Tải bản đầy đủ (.pdf) (15 trang)

Tiểu luận văn hoá việt nam và hội nhập quốc tế tính cách dân tộc việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (639.44 KB, 15 trang )

A. KHÁI QUÁT CHỦ ĐỀ
Chúng ta thường bàn luận và nghiên cứu về tính cách của những cá nhân đơn lẻ
trong xã hội, thế nhưng đề tài nghiên cứu về “tính cách dân tộc” cũng là một
trong những đề tài đáng tìm hiểu và mang lại nhiều thơng tin hữu ích. Qua chủ
đề nghiên cứu của môn học, sau đây, em xin phép được trình bày phần tìm hiểu
của mình về tính cách con người trong phạm vi quốc gia - Việt Nam.
I.

Tính cách

1. Khái niệm:
Theo nghĩa xã hội, tính cách là phong thái tâm lý cá nhân quy định cách thức
hành động và sự phản ứng của cá nhân đó đối với mơi trường xung quanh.
2. Các vấn đề mang tính phương pháp luận cần phải tuân thủ khi xem xét
tính cách của cá nhân hoặc cộng đồng
 Điều kiện địa lí tự nhiên mà mỗi cá nhân hoặc cộng đồng sinh sống.
 Điều kiện lịch sử - xã hội mà cá nhân và cộng đồng đã trải qua.
 Phương thức sống, phương thức canh tác để cá nhân và cộng đồng tồn tại.
 Tính cách của cá nhân, cộng đồng không phải bẩm sinh mà luôn vận
động biến đổi và phát triển không ngừng.
II.

Hội nhập quốc tế

1. Khái niệm:
Hội nhập quốc tế chính là hình thức phát triển cao của hợp tác quốc tế, là quá
trình chủ động chấp nhận, áp dụng và tham gia xây dựng các luật lệ và chuẩn
mực quốc tế nhằm phục vụ tối đa lợi ích quốc gia, dân tộc.
2. Bối cảnh hội nhập quốc tế tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, chúng ta đã tiến khá xa trên con đường hội nhập
quốc tế nhưng mức độ gắn kết mọi mặt giữa Việt Nam và cộng đồng quốc tế vẫn


còn rất thấp. Chính bối cảnh hội nhập quốc tế đã đặt ra những yêu cầu người Việt
Nam phải thay đổi để thích ứng với yêu cầu và hoàn cảnh mới - như văn hố
phương Đơng có câu “đáo giang tùy khúc, nhập gia tùy tục”.


B. CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍNH CÁCH NGƯỜI VIỆT NAM
Sau đây, em xin được chứng minh chủ đề tìm hiểu bằng bốn cơ sở hình thành
nên tính cách người Việt Nam bao gồm: lịch sử, địa lý, kinh tế nông nghiệp và
xã hội nông thôn.
I. Cơ sở lịch sử
Từ các đợt giao lưu văn hố thơng qua các con đường kinh tế - thương mại và
đặc biệt là chiến tranh, người Việt Nam đã hấp thu những yếu tố của nền văn hoá
Yn Độ, Trung Quốc và sau này là văn hố Phương Tây. Ta sẽ tập trung phân tích
những giai đoạn đất nước ta chịu sự tác động mạnh mẽ từ các thế lực bên ngoài.
1. Thời kỳ Bắc thuộc (năm 111 TCN - 938)
a) Đặc điểm nổi bật của thời kỳ : sự đồng hố dân tộc
Chính sách đồng hóa của phương Bắc để lại dấu ấn khá sâu đậm trong những
lĩnh vực như: tơn giáo tín ngưỡng, ngơn ngữ,…
b) Tác động của thời kỳ lên tính cách người Việt Nam
Trong q trình tiếp xúc văn hóa phương Bắc, người Việt đã phát huy rất mạnh
mẽ tính cách khéo léo cải tiến. Ví dụ như đối với Nho giáo, người Việt ta đã lấy
những điểm hay của Nho giáo về để bổ sung cho cái yếu trong tính cách người
Việt Nam… Trong thời kỳ này, nhân dân ta cịn sở hữu ý chí ln sẵn sàng đấu
tranh, đồn kết trong mọi hoàn cảnh.
1. Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945)
a) Đặc điểm nổi bật của thời kỳ : sự ra đời của phương thức sản xuất mới và
sự đồng hoá văn hoá
Đặc điểm nổi bật trong thời kỳ này chính là hai cuộc khai thác thuộc địa về kinh
tế của thực dân Pháp với nhiều phương thức sản xuất mới được du nhập. Mặt
khác, thực dân Pháp còn thực hiện nhiều biện pháp đồng hoá văn hoá.

b) Tác động của thời kỳ lên tính cách người Việt Nam


Một lần nữa, nhân dân Việt Nam đã tiếp nhận có chọn lọc những đặc điểm văn
hố tân tiến mà thực dân Pháp đã để lại. Ví dụ: Hầu hết công nhân Việt Nam đều
được tôi luyện những phẩm chất như tính kỉ luật, tính tiên phong; người Việt
Nam đã sử dụng Quốc ngữ để truyền bá lòng yêu nước, đấu tranh cho độc lập.
4. Thời kỳ kháng chiến chống Mỹ (1955 - 1975)
a) Đặc điểm nổi bật của thời kỳ: sự chia cắt hai miền Nam - Bắc
Trong thời kỳ này, Mỹ đã từng tuyên bố sẽ xây dựng nên một Sài Gòn mới và
dần thực hiện kế hoạch “Mỹ hóa”. Hành động của chúng cịn được thực hiện triệt
để qua phương thức xâm lược gián tiếp, chúng thông qua chính người Việt, lập
nên chính quyền tay sai để dễ bề chi phối.
b) Tác động của thời kỳ lên tính cách người Việt Nam
Sự chia cắt giữa hai miền phần nào đã ảnh hưởng lên tính cách người dân hai
miền Nam - Bắc. Có những định kiến sau về người Bắc: nề nếp, quy củ, nguyên
tắc, tiết kiệm. Còn người Nam thì ngược lại: hào sảng, thoải mái, chân tình. Hình
thức xâm lược của Mỹ đã tác động rất lớn đến người dân trong việc rèn luyện
đức tính trung thành. Vượt qua hoàn cảnh, nhân dân ngày càng được tôi rèn tinh
thần quật cường, bất khuất, không nề hà hiểm nguy đau xót mà chiến đấu một
lịng cho đất nước.
5. Thời kì Đổi mới (1986 - nay)
a) Đặc điểm
Đảng đã tiến hành công cuộc đổi mới đất nước bắt đầu từ Đại hội Đảng VI,
“trước hết là về tư duy kinh tế”. Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư cũng
làn sóng tạo ra những khả năng sản xuất hồn tồn mới và có tác động sâu sắc
đến Việt Nam.
b) Tác động
Sau 35 năm đổi mới đất nước, bản sắc, giá trị văn hóa, con người Việt Nam tiếp
tục được kế thừa, phát huy cao độ khi đất nước gặp khó khăn, thử thách do thiên

tai, dịch bệnh, nhất là đại dịch Covid-19 từ cuối năm 2019 đến nay, tích cực, chủ
động hội nhập quốc tế, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại. Bước vào thời kì 4.0,


trình độ học vấn và trình độ chun mơn, nghề nghiệp, chính trị của người dân
Việt Nam ngày càng được phát triển.
II. Cơ sở địa lý
1. Đặc điểm:
- Về vị trí địa lý, Việt Nam sở hữu những đặc điểm như: sở hữu hệ thống sơng
ngịi chằng chịt thuận lợi cho cơng việc tưới tiêu; địa hình có nhiều bề mặt bằng
phẳng hình thành các vùng chuyên canh; tài nguyên đất đa dạng, phù hợp với
việc canh tác nông nghiệp.Về khí hậu, nước ta có những đặc điểm về khí hậu
như : nắng nóng, nhiệt độ và độ ẩm cao, có hai mùa gió và sở hữu một lượng
mưa lớn. Ngồi ra, khí hậu nước ta cịn có sự phân hoá theo chiều Bắc - Nam
nhờ vào việc lãnh thổ trải dài trên nhiều vĩ độ.
2. Ý nghĩa của những đặc điểm địa lý tự nhiên:
Có thể nói, các yếu tố địa lý trên đã tạo tiền đề hình thành nên nền văn minh lúa
nước. Bắt nguồn từ “nền văn minh lúa nước”, những phẩm chất nổi trội trong
nền văn hoá nhân cách của người Việt Nam cũng dần được hình thành.

III. Cơ sở kinh tế nơng nghiệp
1. Đặc điểm của kinh tế nơng nghiệp:
+ Tính thời vụ : ngun do chính là do thời gian sản xuất bao giờ cũng dài hơn
thời gian lao động cần thiết để tạo ra sản phẩm cây trồng hay vật ni.
+ Tính đề cao kinh nghiệm
+ Tính thụ động
2. Những tác động của kinh tế nơng thơn đến tính cách con người Việt Nam
Về mặt tích cực, q trình sản xuất nơng nghiệp đã tạo cho người Việt Nam ta
nhiều đức tính tốt đẹp như chăm chỉ, cần cù, tháo vát. Về mặt tiêu cực, chúng ta
phải thực hiện sửa đổi những đặc điểm chưa phát huy đúng năng lực của nền

kinh tế nơng nghiệp hiện đại như tính thụ động, tác phong tuỳ tiện.
3. Ý nghĩa


Trải qua hàng nghìn năm, người Việt Nam vẫn duy trì nền nơng nghiệp lúa nước
trên châu thổ các con sơng lớn, chính vì vậy ta ln gắn chặt vào nền kinh tế
nông nghiệp - yếu tố đã ảnh hưởng đặc biệt đến đời sống của người Việt Nam.
IV. Cơ sở xã hội nông thôn
Là một trong những yếu tố nhận diện của người Việt Nam, song hành với kinh tế
nơng nghiệp, xã hội nơng thơn có tầm ảnh hưởng rất lớn đến lối sống và tính
cách dân tộc Việt.
1. Đặc điểm của xã hội nông thôn:
Hai đặc trưng cơ bản bao trùm xuyên suốt của văn hóa làng xã truyền thống Việt
Nam chính là: tính cộng đồng và tính tự trị.
2. Những tác động của xã hội nông thôn đến tính cách con người Việt Nam
+ Truyền thống đồn kết dân tộc : tính đồng nhất trong tính cộng đồng đã giúp
cho người Việt có sự đồn kết, gắn bó rất cao, ln u thương, giúp đỡ nhau,
coi người trong cộng đồng.
+ Thói dựa dẫm, ỷ lại, tư tưởng cầu an : xuất phát từ những đặc trưng của văn
hóa làng xã như tính cộng đồng, nhấn mạnh vào sự đồng nhất, vì thế mà ý thức
con người, ý chí cá nhân thường xun bị thủ tiêu, ln hịa tan vào các mối
quan hệ xã hội.
+ Lối ứng xử nước đôi : đặc điểm môi trường sống quy định đặc tính tư duy
cuộc sống nơng nghiệp lúa nước và lối sống trọng tình dẫn đến sự hình thành lối
ứng xử nước đơi.
3. Ý nghĩa
C. NHỮNG TÍNH CÁCH NỔI TRỘI CỦA NGƯỜI VIỆT NAM - ƯU VÀ
NHƯỢC ĐIỂM TRONG BỐI CẢNH TỒN CẦU HỐ
Dựa theo 13 phẩm chất nổi trội trong văn hoá nhân cách người Việt (theo “Đại
cương Văn hoá Việt Nam” - TS. Phạm Thái Việt) và một số tài liệu tham khảo

khác, sau đây, em xin phép được trình bày phần tìm hiểu của mình về những tính
cách nổi trội của người Việt Nam.


1. Khả năng ứng biến linh hoạt với mọi tình thế và lối ứng xử mềm dẻo
a) Khái niệm
Ứng biến là đối phó kịp thời những sự việc xảy ra đột ngột. Cách ứng biến của
người Việt ta vốn rất linh hoạt, tuỳ thời cơ mà hành động theo hệ chuẩn mực.
b) Cơ sở hình thành
Xuất phát từ truyền thống nông nghiệp của dân tộc, người Việt ta từ xưa đã biết
cách tận dụng linh hoạt những điều kiện tự nhiên để áp dụng các biện pháp nông
nghiệp.
c) Biểu hiện
- Trong lịch sử, khả năng ứng biến của dân tộc ta đã được phát huy cao độ qua
các cuộc đấu tranh chống lại kẻ thù xâm lược. Mặt khác, sự linh hoạt ấy còn
được thể hiện qua nhiều lĩnh vực, ví dụ như việc Việt Nam tiếp nhận những bản
sắc văn hoá của các nước ngoại bang khác nhưng vẫn giữ được bản sắc văn hố
của mình.
*Trong bối cảnh quốc tế nhiều biến động và bất ổn như ngày nay, người Việt
Nam ta lại càng nâng cao khả năng ứng biến linh hoạt của mình trên nhiều lĩnh
vực như trong ngoại giao và đặc biệt là trong cơng tác phịng dịch.
2. Tinh thần đoàn kết, cố kết cộng đồng để tạo ra sức mạnh vượt qua khó
khăn thử thách
a) Khái niệm
Tinh thần đoàn kết là sự nhận thức về thuận tiện chung, mục tiêu, tiêu chuẩn và
sự đồng cảm. Đây là tấm gương phản chiếu các mối quan hệ gắn kết xã hội với
nhau, biến những cái “tôi” riêng biệt, nhiều, trở thành một cái “chúng ta”.
b) Cơ sở hình thành
Trong quá trình khai khẩn thiên nhiên, lập làng, lập ấp, lập trại và trong quá trình
đấu tranh chống giặc ngoại xâm để bảo vệ thành quả lao động, người Việt Nam

đã hình thành tinh thần đồn kết.
c) Biểu hiện


- Trong quá khứ, tinh thần đoàn kết của dân tộc ta chủ yếu được thể hiện qua
những hoạt động nông nghiệp như cày cấy, thu hoạch, xây dựng đê điều,…và
các cuộc chiến tranh chống quân xâm lược, bảo vệ Tổ quốc. Trong thời đại ngày
nay với bối cảnh dịch bệnh, thiên tai, khơng khó để bắt gặp những suất cơm
miễn phí, siêu thị 0 đồng hay những hỗ trợ thiết thực đáp lại lời kêu gọi khẩn
thiết từ mạng xã hội như Facebook, Zalo, SOS Map…
*Trong bối cảnh hội nhập
Nhờ sự đồng lòng mà vai trò, vị thế Việt Nam trên trường quốc tế ngày càng
được nâng cao, tạo nền tảng vững chắc để Việt Nam cùng các nước nâng tầm
hợp tác vì lợi ích của mỗi nước, vì hịa bình, hợp tác và phát triển ở khu vực và
trên thế giới.
3. Tinh thần yêu nước
a) Khái niệm
Đây là những cảm xúc, tình cảm, tinh thần u thương, tích cực về quê hương,
đất nước hay cội nguồn của một cá nhân hay tập thể.
b) Cơ sở hình thành
Là một nước nông nghiệp, ngay từ thuở ấu thơ mỗi người dân Việt Nam đã được
tiếp xúc với tình yêu làng q, chịm xóm. Chính tình u đó đã mở rộng thành
tình yêu Tổ quốc.
c) Biểu hiện
- Trong lịch sử của dân tộc ta, nhất là trong thời chiến, lòng yêu nước được thể
hiện trên rất nhiều phương diện khác nhau như ý chí quyết tâm đấu tranh chống
xâm lược để giành và giữ gìn độc lập... Ngày nay, lịng u nước lại được thể
hiện theo những phương diện rất khác như: sự đóng góp, nỗ lực chung tay xây
dựng, kiến thiết đất nước giàu mạnh, phát triển, văn minh.
*Trong bối cảnh hội nhập, lòng yêu nước được thể hiện trước hết qua nhận thức

về vai trò và giá trị cống hiến của bản thân để phát triển, kiến thiết đất nước,
đồng thời giữ vững những tinh hoa, mà đặc biệt ở đây là tinh thần yêu nước
không bao giờ vơi cạn để truyền bá văn hoá Việt Nam.
4. Giản dị, chất phác, ưa đơn giản, ghét cầu kỳ, xa hoa


a) Khái niệm
Giản dị được hiểu là một lối sống đơn giản, bỏ qua tất cả những sự cầu kỳ và
không chạy đua theo xu hướng của xã hội.
b) Cơ sở hình thành
Người Việt Nam ta làm nơng, cơng việc nặng nhọc, thường phải làm việc vất vả
nhưng năng suất, sản lượng lao động không cao nên đã dần quen sống giản dị,
tiết kiệm, ưa giản đơn, ghét cầu kỳ xa hoa.
c) Biểu hiện
- Minh chứng sống và là tấm gương sáng cho sự giản dị, chất phác của người
Việt Nam chính là chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu của chúng ta. Đó là sự giản dị
trên nhiều khía cạnh, nhưng nổi bật trong lối sống được thể hiện qua những bữa
cơm vài ba món giản đơn, nơi ở của bác - nhà sàn vỏn vẹn vài ba phòng ln
lộng gió,…
- Ngày nay, tiếp xúc với những thay đổi trong nền kinh tế, văn hoá,… lối sống
của người Việt Nam, đặc biệt là bộ phân cư dân thành thị đã trở nên cởi mở hơn.
Mỗi người dân Việt Nam chúng ta cần phải tự nhắc nhở bản thân rằng phẩm chất
bình dị là một phẩm chất đáng lưu giữ và vẫn cần được phát huy.
*Trong bối cảnh hội nhập, để người dân trên toàn cầu nhớ đến một dân tộc Việt
Nam khiêm nhường, bình dị trong cách đối nhân xử thế, cách giao tiếp chúng ta
cần chủ động mở cửa chia sẻ các giá trị văn hóa, tinh thần với các quốc gia khác
để tạo dựng một thương hiệu tính cách người Việt Nam giản dị, thanh tao, khơng
xơ bồ vật chất.
5. Cần cù, chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ.
a) Khái niệm

Cần cù là sự chăm chỉ, chịu khó một cách thường xuyên. Cần cù kết hợp với
chịu thương chịu khó, giỏi chịu đựng gian khổ là một trong những tính cách
thương hiệu của người Việt Nam.
b) Cơ sở hình thành
Chính hồn cảnh sản xuất và đấu tranh xã hội đã hình thành trong con người Việt
Nam đức tính cần cù và tiết kiệm.


c) Biểu hiện
Trong những quá trình cần nhiều thời gian và công sức như đắp đê điều, người
Việt ta không hề ngại khó khăn mà vẫn ln chăm chỉ quanh năm suốt tháng lo
đắp đập, đào mương lấy nước tưới, đắp đê phòng chống bão lụt.
Ngày nay, bước vào thời đại công nghệ phát triển, với sự giúp đỡ của máy móc
và nhiều phương tiện hiện đại khác xuất hiện trong cơng việc và cuộc sống,
người Việt ta có biểu hiện ỷ lại, thối thác cơng việc và thường xun tìm lý do
để biện minh cho sự ỷ lại đó. Tuy không phải bất cứ ai trong chúng ta cũng có
những biểu hiện như vậy nhưng đây cũng là một vấn đề cần lưu tâm và nhận
thức cũng như sửa chữa kịp thời để gìn giữ phẩm chất chăm chỉ, chịu thương
chịu khó thương hiệu của dân tộc ta.
*Trong bối cảnh hội nhập
Ở bất cứ nơi đâu, những cá nhân chăm chỉ và cần cù luôn là những người được
chào đón đầu tiên bởi ý thức tốt, được dự đốn sẽ luôn là cá nhân thành công,
được trọng dụng. Người Việt Nam cần phát huy mạnh mẽ phẩm chất này để có
thể ghi điểm trong mắt bạn bè quốc tế, đặc biệt là với giai cấp cơng nhân. Có
những ý kiến cho rằng “Người Việt Nam cần cù thì cần cù thật nhưng lại thiếu
đức tính tỉ mỉ, đơi khi kỉ luật không cao”. Điều này đã được minh chứng qua
những phát ngôn của bà Hà Thị Minh Đức (Bộ LĐ-TB-XH) khi nêu dẫn chứng
về thực trạng kém ý thức của lao động Việt ở nước ngoài nên bị "mất giá".
6. Nhân ái, vị tha, rộng lượng
a) Khái niệm

Nhân ái là lịng u thương con người, biết đồng cảm, xót xa trước những khổ
đau bất hạnh của người khác; biết trân trọng, đề cao những phẩm giá tốt đẹp, cái
cao cả, thiên lương trong mỗi con người.
b) Cơ sở hình thành
Tính cách này được bồi đắp bởi tính ơn hồ của cư dân trồng lúa nước. Với đời
sống đầy vất vả nhiều may rủi và thất bại, với thực tiễn “Ba tháng trông cây
không bằng một ngày trông quả” . Tâm lý “nước lụt thì lút cả làng” đã khiến con
người phải đùm bọc lẫn nhau.
c) Biểu hiện
+ Trong thời chiến, khi nhận được lời kêu gọi cứu đói sau Cách mạng tháng Tám
năm 1945 của chủ tịch Hồ Chí Minh, Mặt trận Việt Minh và các đoàn thể cứu đói


đã vận động tổ chức lạc quyên, tổ chức “ngày đồng tâm” nhịn ăn lập “hũ gạo cứu
đói”… trở thành một phong trào quần chúng rộng lớn.
+ Sự vị tha ấy không chỉ thể hiện chỉ với đồng bào mà còn với kẻ thù. Ngay sau
Cách mạng Tháng Tám (1945) thành công, chúng ta đã ký Hiệp định sơ bộ Việt Pháp và sau là Tạm ước Việt - Pháp đều nhằm mục đích trì hỗn, hóa giải khơng
để chiến tranh xảy ra, có điều kiện củng cố đất nước. Khi thiện chí đó khơng
được đáp ứng, chúng ta mới phải tiến hành chiến tranh.
*Trong bối cảnh hội nhập
Đối với các nước đã từng tham chiến tại Việt Nam, chúng ta đã từng bước thiết
lập, tiến tới bình thường hóa quan hệ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực.
7. Trọng tuổi tác, trọng người già
a) Khái niệm
Đã từ lâu, trong dân gian, câu tục ngữ “kính già, già để tuổi cho” vừa hiển thị
một lời khuyên răn dạy dỗ, vừa biểu thị một phương châm xử thế trong gia đình
và ngồi xã hội.
b) Cơ sở hình thành
Trong xã hội thuần nông, người nông dân Việt Nam thường dựa theo những kinh
nghiệm có từ thế hệ trước truyền đạt lại để làm việc. Do sống lâu năm, người cao

tuổi chứng kiến nhiều thăng trầm của lịch sử, xã hội, trong lao động sản xuất, họ
là người thuần thục, tích lũy kinh nghiệm cả thành cơng lẫn thất bại vì vậy họ có
kinh nghiệm sống và vốn sống xã hội rất phong phú để truyền thụ cho con cháu.
c) Biểu hiện
Trong lịch sử, dân gian có câu: “Triều đình trọng tước, hương ước trọng xỉ”,
nghĩa là trong triều đình thì trọng những người có có chức tước cao nhất, cịn ở
làng xã thì trọng những người có tuổi cao nhất. Trong những năm qua, nhà nước
ta cũng đã có những chính sách ưu đãi đối với những người cao tuổi, đặc biệt là
những chính sách về vật chất, tinh thần như: chính sách bảo trợ xã hội, giảm giá
vé, giá dịch vụ khi sử dụng một số dịch vụ và chính sách chúc thọ mừng thọ.
8. Ghen ghét, đố kị
a) Khái niệm:
Ganh tị là một cảm xúc xảy ra khi một người thiếu đặc điểm tốt đẹp, thành tích,
vật sở hữu của người khác và mong muốn điều đó hoặc mong muốn người khác
khơng có được điều đó.
b) Cơ sở hình thành:
Người nông dân (tư hữu nhỏ) sản xuất phụ thuộc vào thiên nhiên "nắng mưa bất
thường" và "tuỳ hứng" cá nhân đã trở thành thói quen phổ biến ở làng xã Việt
Nam. Bị quy định bởi tư hữu nhỏ, bởi trình độ nhận thức và điều kiện kinh tế -


xã hội, người nông dân tuy cần cù, thông minh nhưng bộc lộ tính đố kỵ, ganh
ghét cục bộ "Đèn nhà ai nấy rạng”
c) Biểu hiện:
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh gọi hiện tượng “ganh ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh,
khơng muốn người khác hơn mình” là bệnh “óc hẹp hịi”. Cụ thể: “Ở trong Đảng
thì khơng biết cất nhắc những người tốt, sợ người ta hơn mình, ở ngồi Đảng thì
khinh người, cho ai cũng khơng cách mạng, khơng khơn khéo bằng mình”. Một
biểu hiện của thói ganh ghét, tị nạnh là những người hay “nói xấu sau lưng”
người khác, “bới lơng tìm vết”, thổi phồng khuyết điểm nào đó của những người

tài.
* Trong q trình hội nhập quốc tế
Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XII) về xây dựng, chỉnh đốn Đảng chỉ rõ: “Ganh
ghét, đố kỵ, so bì, tị nạnh, khơng muốn người khác hơn mình” là biểu hiện suy
thoái về đạo đức, lối sống. Đáng ngại, nếu không được ngăn chặn kịp thời từ chỗ
suy thối đạo đức, lối sống cá nhân đó sẽ rất dễ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Chúng ta cần gạt bỏ những tâm lý tiêu cực, đố kỵ, so bì trong nội bộ để Việt
Nam có thể tiến lên hồ nhập, sánh vai trong mơi trường bình đẳng quốc tế.
9. Tâm lý bình quân chủ nghĩa
a) Khái niệm
Chủ nghĩa bình quân hay chủ nghĩa cào bằng là một xu hướng tư tưởng ủng hộ
sự bình đẳng cho tất cả mọi người.
b) Cơ sở hình thành
Tư tưởng bình quân chủ nghĩa có cơ hội tồn tại và trở thành phổ biến trong cơ
chế phân phối; trong cơ chế kế hoạch hóa, tập trung, bao cấp; cơ chế đánh giá
hiệu quả công việc theo kiểu cào bằng, không rõ trách nhiệm cá nhân.
c) Biểu hiện
Ta có thể nhận biết những người mang tâm lý bình quân chủ nghĩa qua những
biểu hiện sau đây: không thể tồn tại được trong một môi trường, một tổ chức
giàu động lực và khát vọng; tuy rất trì trệ nhưng vẫn giữ chắc vị trí của mình để
khơng ai có thể tham gia vào; lúc nào cũng muốn an nhàn, khơng có động lực
cống hiến, khơng có động cơ phấn đấu làm việc hết mình, khơng nỗ lực để hồn
thành tốt hơn cơng việc do mình đảm nhiệm, mà chỉ làm cho xong chuyện.
*Trong bối cảnh hội nhập quốc tế


Trong suốt q trình đổi mới, Đảng ta ln kiên trì phê phán tư tưởng trung bình
chủ nghĩa. Để loại bỏ tư tưởng này trong sinh hoạt Đảng, chấn chỉnh, nâng cao
phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đảng viên để đất nước có thể tự tin bước ra mơi
trường thế giới. Việc tư duy bảo thủ vẫn giữ nguyên cách áp dụng và giữ nguyên

tư tưởng, cách làm việc “bình qn chủ nghĩa” là rất có hại cho dân tộc.
10. Nặng tình nhẹ lý, chín bỏ làm mười (cơ sở của chủ nghĩa thân tộc – một
người làm quan cả họ được nhờ)
a) Khái niệm
Đây là thái độ coi trọng tình cảm riêng tư hơn là những điều đã được quy định
trong luật lệ. Người có đặc điểm tính cách này thường dễ dàng bỏ qua cho những
lỗi lầm của người có mối quan hệ thân quen với mình.
b) Cơ sở hình thành
Đây là hệ quả tất yếu của văn minh nông nghiệp với tổ chức bộ máy nhà nước
lấy đơn vị làng xã làm nền tảng đã được định hình từ hàng ngàn năm nay “Phép
vua thua lệ làng”. Rộng hơn nữa có thể thấy, dân tộc Việt là một dân tộc trọng tri
thức, trọng danh nên thường mong muốn những điều tốt đẹp cho bản thân, gia
đình. Quan niệm này về bản chất là tích cực tuy vậy, mặt trái của nó chính là tâm
lý ăn thua nên nhiều người muốn đạt được bằng mọi cách, dẫn tới sự cục bộ lợi
ích trong gia đình, dịng họ.
c) Biểu hiện
Làng xã xưa được hình thành trên cơ sở cư dân của một vài dòng họ cho nên họ
nào có người nắm quyền (làm quan) thì sẽ có nhiều lợi thế bởi quyền hành nằm
trong tay người trong họ. Suốt hàng ngàn năm tồn tại của chế độ phong kiến,
cách tổ chức quản trị nhà nước từ làng xã đến trung ương đều tuân thủ theo
huyết thống, dòng họ. Chỉ đến khi cách mạng tháng Tám năm 1945 thành cơng,
nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hịa ra đời thì lề thói tổ chức bộ máy hành
chính cũ kĩ lạc hậu ấy mới bị phá bỏ, thay vào đó là một nền dân chủ mới, trọng
dụng người có tài có đức ra phụng sự việc nước.
*Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Đã đến lúc chúng ta hạn chế tối đa vấn nạn “Một người làm quan cả họ được
nhờ”. Điều này cũng cản trở rất lớn tới sự hội nhập của Việt Nam trên trường
quốc tế khi người Việt khơng nhận được sự tín nhiệm trong mơi trường quốc tế
chun nghiệp.
11. Tập tính kém hạch tốn, khơng quen lường tính xa

a) Khái niệm


Hạch toán là hệ thống điều tra quan sát, đo lường, tính tốn và ghi chép các q
trình kinh tế với mục đích quản lý các q trình đó ngày càng chặt chẽ hơn.
b) Cơ sở hình thành
Được hình thành từ nền kinh tế tiểu nông, chi phối tâm tưởng người Việt ta bởi
sự hám danh và kém thực.
c) Biểu hiện
Đứng trước công việc, người Việt ta luôn “nước đến chân mới nhảy”, khơng tính
trước mọi trường hợp có thể xảy ra để tìm ra cách giải quyết trước vì vậy dễ thất
bại.
*Trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Đặc điểm tính cách này có ảnh hưởng tiêu cực đến q trình hội nhập của Việt
Nam trên trường quốc tế, ta thường dễ bị chậm so với xu hướng chung của quốc
tế và gây ấn tượng xấu với các đối tác nước ngồi.
12. Tác phong tuỳ tiện, kỷ luật khơng chặt chẽ
a) Khái niệm
Đây là lối tính cách khơng có quy củ, không tuân theo những điều đã được quy
định, sống thiếu nề nếp.
b) Cơ sở hình thành
Do tính chất mùa vụ của nghề trồng lúa nước, người dân hình thành thói quen
làm việc khơng tổ chức.
c) Biểu hiện
Biểu hiện của tác phong này được thể hiện qua nhiều khía cạnh cuộc sống như
trong công việc lao động, ý thức tuân thủ theo các điều luật của người dân,…
Công nhân Việt Nam thường xuyên bị miêu tả với các tính từ như nề hà, lười
biếng, thường đổ lỗi cho hoàn cảnh nên năng suất công việc thường không cao.
*Trong bối cảnh hội nhập
Để bước vào môi trường chuyên nghiệp của quốc tế, chúng ta phải chấm dứt tác

phong tuỳ tiện, kém kỷ luật nếu khơng hình ảnh người Việt Nam trên trường
quốc tế sẽ trở nên méo mó, thiếu thiện cảm.
13. Tâm lý sống lâu lên lão làng, đề cao chủ nghĩa kinh nghiệm
a) Khái niệm
Là sự đề cao tuổi tác, kinh nghiệm. Người Việt ta có xu hướng quan niệm rằng
những người lớn tuổi sẽ được coi trọng hơn hết vì họ có sự trải đời, hội tụ đủ
những kinh nghiệm xương máu nên có thể đảm nhiệm tốt mọi cơng việc.
b) Cơ sở hình thành
Người dân Việt Nam cho rằng, những người lớn tuổi mới có kinh nghiệm thành
thạo trong nhiều lĩnh vực. Điều này cũng xuất phát chính từ nền nông nghiệp


truyền thống với những kinh nghiệm gieo trồng được truyền lại từ đời này sang
đời khác.
c) Biểu hiện
Còn nhớ những người trẻ thời ấy (Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Thủ tướng Phạm
Văn Đồng…) đã chứng minh được tài năng đức độ của mình, họ đã góp phần
khơng nhỏ đưa đất nước vượt qua tình thế “ngàn cân treo sợi tóc”. Hiện nay có
thể thấy ở nước ta chính sách ưu đãi cho cán bộ trẻ khơng phải khơng có nhưng
khâu thực hiện hầu hết vẫn chỉ dừng lại ở mức hình thức.
*Trong bối cảnh hội nhập
Hãy để quan niệm “sống lâu lên lão làng” lùi về quá khứ, trước hết phải đổi mới
từ tư duy, suy nghĩ.
14. Tư tưởng bảo thủ đóng cửa, tự thu xếp mọi việc khơng cầu thị
a) Khái niệm
Bảo thủ là duy trì cái cũ, bảo vệ cái cũ, cái đã lỗi thời, lạc hậu; không chịu tiếp
thu cái mới, cái hay, cái tiến bộ, chống lại những tư duy mới, hành động mới
trong mọi lĩnh vực của đời sống chính trị, kinh tế - xã hội.
b) Cơ sở hình thành
Chính tư tưởng bảo thủ đóng cửa đã bắt nguồn một phần từ tính tự trị trong văn

hố làng xã của Việt Nam. Chúng ta khơng thích nói đến sự thất bại, sợ thua kém
hơn người khác nên mãi vẫn chỉ “tắm trong ao làng”
c) Biểu hiện
Trong Thư gửi đồng bào và cán bộ xã Nam Liên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã viết:
“Tư tưởng bảo thủ là như những sợi dây cột chân cột tay người ta, phải vất nó đi.
Muốn tiến bộ thì phải có tinh thần mạnh dạn, dám nghĩ dám làm.”
*Trong bối cảnh hội nhập
Trước những địi hỏi mới của tình hình, nhất là ở thời Cách mạng công nghiệp
lần thứ tư, đổi mới khơng có nghĩa là chúng ta phủ định sạch trơn cái ra đời
trước mà phải tìm tịi, đổi mới, sáng tạo, đặc biệt trong xã hội hiện đại, khoa học,
công nghệ phát triển như vũ bão, tri thức mới không ngừng ra đời như hiện nay.
D. BÀI HỌC NHẬN THỨC VÀ HÀNH ĐỘNG
Để khắc phục những hạn chế những tính cách xấu, phát huy những phẩm chất tốt
đẹp, chúng ta cần có những giải pháp cụ thể, ví dụ như:


1. Phát triển trình độ của lực lượng sản xuất, đồng thời chuyển dịch cơ cấu kinh
tế vùng nông thôn, phát triển cơ sở hạ tầng và áp dụng nhiều kĩ thuật khoa học
vào nông nghiệp: xây dựng nhiều các nhà máy sản xuất tại các tỉnh nông nghiệp,
đồng thời hỗ trợ người dân học nghề, làm nghề, tạo nhiều việc làm.
2. Khắc phục những mặt tiêu cực, lạc hậu của truyền thống khơng cịn phù hợp
với điều kiện xã hội hiện đại: qua giáo dục, cần chú ý giảng dạy và tuyên truyền
theo tư duy đổi mới, tránh giữ những tư tưởng đã lỗi thời.
3. Chú ý giáo dục và bồi dưỡng tư duy, xoá bỏ đi những tư duy như trung bình
chủ nghĩa trong tư tưởng, đạo đức lối sống: qua việc đào tạo, giáo dục Đảng
viên, cần chú ý nhấn mạnh và nghiêm khắc sửa đổi những tư duy vẫn cịn tồn tại.
4. Xây dựng mơi trường văn hóa tiến bộ, lành mạnh cho người dân.
5. Cần có chính sách đảm bảo và khuyến khích người lao động, tạo ra những đặc
quyền thu hút và chế độ làm việc phù hợp.
6. Trong quá trình hội nhập, chú ý làm giàu các tư duy và đạo đức truyền thống

thông qua việc giao lưu, học hỏi.



×