Tải bản đầy đủ (.pdf) (39 trang)

Bộ đề thi năng khiếu môn lịch sử lớp 11 trường chuyên năm 2022

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.97 MB, 39 trang )

SỞ GD & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI

Ngày thi: 11/10/2021

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN I
LỚP 11 SỬ
Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề)

Câu 1 (1,5 điểm)
Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế nào đến phong trào giải phóng
dân tộc thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói riêng?
Câu 2 (2.0 điểm)
Có nhận định cho rằng: Chiến tranh thế giới thứ nhất là “phải xảy ra và khơng thể tránh được”.
a. Giải thích nhận định trên.
b. Theo em, bài học lớn nhất mà nhân loại rút ra từ Đại chiến thế giới thứ nhất là gì?
Câu 3 (1.5 điểm)
Ngày 26/1/1930, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Việt Nam Quốc dân đảng để khẳng định
chủ trương khởi nghĩa với tư tưởng “Không thành công cũng thành nhân”. Phát biểu suy nghĩ của em về quyết
định trên.
Câu 4 (2,5 điểm)
Trình bày và nhận xét về những cách thức Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa Mác – Lê-nin về Việt Nam
trong những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó rút ra bài học cho công tác tuyên truyền của Đảng Cộng sản Việt
Nam hiện nay.
Câu 5 (2,5 điểm)
Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai cấp lãnh đạo cách mạng Việt
Nam kéo dài suốt những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu thế kỉ XX? Giải thích.


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐIỂM 11 SỬ
CÂU/Ý


NỘI DUNG
CÂU 1 Thắng lợi của cuộc Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917 đã ảnh hưởng như thế
nào đến phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới nói chung và cách mạng Việt
Nam nói riêng?
Ý1
Ảnh hưởng của CMT10 đến phong trào GPDT thế giới
- Khái quát về ý nghĩa chung của CMT10….
- Với phong trào GPDT: CMT10 đã mở ra một thời kì mới:
+ Thức tỉnh tinh thần và ý chí đấu tranh của các dân tộc thuộc địa. Vì CMT10 mang tính
chất GPDT => trở thành tấm gương…
+ Đã vạch ra một con đường mới cho các dân tộc thuộc địa, phụ thuộc – con đường cách
mạng vô sản, con đường kết hợp giữa giải phóng dân tộc với giải phóng giai cấp, độc lập
dân tộc gắn liền với CNXH….
+ Trở thành cầu nối giữa phong trào GPDT ở các nước thuộc địa với phong trào cách
mạng của giai cấp vô sản ở chính quốc…Tạo điều kiện khách quan thuận lợi cho phong
trào GPDT: góp phần làm suy yếu CNĐQ, trở thành đồng minh của phong trào GPDT….
Ý2
Ảnh hưởng của CMT10 đến cách mạng Việt Nam
CMT10 Nga đã góp phần cổ vũ, vạch ra con đường mới cho CMVN, tác động mạnh mẽ
đến sự lựa chọn con đường giải phóng dân tộc của Nguyễn Ái Quốc theo khuynh hướng
vơ sản, góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng về đường lối và giải cấp lãnh đạo cách
mạng….
CÂU 2 Có nhận định cho rằng: Chiến tranh thế giới thứ nhất là “phải xảy ra và khơng thể
tránh được”.
a. Giải thích nhận định trên.
b. Theo em, bài học lớn nhất mà nhân loại rút ra từ Đại chiến thế giới thứ nhất là gì?
Ý1
Giải thích nhận định
- Quy luật phát triển không đều của CNĐQ dẫn đến mâu thuẫn giữa hai khối ĐQ già và
trẻ về vấn đề thuộc địa => tất yếu dẫn đến chiến tranh đế quốc để giành giật thuộc địa…

- Các cuộc chiến tranh cục bộ đã xảy ra….=> không giải quyết được mâu thuẫn, mà chỉ là
“màn dạo đầu”, báo hiệu một cuộc đại chiến thế giới….
- Nước Đức rất hung hăng, hiếu chiến, tích cực chuẩn bị cho chiến tranh thế giới….
- Sự ra đời của hai khối quân sự đối lập ở châu Âu: Liên minh và Hiệp ước => cả hai khối
đều tích cực chạy đua vũ trang, sẵn sàng cho chiến tranh…..biến cả châu Âu thành thùng
thuốc súng…
- Sự kiện thái tử Áo – Hung bị ám sát đã trở thành ngòi nổ của chiến tranh…
=> Kết luận: Với bản chất của chủ nghĩa đế quốc, tư duy giải quyết mâu thuẫn bằng chiến
tranh…..thì sự bùng CTTG I là tất yếu, không thể tránh được.
Ý2
Bài học lớn nhất….
HS lựa chọn một trong hai bài học:
- Bài học về giá trị của hồ bình và hậu quả của chiến tranh…
- Bài học về việc giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hồ bình…
CÂU 3 Ngày 26/1/1930, Nguyễn Thái Học triệu tập cuộc họp khẩn cấp của Việt Nam Quốc
dân đảng để khẳng định chủ trương khởi nghĩa với tư tưởng “Không thành công
cũng thành nhân”. Phát biểu suy nghĩ của em về quyết định trên.
HS có thể diễn đạt theo ý kiến riêng nhưng cần làm nổi bật những vấn đề sau:
- Là quyết định nóng vội của những người lãnh đạo mang tâm lý bi quan, thất bại chủ
nghĩa (tiến hành khởi nghĩa khi chưa có sự chuẩn bị chu đáo, lực lượng bị tổn thất nặng, kẻ
thù còn mạnh….thực chất là cuộc bạo động non)….
- Quyết định sai lầm này dẫn đến hậu quả nặng nề là sự thất bại của khởi nghĩa Yên Bái,

ĐIỂM
1.5

1.0
0.25
0.25


0.25

0.25
0.5

2.0

1.5
0.25
0.25
0.25
0.25

0.25
0.25
0.5

1.5

0.5

0.5


CÂU 4

Ý1

Ý2


CÂU 5

sự tan rã của VNQDĐ, sự kết thúc vai trò lãnh đạo của giai cấp tư sản trong phong trào
cách mạng VN….
- Tuy nhiên quyết định đó thể hiện thể hiện tinh thần yêu nước, chí khí cách mạng của các
chiến sĩ VNQDĐ, góp phần cổ vũ tinh thần đấu tranh của dân tộc, để lại bài học kinh
nghiệm về việc tiến hành khởi nghĩa….
Trình bày và nhận xét về những cách thức Nguyễn Ái Quốc truyền bá chủ nghĩa
Mác – Lê-nin về Việt Nam trong những năm 20 của thế kỉ XX. Từ đó, rút ra bài học
cho cơng tác tun truyền đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản VN với nhân
dân hiện nay?
Trình bày và nhận xét về cách thức NAQ truyền bá CN Mác Lê-nin về VN….
- KQ về quá trình NAQ đến với CN Mác Lê-nin và bắt đầu truyền bá về VN….
- Cách thức truyền bá:
+ Ở Pháp và Liên Xô: truyền bá gián tiếp thông qua sách báo, tài liệu….(dẫn chứng)
+ Ở Trung Quốc: thành lập hội VNCMTN, đào tạo cán bộ, xuất bản sách báo, tài liệu, cử
người về nước trực tiếp hoạt động và giác ngộ quần chúng (phong trào vơ sản hố)…(dẫn
chứng)
- Nhận xét:
+ Cách thức truyền bá phong phú, sáng tạo, phù hợp và hiệu quả với thực tiễn Việt
Nam…
+ Góp phần truyền bá sâu rộng CN Mác Lê-nin về nước, thúc đẩy phong trào CN phát
triển sang tự giác, phong trào yêu nước ngả theo khuynh hướng vơ sản, chuẩn bị về tư
tưởng chính trị … đưa đến sự ra đời của ĐCSVN…..
Bài học cho Đảng trong cơng tác tun truyền đường lối, chính sách hiện nay…
- Đảng phải luôn coi trọng công tác truyền truyền đường lối, giác ngộ quần chúng…
- Đảng phải sử dụng nhiều hình thức phong phú, sáng tạo, phù hợp với từng đối tượng:
sách báo, truyền thông, mạng xã hội, đào tạo đội ngũ cán bộ tuyên giáo gần dân, hiểu dân
và giác ngộ trực tiếp cho quần chúng….
Sự kiện lịch sử nào đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai

cấp lãnh đạo cách mạng Việt Nam kéo dài suốt những năm cuối thế kỉ XIX sang đầu
thế kỉ XX? Giải thích.
- Sự kiện: ĐCSVN ra đời (2/1930).
- Trình bày khái quát sự ra đời của Đảng (hoàn cảnh, nội dung Hội nghị thành lập Đảng)
- Giải thích:
+ Cuối XIX đầu XX: các phong trào đấu tranh theo khuynh hướng PK hay DCTS đều thất
bại….=> CMVN khủng hoảng trầm trọng về đường lối và giai cấp lãnh đạo.
+ 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo luận cương những vấn đề dân tộc và thuộc địa của
Lê-nin, xác định con đường cứu nước theo khuynh hướng vô sản … -> mở ra khả năng
giải quyết khủng hoảng về đường lối cứu nước…
+ 1930: ĐCSVN ra đời đã chấm dứt hoàn toàn cuộc khủng hoảng về đường lối và giai
cấp (giai cấp công nhân trở thành giai cấp hoàn toàn tự giác, từ đây đủ khả năng lãnh đạo
cách mạng; CMVN đặt dưới sự lãnh đạo duy nhất của ĐCSVN với đường lối khoa học và
sáng tạo, tổ chức chặt chẽ, kỉ luật nghiêm minh, đội ngũ cán bộ kiên trung, sẵn sàng hi
sinh cho lý tưởng của Đảng… ).
=== Người ra đề: Phùng Thị Hà ===

0.5

2.5

2.0
0.25
0.5
0.75

0.25
0.25

0.5

0.25
0.25

2.5

0.25
1.0
0.25
0.25

0.75


SỞ GD & ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 8/11/2021

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN II
LỚP 11 SỬ
Thời gian: 180 phút ( không kể phát đề)

Câu 1 (2,0 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học về chủ nghĩa phát xít ở Đức, Ý, Nhật Bản trong
những năm 30 của TK XX, hãy chỉ rõ điểm giống và khác về cơ bản giữa 3 nước phát xít đó?
Theo em, bản chất của chủ nghĩa phát xít là gì?
Câu 2 (2,0 điểm): Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 đã tác động đến tình hình thế
giới và Việt Nam như thế nào?
Câu 3 (2,0 điểm): Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng Cộng sản Việt Nam đã xác định
nhiệm vụ của cách mạng Việt Nam như thế nào? Đảng ta đã thực hiện nhiệm vụ đó trong giai
đoạn 1930 - 1945 ra sao? Phân tích sự sáng tạo trong việc thực hiện nhiệm vụ trên?
Câu 4 (2,0 điểm): Nhận xét về phong trào cách mạng Việt Nam trong những năm 1930 – 1931,

Hồ Chủ tịch nói: “Phong trào tuy thất bại nhưng nó rèn luyện lực lượng cho Cách mạng Tháng
Tám sau này”. Bằng kiến thức lịch sử đã học, hãy chứng minh phong trào cách mạng 1930 1931 là cuộc tập dượt, chuẩn bị cho Cách mạng tháng Tám.
Câu 5 (2,0 điểm): Phân tích tính chất của phong trào dân chủ 1936 – 1939.
--------------------------- HẾT--------------------------------Yêu cầu 11 Sử nghiêm túc tuyệt đối khi làm bài!


ĐÁP ÁN VÀ HƯỚNG DẪN CHẤM 11 SỬ
Câu 1 (2,0 điểm):
HS có thể lập bảng
Ý
1

2

Ý
1

Nội dung
* Giống nhau:
- Đặc điểm kinh tế: đều nghèo tài nguyên, ít thuộc địa (hoặc khơng có), thị trường tiêu thụ hẹp.
- Mưu đồ, thái độ trong quan hệ quốc tế: đều bất mãn với hệ thống Vecxai- Oasinhtơn, đều muốn
dùng vũ lực và chiến tranh để chia lại thế giới.
* Khác nhau:
Sự
- Quá trình xác - Chế độ dân - Thay chế nền - Chế độ chuyên chế Thiên
khác lập
chủ đại nghị dân chủ đại nghị hoàng dựa trên nền tảng chủ
nhau
chuyển sang chế bằng chế độ phát nghĩa quân phiệt, do đó, quá
độ chun chế xít

trình phát xít hóa chủ yếu
phát xít.
diễn ra trong chính sách của
nhà nước.
- Q trình phát - Q trình phát - Q trình phát xít hóa kéo
xít hóa nhanh xít hóa nhanh và dài về thời gian và gắn liền
chóng.
sớm
với q trình chiến tranh
xâm lược.
- Tiềm lực
- Mạnh (nước - Hạn chế: Lênin - Khá mạnh
lớn, có trình độ gọi là “CNĐQ
cao về kinh tế, của những kẻ
KH- KT)
nghèo khổ”
=> Bản chất: CNPX là nền chuyên chính khủng bố công khai của những phần tử phản động nhất,
sô vanh nhất, đế quốc chủ nghĩa nhất của tư bản tài chính. Do vậy, chủ nghĩa phát xít khơng chỉ
mâu thuẫn với CNXH mà còn đối lập với tất cả các lực lượng đấu tranh cho hịa bình dân chủ
trên thế giới.
Câu 2 (2,0 điểm):
Nội dung
* Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929- 1933
- Trong những năm 1924 - 1929, các nước tư bản bước vào thời kỳ ổn định… Tuy nhiên, sự phát
triển kinh tế diễn ra không đồng đều giữa các ngành kinh tế trong các nước tư bản và giữa các
nước tư bản. Do sản xuất của CNTB tăng lên quá nhanh, cung vượt quá xa cầu dẫn đến hàng hóa
ngày càng giảm giá, ế thừa dẫn tới sự suy thoái trong sản xuất.
- Cuối tháng 10/1929, khủng hoảng kinh tế đã bùng nổ ở Mỹ, sau đó nhanh chóng lan sang các
nước tư bản châu Âu rồi bao trùm cả hệ thống thuộc địa, chấm dứt thời kỳ ổn định và tăng trưởng
của chủ nghĩa tư bản.

* Tác động đến tình hình thế giới:
- Cuộc khủng hoảng diễn ra trong gần 4 năm (trầm trọng nhất là năm 1932), là cuộc khủng
hoảng kéo dài nhất, nặng nề nhất trong TK XX và để lại nhiều hậu quả nặng nề về kinh tế, chính
trị - xã hội cho các nước tư bản:
+ Về kinh tế, cuộc khủng hoảng đã diễn ra trên tất cả các ngành kinh tế, sx cơng nghiệp của TG
trung bình giảm 38% (HS nêu dẫn chứng ở Mỹ và các nước TB khác). Để duy trì giá cả độc
quyền, thu lợi nhuận cao, hàng triệu hecta cây trồng bị phá bỏ, hàng triệu gia súc bị tiêu diệt...
+ Về chính trị, xã hội:
 Từ khủng hoảng kinh tế dẫn tới những hậu quả nặng nề về xã hội và những chấn động dữ dội

Điểm
0,5

0,75

0,25

0,5
Điểm

0,5

0,25


Ý
1

2


về chính trị ở hầu khắp các nước TBCN và thuộc địa. Hàng chục triệu công nhân thất nghiệp,
nông dân mất ruộng đất, nghèo đói, bần cùng; những cuộc đấu tranh, biểu tình, tuần hành của
nhân dân lao động diễn ra sôi nổi, mạnh mẽ.
 Để cứu vãn, trong khi Anh, Pháp, Mỹ tiến hành cải cách kinh tế- xã hội thì Đức, Italia, Nhật
Bản lại tìm lối thốt bằng hình thức thống trị mới (thiết lập chế độ phát xít và gây ra cuộc
chiến tranh thế giới II). Cuộc CTTG thứ II là cuộc CT đẫm máu, lớn nhất trong lịch sử nhân
loại, để lại hậu quả và di chứng hết sức nặng nề - là hậu quả trực tiếp lớn nhất mà cuộc khủng
hoảng kinh tế 1929 - 1933 để lại cho nhân loại.
* Tác động đến Việt Nam:
- Giới cầm quyền Pháp đã trút gánh nặng của cuộc khủng hoảng kinh tế lên nhân dân lao động
Pháp và nhân dân các nước thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Kinh tế Việt Nam vốn đã phụ thuộc
nặng nề vào kinh tế Pháp, nay lại càng suy sụp hơn, đời sống nhân dân ngày càng cực khổ, mâu
thuẫn giữa nhân dân ta với đế quốc, phong kiến tay sai ngày càng sâu sắc.
- Tháng 2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời và lãnh đạo phong trào CMVN trong những
năm 1930- 1931… dẫn đến sự ra đời của Xô viết Nghệ Tĩnh. Phong trào cách mạng 1930- 1931
là cuộc tập dượt đầu tiên chuẩn bị cho Cách mạng Tháng Tám năm 1945…. Ý này thay diễn đạt
chút (trao đổi trực tiếp nhé)
Câu 3 (2,0 điểm):
Nội dung
* Xác định nhiệm vụ:
- Hội nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đầu năm 1930 đã thơng qua Chính cương vắn tắt, Sách
lược vắn tắt, Điều lệ vắn tắt của Đảng do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo làm Cương lĩnh chính trị
đầu tiên của ĐCSVN. Cương lĩnh chính trị đầu tiên đã xác định nhiệm vụ của cách mạng là: đánh
đổ đế quốc Pháp giành độc lập dân tộc và chống phong kiến tay sai phản động giành ruộng đất
cho dân cày… Như vậy, nhiệm vụ của cách mạng được xác định trong Cương lĩnh bao gồm cả
hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và phong kiến nhưng nhiệm vụ dân tộc được đặt
lên hàng đầu.
* Thực tế từ 1930 - 1945, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các nhiệm vụ của CMVN từng bước được
thực hiện và hoàn thành.
- Trong phong trào 1930 – 1931, cách mạng Việt Nam vừa chống Pháp vừa chống phong kiến tay

sai, thực hiện đồng thời hai nhiệm vụ. Đảng Cộng sản Việt Nam (10/130 đổi ĐCS Đông Dương)
nêu cao khẩu hiệu “Đả đảo đế quốc, đả đảo phong kiến”, kết hợp đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang chống lại thực dân Pháp và phong kiến tay sai. Kết quả có nhiều địa phương, điển hình
là Nghệ Tĩnh thành lập được chính quyền cách mạng (Xơ viết Nghệ Tĩnh là một chính quyền nhà
nước của dân, do dân, vì dân, đã thực thi được những chính sách tiến bộ...)
- Trong phong trào dân chủ 1936 – 1939 , Đảng Cộng sản Đông Dương xác định nhiệm vụ trực
tiếp, trước mắt và lãnh đạo nhân dân đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa, chống phát
xít, chống chiến tranh, địi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hồ bình. Đảng lãnh đạo nhân dân
đấu tranh kết hợp các hình thức đấu tranh cơng khai – bí mật, hợp pháp – bất hợp pháp (đưa
người của Đảng ra hoạt động công khai, tham gia nghị trường, ứng cử)...
- Trong thời kì 1939 – 1945 , Đảng Cộng sản Đơng Dương chuyển hướng đấu tranh, Hội nghị
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939 và Hội nghị lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đơng Dương (5/1941) đặt nhiệm vụ giải phóng dân
tộc lên hàng đầu, tạm gác khẩu hiệu cách mạng ruộng đất. Trải qua 6 năm thực hiện cuộc vận
động giải phóng dân tộc 1939 – 1945, cách mạng Việt Nam đã bước đầu thực hiện được các
nhiệm vụ đặt ra. Ngày 2/9/1945, HCM đọc Tuyên ngôn độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân

0,25

0,5

0,25

0,25

Điểm

0,5

0,25


0,25


3

Ý

chủ cộng hịa, đánh dấu cách mạng Việt Nam chính thức hồn thành nhiệm vụ giải phóng dân
tộc. Trước đó ngày 30/8/1945 Bảo Đại thoái vị, chế độ phong kiến Việt Nam hoàn toàn sụp đổ
đánh dấu nhiệm vụ dân chủ, nhiệm vụ giải phóng giai cấp đã được thực hiện được 1 phần mặc dù
khơng triệt để (vì vấn đề ruộng đất chưa giải quyết thấu đáo..)
* Sáng tạo: Mặc dù trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên, Đảng đã vạch ra nhiệm vụ dân tộc và
nhiệm vụ dân chủ, trong đó nhiệm vụ dân tộc là nhiệm vụ hàng đầu, nhưng trên thực tế, Đảng đã
không vận dụng máy móc, cứng nhắc. Quan điểm xuyên suốt trong quá trình lãnh đạo cách mạng
của Đảng là bám sát thực tiễn, trong từng giai đoạn, căn cứ vào những điều kiện lịch sử, bối cảnh
quốc tế và trong nước chi phối, Đảng ta đã có sự thay đổi, điều chỉnh, xác định và thực hiện các
nhiệm vụ cách mạng sao cho phù hợp nhất với tình hình thực tế. Điều đó nói lên sự linh hoạt,
sáng tạo của Đảng, đó chính là căn nguyên cho mọi thắng lợi của cách mạng Việt Nam.
Câu 4 (2,0 điểm):
Nội dung
Phong trào cách mạng 1930- 1931, mà đỉnh cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh là phong trào cách
mạng đầu tiên do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo. Đó là một phong trào cách mạng triệt để,
diễn ra trên qui mô rộng lớn, lôi cuốn đơng đảo quần chúng tham gia với những hình thức đấu
tranh phong phú và quyết liệt.
Phong trào được coi là cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần chúng cho Cách
mạng tháng Tám năm 1945. Bỏi vì:
- Tập dượt về đường lối đấu tranh: Đảng ra đời với Cương lĩnh chính trị đầu tiên vạch ra đường
lối cho cách mạng Việt Nam. Phong trào 1930 – 1931 là sự kiểm chứng đầu tiên về đường lối
đấu tranh do của Đảng đề ra: xác định kẻ thù đế quốc Pháp và PK tay sai, khẩu hiệu đấu tranh,

hình thức – phương pháp đấu tranh
- Tập dượt về vai trò tổ chức, lãnh đạo của Đảng: Phong trào đã khẳng định trên thực tế nhân tố
cơ bản đầu tiên đảm bảo cho thắng lợi của cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam đó là: vai
trị lãnh đạo duy nhất của Đảng với đường lối đúng đắn, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân…
Qua thực tiễn lãnh đạo phong trào, Đảng ta trưởng thành nhanh chóng và sớm khẳng định uy tín
và địa vị của mình trong phong trào cộng sản và công nhân quốc tế.
- Là cuộc tập dượt về phương thức tập hợp lực lượng: Cương lĩnh đầu 30 xác định động lực cách
mạng là toàn dân tộc (trừ bộ phận ra mặt phản cách mạng) trong đó cơng - nơng là đội qn chủ
lực. Trong phong trào 1930 – 1931 lần đầu tiên liên minh công - nơng được hình thành trên thực
tế, cơng nhân và nơng dân đồn kết với nhau trong đấu tranh cách mạng, chứng minh sự đúng
đắn của cương lĩnh. Từ đó, đặt cơ sở cho việc hình thành Mặt trận dân tộc thống nhất sau này trên
nền tảng liên minh công nông
- Đây là cuộc tập dượt về phương pháp đấu tranh cách mạng: Cương lĩnh đầu năm 1930 xác
định rõ phương pháp bạo động, đánh đuổi Pháp, đánh đổ PK tay sai, kết hợp với tuyên truyền vận
động giác ngộ nhân dân… Trong phong trào cách mạng 1930 – 1931, lần đầu tiên, quần chúng
được tập dượt phương pháp cách mạng đúng đắn: phương pháp bạo lực cách mạng của quần
chúng. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhân dân kết hợp đấu tranh chính trị (là chủ yếu) với đấu
tranh vũ trang, đỉnh cao là Xô viết Nghệ Tĩnh..
- Tập dượt về xây dựng mơ hình nhà nước mới của dân do dân vì dân. Từ trong phong trào, Xơ
viết Nghệ - Tĩnh, mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên ở Việt Nam- một chính quyền nhà
nước của dân, do dân, vì dân đã ra đời, thực hiện những chính sách tiến bộ mà trước đó chưa có.
Tuy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn nhưng đã có tác dụng cổ vũ khích lệ nhân dân tiến lên. Chính
quyền Xơ viết trở thành biểu tượng về lịng tin và sức mạnh của quần chúng công nông.
- Phong trào tuy thất bại nhưng để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý báu cho cách mạng sau này

0,5

0,5

Điểm

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25


được vận dụng thành công trong cuộc vận động giải phóng dân tộc (bài học về chỉ đạo chiến
lược - phải giương cao ngọn cờ giải phóng dân tộc, giải quyết đúng đắn mối quan hệ giữa hai 0,5
nhiệm vụ chống đế quốc và phong kiến; về xây dựng lực lượng - phải kết hợp phong trào công
nhân với phong trào nông dân, xây dựng khối liên minh công nông vững mạnh, và trên cơ sở đó
phải xây dựng một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi; về phương pháp cách mạng- phải sử
dụng bạo lực cách mạng của quần chúng để lật đổ ách thống trị của đế quốc và tay sai thiết lập
chính quyền cách mạng của nhân dân; phải chờ đợi, nắm bắt và chớp thời cơ hành động; kết hợp
đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang trong đó đấu tranh chính trị là nịng cốt khi thời cơ tới
thì tổng khởi nghĩa..)
 => Phong trào cách mạng 1930 – 1931 có ý nghĩa như cuộc tập dượt đầu tiên của Đảng và quần
chúng cho Tổng khởi nghĩa tháng 8/1945
Câu 5 (2,0 điểm):
Ý
Nội dung
Điểm
1 Có 3 tính chất:
- Tính chất dân chủ: Mục tiêu: đòi các quyền dân chủ đơn sơ; lực lượng: tập hợp rộng rãi mọi lực

lượng dân chủ (bao gồm cả những người có xu hướng chống phát xít ở Đơng Dương); đối
0,5
tượng/kẻ thù: nhằm vào bọn phản động thuộc địa, chống phát xít, chống chiến tranh – những thế
lực có âm mưu bóp nghẹt tự do dân chủ
2- Tính dân tộc:
- - Xác định nhiệm vụ chiến lược và mục tiêu chiến lược (chống đế quốc, chống phong kiến; giành
độc lập dân tộc và ruộng đất dân cày)- > PT 36 – 39 vẫn nằm trong quá trình vận động giải phóng
0,5
dân tộc Việt Nam 1930 – 1945; kẻ thù trước mắt: chống lại bộ phận nguy hiểm nhất trong kẻ thù
dân tộc (bọn phản động thuộc địa); mục tiêu đấu tranh chỉ chủ trương đòi quyền tự do, dân chủ,
cơm áo, hồ bình - các quyền dân chủ đơn sơ, nhưng là quyền lợi của dân tộc và phải đấu tranh
để đòi từ tay kẻ thù dân tộc; lực lượng: từ quần chúng cơ bản (công – nông) đến các tầng lớp
trên, và cả một bộ phận những người Pháp có xu hướng chống phát xít ở Đơng Dương nhưng
đông đảo nhất là lực lượng dân tộc; quy mô rộng lớn, cả trong và ngoài nước.
+ Phong trào là một bước chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm nhiệm vụ giải phóng dân tộc (xây
dựng được một đội quân chính trị - là lực lượng cơ bản và có ý nghĩa quyết định trong cuộc 0,25
Tổng khởi nghĩa tháng Tám về sau)
3- Là phong trào mang tính cách mạng, khơng phải mang tính cải lương. Là một bước đi, một giai
0,5
đoạn trong q trình cách mạng giải phóng dân tộc do Đảng Cộng sản lãnh đạo; không coi mục
tiêu trước mắt là mục tiêu cuối cùng mà coi mục tiêu trước mắt là tiền đề điều kiện để cách mạng
đi lên, hồn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc....; phong trào triệt để sử dụng những hình thức đt
công khai, nửa công khai... nhưng là sự chuẩn bị lực lượng để tiến lên sử dụng bạo lực cách mạng
giành chính quyền về tay nhân dân....


SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 7/12/2020


ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ BA
MÔN: LỊCH SỬLỚP 11
Thời gian làm bài: 180’ (khơng kể giao đề)
(Đề thi có 01 trang, gồm 05 câu)

Câu 1 (2,0 điểm): Phát biểu suy nghĩ về tính chất xã hội của các nước Á, Phi và
Mĩ La tinh sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ. Đặc điểm nổi bật của
phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong giai đoạn cuối TK XIX – 20
năm đầu thế kỉ XX?
Câu 2 (1,5 điểm): Hãy làm sáng tỏ vai trò của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân
tộc thời kỳ 1919 – 1930.
Câu 3 (2,0 điểm): Có đúng hay khơng khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt
Nam trong những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải thích.
Câu 4(2,0 điểm): Phát biểu ý kiến về nhận định: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời
là bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
Câu 5 (2,5điểm): So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Luận
cương chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đơng Dương có những hạn chế gì?
Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào ở Hội nghị Trung ương lần thứ 8
Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?
--------Hết-------Thí sinh khơng được sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi khơng giải thích gì thêm.
Họ và tên thí sinh:……………………………….; Số báo danh:………………...


Câu
1

Câu

BIỂU ĐIỂM VÀ ĐÁP ÁN CHẤM 11 SỬ

Phát biểu suy nghĩ về tính chất xã hội của các nước Á, Phi và Mĩ La
tinh sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ. Đặc điểm nổi
bật của phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh trong giai
đoạn cuối TK XIX – 20 năm đầu thế kỉ XX?
- Sự biến đổi tính chất xã hội của các nước Á, Phi và Mĩ la tinh sau mấy
thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ:
+ Sau mấy thế kỉ xâm lược của thực dân Âu – Mĩ, từ những nước phong
kiến độc lập (như ở châu Á hay một số khu vực ở châu Phi) hoặc vùng
đất tự do của các bộ lạc và các nhà nước cổ đại của châu Mĩ, các nước
châu Á, châu Phi và Mĩ la tinh đã trở thành thuộc địa (VD: Ấn Độ là
thuộc địa của Anh), nửa thuộc địa (VD, Trung Quốc trước sức ép của 8
nước đế quốc trở thành một nước nửa thuộc địa nửa phong kiến) hoặc
phụ thuộc (như Nhật Bản trước duy tân).
+ Sự chuyển hóa tính chất xã hội cũng như mức độ của tính chất xã hội
của các nước Á, Phi, Mĩ la tinh trong thời kì thực dân phụ thuộc vào mức
độ xâm lược, thống trị, thủ đoạn của thực dân Âu – Mĩ và điều kiện lịch
sử, chính trị, xã hội của từng khu vực, từng nước.
+ Mặc dù có sự khác biệt, song bản chất của các xã hội này cũng như bản
chất của chế độ cai trị thực dân là giống nhau và đều nhằm mục tiêu thiết
lập ách thống trị, biến các khu vực này thành nơi bóc nguồn tài ngun
thiên nhiên, nhân cơng rẻ mạt, thị trường tiêu thụ hàng hóa của chủ nghĩa
tư bản.
- Đặc điểm nổi bật của phong trào giải phóng dân tộc Á, Phi, Mĩ la tinh
trong giai đoạn cuối TK XIX – 20 năm đầu thế kỉ XX:
- Đây là giai đoạn đầu của chiến tranh giải phóng dân tộc- cũng là thời kì
chuyển từ phong trào đấu tranh bảo vệ đất nước sang đấu tranh giành độc
lập dân tộc.
- Trong q trình đấu tranh giải phóng, các hình thức, các con đường, các
xu hướng cứu nước đã được thể nghiệm. Đây là giai đoạn thay đổi tính
chất cuộc đấu tranh chống thực dân (từ phong kiến sang dân chủ tư sản),

vì thế mà tính chất của phong trào cũng mang tính đa dạng của sự quá
độ: phong trào mang ý thức hệ phong kiến, phong trào theo xu hướng tư
sản, phong trào tư sản.
- Sự thay thế các phong trào mang ý thức hệ phong kiến bằng phong trào
có xu hướng tư sản và sau đó chính là phong trào tư sản trong cuộc đấu
tranh đòi độc lập dân tộc ở các nước này là một sự thay thế tất yếu, vì nó
thể hiện xu hướng đi lên của phong trào giải phóng dân tộc.

Điểm
2,0

1,0

1,0

Hãy làm sáng tỏ vai trị của Nguyễn Ái Quốc đối với lịch sử dân tộc Điểm


thời kỳ 1919 – 1930.
- Mở đường giải quyết tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước đầu
TK XX: Sau 10 năm tìm đường cứu nước, kết hợp tìm hiểu lý luận và khảo
sát thực tiễn ở nhiều quốc gia trên thế giới, năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đến
với chủ nghĩa Mác – Lê nin và khẳng định con đường giải phóng dân tộc
theo khuynh hướng vơ sản…

2

- Chuẩn bị điều kiện cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam: 1. Về tư
tưởng chính trị: xây dựng và truyền bá lý luận cách mạng giải phóng dân
tộc vào Việt Nam… 2. Về tổ chức: sáng lập Hội Việt Nam Cách mạng

Thanh niên… đào tạo cán bộ cho quá trình vận động thành lập Đảng….

0,5

- Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối cứu nước và giai cấp lãnh
đạo cách mạng: 1. Triệu tập và chủ trì Hội nghị hợp nhất.. 2. Thống nhất
các tổ chức cộng sản thành một đảng duy nhất…. 3. Soạn thảo Cương lĩnh
chính trị đầu tiên của Đảng, một cương lĩnh giải phóng dân tộc đúng đắn và
sáng tạo, với tư tưởng cốt lõi là độc lập tự do…

0,5

Có đúng hay khơng khi khẳng định: Hoạt động của tư sản Việt Nam
trong những năm 1919-1925 mang nặng tính chất cải lương? Giải
thích.
* Khẳng định: Đây là nhận định Đúng
* Giải thích
- HS giới thiệu hoạt động của tư sản Việt Nam:
+ Tư sản Việt Nam ra đời từ trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai
của Pháp, giai cấp tư sản Việt Nam sớm bị tư sản Pháp và tư sản nước
ngồi cạnh tranh, chèn ép. Họ có ý thức dân tộc, sớm tiếp thu tư tưởng
dân chủ tư sản nên đã sớm đứng lên đấu tranh nhằm giành lấy một vị trí
khá hơn trong nền kinh tế Việt Nam.
+ Năm 1919, tư sản Việt Nam đã tổ chức cuộc tẩy chay tư sản Hoa
kiều… « chấn hưng nội hóa », « bài trừ ngoại hóa »…Năm 1923, địa chủ
và tư sản Việt Nam đấu tranh chống tư bản Pháp độc quyền… một số tư
sản và địa chủ lớn ở Nam Kì lập ra Đảng Lập hiến …
+ Hoạt động của giai cấp tư sản ở Việt Nam trong những năm 1919-1925
có tác dụng cổ vũ tinh thần yêu nước của nhân dân ta và góp phần chuẩn
bị điều kiện cho những phong trào đấu tranh sau.

- Những hoạt động này mang tính cải lương vì:
+ Mục tiêu: chỉ địi quyền lợi cho tầng lớp trên hoặc đòi thay đổi một số

Câu
3

1,5
0,5

Điểm
2,0
0,25

0,75


chính sách trong khn khổ chế độ thuộc địa, khơng hướng tới lật đổ chế
độ thực dân phong kiến, không nhằm chuẩn bị lực lượng để tiến lên làm
cách mạng giải phóng dân tộc, coi những mục tiêu trước mắt cũng là mục
tiêu cuối cùng.
+ Về hình thức – phương pháp: tư sản dân tộc chỉ phát động những cuộc
đấu tranh bằng những hình thức cơng khai hợp pháp... khơng chuẩn bị
cho bạo lực cách mạng.
+ Tổ chức: Đảng Lập hiến chỉ tập hợp tư sản và địa chủ lớp trên. Mặc dù
có đưa ra một số khẩu hiệu địi tự do dân chủ để lôi kéo quần chúng,
nhưng lại dễ dàng thỏa hiệp.
=>Tóm lại Phong trào chỉ giới hạn trong khuôn khổ của chế độ thực dân
phong kiến, phục vụ quyền lợi của các tầng lớp trên nên nhanh chóng bị
phong trào quần chúng vượt qua.
Câu

4

Phát biểu ý kiến về nhận định sau: Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là
bước ngoặt vĩ đại trong tiến trình phát triển của cách mạng Việt Nam.
* Đầu năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời do Nguyễn Ái Quốc
sáng lập trên cơ sở hợp nhất 3 tổ chức cộng sản đầu tiên ở nước ta, là kết
quả của cuộc đấu tranh dân tộc, giai cấp… là sản phẩm của sự kết hợp
giữa chủ nghĩa Mac – Lênin với phong trào cơng nhân…
* Giải thích - Đảng Cộng sản VN ra đời đã chấm dứt tình trạng khủng
hoảng về đường lối cứu nước mấy thập kỉ đầu của thế kỉ XX ở nước ta. Kể
từ đây CMVN bước lên một con đường mới – con đường ĐLDT gắn liền
với CNXH.
- ĐCSVN ra đời đã xác định được đường lối chiến lược là tiến hành cuộc
“tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội Cộng
sản”. Nhiệm vụ của cách mạng là Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến
và tư sản phản cách mạng, làm cho nước Vn được độc lập tự do; lập chính
phủ công nông binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp
lớn của đế quốc và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành
CM ruộng đất...
- ĐCS VN ra đời đã xác định được lực lượng cách mạng là cơng nhân,
nơng dân, TTS, trí thức...
- Đảng ra đời giải quyết khủng hoảng về giai cấp lãnh đạo cách mạng: làm
cho giai cấp công nhân Việt Nam hoàn toàn ý thức được sứ mệnh lịch sử
của mình, có tổ chức lãnh đạo thống nhất, có đường lối chính trị đúng đắn,
kể từ đây PTCN hồn tồn trở thành một phong trào tự giác.
- ĐCS VN ra đời đã đề ra được một phương pháp cách mạng đúng đắn
phù hợp với thực tiễn đấu tranh cách mạng của dân tộc ta.
- Đảng ra đời làm cho cách mạng Việt Nam thực sự trở thành một bộ phận

1,0


Điểm
2,0
0,25

0,25

0,25

0,25

0,25

0,25


khăng khít của CMTG. Từ đây giai cấp cơng nhân và nhân dân Việt Nam
tham gia vào sự nghiệp CMTG một cách có tổ chức….
- Đảng ra đời là bước ngoặt vĩ đại trong lịch sử Việt Nam, là sự chuẩn bị
cho những thắng lợi vang dội và những bước phát triển nhảy vọt của
CMVN, là nhân tố hàng đầu đảm bảo mọi thắng lợi… đưa cách mạng Việt
Nam đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác trong thế kỉ XX : CM tháng
Tám, chống Pháp, chống Mĩ…
Câu
5

So với Cương lĩnh chính trị đầu tiên (đầu năm 1930), Luận cương
chính trị (10-1930) của Đảng Cộng sản Đơng Dương có những hạn chế
gì? Những hạn chế đó được khắc phục như thế nào ở Hội nghị Trung
ương lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (5-1941)?

* Luận cương do Trần Phú soạn thảo, thông qua tại Hội nghị lần thứ nhất
BCH Trung ương lâm thời… tháng 10-1930
- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến:
Cương lĩnh: Đánh đổ đế quốc Pháp, bọn phong kiến và tư sản phản cách
mạng, làm cho nước Vn được độc lập tự do; lập chính phủ cơng nông
binh, tổ chức quân đội công nông; tịch thu hết sản nghiệp lớn của đế quốc
và bọn phản cách mạng chia cho dân cày nghèo, tiến hành CM ruộng
đất........Luận cương: + Hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng là: đánh
đổ phong kiến và đánh đổ đế quốc. Hai nhiệm vụ này có quan hệ khăng
khít với nhau
=> Như vậy, bản Cương lĩnh chính trị đầu tiên xác định nhiệm vụ cách
mạng bao gồm cả hai nội dung dân tộc và dân chủ, chống đế quốc và
chống phong kiến nhưng nổi lên hàng đầu là chống đế quốc và giành độc
lập dân tộc, quyền lợi ruộng đất của nông dân chỉ đặt ra ở mức độ thích
hợp. Cịn Luận cương chưa thấy được mâu thuẫn xã hội chủ yếu ở Đơng
Dương… nên khơng đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, mà
nặng về đấu tranh giai cấp và cách mạng ruộng đất…
- Về tập hợp lực lượng CM: Cương lĩnh: xác định được lực lượng cách
mạng là công nhân, nơng dân, TTS, trí thức; đối với phú nơng, trung tiểu
địa chủ và tư sản thì lợi dụng hoặc trung lập. Luận cương: Động lực cách
mạng là: giai cấp công nhân và nông dân
=> Như vậy, bản cương lĩnh chính trị đầu tiên chủ trương tập hợp lực
lượng tồn dân tộc, thể hiện tư tưởng đại đoàn kết dân tộc... Cịn Luận
cương khơng thấy được khả năng cách mạng của tiểu tư sản, khả năng
chống đế quốc của tư sản dân tộc, khả năng phân hóa và lơi kéo một bộ
phận địa chủ vừa và nhỏ đi theo cách mạng ->cho thấy Luận cương thiếu
một chiến lược đoàn kết dân tộc…

0,25
0,25


Điểm
2,5

0,25

0,5

0,25

0,25

0,25


* Khắc phục tại HN Trung ương 8 tháng 5- 1941
- Về mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến.
HN tháng 5-1941 đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc lên hàng đầu, nhấn
mạnh đó là nhiệm vụ bức thiết nhất… Chủ trương tạm gác khẩu hiệu CM
ruộng đất… tịch thu ruộng đất của đế quốc, Việt gian… tiến tới thực hiện
khẩu hiệu người cày có ruộng....=> Như vậy, HN TW 8 giải quyết đúng
đắn mối quan hệ giữa hai nhiệm vụ chống đế quốc và chống phong kiến...
- Về tập hợp lực lượng cách mạng: Quyết định thành lập ở mỗi nước Đông
Dương một mặt trận riêng: Việt Nam độc lập đồng minh (Việt Minh) là
mặt trận đồn kết dân tộc Việt Nam, khơng phân biệt giai cấp, tầng lớp,
dân tộc...=> Nhờ đó đồn kết được sức mạnh của toàn thể dân tộc vào
cuộc đấu tranh cho độc lập, tự do. Đó là một điển hình thành cơng của
Đảng trong việc xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc, tập hợp lực lượng
cách mạng nhằm giải quyết vấn đề dân tộc trong khuôn khổ từng nước
Đông Dương.

=> Hội nghị 5-1941 đã khắc phục triệt để hạn chế của Luận cương, khẳng
định lại chủ trương đúng đắn trong Cương lĩnh…
NGƯỜI RA ĐỀ: ĐẶNG THU HÀ

1,0


SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LẦN THỨ III

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TRÃI

LỚP 11 SỬ
Môn: Lịch sử

Ngày thi: 27/12/2021

Thời gian làm bài: 180 phút
Câu 1 (1.5 điểm): Phân tích vai trị của Lênin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917?
Hiện nay ở nước Nga và trên thế giới có những hoạt động nào thể hiện sự tri ân đối với Lê-nin
và Cách mạng tháng Mười?
Câu 2 (2.5 điểm): Bằng kiến thức lịch sử đã học về Liên Xô trong thời gian Chiến tranh thế
giới thứ hai, em hãy
a. Hoàn thành bảng thống kê theo mẫu:
Thời gian

Sự kiện

22 - 6 - 1941

6 - 12 - 1941
2 - 1943
30 - 4 - 1945
8 - 8 - 1945
b. Từ bảng trên, hãy đánh giá vai trò của Liên Xô trong Chiến tranh thế giới thứ hai
(1939 - 1945) và lí giải ngun nhân thắng lợi của Liên Xơ trong cuộc chiến tranh này.
Câu 3 (2.0 điểm): Trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới, Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7 1935) đã có những chủ trương gì? Đảng cộng sản Đơng Dương đã vận dụng những chủ trương
đó như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
Câu 4 (2.0 điểm): Cho các dữ kiện:
- Pháp, Nhật
- 12 - 3 - 1945
- Trường Chinh
Những dữ kiện đó đề cập đến sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Giải thích mối liên hệ giữa các
dữ kiện và phát biểu suy nghĩ của em về sự kiện lịch sử đó.
Câu 5 (2.0 điểm): Phân tích những điểm độc đáo của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong
cách mạng tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?

---------------------------------Hết---------------------------------


HƯỚNG DẪN CHẤM THI NĂNG KHIẾU 11 SỬ
Nội dung cần trình bày

Câu
1

Điểm

Phân tích vai trị của Lênin đối với Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917? Cho biết
những việc làm thể hiện sự tri ân đối với Lênin và cách mạng tháng Mười ở nước Nga và

trên thế giới hiện nay.
- Xác định rõ con đường tất yếu của CM Nga sau CMT2 là chuyển từ CMDCTS 1.0
sang CMXHCN: 3 - 4 - 1917, Lê-nin từ Thụy Sĩ trở về nước, đưa ra bản Luận
cương tháng 4, …
- Tận dụng khả năng đấu tranh hịa bình….
- Khi khả năng đấu tranh hịa bình khơng cịn => Lê-nin quyết định chuyển sang
GĐ đấu tranh vũ trang và tích cực chuẩn bị cho khởi nghĩa vũ trang.
- Trực tiếp từ Phần Lan về nước chỉ đạo CMT 10 (7 - 10 - 1917)…
- Khi thời cơ CM chín muồi, Lênin đã kiên quyết chỉ đạo tiến hành khởi nghĩa vũ
trang sớm… và trực tiếp chỉ đạo cuộc khởi nghĩa ở thủ đô.
- Ở Nga: các cơng trình liên quan đến Lênin vẫn hiện diện ở nhiều nơi như tượng 0.5
đài, lăng Lênin, vùng Lêningrad, 1 số nơi Lênin dự họp, phát biểu ý kiến chuẩn bị
cho CMT10 vẫn còn và trở thành di tích LS, HĐ kỉ niệm CMT10 vào ngày 7 11...
- Trên TG: Tại VN, Cuba, cũng có HĐ kỉ niệm CMT10 đặc biệt vào những năm
chẵn, treo ảnh Lênin, học mơn CNXHKH,...

2

Hồn thành bảng thống kê (theo mẫu), từ đó đánh giá vai trị của Liên Xơ trong Chiến
tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945) và lí giải nguyên nhân thắng lợi của Liên Xô trong
cuộc chiến tranh này.
Thời gian

Sự kiện

22 - 6 - 1941

Đức tấn công Liên Xô

6 - 12 - 1941


Hồng quân LX chuyển sang phản công và giành thắng lợi

0.75

ở Moscow
1 - 1942

Với nỗ lực của Liên Xơ góp phần hình thành Mặt trận Đồng
minh chống PX

2 - 1943

Chiến thắng Stalingrad

30 - 4 - 1945

Chiến thắng Berlin

8 - 8 - 1945

Liên Xô tuyên chiến với đạo quân Quan Đông của Nhật Bản

- Liên Xô là lực lượng đi đầu trong cuộc chiến chống CNPX:
+ Trước khi chiến tranh thế giới thứ hai bùng nổ, đã nhiều lần kêu gọi các nước
tư bản Anh, Pháp thành lập mặt trận thống nhất chống phát xít (nhưng bị khước
từ…)

0.25



+ Liên Xơ tham gia chiến tranh làm cho tính chất chiến tranh thay đổi…
- Liên Xô là lực lượng chủ chốt, quyết định giành được những thắng lợi to lớn, 0.75
tạo bước ngoặt trong cuộc chiến chống phát xít, kết thúc chiến tranh:
+ Chiến thắng Mát-xcơ-va (12 - 1941)…; chiến thắng Xta-lin-grat (11 - 1942)…
Chiến thắng Cuốc-xcơ…
+ Liên Xô tấn công Béc-lin, tiêu diệt CNPX Đức, cùng với Mĩ – Anh buộc Đức
đầu hàng không điều kiện (9 - 5 - 1945), chiến tranh kết thúc ở châu Âu…
+ Liên Xô tham gia chống Nhật, đánh tan đội quân Quan Đơng mạnh nhất của
phát xít Nhật, góp phần quan trọng buộc quân phiệt Nhật đầu hàng không điều
kiện, kết thúc chiến tranh thế giới thứ hai…
Nguyên nhân:
- Chủ quan: Sự lãnh đạo của Stalin và Đảng CS Liên Xô; vai trò của những cá 0.5
nhân kiệt xuất (Zhukov,… ); tinh thần chiến đấu bền bỉ, dũng cảm của Hồng quân
và nhân dân LX; tiềm lực CN, KHKT của LX; điều kiện tự nhiên thuận lợi...
- Khách quan: những sai lầm và sự chia rẽ nội bộ của phe phát xít; sự hỗ trợ của 0.25
phe Đồng minh,...
3

Trước nguy cơ chiến tranh thế giới mới, Đại hội VII Quốc tế cộng sản (7 - 1935) đã có
những chủ trương gì? Đảng cộng sản Đông Dương đã vận dụng những chủ trương đó
như thế nào trong phong trào dân chủ 1936 - 1939?
-

Khái quát hoàn cảnh LS: Nguy cơ CNPX và CTTG ...

0.25

-


Đại hội VII của Quốc tế Cộng sản (7 - 1935) tại Mátxcơva đã quyết nghị

0.5

nhiều vấn đề quan trọng:
+ Xác định kẻ thù là CNPX, nhiệm vụ trước mắt của phong trào cách mạng thế
giới là chống phát xít và nguy cơ chiến tranh
+ Mục tiêu: giành dân chủ, bảo vệ hồ bình
+ Thành lập mặt trận nhân dân rộng rãi.
+ Phương pháp: kết hợp các hình thức, phương pháp đấu tranh, trong đó có đấu
tranh nghị trường...
*) Vận dụng của ĐCS Đông Dương trong PT dân chủ 1936 - 1939
- Vận dụng trong chủ trương:
Tháng 7 - 1936, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã họp tại Thượng
Hải (Trung Quốc) do Lê Hồng Phong chủ trì. HN đã dựa trên nghị quyết ĐH VII
QTCS và căn cứ vào tình hình cụ thể trong nước để định ra đường lối và phương
pháp đấu tranh. Hội nghị xác định:
- Nhiệm vụ trực tiếp, trước mắt là đấu tranh chống chế độ phản động thuộc địa,
chống phát xít, chống chiến tranh, đòi tự do, dân sinh, dân chủ, cơm áo, hịa bình.
- Phương pháp đấu tranh là kết hợp các hình thức cơng khai và bí mật, hợp pháp

0.5


và bất hợp pháp.
- Thành lập Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương, đến tháng 3 1938 đổi thành Mặt trận Dân chủ Đông Dương.
- ĐCSĐD kêu gọi các đảng phái chính trị, các tổ chức quần chúng và ND Đông
Dương hành động, đấu tranh cho dân chủ. Phong trào quần chúng lan rộng trong
cả nước
- Vận dụng trong thực tiễn đấu tranh:


0.5

Trong những năm 1936 - 1939, Đảng đã lãnh đạo quần chúng phát huy các hình
thức đấu tranh cơng khai, hợp pháp... tích cực đấu tranh đòi các quyền tự do, dân
sinh dân chủ, cơm áo, hịa bình
+ Đơng Dương đại hội
+ Đón rước Gơ-đa và B-rê-vi-ê
+ Tổ chức các cuộc mít tinh, biểu tỉnh (tiêu biểu là Mít tinh tại nhà Đấu Xảo...)
+ Đấu tranh báo chí
+ Đấu tranh nghị trường
 Nhận xét:
- So với GĐ trước, những chủ trương sách lược của Đảng đã có sự chuyển hướng
kịp thời thể hiện sự vận dụng Nghị quyết ĐH VII QTCS sát hợp với thực tiễn tình

0.25

hình đất nước ta lúc bấy giờ => Vấn đề DT và DC đặt ra ở mức độ thấp, hòa
chung với cuộc đấu tranh chống PX của nhân loại trong nửa cuối 30s TKXX.
- Dấy lên PTQC rộng lớn, có tổ chức, buộc chính quyền TD phải nhượng bộ 1 số
yêu sách cụ thể trước mắt về dân sinh, dân chủ ... tập dượt cho CMT8
4

Cho các dữ kiện:
- Pháp, Nhật
- 12 - 3 - 1945
- Trường Chinh
Những dữ kiện đó đề cập đến sự kiện nào trong lịch sử dân tộc? Giải thích mối liên hệ
giữa các dữ kiện và phát biểu suy nghĩ của em về sự kiện lịch sử đó.
*) Sự kiện cần tìm là chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”


0.25

của BTVTW Đảng CS Đơng Dương.
*) Giải thích:

0.25

- Nhật và Pháp là 2 đối tượng cách mạng được đề cập đến trong chỉ thị
- 12 - 3 - 1945 là thời gian ra đời chỉ thị
- Trường Chinh là Tổng bí thư - người chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ TW
Đảng cho ra đời chỉ thị
*) Phát biểu suy nghĩ:
- Chỉ thị... ra đời hết sức kịp thời, đáp ứng yêu cầu của lịch sử dân tộc VN lúc

0.5


bấy giờ...
- Chỉ thị... ra đời đã xác định được những nhiệm vụ cơ bản của CMVN sau ngày

0.5

Nhật đảo chính Pháp ...
- Chị thị có ý nghĩa hết sức to lớn...

0.5

+ Thể hiện rõ sự nhạy bén, sáng suốt của Đảng trong việc nắm bắt tình hình và
lãnh đạo CM

+ Có giá trị và ý nghĩa như 1 lời hiệu triệu, 1 ngọn cờ dẫn dắt ND ta tiến hành cao
trào kháng Nhật cứu nước rộng rãi…
+ Tạo điều kiện cho các địa phương chủ động, sáng tạo vận dụng chủ trương,
nghị quyết của Đảng sát hợp với tình hình cụ thể ở địa phương mình…
5

Phân tích những điểm độc đáo của nghệ thuật khởi nghĩa vũ trang trong cách mạng
tháng Tám năm 1945 ở Việt Nam?
Làm đáp án gọn lại nhé
- CMT8 là cuộc CM bạo lực

0.5

+ Trong quá trình chuẩn bị cho CM, Đảng đã xây dựng cả LL chính trị và LL
VT....
+ Trong CM, Đảng đã phát động toàn dân nổi dậy khởi nghĩa giành CQ với sự
kết hợp đấu tranh chính trị với đấu tranh vũ trang...
=> Sự kết hợp 2 LL này đã tạo nên sức mạnh áp đảo, dẫn tới thắng lợi nhanh
chóng, ít đổ máu, lập ra nước VNDCCH...
- CMT8 có hình thức phát triển đi từ khởi nghĩa từng phần tiến lên Tổng khởi

0.5

nghĩa
+ Từ 3 – 1945 đến 8 - 1945 Đảng phát động cao trào kháng Nhật cứu nước – thực
chất là một thời kì khởi nghĩa từng phần, làm cho trận địa CM được mở rộng,
LLCM được tăng cường, toàn Đảng toàn dân được rèn luyện, sẵn sàng chủ động
tiến lên chớp thời cơ TKN, ...
+ 8 - 1945: Khi Nhật đầu hàng Đồng minh, thời cơ CM chín muồi, Đảng đã kịp
thời, khẩn trương phát động TKN và kiên quyết hành động CM => Thắng lợi to

lớn, nhanh chóng, ít đổ máu
- CMT8 diễn ra theo hình thái kết hợp cả nông thôn và thành thị
+ LLCM được chuẩn bị trên cả 2 địa bàn nông thồn và thành thị vì khi CTTG II
bùng nổ, Đảng đã rút vào hoạt động bí mật, chuyển trọng tâm cơng tác về nơng
thơn... đồng thời khơng coi nhẹ vai trị thành thị...
+ Khi thời cơ CM xuất hiện, Đảng chủ trương phát động TKN, chiếm ngay
những căn cứ chính, khơng kể nông thôn hay thành thị

0.5


- CMT8 có sự kết hợp chặt chẽ giữa chuẩn bị lâu dài và chớp thời cơ
+ Quá trình chuẩn bị diễn ra trong 15 năm trên tất cả các mặt, qua 3 thời kì,...
+ Tích cực dự đốn thời cơ, thúc đẩy thời cơ qua cao trào kháng Nhật cứu nước
+ Đánh giá chính xác thời cơ và kiên quyết chớp thời cơ phát động TKN

0.5


SỞ GD & ĐT HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN TRÃI
Ngày thi: 09/11/2020

ĐỀ THI NĂNG KHIẾU LỚP 11 SỬ - LẦN THỨ 2
Thời gian làm bài: 180’ (không kể giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm):
Phân tích điều kiện hình thành phong trào u nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ XX. Vì sao
ở thời điểm đó, các sĩ phu cho rằng“cứu nước phải gắn liền với cứu dân”?

Câu 2 (2,0 điểm):
Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Tất Thành: “Tơi muốn đi ra ngồi, xem nước
Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta”
(Trích theo "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", Trần Dân Tiên)
Câu 3 (2,5 điểm):
Làm sáng tỏ nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 mang nội dung mới so với
các phong trào u nước trước đó.
Câu 4 (2,0 điểm):
Khái qt q trình xâm lược Đông Nam Á của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX? Vì sao ở Đơng
Nam Á, chỉ có Xiêm là quốc gia duy nhất giữ được độc lập?
Câu 5 (1,5 điểm):
Giải thích tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.


HƯỚNG DẪN CHẤM 11 SỬ
Nội dung

Điểm

Câu 1 (2,0 điểm):
Phân tích điều kiện hình thành phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ
XX. Vì sao ở thời điểm đó, các sĩ phu cho rằng“cứu nước phải gắn liền với cứu dân”?
* Điều kiện hình thành phong trào yêu nước và cách mạng Việt Nam đầu thế kỉ
XX
- ĐK chính trị: sự thất bại của phong trào yêu nước cuối XIX chứng tỏ độc lập không
0.25
gắn với khuynh hướng phong kiến…=> cần tìm kiếm con đường cứu nước mới.
- ĐK kinh tế: CT khai thác thuộc địa lần 1 của Pháp đã thay đổi cơ cấu kinh tế, du nhập
0.25
quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa…

- ĐK xã hội: giai cấp cũ phân hóa, giai cấp tầng lớp mới xuất hiện: công nhân, tư sản,
0.25
tiểu tư sản….Trong khi giai cấp địa chủ phong kiến đã chấm dứt vai trò lịch sử, giai
cấp mới ra đời chưa đủ khả năng lãnh đạo cách mạng, một bộ phận sĩ phu u nước
đang trong q trình tư sản hóa đã đứng lên tập hợp và khởi xướng phong trào cách
mạng theo khuynh hướng mới….
- ĐK tư tưởng: hệ tư tưởng dân chủ tư sản thâm nhập vào VN thông qua tân thư, tân
0.25
văn….Duy tân Minh Trị, duy tân Mậu Tuất, cách mạng Tân Hợi…
* Trong phong trào yêu nước đầu XX, “cứu nước phải gắn liền với cứu dân” vì:
- Do yêu cầu của thực tiễn: khi Pháp hoàn thành xâm lược Việt Nam, Pháp không thủ
0.25
tiêu chế độ phong kiến mà vẫn sử dụng làm công cụ tay sai cho Pháp…=> nhiệm vụ
cách mạng: vừa chống Pháp để giải phóng dân tộc, vừa chống phong kiến để giải
phóng giai cấp (cứu nước gắn với cứu dân).
- Do phong trào yêu nước cuối XIX thất bại, cho thấy sự nghiệp giải phóng dân tộc
khơng gắn liền với con đường phong kiến, tư tưởng “trung quân ái quốc”, “cứu nước
0.25
gắn với cứu vua” không phù hợp… => các sĩ phu đoạn tuyệt tư tưởng phong kiến, xác
định cứu nước gắn liền với cứu dân, tiến tới xây dựng một xã hội tiến bộ hơn..
- Do tác động của cuộc khai thác thuộc địa lần I, tình hình kinh tế xã hội Việt Nam có
0.25
sự chuyển biến sâu sắc…. => Hệ quả chung là làm cho các tầng lớp nhân dân trong xã
hội bị bần cùng hóa, đời sống khổ cực, nhiệm vụ cấp bách đặt ra là phải cứu nước gắn
với cứu dân…
- Do tư tưởng dân chủ tư sản bên ngoài du nhập vào, dù đến từ nhiều nước khác nhau,
0.25
nhưng đề hướng đến điểm chung là thực hiện quyền dân chủ cho con người, đấu tranh
vì con người, giải phóng con người…nên có sức hấp dẫn với các sĩ phu yêu nước thức
thời….

Câu 2 (2,0 điểm):
Phát biểu suy nghĩ của em về câu nói của Nguyễn Tất Thành: “Tơi muốn đi ra ngoài, xem
nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem xét họ làm như thế nào, tôi sẽ trở về giúp đồng
bào chúng ta” (Trích theo "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ Tịch", Trần
Dân Tiên)
* Câu nói trên thế hiện: khát vọng muốn sang phương Tây, trước hết là sang Pháp để
0.25
học hỏi, tìm kiếm một con đường cứu nước mới của Nguyễn Tất Thành.
* Phát biểu suy nghĩ:
- Đây là nhận thức mới mẻ vì các bậc tiền bối chủ yếu đi sang các nước phương Đông
0.25
như Trung Quốc, Nhật Bản với mục đích tìm kiếm đồng minh, cầu viện… nhưng NTT
lại muốn sang phương Tây, trước hết là Pháp để học hỏi, tìm kiếm con đường cứu
nước…
- Đây là nhận thức đúng đắn, phù hợp với yêu cầu thực tiễn:


+ Mục đích đúng: trong bối cảnh phong trào yêu nước dù theo khuynh hướng PK hay
0.25
DCTS đều thất bại… u cầu đặt ra khơng chỉ là tìm một đồng minh, một sự trợ giúp
từ bên ngoài mà cần một đường lối cách mạng đúng đắn…
+ Hướng đi đúng: sang nước ngồi mà trước hết là sang Pháp vì:
 Pháp là kẻ thù của dân tộc, muốn đánh kẻ thù phải biết rõ về kẻ thù, nhất là với
0.25
một kẻ thù mạnh như Pháp…
 Pháp là nước văn minh, tiến bộ, có trình độ kinh tế và khoa học kĩ thuật tiên
0.25
tiến, hơn hẳn Việt Nam…=> cần học hỏi…
 Pháp là quê hương của CMTS Pháp, Tuyên ngôn Nhân quyền và dân quyền, tư
0.25

tưởng “tự do, bình đẳng, bác ái”…=> NTT muốn tìm hiểu bản chất thực sự của
khẩu hiệu tự do, bình đẳng của nước Pháp….
- Thể hiện lịng yêu nước của NTT, là cơ sở để Người bắt đầu hành trình tìm đường
0.5
cứu nước, đến với chủ nghĩa Mác Lê-nin …đồng thời giúp Người kết nối cách mạng
Việt Nam với cách mạng thế giới, trước hết là với cách mạng Pháp…
Câu 3 (2,5 điểm):
Làm sáng tỏ nhận định: Phong trào cách mạng Việt Nam 1930 – 1931 mang nội dung mới
so với các phong trào yêu nước trước đó.
- Về quy mơ:
0.25
+ Các PT trước: PT Cần Vương chủ yếu diễn ra ở Bắc và Trung Kì, phong trào đầu
XX chủ yếu ở các thành thị lớn…
+ PT 30-31 mang quy mơ rộng lớn, tính thống nhất cao: từ Bắc vào Nam, từ nông thôn
ra thành thị…
0.5
- Về đối tượng, mục tiêu cách mạng:
+ PT trước: PT Cần Vương: chống TD Pháp và phong kiến đầu hàng, khôi phục chế độ
phong kiến. PT đầu XX: chống Pháp hoặc chống PK, thiết lập chế độ tư bản…
+ PT 30-31: nhằm trúng cả hai kẻ thù chính là đế quốc và phong kiến với mục tiêu
giành độc lập dân tộc, ruộng đất dân cày, thiết lập chính quyền cơng – nông – binh…
0.25
- Về lãnh đạo: đây là phong trào đầu tiên do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo…
- Về lực lượng tham gia:
0.5
+ PT trước: PT Cần Vương: chủ yếu là văn thân, sĩ phu yêu nước và nông dân, phong
trào đầu XX: sĩ phu tiến bộ, nông dân, tư sản, tiểu tư sản, công nhân…
+ PT 30-31: thu hút đông đảo quần chúng tham gia, từ công nhân, nông dân đến các
tầng lớp nhân dân thành thị. Đặc biệt sự hình thành liên minh cơng – nơng, phát huy
sức mạnh cách mạng to lớn của quần chúng cơng – nơng…

0.5
- Về hình thức đấu tranh:
+ PT trước: PT Cần Vương: hình thức đấu tranh duy nhất là khởi nghĩa vũ trang, PT
đầu XX: theo xu hướng bạo động hoặc xu hướng cải cách..
+ PT 30-31: sử dụng các hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt, từ thấp đến cao, từ
đấu tranh chính trị như bãi cơng của cơng nhân, biểu tình của nơng dân, bãi thị, bãi
khóa….đến những hình thức vũ trang như phá đồn điền, nhà lao, đập phá huyện
đường…
- Về kết quả: phong trào 30-31 đã làm tan rã bộ máy chính quyền địch ở địa phương,
0.25
thiết lập mẫu hình chính quyền cách mạng đầu tiên theo mơ hình Xơ viết, …
0.25
- Về tính chất: phong trào 30-31 mang tính cách mạng triệt để, đoạn tuyệt hoàn toàn


với chủ nghĩa cải lương…
Câu 4 (2,0 điểm):
Khái quát quá trình xâm lược Đơng Nam Á của chủ nghĩa thực dân cuối thế kỉ XIX? Vì
sao ở Đơng Nam Á, chỉ có Xiêm là quốc gia duy nhất giữ được độc lập?
* Khái quát quá trình xâm lược của CNTD phương Tây vào các nước Đông Nam
1.0
Á:
- Đông Nam Á là khu vực rộng lớn, giàu tài nguyên thiên nhiên…Giữa XIX, chế độ
phong kiến khủng hoảng trầm trọng => các nước thực dân phương Tây đẩy mạnh xâm
lược các nước Đông Nam Á.
- Ở In- đô-nê-xi-a, ngay từ thế kỉ XV, XVI, thực dân Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Hà
Lan đã có mặt và từng bước chiếm lĩnh thị trường. Đến giữa thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn
thành việc xâm chiếm và thiết lập nền thống trị thực dân trên đất nước này.
- Phi-líp-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị từ giữa thế kỉ XVI. Sau chiến tranh Mĩ
- Tây Ban Nha năm 1898, đế quốc Mĩ liền tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Philíp-pin (1899-1902) và biến quần đảo này thành thuộc địa của mình.

- Ở Miến Điện (nay là Mi-an-ma), từ năm 1824 đến năm 1885, thực dân Anh đã tiến
hành 3 cuộc chiến tranh xâm lược. Năm 1885, Anh thơn tính Miến Điện rồi sát nhập
nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
- Mã Lai (nay thuộc Ma-lai-xi-a và Xin-ga-po) sớm bị các nước tư bản nhịm ngó, can
thiệp. Đến đầu thế kỉ XX, Mã Lai hoàn toàn trở thành thuộc địa của Anh.
- Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là đối tượng xâm lược của thực dân Pháp. Đến
cuối thế kỉ XIX, Pháp đã hoàn thành việc xâm lược và bắt đầu thi hành chính sách bóc
lột, khai thác thuộc địa.
- Xiêm trong nửa sau thế kỉ XIX trở thành “vùng đệm” của đế quốc Anh và Pháp. Với
chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo của vua Ra-ma V, Xiêm là nước duy nhất
ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập tương đối ổn định về chính trị.
* Xiêm là quốc gia duy nhất ở Đông Nam Á giữ đươc độc lập vì:
- Xiêm:
+ Chủ quan:
 Trước nguy cơ bị xâm lược, Xiêm đã sáng suốt tiến hành cải cách tồn diện
0.25
theo hướng TBCN, thốt khỏi sự khủng hoảng của chế độ phong kiến…
 Xiêm thực hiện chính sách ngoại giao mềm dẻo, khôn khéo, triệt để lợi dụng
0.25
mâu thuẫn giữa Anh – Pháp, đồng thời cắt một số vùng đất lệ thuộc cho Anh,
Pháp để giữ chủ quyền…
+ Khách quan: Xiêm nằm ở vị trí “vùng đệm” giữa hai hệ thống thuộc địa của Anh và
0.25
Pháp ở Đơng Nam Á, cả hai đế quốc đều muốn có ảnh hưởng ở Xiêm…
- Các nước Đơng Nam Á cịn lại thì tiếp tục duy trì chế độ phong kiến, từ chối cải
0.25
cách, mở cửa, khi bị xâm lược không có đường lối kháng chiến đúng đắn ….nên cuối
cùng đều bị thực dân thơn tính.
Câu 5 (1,5 điểm):
Giải thích tính chất của cuộc Cách mạng Tân Hợi 1911 ở Trung Quốc.

* Nêu tính chất: CM Tân Hợi mang tính chất cách mạng tư sản khơng triệt để.
0.25
* Giải thích:
- Cách mạng Tân Hợi là cách mạng tư sản vì:
+ Mục tiêu: đánh đổ phong kiến Mãn Thanh, khôi phục Trung Hoa, thành lập dân quốc
0.25
(chế độ Cộng hòa), thực hiện bình đẳng ruộng đất.
+ Lãnh đạo: tổ chức Trung Quốc Đồng minh hội – đại diện cho giai cấp tư sản Trung
0.25
Quốc. Lực lượng tham gia: đông đảo các giai cấp, bao gồm tư sản, tiểu tư sản, nông
dân…
+ Kết quả: lật đổ triều đại Mãn Thanh, chấm dứt chế độ quân chủ chuyên chế tồn tai
0.25


lâu đời của Trung Quốc, thành lập chính phủ Trung Hoa dân quốc, cơng nhận các
quyền bình đẳng và tự do dân chủ của công dân…
- Cách mạng Tân Hợi chưa triệt để vì: chưa thủ tiêu thực sự giai cấp phong kiến, chưa
đụng chạm đến các nước đế quốc, chưa giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân…
Người ra đề: Phùng Thị Hà

0.5


×