. Nếu cho F1 đem ngẫu phối với Fa thì thế hệ tiếp theo có tỉ lệ kiểu gen và kiểu hình

như thế nào?
Câu 7(2,5 điểm)
Cho biết trội lặn hồn tồn, các tính trạng cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt lần lượt


do các alen A,B,D,E qui định; các tính trạng cây thấp, hoa trắng, quả tròn, vị chua lần
lượt do các alen lặn a, b, d, e qui định. Gỉa sử một phép lai cho F1 có tỉ lệ:
3 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt: 3 cây cao, hoa trắng, quả tròn, vị chua: 1 cây
thấp, hoa đỏ, quả dài, vị ngọt: 1 cây thấp, hoa trắng, quả dài, vị chua.
a. Biện luận viết sơ đồ lai cho phép lai.
b. Chọn 1 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt cho tự thụ phấn thì xác suất ở F2 thu
được 2 cây cao, hoa đỏ, quả tròn, vị ngọt và 1 cây thấp, hoa trắng, quả dài, vị chua là
bao nhiêu? Biết khơng có hốn vị gen và đột biến phát sinh.
Câu 8 (2,5 điểm)
Gỉa sử ở một loài thú người ta cho 1 con lông đen, dài lai với 1 cá thể khác chưa biết
kiểu gen, ở F1 thu được tỉ lệ 1 con lông đen, dài: 2 con lơng trắng, dài: 1 con lơng
đen, ngắn. Biết tính trạng lơng ngắn chỉ có ở con đực và tính trạng lông trắng trong
quần thể biểu hiện nhiều ở giới đực hơn ở giới cái.
a. Biện luận viết sơ đồ lai cho phép lai
b. Cho biết các dấu hiệu nhận ra gen trên NST thường, gen trên NST X ở đoạn không
tương đồng với NST Y, và gen trên X ở đoạn tương đồng với NST Y
……..HẾT…….


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2020-2021

MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN III

ĐỀ THỨC
ĐỀ CHÍNH

Thời gian làm bài: 180 phút (khơng kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 05 trang, gồm 10 câu)
Ngày thi: 07 tháng 12 năm 2020

Câu 1 (2,0 điểm)
1. Hình bên mô tả sự đa dạng của các
nguyên tố trong tế bào sống, theo đó,
các nguyên tố C,H,O chiếm tới 95%
trong tế bào, các nguyên tử này tồn tại
theo tỉ lệ C:H:O = 1:2:1 tương ứng
với công thức cấu tạo của cacbohidrat
(CH2O). Điều này có thể kết luận hợp
chất tồn tại trong tế bào sống hầu hết
là đường hay không? Vì sao?

2. Trong quá trình quang hợp, chất nào là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vòng
và khơng vịng? Giải thích.
3. Một chất X có tác dụng ức chế một loại enzim trong chu trình Canvil làm chu trình ngừng lại.
Nếu xử lý các tế bào đang quang hợp bằng chất X thì lượng oxi tạo ra từ các tế bào này thay đổi
như thế nào? Giải thích.
Câu 2 (2,0 điểm)
Tảo đơn bào Chlorella được dùng để nghiên cứu sự có mặt của 14C trong hai hợp chất hữu cơ X và
Y thuộc chu trình Canvin bằng cách bổ sung 14CO2 vào môi trường nuôi và đo tín hiệu phóng xạ trong
hai thí nghiệm sau:
- Thí nghiệm 1: Tảo được nuôi trong điều kiện chiếu sáng và được cung cấp một lượng CO 2 (khơng

đánh dấu phóng xạ) nhất định. Ngay khi CO2 bị tiêu thụ hết, nguồn sáng bị tắt và 14CO2 được bổ
sung vào môi trường nuôi tảo (thời điểm thể hiện bằng đường nét đứt ở Hình 2.1).
- Thí nghiệm 2: Tảo được ni trong điều kiện chiếu sáng liên tục và được cung cấp một lượng 14CO2
nhất định. Khi 14CO2 bị tiêu thụ hết (thời điểm thể hiện bằng nét đứt trên Hình 2.2), không bổ sung
thêm bất kỳ nguồn CO2 nào. (dpm: số lần nhấp nháy của tín hiệu phóng xạ/phút)
Thí nghiệm 2

14CO ,
2

CO2, sáng

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Tín hiệu phóng xạ (dpm)

Thí nghiệm 1

tối

X
Y

0

14CO

2,

Sáng


sáng

Y
X

0

Thời gian

Thời gian

Hình 2.1

Hình 2.2

1


a. Mỗi chất X và Y là chất gì? Giải thích.
b. Nồng độ chất Y thay đổi như thế nào trước và sau khi tắt nguồn sáng trong thí nghiệm 1?
c. Tại sao tín hiệu phóng xạ của chất X ln lớn hơn Y trong điều kiện có cả ánh sáng và 14CO2 ở thí
nghiệm 2?
Câu 3 (2,0 điểm)
1. Một số lồi vi khuẩn có thể sử dụng êtanol (CH3-CH2-OH) hoặc axêtat (CH3-COO-) làm nguồn
cacbon duy nhất trong quá trình sinh trưởng. Tốc độ hấp thụ ban đầu hai loại chất này của tế bào
vi khuẩn được trình bày trong bảng dưới đây:
Nồng độ cơ chất
Tốc độ hấp thụ của vi khuẩn ( mol/phút)
(mM)

Chất A
Chất B
0,1
0,3

2
6

18
46

1,0
3,0

20
60

100
150

10,0
200
182
a. Vẽ đồ thị biểu diễn mối quan hệ giữa tốc độ hấp thụ ban đầu và nồng độ của hai chất trên.
b. Dựa vào đồ thị đã vẽ, hãy cho biết:
- Sự vận chuyển của hai chất A và B qua màng tế bào vi khuẩn theo cách nào? Giải thích.
- Hai chất A và B, chất nào là êtanol và chất nào là axêtat? Giải thích.
2. ATP được xem như đồng tiền năng lượng của tế bào, bởi quá trình thuỷ phân ATP (hình 3.1) giải
phóng nhiều năng lượng cung cấp cho các q trình chuyển hố khác. Tuy nhiên, một học sinh cho
rằng, lý thuyết trên là sai. Bạn cho rằng, sự phá vỡ một liên kết hoá học sẽ tiêu tốn năng lượng, chứ

khơng phải giải phóng năng lượng. Vì vậy, năng lượng cung cấp cho các phản ứng chắc chắn khơng
đến từ sự thuỷ phân ATP.

Hình 3.1: Phản ứng thuỷ phân ATP (ΔG = - 7.3 kcal/mole)
a. Theo em, nhận định của bạn học sinh đúng hay sai? Giải thích.
b. Dưới đây là phản ứng đầu tiên trong quá trình đường phân:
Glucose + Pi  Glucose 6 - phosphate + H2O (ΔG = 3.3 kcal/mole)
Với ΔG dương, phản ứng trên rất khó xảy ra tự phát, dẫn đến đường phân xảy ra với tốc độ rất
thấp. Tế bào thay đổi ΔG bằng cách nào?
Câu 4 (2,0 điểm)
1. Các nhận định sau đây đúng hay sai? Giải thích.
A. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có chức năng trong q
trình phân chia tế bào chất.
B. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể động ở đầu cực
của thoi.
C. Trong chu kì tế bào, hoạt tính MPF đạt cực đại trong kì giữa.

2


D. Tham gia vào sự tạo thành vách ngăn ở tế bào thực vật có phức hệ Gongi, lưới nội chất và vi ống
cực của thoi còn tồn dư lại ở vùng xích đạo.
2.
a. Cdk là gì? Cdk có đặc điểm và vai trị gì trong q trình phân bào?
b. Phân tích sự thay đổi nồng độ cyclin và MPF trong tế bào qua các giai đoạn của chu kỳ tế bào.
Câu 5 (2,0 điểm)
1. Hình ảnh dưới đây mơ tả cấu trúc một loại bào quan
trong tế bào nhân thực.
- Hãy xác định tên của bào quan và cấu trúc A được kí
hiệu trong hình 1.

- Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc A giúp bào quan
thực hiện được chức năng một cách hiệu quả.
2. Trong quá trình phân bào của tế bào động vật, cần có sự
tham gia của hai thành phần thuộc hệ thống khung xương
tế bào. Đó là hai thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành
phần đó ở hai tiêu chí: cấu trúc và hoạt động tham gia
trong chu kỳ tế bào.
Câu 6 (2,0 điểm)
1. Mơ tả q trình hình thành nội bào tử ở vi khuẩn. Vì sao nội bào tử có khả năng chống chịu với
nhiệt độ cao của môi trường?
2. Sau đây là kết quả nuôi cấy hai chủng vi khuẩn E.coli trên những môi trường nuôi cấy khác
nhau:
Chủng I
Chủng II

A
-

B
+
-

C
+

Chủng I + Chủng II

+

+


+

Mức tiêu thụ O2 (ml/giờ)
trên 1kg

A: mơi trường tối thiểu
(+): có mọc khuẩn lạc
B: A + biotin
(-): không mọc khuẩn lạc
C: A + lizin
1. Nhận xét về nhu cầu dinh dưỡng của chủng I và chủng II với biotin và lizin. Tên gọi kiểu
dinh dưỡng của mỗi chủng với mỗi chất?
2. Vì sao khi ni cấy chung, chủng I và chủng II đều mọc khuẩn lạc trên môi trường tối thiểu?
Câu 7 (2,0 điểm)
1. Hai đường cong (I) và (II) trong đồ thị bên biểu hiện biến động trao đổi chất trong các điều kiện
nhiệt độ môi trường khác nhau của hai cá thể của một lồi động vật, cùng độ tuổi và có kích
thước tương tự nhau. Trong đó, một cá thể ở trạng thái vận động và một cá thể ở trạng thái nghỉ
ngơi.
20
15
10

(I)
(II)

5

0


30
20
40
10
oC)
Nhiệt độ mơi trường ngồi
(
3


a. Đường cong nào tương ứng với trai đổi chất của cá thể ở trạng thái vận động? Đường cong
nào tương ứng với trao đổi chất của cá thể ở trạng thái nghỉ ngơi? Giải thích?
b. Các đường cong ở đồ thị là thể hiện xu thế biến động trao đổi chất chung của các loài động
vật hằng nhiệt hay biến nhiệt? Giải thích?
c. Có phải trao đổi chất là nguồn sinh nhiệt chủ yếu cho cơ thể của các cá thể của lồi này
khơng? Giải thích?
2. Người ta đã tiến hành một thí nghiệm để kiểm tra sự ảnh hưởng của độ cao đến pH máu và
pH nước tiểu. Thí nghiệm được tiến hành ở một nhóm học sinh sống ở vùng đồng bằng, cùng độ tuổi,
khỏe mạnh và có hoạt động của các hệ cơ quan diễn ra theo các cơ chế sinh lý bình thường. Trong thí
nghiệm, nhóm học sinh này được di chuyển từ chân núi có độ cao 400 m lên đỉnh núi có độ cao 2000
m (so với mực nước biển) bằng cáp treo (đảm bảo rằng yếu tố vận động không ảnh hưởng đến kết quả
thí nghiệm). Thời gian nhóm học sinh ở đỉnh núi là 4 tiếng. pH máu của các học sinh trong nhóm thí
nghiệm được đo tại thời điểm ở chân núi trước khi lên và tại thời điểm ở đỉnh núi trước khi xuống. pH
nước tiểu của các học sinh trong nhóm thí nghiệm được đo tại thời điểm ở đỉnh núi khi mới lên và
trước khi xuống.
a. pH máu của nhóm học sinh thí nghiệm khi ở trên đỉnh núi có giảm đi so với khi ở chân núi
khơng? Giải thích?
b. pH nước tiểu của nhóm học sinh thí nghiệm ở thời điểm trước khi xuống so với thời điểm khi
mới lên đỉnh núi thay đổi như thế nào? Giải thích.
Câu 8 (2,0 điểm)

1. Một bệnh nhân X bị đi tiểu rất nhiều và có kết quả xét nghiệm một số chỉ tiêu được thể hiện ở
bảng sau:
Chỉ tiêu xét nghiệm
Bệnh nhân X
Người bình thường
Nồng độ Na+ nước tiểu (mmol/lít)
<21
>21
Nồng độ ADH huyết tương (pg/ml)
30
3
Tốc độ tạo angiotensin I (ng/ml/giờ)
3
1
Dựa trên kết quả xét nghiệm ở bảng trên, hãy cho biết:
a. Tại sao bệnh nhân X bị đi tiểu nhiều?
b. Nồng độ Na+ huyết tương của bệnh nhân X thay đổi như thế nào so với người bình thường?
Giải thích.
2. Erythropoietin (EPO) là hoocmơn có vai trị quan trọng trong sản sinh hồng cầu.
Hematocrit (Hct) là một chỉ số trong xét nghiệm công thức máu thể hiện tỷ lệ phần trăm của thể
tích hồng cầu so với thể tích máu.
Bảng dưới đây thể hiện số liệu về hàm lượng EPO và chỉ số Hct của 6 mẫu xét nghiệm được
đánh mã số lần lượt từ từ N°1 đến N°6 và giới hạn của các chỉ số này ở người trưởng thành khỏe mạnh.
Chỉ số

N°1

N°2

N°3


N°4

N°5

N°6

Giới hạn bình thường

EPO (IU)

1

1

10

12

150

150

9 - 11

Hct (%)

20

60


40

51

20

51

Nữ: 34 – 44
Nam: 37 - 48

Trong số những người có mẫu xét nghiệm trên, có một người là vận động viên bơi lội Olympic
quốc tế, một người là bệnh nhân suy thận nặng, một người là bệnh nhân suy tủy xương và một người là
bệnh nhân bị bệnh đa hồng cầu nguyên phát. Hãy cho biết kết quả xét nghiệm của những người này
tương ứng với mẫu xét nghiệm nào (từ N°1 đến N°6). Giải thích?

4


Câu 9 (2,0 điểm)
1. Một phụ nữ 25 tuổi có hàm lượng estradiol và progesterone trong máu thấp hơn so với bình
thường. Kiểm tra cho thấy vùng dưới đồi của người phụ nữ này hoạt động bình thường nhưng
lại có bất thường ở hoạt động tuyến yên hoặc ở hoạt động buồng trứng.
Nêu 2 phương pháp để xác định được chính xác nguyên nhân gây ra sự giảm hàm lượng
hoocmon sinh dục ở người phụ nữ này là do rối loạn hoạt động tuyến yên hay rối loạn hoạt động
buồng trứng. Giải thích.
2. Hai nơron A và B cùng loại, có sự chênh lệch Na+, K+ giữa bên trong và bên ngoài nơron là
như nhau.
a. Cho một chất làm suy yếu hoạt động của bơm Na-K tác động lên nơron A nhưng không cho

chất này tác động lên nơron B thì khi kích thích biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi
sợi trục có thay đổi khơng và biên độ điện thế hoạt động của nơron nào lớn hơn? Giải thích.
b. Cho một chất ức chế chuỗi chuyền điện tử tác động lên nơron B nhưng không cho chất này
tác động lên nơron A thì nồng độ ion K+ ở trong nơron nào lớn hơn? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm)
1. Hoocmon cortisol của miền vỏ tuyến thượng thận kích thích phân giải protein và lipit. Bảng
dướiđây cho biết mức nồngđộ các hoocmon cortisol, ACTH (hoocmon kích thích vỏ tuyến trên
thận ) và CRH (hoocmon giải phóng hướng vỏ tuyến trên thận) ở 6 mẫu xét nghiệm (kí hiệu P1
– P6).
Mẫu
P1
P2
P3
P4
P5
P6
Hoocmon
Cortisol
Thấp
Thấp
Bình thường
Cao
Thấp
Cao
ACTH
Cao
Thấp
Bình thường
Cao
Thấp

Cao
CRH

Cao

Thấp

Bình thường

Cao

Cao

Thấp

a) Hãy cho biết bốn mẫu nào trong sáu mẫu (P1 – P6) tương ứng với bốn bệnh nhân được chẩn
đoán: (1) Ưu năng tuyến trên thận, (2) Giảm nhạy cảm thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận,
(3) Bị stress kéo dài, (4) Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dưới đồi. Giải thích
b) Ưu năng tuyến trên thận kéo dài (mãn tính) ảnh hưởng đến kích thước tuyến yên và khối lượng
cơ thể như thế nào? Giải thích.
2. Một nam thanh niên khỏe mạnh có nhịp tim 75 nhịp/phút. Lượng oxi trong tĩnh mạch phổi là
0,24 ml/ml máu, động mạch phổi là 0,16 ml/ml máu, lượng oxi cơ thể tiêu thụ là 432 ml/phút.
Thể tích tâm thu của người này bằng bao nhiêu ? Nêu cách tính.
--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu;
- Giám thị khơng giải thích gì thêm.

5


Gợi ý trả lời

Câu 1 (2,0 điểm)
1. Không thể kết luận như vậy vì: (0,5 điểm)
- Phần lớn các nguyên tử H và O (70%) trong tế bào sống là thành phần cấu tạo của nước.
- Phần còn lại là hỗn hợp các chất như đường, axit amin, axit nucleic, lipit...toàn bộ các phân tử và đại phân tử
tạo nên tế bào sống, nên tỉ lệ các nguyên tử tương đương với CTHH của cacbohydrat chỉ là trùng hợp ngẫu
nhiên.
2. (0,5 điểm)
- Chất là ranh giới giữa hai con đường vận chuyển electron vịng và khơng vịng là feredoxin
-Giải thích: Clorophyl P700 được kích động chuyển electron tới Feredoxin
+ Ở con đường chuyền e- khơng vịng: Fd chuyển electron cho NADP+
+ Ở con đường chuyền e- vòng: Fd chuyển e- cho một số chất chuyền e- khác (xitocrom, plastoxianin) rồi quay
trở lại P700.
3. (1 điểm)
- Chu trình Canvil sử dụng ATP, NADPH tạo ra ADP, Pi và NADP+ cung cấp trở lại cho pha sáng.
- Nếu chu trình trên ngừng lại→lượng ADP, Pi và NADP+ không được tạo ra → Pha sáng thiếu nguyên
liệu→ngừng pha sáng→lượng O2 giảm dần đến không.
Câu 2 (2,0 điểm)
a) Chất X là axit phosphoglyceric (APG hoặc 3- phosphoglycerate)
Chất Y là ribulose 1,5-bisphosphate (RuPB hoặc ribulose 1,5-diphosphate)
b) Nồng độ của chất Y (RuBP) không đánh dấu phóng xạ giảm khi sau tắt ánh sáng. Cịn chất Y khơng đánh
dấu phóng xạ khơng được sinh ra nên khơng có sự thay đổi.
c) Trong điều kiện có ánh sáng và 14CO2, tảo sẽ thực hiện cả pha sáng và pha tối của quang hợp làm tăng lượng
APG và RuBP có đánh dấu phóng xạ. Chỉ có 5/6 AlPG sinh ra từ APG sẽ được dùng để tái tạo RuBP. Do đó,
tín hiệu của APG ln lớn hơn RuBP trong điều kiện này.
Câu 3 (2,0 điểm)
1. a. Vẽ và chú thích đầy đủ đồ thị biểu diễn tốc độ hấp thụ ban đầu các chất theo nồng độ
0,5
Hình
b. Sự hấp thụ chất B qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển các chất vào trong tế bào lúc đầu tăng
cùng với việc tăng nồng độ các chất. Nhưng đến một giai đoạn nhất định thì tốc độ phản ứng gần 0,25

như không tăng ngay kể cả khi nồng độ chất tan tiếp tục tăng lên. Chất B được vận chuyển qua
kênh protein và việc vận chuyển của chất B không tăng ở giai đoạn sau là hiện tượng bão hòa kênh.
Sự hấp thụ chất A qua đồ thị cho thấy tốc độ vận chuyển chất tan phụ thuộc tuyến tính vào
nồng độ chất tan. Điều này chỉ ra rằng chất A được khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của màng
tế bào mà không cần phải qua kênh protein xuyên màng.
0,25
Từ đồ thị cho thấy:
- Chất A là etanol vì etanol là chất phân tử nhỏ, khơng tích điện nên có thể khuếch tán trực
tiếp qua lớp lipit kép của màng tế bào dễ dàng hơn rất nhiều so với axêtat.
0,25
- Chất B là axêtat vì là chất tích điện nên sẽ khó khuếch tán trực tiếp qua lớp lipit kép của
màng tế bào vì lớp phospholipit kép có chứa các đi hydrocacbon kị nước (khơng phân cực).
0,25
2. (0,5 điểm)
a. - Nhận định của bạn học sinh trên là sai.
- Bạn học sinh đúng ở chỗ, sự phá huỷ một liên kết hoá học cần phải tiêu tốn năng lượng. Ở
trường hợp này, muốn phá huỷ liên kết phosphate ở ATP cần tiêu thụ một lượng năng lượng
nhất định.
- Tuy nhiên, sự thuỷ phân ATP không chỉ phá huỷ liên kết phosphate mà cịn hình thành lại
liên kết P-OH (hình 4.1). Liên kết phosphate là liên kết cao năng, nên cần ít năng lượng để phá
vỡ, bù lại, liên kết P-OH là liên kết bền, nên khi hình thành sẽ giải phóng nhiều năng lượng.
Do đó, tồn bộ q trình thuỷ phân ATP sẽ giải phóng chứ không tiêu thụ năng lượng
b. - Tế bào làm giảm ΔG của phản ứng bằng cách kết hợp phản ứng này với sự thuỷ phân ATP.
- Cụ thể, enzyme Hexokinase tiến hành cả hai phản ứng cùng một lúc, khiến cho tồn bộ q
trình mang ΔG âm: ΔG = -7.3 + 3.3 = -4.3 (kcal/mole). Lúc này, phản ứng mang tính chất tự

6

0.25


0,25


phát.
(HS khơng cần tính ΔG)
(Lưu ý, nếu chỉ nhắc đến enzyme mà không đề cập đến sự kết cặp thuỷ phân ATP thì khơng cho
điểm, vì bản thân enzyme chỉ làm giảm năng lượng hoạt hố, khơng làm thay đổi ΔG)
Câu 4 (2,0 điểm)
1. (1 điểm)
a. SAI. Trong phân chia tế bào kiểu phân đôi của vi khuẩn, các phân tử kiểu actin có chức năng di chuyển các
nhiễm sắc thể con về các cực đối lập của tế bào vi khuẩn.
b. SAI. Trong kì sau, sự di chuyển nhiễm sắc thể liên quan đến sự ngắn đi các vi ống thể động ở đầu thể động
chứ không phải ở đầu cực của thoi.
c. ĐÚNG.
d. ĐÚNG.
2. (1 điểm)
a. (0,5 điểm)
- Cdk là 1 loại kinase phụ thuộc cyclin
- Đặc điểm:
+ Ở dạng bất hoạt, nồng độ không đổi trong tế bào.
+ Là các enzim gây bất hoạt hoặc kích hoạt các pr khác bằng cách photphoryl hóa chúng (khi liên kết với các
cyclin tương ứng).
b. 5 bước trong camp (0,5 điểm)

Câu 5 (2,0 điểm)
1. - Bào quan này là ti thể. (0,25đ)
- Cấu trúc A là mào ti thể. (0,25đ)
- Đặc điểm giúp ti thể thực hiện chức năng hiệu quả:
+ Đây là phần gấp nếp của màng trong ti thể, cung cấp diện tích bề mặt lớn giúp ti thể thực hiện được chức
năng chuyển hóa vật chất và năng lượng. (0,25đ)

+ Chứa thành phần của chuỗi chuyền electron => giúp H+ di chuyển từ chất nền ra xoang gian màng, rồi sau đó
qua ATP synthase để tổng hợp nên ATP. (0,25đ)
2. Hai yếu tố đó là vi ống và vi sợi.
Tiêu chí
Vi ống
Vi sợi
Cấu trúc
(0,5đ)
Hoạt động
(0,5đ)

- Tiểu đơn vị: α và β tubulin
- Tiểu đơn vị actin
- Cấu tạo từ 13 tiểu đơn vị tubulin
- Hai sợi polymer xoắn lấy nhau
Các vi ống thể động và giúp các NST Vi sợi actin tương tác với các phân tử
chuyển động về các cực trong quá trình myosin làm cho vòng actin co lại => rãnh
phân chia tế bào.
phân cắt sâu hơn => phân chia tế bào chất.
Các vi ống không thể động trượt lên nhau
giúp tế bào dãn dài về 2 cực.

Câu 6 (2,0 điểm)
1. (1 điểm)
Gặp điều kiện bất lợi.
Bước 1: ADN NST nhân đôi

7



Bước 2: Tế bào phân chia thành 2: tế bào mẹ và tiền bào tử.
Bước 3: Màng của tế bào mẹ bao lấy tiền bào tử. Peptidoglican hình thành giữa 2 lớp màng.
Bước 4: Hình thành các lớp vỏ (cortex, bao ngoài, màng ngoài cùng) bao quanh tiền bào tử tạo bào tử.
Bước 5: Phân giải ADN NST của tế bào mẹ.
Bước 6: Nội bào tử giải phóng khỏi tế bào mẹ.
Chỉ nêu được các bước 1,4,5,6: 0,25đ
Đầy đủ: 0,5đ
Vì: có chứa hợp chất canxi dipicolinat chống chịu được với nhiệt độ cao và axit L-N-succinyl glutamic giúp
bào tử trở nên bền nhiệt. (0,25đ)
2.
- Chủng I: không thể sống được nếu thiếu biotin  biotin là nhân tố sinh trưởng cho
chủng I  chủng I : đơn khuyết dưỡng biotin
-Chủng II: không thể sống được nếu thiếu lizin  lizin là nhân tố sinh trưởng cho chủng

0,5

II  Chủng II: đơn khuyết dưỡng axit amin lizin

0,5

-Khi nuôi cấy chung trong môi trường tối thiếu cả 2 chủng đều phát triển bình thường vì:
-Biotin là sản phẩm chuyển hóa của trao đổi chất của chủng II, chúng lại được sử dụng
làm nhân tố sinh trưởng cho chủng I phát triển
-Lizin là sản phẩm chuyển hóa trao đổi chất của chủng I, chúng được sử dụng làm nhân
tố sinh trưởng cho chủng II phát triển
 Đồng sinh trưởng

0,25
0,25
0,25

0,25

Câu 7 (2,0 điểm)
1. a.
- Đường cong (I) tương ứng với trao đổi chất (TĐC) của cá thể ở trạng thái vận động, đường cong (II)
tương ứng với TĐC của cá thể ở trạng thái nghỉ ngơi.
- Các cá thể cùng loài, cùng độ tuổi, kích thước tương đương, thì cá thể nào vận động nhiều hơn sẽ có
mức trao đổi chất cao hơn – mức tiêu thụ O2 nhiều hơn. Như vậy, mức trao đổi chất ở cá thể ứng với đường
cong (I) là cao hơn so với cá thể ứng với đường cong (II).
b.
- Các đường cong ở đồ thị là biểu hiện xu thế biến động trao đổi chất chung của các lồi động vật biến nhiệt.
c.
- Trao đổi chất khơng phải là nguồn sinh nhiệt chủ yêu cho cơ thể của các cá thể của loài này.
- Sinh nhiệt cho cơ thể chủ yếu thong qua trao đổi chất là đặc trưng của các động vật hằng nhiệt. Loài động vật
ở trên thuộc nhóm động vật biến nhiệt cung cấp nhiệt cho cơ thể chủ yếu thông qua hấp thu nhiệt từ mơi trường.
2. a.
- Khơng, vì: giá trị pH máu thường được kiểm sốt chặt chẽ và ít khi có giao động lớn
- Nếu có thay đổi, pH máu của nhóm học sinh thí nghiệm khi ở trên núi cao hơn so với thời điểm ở chân
núi, do:
+ Phân áp khí O2 ở đỉnh núi thấp kích thích các thụ thể hóa học ở xoang động mạch cảnh và cung động
mạch chủ. Xung thần kinh theo dây thần kinh cảm giác làm hoạt hóa trung khu hơ hấp ở hành não dẫn đến tăng
cường nhịp hô hấp giúp tăng cường lấy O2.
+ Nhịp hơ hấp tăng làm tăng thơng khí dẫn đến giảm hàm lượng CO2 trong phế nang. Do đó, hàm lượng
CO2 máu giảm vì CO2 khuếch tán ra phế nang nhiều hơn. Kết quả là nồng độ H+ trong máu giảm, nên pH máu
tăng.
b.
- pH trong nước tiểu của nhóm học sinh thí nghiệm ở thời điểm ngay trước khi xuống là cao hơn so với thời
điểm ngay khi mới lên núi.
Câu 8 (2,0 điểm)
1. a.

cho thấy bệnh nhân X bị bệnh đái tháo nhạt. Trong trường hợp này tác động của ADH không gây ra đáp
ứng ở các tế bào ống góp trong việc tái hấp thu nước.

8


- Nguyên nhân, có thể do một rối loạn chức năng của thụ thể ADH hoặc của các phân tử truyền tín hiệu
ADH nội bào hoặc của prơtêin kênh nước trên các tế bào thành ống góp. Kết quả làm giảm tái hấp thu nước ở
ống thận, dẫn đến đi tiểu nhiều và nước tiểu loãng.
b.
- Nồng độ Na trong huyết tương của bệnh nhân X tăng cao hơn so với bình thường.
+ Đi tiểu nhiều làm thể tích máu giảm, dẫn đến kích thích bộ máy cận tiểu cầu tiết rennin. Bằng chứng
là tốc độ tạo angiotensin I tăng do tác động của rennin.
+ Angiotensin I được biến đổi thành angiotensin II kích thích tuyến trên thận tăng giải phóng anđơstêron.
Mức anđơstêron cao làm tăng tái hấp thu Na+ từ ống lượn xa. Kết quả là làm tăng nồng độ Na+ trong huyết
tương.
2.
Người xét nghiệm

Mã số mẫu xét nghiệm

Vận động viên bơi lội Olympic quốc tế

N°4

Bệnh nhân suy thận nặng

N°1

Bệnh nhân suy tủy xương


N°5

Bệnh nhân đa hồng cầu nguyên phát

N°2

Câu 9 (2,0 điểm)
1. Phương pháp 1: Tiêm FSH và LH vào người bệnh và sau đó theo dõi sự thay đổi nồng độ estradiol và
progesterone máu.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
- Phương pháp 2: Đo hàm lượng FSH và LH trong máu của người bệnh.
(0,25 điểm)
(0,25 điểm)
2. a. Biên độ điện thế hoạt động lan truyền trên mỗi sợi trục không thay đổi. Biên độ điện thế hoạt động của
nơron B lớn hơn nơron A, bởi vì:
- Khi xung thần kinh lan truyền trên các sợi trục thì biên độ điện thế hoạt động không thay đổi.
- Biên độ điện thến hoạt động phụ thuộc vào mức độ phân cực của nơron.
b. Nồng độ ion K+ ở trong nơron A lớn hơn so với nơron B, bởi vì:
- Chất ức chế chuỗi chuyền điện tử làm giảm số lượng ATP được tạo ra từ ti thể ở nơron B.
- Số lượng ATP giảm dẫn đến làm suy yếu hoạt động của bơm Na – K trong việc bơm K+ vào trong tế
bào.
Câu 10 (2,0 điểm)
1.
a)
-P6:Ưu năng tuyến yên.
(0,25 đ)
-P1: Giảm nhạy cảm của thụ thể với ACTH ở vỏ tuyến trên thận
(0,25 đ)

-P4: Bị stress kéo dài
(0,25 đ)
-P2: Tăng nhạy cảm của thụ thể với cortisol ở vùng dướiđồi
(0,25 đ)
b)
-Ưu năng tuyến trên thận mãn tính làm tiết liên tục cortisol ở nồngđộ cao. Do đó, liên tụcức chế lên thùy trước
tuyến yên, làm giảm kích thước tuyến yên.
(0,25 đ)
-Cortisol cao tăng phân giải protein và lipit làm giảm khối lượng cơ thể.
(0,25 đ)
2 (0,5 điểm)
- Thể tích tâm thu của người này là 72 ml
(0,25 đ)
- Lượng O2 cung cấp cho cơ thể trong 1 ml máu = 0,24 – 0,16 = 0,08 (ml O2)
- Lượng O2 cơ thể tiêu thụ trong 1 phút = Thể tích tâm thu × Nhịp tim × Lượng O2 trong 1 ml máu. Thể tích
tâm thu = 432 : (75 × 0,08) = 72 (ml)
(0,25 đ)

9


Trường THPT chuyên Nguyễn Trãi
ĐỀ THI THÁNG LẦN 3 MÔN SINH HỌC 10
Lần 3
( Thời gian 180 phút)
Câu 1 (2.5 điểm)
a. So sánh cấu trúc và chức năng của ARN và prơtêin. (lập bảng)
b. Người ta tìm thấy có loại ARN có hoạt tính enzim. Hãy chỉ ra những điểm cấu trúc
của ARN thuận lợi cho việc hình thành cấu trúc của enzim.
Câu 2 (2.5 điểm)

a. Ion K+ được vận chuyển qua màng sinh chất qua kênh K+ và vận chuyển nhờ protein
vận chuyển gọi là bơm K+. Hai phương thức vận chuyển này có những điểm gì giống
và khác nhau?
b. Hình ảnh dưới đây mơ tả cấu trúc một loại bào quan trong tế bào nhân thực.
- Hãy xác định tên của bào quan và cấu trúc
A được kí hiệu trong hình 1.
- Hãy chỉ ra các đặc điểm của cấu trúc A giúp
bào quan thực hiện được chức năng một cách
hiệu quả.
2. Trong quá trình phân bào của tế bào động
vật, cần có sự tham gia của hai thành phần
thuộc hệ thống khung xương tế bào. Đó là hai
thành phần nào? Hãy phân biệt hai thành
phần đó ở hai tiêu chí: cấu trúc và hoạt động
tham gia trong chu kỳ tế bào.
Câu 3 (2,5 điểm)
a) Hình dưới đây minh họa cho cấu trúc của kênh vận
chuyển ion K+ trên màng sinh chất của một tế bào
động vật. Trong cấu trúc của kênh, loại axit amin
nào phù hợp ở các vị trí:
(i) bề mặt phía trong nơi K+ đi qua;
(ii) phần tiếp xúc với lõi kỵ nước của lớp
phôtpholipit;
(iii) phần tiếp xúc với tế bào chất;
(iv) phần tiếp xúc với chất nền ngoại bào. Hãy giải
thích?
Các tế bào trong mơ nhận biết nhau nhờ glycoprotein màng. Giải thích tại sao chất
độc A làm mất chức năng của bộ máy Golgi dẫn đến làm hỏng tổ chức mô.
Câu 4(2,5 điểm)
a. Nêu cấu trúc của enzim và các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động của enzim.

b. Tại sao chất ức chế cạnh tranh lại ảnh hưởng đến hoạt động của enzim? Vẽ sơ đồ
trên trục tọa độ( trục tung tốc phản ứng, trục hoành nồng độ cơ chất) để minh họa cho
tác động của chất ức chế cạnh tranh đến hoạt động của enzim và giải thích? Trình bày
phương pháp làm giảm tác động của chất ức chế cạnh tranh.
Câu 5(2,5 điểm)


a. Trong hô hấp tế bào giai đoạn đường phân và chu trình Crép có mối quan hệ như
thế nào với hoạt động của chuỗi truyền electon trên màng trong của ti thể? Nếu hoạt
động của chuỗi truyền electron bị ức chế ngừng hoạt động ảnh hưởng như thế nào
đến giai đoạn đường phân và chu trình Crép? giải thích tại sao?
b. Khi cơ thể hoạt động mạnh tiêu tốn nhiều ATP, hoạt động càng mạnh thì ATP tiêu
tốn càng nhiều và hô hấp tế bào diễn ra càng mạnh. Thơng qua thơng tin này em có
thể đề xuất giả thuyết về cơ chế để giải thích về sự tiêu tốn ATP đến tốc độ hô hấp tế
bào.
Câu 6 (2.5 điểm).
a. Nêu mối quan hệ giữa pha sáng và pha tối của quang hợp. Nếu cây đang để ngoài
sáng mà đưa vào trong tối thì chất nào trong chu trình Canvin tăng, chất nào giảm và
giải thích.
b. Cho phương trình khái quát của quang hợp như sau:
6 CO2 + 12 H20 -> C6H1206 + 602 + H20
Thông tin nào trên phương trình trên cho biết nước sinh ra trong quang hợp là sinh ra
từ pha tối và giải thích.
Câu 7(2,5 điểm)
a. Gỉa sử có 3 phân tử gồm tinh bột, glycogen, xenlulozo đều có 1555 đơn phân
glucozo. 3 loại phân tử này có gì giống và khác nhau về cấu trúc và chức năng? Nếu
phân tử glycogen trên có 10 nhánh mà mỗi nhánh có 10 đơn phân anpha glucozo thì
phân tử này có bao nhiêu liên kết 1-4 anpha glucozit và giải thích.
b. Dựa trên cơ sở về nào về cấu trúc mà người ta có thể xác định được mức độ phân
nhánh của glycogen và giải thích.

Câu 8(2,5 điểm).
Gỉa sử một mạch (mạch 1) của phân tử ADN ở tế bào sinh trứng có hiệu của A với T
bằng 10% số nu của mạch, có hiệu của G với A bằng 20% số nu của mạch và hiệu
của G với X bằng 10% số nu của mạch. Mạch cịn lại (mạch 2) có T bằng 3000 nu.
a. Tính số nu mỗi loại của mỗi mạch ADN.
b. Tính số liên kết photphođieste trong phân tử ADN
c. Tính số liên kết hydro trong phân tử AND
d. Phân tử ADN này giống hay khác với phân tử ADN nằm trong cùng một cặp NST
tương đồng với nó và giải thích.

…………….HẾT……………


SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI
ĐỀ THỨC
ĐỀ CHÍNH

KỲ THI NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2020-2021
MÔN: SINH HỌC - KHỐI 10 – LẦN II
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 04 trang, gồm 10 câu)
Ngày thi: 09 tháng 11 năm 2020

Câu 1 (2,0 điểm)
1. Hãy cho biết nhận định sau đây đúng? Nhận định nào sau đây sai? Nếu sai hãy giải thích.
a. Trong đường phân chỉ tạo ATP mà không tạo ra ADP.
b. Phân tử NADH và FADH2 đều là dạng oxi hoá, đều được giải phóng từ chuỗi chuyền điện tử ở màng

trong ty thể.
c. Sản phẩm của đường phân được trực tiếp đi vào chu trình Krep.
d. Trong điều kiện có ơxi hay khơng có ơxi thì q trình đường phân vẫn xảy ra.
e. Một số enzim của chuỗi chuyền êlectron do gen trong ti thể quy định, các phân tử mARN phiên mã từ
các gen này được chuyển ra tế bào chất để dịch mã.
2. Em hãy đề xuất những điểm giống nhau về quá trình tổng hợp ATP theo cơ chế hóa thẩm, diễn ra ở
màng sinh chất của vi khuẩn hiếu khí, màng trong ti thể và màng tilacoit của lục lạp? Từ những điểm
giống nhau đó em có thể rút ra được kết luận gì?
3. Theo em, quá trình hơ hấp tế bào đã tạo ra những sản phẩm trung gian quan trọng nào? Giải thích?
Câu 2 (2,0 điểm)
1. Trong q trình đường phân nếu loại bỏ đihiđrơxyaxetol -3-phơtphat khi mới được tạo ra thì có ảnh
hưởng gì tới các giai đoạn tiếp theo của quá trình đường phân? Giải thích?
2. Nghiên cứu chỉ ra rằng, oligomycin là một loại kháng sinh ức chế Enzim tổng hợp ATP bằng cách ngăn
chặn dòng proton đi qua tiểu phần Fo vào chất nền ti thể. Sau khi tiêm oligomycin một thời gian, người
ta thấy nồng độ lactat tăng cao trong máu của chuột thí nghiệm.
- Hãy mơ tả cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thầm.
- Giải thích ngun nhân của hiện tượng nêu trên.
3. “Mặc dù quá trình electron vịng có thể là một đồ thừa của tiến hóa để lại” nhưng cũng đóng một vai
trị có lợi cho thực vật bậc cao. Bằng kiến thức của mình, em hãy chứng minh điểm kém tiến hóa và
ưu điểm của nó.
Câu 3 (2,0 điểm)
1. Hãy cho biết các câu sau đúng hay sai? Nếu sai thì giải thích?
a. Cacbon là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong cơ thể sống.
b. Nước điều hòa nhiệt độ bằng hấp thụ nhiệt để hình thành các liên kết hidro và giải phóng nhiệt khi
phá vỡ liên kết hidro giữa chúng.
c. Liên kết disunfit là một loại liên kết yếu có trong cấu trúc bậc 3, bậc 4 của protein.
d. Protein được gắn với cacbohydrat tạo glicoprotein ở lưới nội chất hạt.
e. Lipit gắn với cacbohydrat ở bộ máy Gongi.
2. Khi ti thể dạng tinh sạch được hoà vào dung dịch đệm chứa ADP, Pi và một cơ chất có thể bị ơxi hố,
ba q trình sau xảy ra và có thể dễ dàng đo được và biểu diễn ở đồ thị dưới đây: Cơ chất đó bị ơxi hố;

O2 được tiêu thụ và ATP được tổng hợp. Cyanua (CN) là chất ức chế sự vận chuyển điện tử đến O 2.
Oligomycin ức chế enzyme ATP synthaza bằng cách tương tác với tiểu đơn vị F0. 2,4-dinitrophenol
(DNP) có thể khuếch tán dễ dàng qua màng ti thể và giải phóng 1 proton vào chất nền, do đó làm giảm
sự chênh lệch nồng độ H+ (gradient proton).
Hãy cho biết x, y, z là những chất nào trong số các chất dưới đây? Giải thích.

1


Câu 4 (2,0 điểm)
1. Vẽ tóm tắt sơ đồ chu trình Canvin.
2. Trong chu trình Canvin:
a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích?
b. Khi giảm nồng độ CO2: Một chất tăng, một chất giảm. Đó là những chất nào? Giải thích?
3. Nêu cấu tạo chung của các enzim trong cơ thể sống. Bằng cơ chế nào tế bào có thể ngừng việc tổng hợp
một chất nhất định khi cần?
Câu 5 (2,0 điểm)
1.
Một mẫu tế bào cơ được nuôi cấy trong mơi
trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh
sang điều kiện thiếu oxy. Nồng độ của 3 chất:
Glucozo -6- photphat, axit lactic và fructozo - 1,6
–diphotphat được đo ngay sau khi loại bỏ oxy
khỏi môi trường nuôi cấy? Hãy ghép các đường
cong 1,2,3 trên đồ thị cho phù hợp với sự thay đổi
nồng độ 3 chất trên? Giải thích?
2. Theo em, các quan điểm sau về quá trình quang hợp là đúng hay sai? Giải thích?
a. Trong photphoril hóa quang hóa khơng vịng, điện tử bị mất của P680 được bù lại bởi điện tử của
P700.
b. Điện tử bật ra từ P680 đi qua chuỗi truyền điện tử tạo động lực bơm H + qua màng tilacoit, nhờ đó

ATP được hình thành theo cơ chế hóa thẩm.
c. Quang phân li nước ở PSII trên mặt màng phía xoang tilacoit: tạo ra 2H + từ một phân tử nước, làm
tăng nồng độ H+ trong xoang tilacoit.
d. Ở thực vật CAM loại bỏ hồn tồn tinh bột ở lục lạp thì quá trình cố định CO2 ban đêm vẫn tiếp tục
xảy ra.
Câu 6 (2,0 điểm)
1. Nêu sự khác biệt giữa các cơ chế chất truyền tin thứ hai và cơ chế hoạt hóa gen.
2. Trong tế bào, bơm prơtơn (bơm H+) thường có mặt ở những cấu trúc nào? Nêu chức năng của chúng ở
mỗi cấu trúc đó?
3. Đồ thị nào dưới đây phản ánh sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế bào trải qua
phân chia nguyên phân? Giải thích tại sao?

2


Câu 7 (2,0 điểm)
1. Chất adrênalin gây đáp ứng ở tế bào gan bằng phản ứng phân giải glicôgen thành glucơzơ, nhưng khi tiêm
adrênalin vào tế bào gan thì khơng gây được đáp ứng đó.
a. Tại sao có hiện tượng trên?
b. Trong con đường truyền tín hiệu từ adrênalin đến phản ứng phân giải glicơgen, chất AMP vịng
(cAMP) có vai trị gì?
2. Giải thích tại sao, người bị nhiễm khuẩn Vibrio cholerae nhanh chóng bị mắc tiêu chảy cấp và nếu khơng
được điều trị đúng cách có thể dẫn đến tử vong do mất muối và nước? Biết rằng, độc tố tiêu chảy thực
chất là một enzim làm biến đổi hóa học G-prơtêin liên quan đến điều tiết lượng muối và nước.
Câu 8 (2,0 điểm)
1. Khi uống rượu, ethanol được hấp thu qua ống tiêu hoá và chuyển đến dịch ngoại bào và nội bào trong cơ
thể. Ethanol được thải phần lớn qua gan (chiếm 90%), còn lại qua phổi và thận. Ở người khoẻ mạnh
bình thường nặng 60 kg, mỗi giờ thải được 6 g ethanol. Theo luật giao thông, giới hạn nồng độ cồn
(ethanol) trong máu cho phép đối với người điều khiển phương tiện cơ giới là 0,5 mg/mL máu. Giả sử
một người khoẻ mạnh bình thường nặng 60 kg có lượng nước chiếm 65% khối lượng cơ thể. Người này

uống 2 chai bia (350 mL/chai) có nồng độ ethanol là 5%. Sau một giờ, người này có được phép điều
khiển phương tiện cơ giới theo luật giao thông không? Tại sao?
2. Các rối loạn hô hấp có thể được phân loại một cách đơn giản thành dạng tắc nghẽn và dạng hạn
chế. Rối loạn dạng tắc nghẽn được đặc trưng bởi sự giảm dịng khí trong ống hô hấp. Rối loạn dạng
hạn chế đặc trưng bởi sự giảm thể tích khí ở phổi. Hình dưới đây cho thấy hình dạng của đường cong
Dịng chảy - Thể tích đo được khi hít vào cố sức và thở ra cố sức ở người khỏe mạnh với chức năng
hô hấp bình thường và bốn bệnh nhân bị các rối loạn hô hấp thường gặp.

a. pH máu của bệnh nhân bị rối loạn dạng 1 có thay đổi so với người khỏe mạnh khơng? Giải thích.
b. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 3 có nhịp thở thay đổi so với người khỏe mạnh khơng? Vì sao?
c. Bệnh nhân bị rối loạn dạng 2 có thời gian hít vào cố sức dài hơn. Giải thích.
d. Thể tích khí cặn của bệnh nhân bị rối loạn dạng 4 có thay đổi so với người khỏe mạnh khơng? Vì sao?
Câu 9 (2,0 điểm)
Bảng dưới đây thể hiện sự thay đổi áp lực máu (mmHg) ở tâm nhĩ trái, tâm thất trái và cung động mạch
chủ trong một chu kỳ tim bình thường của một loài linh trưởng. T0 là thời điểm bắt đầu của một chu kì tim.

3


Thời điểm
T + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 + T0 +
T0 0
(giây)
0,05 0,10 0,15 0,20 0,25 0,30 0,35 0,40 0,45 0,50 0,55 0,60 0,65 0,70 0,75
Áp lực
máu ở tâm
nhĩ trái

4


10

15

12

6

9

6

10

12

13

10

9

8

6

5

4


Áp lực
máu ở tâm
thất trái

4

10

15

12

30

92

112

95

55

13

10

9

8


6

5

4

Áp lực
máu ở
86 84
cung động
mạch chủ

82

80

79

92

112

95

90

96

91


90

89

88

87

86

a. Van nhĩ thất, van động mạch chủ đóng hay mở tại những thời điểm: T0 + 0,20; T0 + 0,30; T0 + 0,40 và
T0 + 0,50? Giải thích.
b. Một cá thể của loài này bị hẹp van động mạch chủ. Thời gian trung bình của một chu kỳ tim ở cá thể
này dài hay ngắn hơn so với bình thường? Giải thích.
Câu 10 (2,0 điểm)
1. a. Hãy ghép các thành phần của đơn vị thận (ống lượn gần, ống lượn xa, ống góp, cầu thận, nhánh lên
quai Henle) ở động vật có vú với các đặc tính hoặc sự kiện tương ứng trong bảng sau:
Đặc tính hoặc sự kiện
Thành phần của đơn vị thận
Ion Cl- được bơm tích cực ra ngồi
1
Máu được lọc
2
Hầu như tất cả gluco được tái hấp thu lại
3
Nước tiểu trở lên axit
4
Ion Na+ được tái hấp thu nhờ tác động của aldesteron
5
b. Khi huyết áp thấp thì quá trình lọc ở cầu thận của cơ quan bài tiết nước tiểu bị trở ngại, thận đã tự

điều chỉnh huyết áp bằng cách nào để quá trình lọc trở lại bình thường?
2. Người ta kích thích sợi trục của nơron và ghi được đồ thị điện thế hoạt động A. Giả sử sau đó tiếp tục
tiến hành 3 thí nghiệm độc lập:
- Thí nghiệm 1: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm giảm nồng độ K+ trong nơron.
- Thí nghiệm 2: Kích thích sợi trục của nơron sau khi làm tăng nồng độ K+ trong nơron.
- Thí nghiệm 3: Kích thích sợi trục của nơron với cường độ kích thích nhỏ hơn lúc đầu
Hãy cho biết thí nghiệm nào trong 3 thí nghiệm nêu trên gây nên sự thay đổi từ đồ thị điện thế hoạt động
A(đường cong nét liền) sang đồ thị điện thế hoạt động B(đường cong nét đứt quãng)? Giải thích?
mV
+50

0

B
A

-50
-70

B

Thời gian (‰ giây)
--------------------------Hết-------------------------- Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu;
- Giám thị khơng giải thích gì thêm.

4


Đáp án
Câu 1

1. (Mỗi câu làm đúng và giải thích đúng 0,2 điểm)
a. Sai. Trong giai đoạn khởi động của đường phân tế bào photphoril glucozơ bằng 2 phân tử ATP
giải phóng 2 phân tử ADP.
b. Sai. Chúng là dạng khử, đều là con thoi vận chuyển điện tử được đem đến chuỗi truyền điện tử
để nhường e- trở thành dạng oxi hoá là NAD+, FAD+
c. Sai. Sản phẩm của đường phân là axitpiruvic trước khi vào chu trình Krep loại CO2 (khử CO2)
và oxi hoá (tách H+) thành axetil- CoA, chất có hoạt tính mạnh đi vào chu trình Krep.
d. Đúng
e. Sai, do ribosome của ti thể dịch mã.
2. (0,5 điểm)
Những điểm giống nhau:
+ Sử dụng một chuỗi vận chuyển electron mang năng lượng cao, kết cặp với vận chuyển prôton
(H+) vào xoang màng tạo nên građien nồng độ prôton( H+).
+ Sự vận động của H+ xuôi chiều građien qua ATP – synthase thúc đẩy cho quá trình tổng hợp
ATP từ ADP và phôt phát vô cơ.
+ Phức hệ ATP – synthase (F0F1) có phần F0 gắn trên màng, còn phần F1 thực hiện phản ứng xúc
tác tổng hợp ATP luôn hướng vào chất nền (ti thể, lục lạp) hoặc tế bào chất vi khuẩn.
- Ý nghĩa: Những điểm giống nhau trên là một bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết ‘nội cộng sinh’
về nguồn gốc của ti thể và lục lạp trong tế bào nhân thực.
3. (0,5 điểm)
Các sản phẩm quan trọng từ q trình hơ hấp tế bào :
- Axit piruvic : là nguyên liệu để tổng hợp Glyxeron, axit amin  tổng hợp Lipit và protein,
- Axetyl CoA : nguyên liệu tổng hợp các axit béo, sterol  tổng hợp lipit đơn giản và các lipit
phức tạp khác
- Các axit hữu cơ từ chu trình Crep  tổng hợp các axit amin  protein
- Các chất khử (NADH, FADH2) và năng lượng ATP  tham gia vào nhiều phản ứng sinh tổng
hợp khác nhau
Câu 2
1. (0,5 điểm)
- Nếu loại bỏ dihidroxyaxetol - 3 phosphat khi mới tạo ra => không biến đổi tạo thành

glixeraldehit - 3phosphat => chỉ có 1 phân tử glixeraldehit - 3phosphat tham gia vào pha thu
hồi năng lượng => pha thu hồi chỉ tạo được 2ATP trực tiếp.
2. (0,5 điểm)
- Cơ chế tổng hợp ATP theo thuyết hóa thẩm tại ti thể:
+ Vận chuyển electron, bơn H+ tạo điện thế màng
+ Hoạt động tổng hợp ATP của ATP-synthetaza
- Khi tiêm oligomycin:
+ Các ATP-synthetaza bị ức chế bởi oligomycin sẽ ngừng hoạt động
+ Chu trình Creb bị ức chế: do chuỗi truyền e ngừng hoạt động.
+ Nhu cầu năng lượng của cơ thể phải được đáp ứng, các tế bào tăng cường đường phân và lên men
để thu năng lượng nên lactat sản sinh nhiều nồng độ tăng cao trong máu
3. (1 điểm)
- Dịng electron vịng ln đi cùng q trình photphoryl hóa vịng. Nó chỉ tạo ATP mà khơng tạo ra
NADPH và O2.
- Ở thực vật bậc cao có sự tồn tại của cả hai q trình photphoryl hóa vịng và khơng vịng (q
trình này tạo NADPH, ATP và O2 do q trình quang phân li nước).
+ Khi cây bị thiếu nước
+ Q trình electron vịng có chức năng bảo vệ tế bào khỏi bị tổn thương do ánh sáng mạnh.

5


+ Ở thực vật C4, cần sử dụng ATP tái tạo chất nhận.
Câu 3
1. (1 điểm – mỗi câu trả lời giải thích đúng được 0,2 điểm)
a. Sai . Oxi là nguyên tố chiếm hàm lượng lớn nhất trong có thể sống (65%).
b. Sai .Nước giải phóng nhiệt khi hình thành liên kết hidro và hấp thụ nhiệt khi bẻ gãy các liên
kết hidro.
c. Sai. Liên kết disunfit là liên kết cộng hóa trị giàu năng lượng.
d. Đúng.

e. Đúng.
2. (1 điểm)
- x là cơ chất
- y có thể là oligomycin hoặc CN
- CN
- z là DNP
Câu 4

1. (0,5 điểm)

2 (1 điểm)
a. Khi tắt ánh sáng: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là APG (axit photphoglyxeric), chất giảm là RiDP (ribolozo diphotphat)
b. Khi giảm nồng độ CO2: một chất tăng, một chất giảm:
- Chất tăng là RiDP (ribolozo diphotphat), chất giảm là APG (axit photphoglyxeric)
3. (0,5 điểm)
Về enzim:
- Cấu tạo chung của một enzim:
+ Enim có bản chất là protein, có cấu trúc khơng gian phức tạp
+ Enzim có thể được cấu tạo hoàn toàn từ protein hoặc protein kết hợp với các chất khác không phải là
protein (cofactor)
*Tế bào có thể điều khiển tổng hợp các chất bằng cơ chế ức chế ngược âm tính. Sản phẩm khi được
tổng hợp ra quá nhiều sẽ trở thành chất ức chế quay lại ức chế enzim xúc tác cho phản ứng đầu tiên của
chuỗi phản ứng tạo ra sản phẩm đó.
Câu 5:
1. (1 điểm)
Tế bào cơ được ni cấy trong mơi trường sục khí oxy, rồi sau đó được chuyển nhanh sang điều kiện
thiếu oxy thì tế bào sẽ chuyển từ hơ hấp hiếu khí sang lên men. Q trình này khơng có chu trình crep
và chuỗi chuyền electron nên lượng ATP bị giảm mạnh, ATP chỉ được hình thành qua đường phân nhờ
photphorin hóa mức cơ chất.

- Đường cong số 1: sự thay đổi nồng độ của axit lactic
- Đường cong số 3: ứng với sự thay đổi nồng độ của glucozo-6-photphat
- Đường cong số 2: ứng với sự thay đổi nồng độ fructozo - 1,6 –diphotphat 2. (1 điểm)
a. Sai. Trong photphoril hóa quang hóa khơng vịng, điện tử bị mất của P680 được bù lại bởi điện tử
của H2O nhờ quá trình quang phân li nước.

6


b. Đúng.
c. Đúng.
d. Sai. Chất cố định CO2 tạm thời vào ban đêm là PEP được hình thành từ tinh bột nên loại bỏ hồn
tồn tinh bột thì q trình này dừng lại.
Câu 6
1. (0,5 điểm)
Điểm
Cơ chế chất truyền tin thứ hai
Cơ chế hoạt hóa gen
- Thụ thể ở màng sinh chất
- Thụ thể trong tế bào chất hoặc trong 0,125
nhân.
- Chất truyền tin không khuếch tán trực - Chất truyền tin khuếch tán trực tiếp 0,125
tiếp được qua màng (bản chất protein, được qua màng (bản chất lipit)
0,125
peptit,...)
- Đáp ứng chậm hơn, lâu hơn.
- Đáp ứng nhanh chóng, ngắn hơn.
- Có sự phiên mã, dịch mã.
0,125
- Khơng có sự phiên mã, dịch mã.

2. (1 điểm)
Bơm proton là một protein xuyên màng có khả năng tạo nên một gradient proton qua màng sinh
học. Trong tế bào bơm proton thường có mặt trong:
- Màng trong của ti thể
- Màng tylacoit
- Màng Lizoxom
- Màng sinh chất
3.
(0,5 điểm)
Đồ thị hình A giải thích đúng sự thay đổi hàm lượng tương đối của ADN ti thể khi một tế bào trải qua
phân chia nguyên phân vì:
Câu 7
1. a. Adrênalin (epinephrin) tác động lên tế bào gan bằng cách liên kết đặc thù với thụ thể màng,
phức hệ [adrênalin/thụ thể] hoạt hóa prơtêin G, prơtêin G hoạt hóa enzim adênylat – cyclaza,
enzim này phân giải ATP → AMP vịng (cAMP), cAMP hoạt hóa các enzim kinaza, các enzim
này chuyển nhóm phosphat và hoạt hố enzim glicôgen phosphorylaza là enzim xúc tác phân
giải glicôgen thành glucôzơ. Tiêm adrênalin trực tiếp vào trong tế bào không gây đáp ứng do
thiếu thụ thể màng.
b - cAMP có vai trị là chất truyền tin thứ hai:
+ Nhận thơng tin từ chất truyền tin thứ nhất
+ Hoạt hóa enzim photphorilaza phân giải glycogen → glucơzơ, đồng thời có vai trị khuếch đại thông
tin (1 phân tử adrênalin → 104 phân tử cAMP → 108 phân tử glucôzơ).
2. - Khi bị nhiễm khuẩn tả, vi khuẩn sẽ khu trú ở lớp lót của ruột non và sản sinh ra
một độc tố. Độc tố này là một enzim làm biến đổi hóa học G-prôtêin liên quan
đến điều tiết lượng muối và nước.
Câu 8
1. - Sau 1 giờ uống 2 chai bia, theo luật giao thông, người này không được phép điều khiển phương
tiện cơ giới.
- Giải thích:
+ Lượng nước trong cơ thể người này là: 60 x 65% = 39 kg = 39000 mL

+ Lượng ethanol mà người này uống là: 2 x 350 x 5% = 35 g
+ Lượng ethanol còn lại trong cơ thể người này sau 1 giờ là: 35 - 6 = 29g
+ Nồng độ ethanol trong máu của người này sau 1 giờ là: 29/39000 = 0,00074 g/mL = 0,74 mg/mL
(Nồng độ này cao hơn mức cho phép).
2.

7


a. Có. Bệnh nhân 1 có dịng thở ra giảm → H+ tăng → pH giảm.
b. Có. Bệnh nhân 3 có nhịp thở tăng do giảm dung tích sống, giảm thơng khí, CO 2 nhiều; O2 máu giảm
và tăng nhịp thở.
c. Bệnh nhân 2 dịng khí hít vào giảm, thời gian hít vào dài hơn.
d. Bệnh nhân 4 thở ra ít, hít vào ít và khí cặn lưu lại phổi lớn hơn.
Câu 9:
a. - Tại thời điểm T0 + 0,20 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
- Tại thời điểm T0 + 0,30 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ mở.
- Tại thời điểm T0 + 0,40 van nhĩ thất đóng, van động mạch chủ đóng.
- Tại thời điểm T0 + 0,50 van nhĩ thất mở, van động mạch chủ đóng.
b. Cá thể bị hẹp van động mạch chủ có thời gian trung bình của một chu kì tim ngắn hơn so với
bình thường. Vì ở cá thể này, van động mạch chủ không mở ra hết mức khi tâm thất co làm cho
máu không được đẩy hết vào động mạch mà bị ứ lại tâm thất, gây thiếu máu đến nuôi dưỡng các
cơ quan trong cơ thể. Giảm lượng máu đến nuôi dưỡng các cơ quan làm giảm lượng cung cấp
O2 cho tế bào, do đó cơ thể điều hòa bằng cách tăng nhịp tim, giảm thời gian một chu kì tim.
Câu 10
1. (1 điểm)
a.
Đặc tính hoặc sự kiện

Thành phần của đơn vị thận


Ion Cl- được bơm tích cực ra ngồi

1.Nhánh lên của quai Henle

Máu được lọc
Hầu như tất cả gluco được tái hấp thu lại

2. Cầu thận
3. Ống lượn gần

Nước tiểu trở lên axit
4. Ống góp
Ion Na+ được tái hấp thu nhờ tác động của 5.Ống lượn xa
aldesteron
b.
- Cầu thận chỉ lọc được dễ dàng khi có áp suất lọc. Huyết áp thấp thì áp suất lọc càng thấp nên trở ngại
cho quá trình lọc máu tạo nước tiểu đầu. Thận đáp ứng lại bằng cách tiết ra rennin điều chỉnh huyết áp
thông qua hệ thống RAAS để tạo thành Angiotensin II. Chất này làm co mạch máu dẫn đến tăng huyết
áp.
- Angiotensin II kích thích tuyến thượng thận tăng tiết Hoocmon Aldosterol và Hoocmon này tác động
lên ống lượn xa làm tăng tái hấp thu Na+ và nước -> tăng thể tích máu và tăng huyết áp.
2. - Thí nghiệm 1 gây nên sự thay đổi.
- Giải thích:
+ Giảm K+ là giảm chênh lệch điện thế hai bên màng, giảm giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
+ Tăng K+ là tăng chênh lệch điện thế hai bên màng, tăng giá trị điện thế nghỉ và điện thế hoạt động.
- Giảm cường độ kích thích chỉ làm giảm tần số xung thần kinh.

8



SỞ GD&ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI

KỲ THI NĂNG KHIẾU
NĂM HỌC 2020 - 2021
MÔN: SINH HỌC – KHỐI 10

ĐỀ THỨC
ĐỀ CHÍNH

Thời gian làm bài: 180 phút (khơng kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2 điểm): Cho các hình vẽ về cấu trúc màng sinh chất (A, B, C, D và E) dưới đây
(1)
(4)
(3)
(3)
(3)
(3)
(2)
(a)

(3)

A

B


C

(b)

ATP

D

E

a. Gọi tên các thành phần tương ứng được kí hiệu (1), (2), (3) và (4) ở các hình trên.
b. Từ mỗi hình trên, hãy nêu chức năng của prôtêin trong màng sinh chất.
Câu 2 (2 điểm): Epinephrine là một hoocmon được tiết ra từ tuyến thượng thận, có tác dụng
kích thích phân giải glycogen thành glucozơ-1-photphat bằng cách hoạt hóa enzyme glycogen
photphorylaza có trong bào tương của tế bào.
1. Enzyme glycogen photphorylaza hoạt động trong giai đoạn nào của quá trình truyền tin bắt
đầu từ epinephrine?
2. Nếu trộn epinephrine vào dung dịch có chứa glycogen và glycogen photphorylaza đựng
trong ống nghiệm thì glucozơ-1-photphat có được tạo thành khơng? Vì sao?
Câu 3 (2 điểm): Có ba hỗn hợp VSV được ni cấy trong ba bình tam giác chứa dung dịch có
đầy đủ các nguyên tố thiết yếu (ở dạng các chất ion hóa), chỉ trừ nguồn cacbon. Một bình chứa
VK lam, một bình chứa VK nitrat, bình cịn lại chứa VK không lưu huỳnh màu lục. Cả ba bình
đều được đậy nút bơng. Mơi trường ni cấy ban đầu rất trong và được nuôi lắc trong tối 24h
(Giai đoạn I). Mẫu ni cấy sau đó được chuyển ra ni lắc ngồi sáng 24h (Giai đoạn II), rồi
sau đó lại chuyển vào nuôi tĩnh trong tối 24h (Giai đoạn III). Độ đục thu được ở cuối mỗi giai
đoạn như sau. Hãy cho biết trong mỗi bình (A, B, C) có chứa nhóm VSV nào? Giải thích.
Bình
A
B
C


Cuối giai đoạn I
Trong
Trong
Hơi đục

Cuối giai đoạn II
Trong
Hơi đục
Đục hơn

Cuối giai đoạn III
Trong
Hơi đục
Đục hơn


Câu 4 (2 điểm):
Dưa cải muối chua là món ăn quen
thuộc của chúng ta. Vi sinh vật
thường thấy trong dịch lên men gồm
vi khuẩn lactic, nấm men và nấm sợi.
Hình dưới đây thể hiện số lượng tế
bào sống (log CFU/ml) của 3 nhóm
vi sinh vật khác nhau và giá trị pH
trong q trình lên men lactic dưa
cải. Ơxi hịa tan trong dịch lên men
giảm theo thời gian và được sử dụng

Hình 4


hết sau ngày thứ 22.
a. Nguyên nhân nào làm giá trị pH giảm từ ngày thứ nhất đến ngày thứ ba?
b. Tại sao nấm men sinh trưởng nhanh từ ngày thứ 10 đến ngày thứ 26 và giảm mạnh sau ngày
thứ 26?
c. Vì sao nấm sợi vẫn duy trì được khả năng sinh trưởng vào giai đoạn cuối của quá trình lên
men?
Câu 5 (2 điểm): Virus cúm A/H5N1 lây truyền bệnh ở người và gia câm, virus cúm A/H3N2
chỉ lây truyền bệnh ở người. Giả sử, người ta tạo được virus lai bằng cách tách hệ gen ARN của
virus A/H5N1 ra khỏi vỏ capsit của nó, rồi chuyển vào đó hệ gen ARN của virus A/H3N2.
a. Trình bày giải đoạn sinh tổng hợp (nhân lên) của virus lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sau khi
xâm nhập vào tế bào người. Biết rằng virus cúm A có hệ gen ARN (-) và phiên mã tổng
hợp mARN từ khuôn ARN hệ gen của nó.
b. Virus lai thế hệ 1 có khả năng lây truyền bệnh ở gia cầm không? Giải thích.
c. Nếu gen mã hóa gai glycoprotein H (hemagglutinin) bị đột biến ở chủng gốc A/H5N1
thì phần lớn virus lai vừa tạo ra (thế hệ 0) sẽ thay đổi khả năng lây nhiễm ở người như
thế nào? Giải thích.
Câu 6 (1.5 điểm): Một nhà khoa học đã sử dụng hai chất điều hòa sinh trưởng (ĐHST) A và B
để xử lý cho hạt cây rau cải ở giai đoạn trước và sau khi nảy mầm. Ơng đã bố trí 3 lơ thí
nghiệm, mỗi lơ 50 hạt đồng đều nhau về chất lượng. Mỗi chất ĐHST A và B đểu được sử dụng
riêng rẽ ở nồng độ thích hợp.
- Lơ I: không được xử lý (lô đối chứng).
- Lô II: được xử lý với chất A.


- Lô III: được xử lý với chất B.
Kết quả về tỉ lệ nảy mầm (sau 24h xử lý hạt) và đặc điểm thân mầm (4 ngày tuổi) được trình
bày ở bảng dưới đây.
Lơ thí nghiệm


Chất ĐHST

Tỉ lệ hạt nảy mầm Đặc điểm sinh trưởng của thân mầm
(%)

Lơ I

Khơng có

51,3

Mảnh, thẳng và kích thước trung bình

Lơ II

A

96,0

Mảnh, thẳng và dài

Lơ III

B

59,8

Mập, cong và ngắn

Mỗi chất điều hòa sinh trưởng A và B thuộc nhóm nào? Giải thích.

Câu 7 (2 điểm): Trong các thí nghiệm về tác động của ánh sáng và CO2 đến quang hợp, các
cây lúa đã được trồng ở điều kiện nhiệt độ 280C, cường độ ánh sáng khác nhau. Thí nghiệm 1
với 0.04% CO2; cịn thí nghiệm 2 với 0.4% CO2. Kết quả được ghi trong bảng 6
Cường độ ánh sáng (đơn vị)

1

2

3

4

5

6

7

Cường độ quang hợp Thí nghiệm 1

1.5

2.8

3.2

3.2

3.2


3.2

3.2

với CO2 (đơn vị)

1.5

3.5

5.0

6.0

6.5

6.5

6.5

Thí nghiệm 2

a. Hãy vẽ một đồ thị dạng đường liên tục để minh họa 2 kết quả thí nghiệm với quy ước trục
tung là cường độ quang hợp và trục hoành là cường độ ánh sáng.
b. Trong thí nghiệm 1, vì sao khi cường độ ánh sáng ≥ 3 (đơn vị) thì cường độ quang hợp
khơng tăng? Giải thích.
c. Hãy đưa ra 3 ngun nhân khác nhau để giải thích vì sao cường độ quang hợp của các cây
lúa giảm ở nhiệt độ trên 300C?
Câu 8 (1 điểm): Người ta có thể sử dụng enzyme glycolate oxydase trong cây để phân biệt các

nhóm thực vật C3, C4. Hãy thiết kết thí nghiệm để xác định được các nhóm thực vật nói trên
bằng enzyme này. Giải thích kết quả thí nghiệm.
Câu 9 (1 điểm):
Thành tế bào giúp tế bào thực vật duy trì sự ổn đinh tương đối về thẻ tích trước những thay đổi
lớn về thế năng nước do q trình thốt hơi nước tạo ra. Thế năng nước của tế bào thực vật
gồm thế năng chất tan và thể năng áp suất trương. Thể tích tương đối của tế bào tương quan với
thế năng nước và các thành phần của nó như mơ tả trong hình


×