Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

ĐỒ ÁN TÌM HIỂU và SO SÁNH mã BARCODE và QRCODE

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT – CÔNG NGHỆ CẦN THƠ
KHOA CƠNG NGHỆ THƠNG TIN


ĐỒ ÁN 1

TÌM HIỂU VÀ SO SÁNH MÃ
GVHD: ThS. HỒNG THANH LUẬN
BARCODE VÀ QRCODE
---o0o--SVTH 1: NGUYỄN HOÀI PHÚC (1900235)
SVTH 2: PHẠM QUANG THỤY (1900696)

Cần Thơ, ngày 06 tháng 01 năm 2022


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ

Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Cơng Nghệ Thông Tin

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN
Giảng viên hướng dẫn: ThS. Hồng Thanh Luận
Nhận xét của giảng viên hướng dẫn:
·············································································································


·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
·············································································································
Cần thơ, ngày.......tháng.......năm 2022
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN

ThS. HỒNG THANH LUẬN

Trang 1


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Trường Kỹ Thuật Công Nghệ Cần Thơ

Cộng Hịa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam

Khoa Cơng Nghệ Thông Tin

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

PHIẾU NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Giảng viên phản biện:
Nhận xét chung của giảng viên phản biện:
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
·····································································································
Cần Thơ, ngày.......tháng.......năm 2022
GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN

Trang 2


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022
LỜI CAM ĐOAN

Đây là đề tài nghiên cứu mà chúng tôi được thực hiện dưới sự hướng dẫn của
thầy Hồng Thanh Luận. Đề tài này đã được hồn thành sau một thời gian nghiên cứu,
tìm hiểu, nội dung của chúng tôi tham khảo tài liệu từ các tư liệu, giáo trình liên quan
đến đề tài nghiên cứu.
Chúng tơi xin chịu hồn tồn trách nhiệm về nội dung trong đồ án của mình.

Cần Thơ, ngày 06 tháng 01 năm 2022

SINH VIÊN THỰC HIỆN

PHẠM QUANG THỤY
NGUYỄN HOÀI PHÚC

Trang 3


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình làm đồ án này, nhóm chúng em đã tích luỹ được rất nhiều kiến
thức hữu ích mở rộng thêm tầm hiểu biết. Chính vì vậy nhóm chúng em chân thành
cảm ơn Đồn khoa Cơng nghệ thơng tin của trường Đại học Kỹ thuật – Công nghệ
Cần Thơ đã tạo điều kiện để nhóm thực hiện được đồ án này. Đồng thời nhóm cũng có
lời cảm ơn đặc biệt đến thầy Hồng Thanh Luận đã giúp đỡ tận tình, hỗ trợ tích góp
những kiến thức để nhóm hồn thành bài đồ án này một cách hoàn chỉnh hơn.
Những kiến thức ngày hôm nay sẽ giúp chúng em rất nhiều trên con đường sắp
tới của mình. Cảm ơn những kiến thức bổ ích và thiết thực mà thầy cô đã dạy dỗ
chúng em khi chúng em vẫn còn bỡ ngỡ cũng như chưa đi vào cốt lỗi của những vấn
đề khác nhau.
Đây cũng là quãng thời gian mà chúng em được học tập thêm về khả năng làm
việc nhóm, một kỹ năng rất quan trọng sau này. Những kiến thức bổ ích của từng
người thì góp lại sẽ thành cơng lớn là cũng cơng việc sau này.
Có lẽ kiến thức là vơ hạn mà sự tiếp nhận của mỗi người lại có hạn chế nhất
định. Do chưa có nhiều kinh nghiệm làm để tài cũng như những hạn chế về kiến thức,
trong bài đồ án chắc chắn sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được
sự nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình từ phía Thầy để bài đồ án này được hồn thiện

hơn.
Lời cuối cùng, em xin kính chúc thầy nhiều sức khỏe, thành công và hạnh phúc.

Trang 4


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Trang 5


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.........................................................................................................3
LỜI CẢM ƠN..............................................................................................................4
MỤC LỤC.................................................................................................................... 5
DANH MỤC HÌNH.....................................................................................................8
DANH MỤC BẢNG...................................................................................................10
MỞ ĐẦU..................................................................................................................... 11
CHƯƠNG I: TỔNG QUAN......................................................................................12
1. Lý do chọn đề tài.....................................................................................................12
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài.......................................................................................12
3. Vai trò...................................................................................................................... 12
4. Bố cục đồ án............................................................................................................13
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT........................................................................14

A. BARCODE............................................................................................................14
1. Định nghĩa...............................................................................................................14
2. Nguồn gốc................................................................................................................ 14
3. Cách thức hoạt động................................................................................................15
4. Các loại mã vạch hiện nay.......................................................................................15
4.1 UPC (Universal Product Code)............................................................15
4.2 EAN-13 (European Article Number)....................................................16
4.3 Code 39................................................................................................18
4.4 Code 128..............................................................................................20
4.5 ITF 2 OF 5............................................................................................21
4.6 CODABAR..........................................................................................22
5. Ưu điểm và nhược điểm của Barcode......................................................................24
5.1 Ưu điểm của Barcode...........................................................................24
5.2 Nhược điểm của Barcode.....................................................................25
6. Ứng dụng của Barcode.............................................................................................25
6.1 Phân loại hàng hoá- quản lý kho..........................................................25
Trang 6


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

6.2 Phân biệt hàng thật- hàng giả...............................................................26
6.3 Thanh toán giao dịch............................................................................27
6.4 Ứng dụng khác.....................................................................................27
B. QR CODE..............................................................................................................28
1. Định nghĩa...............................................................................................................28
2. Nguồn gốc...............................................................................................................28
3. Cách thức hoạt động................................................................................................28

4. Các loại QR code hiện nay.......................................................................................29
4.1 QR Code model 1 và model 2..............................................................29
4.2 Micro QR Code....................................................................................29
4.3 iQR Code..............................................................................................29
4.4 SQRC...................................................................................................30
4.5 LogoQ..................................................................................................30
5. Cấu trúc của QR code..............................................................................................31
5.1 Quiet Zone (vùng yên tĩnh)..................................................................31
5.2 Finder pattern (mẫu tìm kiếm)..............................................................32
5.3 Alignment pattern (mẫu căn chỉnh)......................................................32
5.4 Timing pattern (mẫu thời gian).............................................................33
5.5 Version information (thông tin phiên bản)............................................33
5.6 Format information (định dạng thông tin)............................................34
5.7 Data cells (các ô dữ liệu)......................................................................34
6. Ưu điểm và nhược điểm của QR code.....................................................................34
6.1 Ưu điểm của QR code..........................................................................34
6.2 Nhược điểm của QR code....................................................................35
7. Ứng dụng của QR code............................................................................................35
CHƯƠNG III: SO SÁNH BARCODE VÀ QR CODE...........................................38
1. Sự giống nhau..........................................................................................................38
2. Sự khác nhau............................................................................................................ 38
2.1 Cách hiển thị........................................................................................39
Trang 7


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

2.2 Khả năng lưu trữ..................................................................................39

2.3 Khả năng chịu lỗi.................................................................................40
2.4 Khả năng thay đổi thông tin.................................................................40
2.5 Khả năng thống kê................................................................................40
2.6 Khả năng xử lý.....................................................................................40
2.7 Tiện dụng..............................................................................................40
2.8 Tính chính xác......................................................................................40
2.9 Bảo mật................................................................................................41
CHƯƠNG IV: XÂY DỰNG MÃ VẠCH TRÊN WORD.........................................44
1. Cách tạo Barcode và QR code trong Word..............................................................44
2. Cách đọc mã QR code.............................................................................................49
3. Cách đọc và quét mã vạch.......................................................................................52
CHƯƠNG V: CÔNG NGHỆ MÃ VẠCH VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN..........55
1. Công nghệ RFID......................................................................................................55
1.1 Công nghệ RFID ngày nay...................................................................55
1.2 Công nghệ RFID trong tương lai..........................................................56
2. Xu hướng mã vạch trong tương lai..........................................................................57
2.1. Kết nối không dây (Wireless Barcode Scanner)..................................57
2.2. Khoảng cách quét xa hơn....................................................................57
2.3. Khả năng xử lý hiệu quả hơn...............................................................57
2.4. Khả năng nhận diện thông minh hơn...................................................57
CHƯƠNG VI: TỔNG KẾT......................................................................................58
1. Đánh giá chung........................................................................................................58
2. Hạn chế.................................................................................................................... 58
3. Hướng phát triển......................................................................................................58
TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................................59

Trang 8


Đồ án 1 KHMT 0119


Năm 2021-2022

DANH MỤC HÌNH
Hình 1: Barcode...........................................................................................................14
Hình 2: UPC (Universal Product Code).......................................................................15
Hình 3: EAN-13........................................................................................................... 17
Hình 4: Code 39...........................................................................................................19
Hình 5: Code 128.........................................................................................................20
Hình 6: ITF2 OF 5.......................................................................................................22
Hình 7: Codabar........................................................................................................... 22
Hình 8: Nhãn bị hỏng..................................................................................................25
Hình 9: Phân loại hàng hố- quản lý kho.....................................................................26
Hình 10: Phân biệt hàng thật, hàng giả........................................................................27
Hình 11: Thanh tốn giao dịch.....................................................................................27
Hình 12: QR code........................................................................................................28
Hình 13: Model 1,2 và Micro QR................................................................................29
Hình 14: iQR code.......................................................................................................30
Hình 15: SQRC............................................................................................................ 30
Hình 16: LogoQ...........................................................................................................31
Hình 17: Quiet Zone (vùng yên tĩnh)...........................................................................31
Hình 18: Finder pattern (mẫu tìm kiếm)......................................................................32
Hình 19: Alignment pattern (mẫu căn chỉnh)...............................................................32
Hình 20: Timing pattern (mẫu thời gian).....................................................................33
Hình 21: Version information (thơng tin phiên bản)....................................................33
Hình 22: Format information (định dạng thơng tin).....................................................34
Hình 23: Data cells (các ơ dữ liệu)...............................................................................34
Hình 24: Tra thơng tin sản phẩm và tải tài liệu............................................................36
Hình 25: Truy cập WI-Fi và website............................................................................37
Hình 26: Cách hiển thị.................................................................................................39

Hình 27: File -> Options..............................................................................................44
Hình 28: Customize -> Developer -> OK...................................................................45
Hình 29: Click Visual Basic.........................................................................................45
Trang 9


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Hình 30: Insert -> Module...........................................................................................46
Hình 31: Nhập đoạn code............................................................................................47
Hình 32: Nhập số seri..................................................................................................47
Hình 33: Kết quả mã vạch đứng..................................................................................48
Hình 34: Kết quả mã QR code.....................................................................................48
Hình 35: Ứng dụng CH Play........................................................................................49
Hình 36: Ứng dụng quét mã QR Code Reader.............................................................49
Hình 37: Cài đặt QR Code Reader...............................................................................50
Hình 38: Mở ứng dụng QR Code Reader.....................................................................50
Hình 39: Biểu tượng ứng dụng QR Code Reader........................................................51
Hình 40: Quét vào mã..................................................................................................51
Hình 41: Khởi chạy URL.............................................................................................52
Hình 42: Cách đọc và quét mã.....................................................................................53
Hình 43: Tránh nhiệt độ nóng......................................................................................53
Hình 44: Khơng nhìn vào nguồn laser.........................................................................54
Hình 45: Cơng nghệ RFID...........................................................................................55
Hình 46: Cơng nghệ RFID trong tương lai..................................................................56

Trang 10



Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Mã vạch hàng hóa các nước...........................................................................18
Bảng 2: Mơ tả cơng dụng mã hố của các loại mã vạch thơng dụng............................24
Bảng 3: Điểm khác biệt giữa Barcode và QR code......................................................41

Trang 11


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

MỞ ĐẦU
Xã hội ngày càng phát triển thêm vào đó là những nhu cầu về tính tiện ích đang
trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Trong đó có thể kể đến như các dịch vụ thanh toán,
giao dịch mua hàng, kiểm tra chất lượng (thơng tin, nguồn gốc, chất lượng), đơn giản
hố q trình phân loại hàng hoá và quản lý kho của các doanh nghiệp hay giúp người
dùng phân biệt được hàng thật, hàng giả trong các sản phẩm mà họ mua,…
Trong hoàn cảnh các nhu yếu phẩm hàng hoá ngập tràn như hiện nay người
dùng khó mà phân biệt được đâu mới là hàng hố thật sự an tồn. Chính vì nhu cầu về
xác thực cao như vậy nên có một phương pháp vừa tiện dụng vừa nhanh chóng phù
hợp với nhịp sống nhanh như hiện nay.
Khơng khó để có thể bắt gặp những biểu tượng dịng kẻ màu đen có độ lớn khác
nhau được xếp song song trên nền trắng với một dãy số được biểu thị ở phía dưới
trong các sản phẩm. Đặc biệt ở những nơi như siêu thị ta thường thấy nhân viên quét

những mà vạch đó để thanh tốn.
Đó là những mã BarCode và QR Code trên thị trường hiện nay và chúng còn
được ứng dụng rất nhiều trên nhiều lĩnh vực khác nhau nữa. Mã vạch hiện nay được
ứng dụng trên hầu hết các lĩnh vực đời sống, nếu bạn chưa biết nhiều đến chúng thì
đây là tài liệu hữu ích cho bạn đấy! Vậy chúng có cấu tạo như thế nào và giữa Barcode
và QR code có gì khác nhau?

Trang 12


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN
1. Lý do chọn đề tài
Do sự bùng nổ và phát triển của cơng nghệ thơng tin và sự tiện ích của các thiết
bị thông minh ra đời, nhu cầu sử dụng các ứng dụng tích hợp trên các thiết bị ngày
càng cao. Chúng ta đã khơng cịn xa lạ gì với một chiếc smartphone hay một chiếc
máy tính bảng, nhưng bạn có biết chỉ với một chiếc smartphone có camera và kết nối
mạng khi đó chúng ta có thể quét các mã vạch để chia sẻ thông tin cá nhân, tra cứu
thơng tin sản phẩm, dùng để thanh tốn hàng hóa, đặc biệt là trong tình hình dịch căng
thẳng hạn chế tiếp xúc chúng ta có thể dùng để khai báo y tế…., Những tiện ích đó
làm cho cuộc sống của ta đơn giản và dễ dàng hơn. Vậy đâu là nguồn gốc của các mã
vạch? Cách thức hoạt động ra sao, hay chúng được ứng dụng như thế nào? Và để giúp
các bạn hiểu rõ hơn về vấn đề này nên nhóm chúng mình đã quyết định chọn đề tài
“Tìm hiểu và so sánh mã Barcode và QR code”.
2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu tổng quan về Barcode và QR code, trong đó tập trung tìm hiểu về
các nội dung: Khái niệm Barcode và QR code, phân loại các mã vạch, ứng dụng của

Barcode và QR code trong cuộc sống, so sánh chúng với nhau. Như vậy, chương này
có nhiệm vụ vẽ nên được bức tranh tổng quát và có cái nhìn ban đầu về hai loại mã
vạch.
1. Vai trò

Vai trò của mã vạch đối với doanh nghiệp. Một đơn vị sản xuất sản phẩm ngày
nay đều sử dụng mã vạch cho sản phẩm của mình. Nó là điều khơng thể thiếu trên các
bao bì sản phẩm. Việc in ấn cũng rất đa dạng tùy theo độ thích hợp của sản phẩm. Có
sản phẩm được in ấn trực tiếp trên bao bì sản phẩm. Hoặc có sản phẩm mã vạch được
in ấn trên các chất liệu nilon. Nhưng phổ biến nhất mã vạch được in bởi giấy in mã
vạch với từng chiếc tem nhãn riêng biệt được dán lên sản phẩm.
Trên thị trường hiện nay các mặt hàng thiết bị đều bị làm nhái theo các thương
hiệu lớn rất nhiều. Vấn nạn về hàng giả, hàng kém chất lượng rất khó để phát hiện.
Trên các nhãn vỏ sản xuất của các thương hiệu nổi tiếng hiện nay đều có xuất hiện
những dịng mã vạch. Tuy rằng mã vạch khơng thể giúp mặt hàng đó khơng bị làm giả.
Nhưng chúng cũng là một phần góp phần hạn chế. Theo quy định mỗi mặt hàng được
đăng ký một mã số mã vạch duy nhất cho sản phẩm đó. Với doanh nghiệp cũng vậy,
mỗi thương hiệu chỉ có một mã vạch duy nhất tại nơi đăng ký mã vạch đó.

Trang 13


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

1. Bố cục đồ án
Bố cục của đồ án được trình bày theo một cấu trúc khoa học như sau:



CHƯƠNG I. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI: Tìm hiểu về các vấn đề lí do chọn đề
tài, mục tiêu và vai trò.



CHƯƠNG II. CƠ SỞ LÝ THUYẾT: Cơ sở lý thuyết đã tìm hiểu về các định
nghĩa, nguồn gốc, phân loại, cách thức hoạt động của hai loại mã vạch, ưu điểm
nhược điểm và ứng dụng.



CHƯƠNG III. SO SÁNH BARCODE VÀ QR CODE: Phân tích những điểm
giống nhau của hai loại mã và so sánh để tìm ra những điểm khác nhau.



CHƯƠNG IV. XÂY DỰNG MÃ VẠCH TRÊN WORD: Xây dựng mã vạch,
chỉ ra cách tạo, cách đọc và quét của hai loại mã.



CHƯƠNG V. CÔNG NGHỆ VÀ XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN CỦA MÃ
VẠCH: Tìm hiểu cơng nghệ RFID có ở hiện tại và nghiên cứu cơng nghệ RFID xu
hướng của mã vạch trong tương lai.



CHƯƠNG VI. TỔNG KẾT: Đánh giá lại kết quả đã đạt được, những hạn chế
cịn thiếu xót cần cải thiện, và định hướng phát triển trong tương lai.


Trang 14


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT
A. BARCODE
1. Định nghĩa
Mã vạch (Barcode) là phương pháp lưu trữ và truyền tải thông tin bằng một loại
ký hiệu gọi là ký mã vạch (Barcode symbology). Ký mã vạch hay gọi tắt cũng là mã
vạch, là 1 ký hiệu tổ hợp các khoảng trắng và vạch thẳng để biểu diễn các mẫu tự, ký
hiệu và các con số. Sự thay đổi trong độ rộng của vạch và khoảng trắng biểu diễn
thông tin số hay chữ số dưới dạng mà máy có thể đọc được.

Hình 1: Barcode
2. Nguồn gốc
Barcode được phát triển bởi 2 nhà phát minh người Mỹ là Norman J. Woodland
và Bernard Silver vào năm 1952 (thời điểm họ được cấp bằng sáng chế cho cơng trình
nghiên cứu về phương pháp phân loại hàng hóa, sản phẩm). Ý tưởng phát triển của họ
dựa trên mong muốn của một vị chủ tịch buôn bán thức ăn là làm thế nào để có thể tự
động kiểm tra tồn bộ quy trình.
Ý tưởng đầu tiên là sử dụng mã Morse để in những vạch rộng hoặc hẹp dạng
thẳng đứng, sau đó họ chuyển sang sử dụng hình dạng "điểm đen" của Barcode với các
vòng tròn đồng tâm. Sự sắp xếp các sọc đen, trắng hay mã ma trận này tuân theo một
quy tắc mật mã nhất định vì vậy đảm bảo khơng có sản phẩm nào trùng Barcode với
sản phẩm nào. Nói một cách đơn giản hơn thì Barcode chính là sự thể hiện thông tin
Trang 15



Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

dưới hình dạng có thể thấy được từ mắt thường trên bề mặt sản phẩm, hàng hóa mà
máy móc có thể đọc hiểu được.
3. Cách thức hoạt động
Mã số mã vạch được thu nhận bằng một máy quét mã vạch, là một máy thu
nhận hình ảnh của mã vạch in trên các bề mặt và chuyển thơng tin chứa trong mã vạch
đến máy tính hay các thiết bị cần thơng tin này. Nó thường có một nguồn sáng kèm
theo thấu kính, để hội tụ ánh sáng lên mã vạch, rồi thu ánh sáng phản xạ về một cảm
quang chuyển hóa tín hiệu ánh sáng thành tín hiệu điện. Ngồi ra, nhiều máy qt mã
vạch cịn có thêm mạch điện tử xử lý tín hiệu thu được từ cảm quang để chuyển thành
tín hiệu phù hợp cho kết nối với máy tính.
4. Các loại mã vạch hiện nay
Tùy theo dung lượng thông tin, dạng thức thông tin được mã hóa cũng như mục
đích sử dụng mà người ta chia ra làm rất nhiều loại, trong đó các dạng thông dụng trên
thị trường mà ta thấy gồm UPC, EAN, Code 39, Interleaved 2 of 5, Codabar và Code
128. Ngoài ra, trong 1 số loại mã vạch người ta cịn phát triển làm nhiều Version khác
nhau, có mục đích sử dụng khác nhau, thí dụ UPC có các version là UPC-A, UPC-B,
UPC-C, UPC-D và UPC-E; EAN có các version EAN-8, EAN-13, EAN-14, Code 128
gồm Code 128 Auto, Code 128-A, Code 128-B, Code 128-C.
1.1 UPC (Universal Product Code)
Mã UPC được phát minh bởi nhà khoa học Laurer, thường được tìm thấy
trong các cửa hàng bán lẻ, là loại mã vạch 1D phổ biến nhất. UPC là 1 loại ký hiệu mã
hóa số được ngành cơng nghiệp thực phẩm ứng dụng vào năm 1973. Mục đích của
UPC là để phân biệt từng loại sản phẩm khác nhau, thuận tiện cho việc xuất nhập và
quản trị kho hàng.


Hình 2: UPC (Universal Product Code)
Trang 16


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

UPC gồm có 2 phần: phần mã vạch với hình ảnh là các đường thẳng song
song với độ lớn khác nhau mà máy có thể đọc được và phần số gồm một dãy số có 12
số mà con người có thể đọc được khơng bao gồm ký tự. Đó là các mã số dùng để nhận
diện mỗi một sản phẩm tiêu dùng riêng biệt.
Nhìn ký hiệu UPC như hình bên trên ta thấy tổng cộng gồm 12 ký số:
- Ký số thứ 1: Ở đây là số 0, gọi là ký số hệ thống số (number system digit) hoặc cịn
gọi là “Family code”.
Nó nằm trong phạm vi của 7 con số định rõ ý nghĩa và chủng loại của sản phẩm như sau:
5– Coupons: Phiếu lĩnh hàng hóa.
4 – Dành cho người bán lẽ sử dụng.
3 – Thuốc và các mặt hàng có liên quan đến y tế.
2 – Các món hàng nặng tự nhiên như thịt và nông sản.
0, 6, 7 – Gán cho tất cả các mặt hàng khác như là một phần nhận diện của nhà sản
xuất.
- Ký số thứ 2: Trong mẫu này tượng trưng là 12345, ám chỉ mã người bán (Vendor
Code), mã doanh nghiệp hay mã của nhà sản xuất (Manufacturer code).
- Năm ký số kế tiếp: Dành cho người bán gán cho sản phẩm của họ. Người bán tự tạo
ra 5 ký số này theo ý riêng của mình để mã hóa cho sản phẩm.
- Ký số cuối cùng: Ở đây là số 5, là ký số kiểm tra, xác nhận tính chính xác của tồn
bộ số UPC.
UPC được phát triển thành nhiều phiên bản (version) như UPC-A, UPC-B,
UPC-C, UPC-D và UPC-E trong đó UPC-A được coi như phiên bản chuẩn của UPC,

các phiên bản còn lại được phát triển theo những yêu cầu đặc biệt của ngành cơng
nghiệp. Mã UPC vẫn cịn đang sử dụng ở Hoa Kỳ và Bắc Mỹ.
1.1 EAN-13 (European Article Number)
Mã vạch được sử dụng phổ biến hiện nay là EAN-13, là một dãy gồm 13 chữ
số, được chia làm 4 nhóm với ý nghĩa mã vạch hàng hóa như sau:
- Mã quốc gia: Hai hoặc ba chữ số đầu.
- Mã doanh nghiệp: Có thể bao gồm bốn, năm hoặc sáu chữ số (doanh nghiệp phải
đăng ký với EAN-VN để được cấp mã số này.
- Mã hàng hóa: Có thể bao gồm năm, bốn, hoặc ba chữ số tùy thuộc vào mã doanh
nghiệp.

Trang 17


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

- Số kiểm tra: Là chữ số cuối cùng trong mã vạch.

Hình 3: EAN-13
Mã vạch hàng hóa các nước được quy định như sau:
Mã vạch
000 - 019

030 - 039

Quốc gia

Mã vạch


Quốc gia

GS1 Mỹ

800 - 839

GS1 Ý (Italy)

GS1 Mỹ (United States)

840 849

GS1 Tây Ban Nha
(Spain)

060 - 139
300 - 379

GS1 Pháp (France)

880

GS1 Hàn Quốc
(South Korea)

400 - 440

GS1 Đức (Germany)


884

GS1 Campuchia
(Cambodia)

450 - 459
490 - 499

GS1 Nhật Bản (Japan)

460 - 469

GS1 Liên bang Nga
(Russia)

888

GS1 Singapore
(Singapore)

GS1 Hong Kong

890

GS1 Ấn Đô (India)

489

Trang 18


885

GS1 Thái Lan
(Thailand)


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

500 - 509

GS1 Vương quốc Anh
(UK)

893

GS1 Việt Nam
(Vietnam)

690 - 695

GS1 Trung Quốc (China)

899

GS1 Indonesia
(Indonesia)

760 - 769


GS1 Thụy Sĩ (Switzerland)

900 - 919

GS1 Áo (Austria)

Bảng 1: Mã vạch hàng hóa các nước
 Tính độ chính xác của dãy số
1. Từ phải sang trái, cộng tất cả các con số ở vị trí lẻ (trừ số kiểm tra).
2. Nhân kết quả bước 1 với bước 3.
3. Cộng giá trị của các con số còn lại.
4. Cộng kết quả bước 2 với bước 3.
5. Lấy bội số của 10 lớn hơn và gần kết quả bước 4 nhất trừ đi kết quả bước 4,
kết quả là số kiểm tra.
Ví dụ: Tính số kiểm tra cho mã: 693752650374x
Bước 1: 4 + 3 + 5 + 2 + 7 + 9 = 30
Bước 2: 30 x 3 = 90
Bước 3: 6 + 3 + 5 + 6 + 0 + 7 = 27
Bước 4: 90 + 27 = 117
Bước 5: 120 -117 = 3
Vậy mã EAN -13 hoàn chỉnh là: 6937526503743
1.1 Code 39
UPC và EAN dù là 2 loại mã vạch có tính chất chun nghiệp và quốc tế
nhưng khuyết điểm của nó là dung lượng có giới hạn và chỉ mã hóa được số, khơng
mã hóa được chữ.
Code 39 được phát triển sau UPC và EAN là ký hiệu chữ và số thơng dụng
nhất. Là dạng thức ký hiệu có phần mã vạch cùng phần chữ và số dùng để biểu thị các
thơng tin về sản phẩm. Loại hình mã vạch này cho phép hiển thị cả chữ cái, số và một
Trang 19



Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

vài ký hiệu đặc biệt (tối đa 39 ký tự). Nó khơng có chiều dài cố định như UPC và
EAN do đó có thể lưu trữ nhiều lượng thơng tin hơn bên trong nó. Do tính linh hoạt
như vậy, Code 39 được ưa chuộng rộng rãi trong bán lẻ và sản xuất. Vì vậy mà được
ứng dụng trong những ngành thuộc về y tế, bộ quốc phịng, cơ quan hành chính, cơng ty
xuất bản sách,...
Bộ ký tự này bao gồm tất cả các chữ hoa, các ký số từ 0 đến 9 và 7 ký tự đặc
biệt khác.
 Đặc điểm của mã vạch 39 là:
Loại mã vạch này cho phép sử dụng các ký tự bao gồm: Số tự nhiên từ 0 đến
9, chữ cái Latinh in hoa từ A đến Z, các ký tự đặc biệt gồm - . $ / + % và khoảng trắng.
Code 39 hỗ trợ nội dung tối đa tới 39 ký tự, người sử dụng hồn tồn có thể
thay đổi độ dài của mã vạch một cách linh hoạt.
Mã vạch 39 được các doanh nghiệp sử dụng chủ yếu trong quản lý kho, dùng
để định danh từng mặt hàng cụ thể.

Hình 4: Code 39
Ngồi ra, ta cịn có thể bắt gặp những loại Barcode khác như: Code
128 (tương tự Code 39 nhưng cho phép sử dụng số lượng ký tự nhiều
hơn); Interleaved 2 of 5 (không giới hạn số lượng ký tự số nhưng không cho phép sử
dụng ký tự chữ); các loại mã 2D như mã xếp chồng (Code 16K, Code 49...), mã ma
trận (QR Code, PDF417, Data Matrix...).
1.1 Code 128
Trang 20



Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Là một trong những mã vạch tuyến tính phổ biến nhất và mật độ cao nhất,
được sử dụng rộng rãi trong các ứng dụng, trong đó một lượng dữ liệu tương đối lớn
phải được mã hóa trong một khoảng khơng gian tương đối nhỏ. Đối với hầu hết các
phần, mã số 128 có xu hướng thay thế mã số 39 và Interleaved 2 of 5 như một mã nhỏ
gọn và linh hoạt hơn cho các ứng dụng kho và phân phối nhờ tính năng tự kiểm tra tự
động liên tục. Bạn cũng sẽ tìm thấy nó thường được sử dụng trong ngành cơng nghiệp
y tế, ngân hàng máu và sản xuất điện tử.

Hình 5: Code 128
4.4.1 Nguồn gốc của mã vạch 128
Tên Code 128 bắt nguồn từ thực tế là nó mã hố khơng chỉ văn bản, số và
nhiều chức năng mà cịn tồn bộ bộ ký tự ASCII 128 ký tự. Một vấn đề tương đối chưa
được biết đến nữa về mã số 128 được tạo ra từ đầu những năm 1980 bởi Ted Williams
từ Computer Identics để đáp ứng nhu cầu của ngành công nghiệp mạch in đã thành lập
ở Massachusetts dọc hành lang tuyến đường 128.
Một mã vạch sống sót mạnh mẽ trong số rất nhiều mã vạch thế hệ sớm, Code
128 được phân loại như mã vạch có độ dài thay đổi. Mỗi Code 128 mã vạch chứa một
ký tự bắt đầu, một chuỗi dữ liệu, một thanh kiểm tra Modula hoặc Mod 103 và ký tự
dừng. Toàn bộ Code 128 cung cấp tổng cộng 107 mẫu “in” khác nhau (103 ký hiệu dữ
liệu, 3 mã bắt đầu và mã dừng một lần).
4.4.2 Phân loại mã vạch 128
Mỗi mã vạch có thể có một trong ba ý nghĩa khác nhau dựa trên bộ ký tự cụ
thể được sử dụng (A, B, hoặc C) và bắt đầu bằng một trong ba mã bắt đầu. Do sự phức
tạp của bộ ký tự, nó thậm chí cịn có tính năng tự động chuyển đổi giữa các bộ ký tự để
phù hợp nhất với nhãn.

- 128A – Chứa các ký tự ASCII 00-95 (0-9, AZ plus control codes) và ký tự đặc
biệt
Trang 21


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

- 128B – Chứa các ký tự ASCII 32-127 (0-9, AZ, az) và ký tự đặc biệt
- 128C – Chứa 00-99 (chỉ có mật độ kép dữ liệu số và FNC1.
- 128 tự động – Tự động mã hoá dữ liệu của bạn với số thanh ngắn nhất và sẽ được
sử dụng bất cứ khi nào có thể.
4.4.3 Cách nhận biết mã vạch 128
Để nhận biết mã 128, mỗi ký tự trong mã 128 biểu tượng bắt đầu bằng một
thanh và kết thúc bằng dấu cách (ngoại trừ ký tự dừng và thêm một thanh phụ). Mỗi
phịng đều có ba thanh và ba khơng gian. Các thanh và khơng gian có 4 chiều rộng
khác nhau (1, 2, 3 hoặc 4 đơn vị) với tổng chiều rộng của thanh và tổng không gian là
lẻ cho tổng số 11 đơn vị cho mỗi ký tự.
Theo thời gian, mã số 128 đã được điều chỉnh theo các tiêu chuẩn ngành cụ
thể để xử lý các sản phẩm phức tạp.
GS1-128 (trước đây là UCC128 hoặc EAN128) – được thiết lập bởi cùng
một tổ chức kiểm soát mã vạch UPC và xử lý các SSCC-18 và SSCC-14 được sử dụng
để vận chuyển container
- AIAG – Nhóm Hành động Ngành Ơ tô
- ISBT-128 – Cho các sản phẩm máu
- SSCC-18 – Để vận chuyển container
- USPS – Sử dụng Mã số cơ bản 128 để xác nhận giao hàng
- USPS – Sử dụng Mã USPS-L-3216, nhãn 24 chữ số cho các thùng và bao tải.
1.1 ITF 2 OF 5

Interleaved 2 of 5 là một loại mã vạch chỉ mã hóa ký số chứ khơng mã hóa
ký tự. Ưu điểm của Interleaved 2 of 5 là nó có độ dài có thể thay đổi được và được nén
cao nên có thể lưu trữ được nhiều lượng thông tin hơn trong một khoảng khơng gian
khơng lớn lắm.

Hình 6: ITF2 OF 5
Trang 22


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

Theo 2 mẫu trên, ta thấy rằng cùng 1 tỷ lệ barcode, khi lưu 20 ký số vào
trong Interleaved 2 of 5, ta được 1 ký hiệu Barcode nhỏ gọn bằng 1/2 so với khi lưu 20
ký số vào trong Code 39.
ITF: Một chữ số mã hóa mã vạch hai chiều rộng liên tục. Nó được sử dụng
cho mục đích thương mại trên phim 135, cho mã vạch ITF-14 và trên các thùng giấy
của một số sản phẩm, trong khi các sản phẩm bên trong được dán nhãn UPC hoặc
EAN. ITF mã hóa các cặp chữ số; chữ số đầu tiên được mã hóa trong năm vạch (hoặc
dòng màu đen), trong khi chữ số thứ hai được mã hóa trong năm dấu cách (hoặc dịng
trắng) xen kẽ với chúng. Hai trong số năm thanh hoặc khoảng trống là rộng (do đó
chính xác là 2 trên 5).
4.6 CODABAR
Nó là một bộ tách rời, tự kiểm tra, biểu tượng có thể mã hóa lên đến 16 ký tự
khác nhau với thêm 4 ký tự bắt đầu / dừng. Các biểu tượng được thiết kế để có thể
được đọc khi in từ máy in ma trận cho các hình thức đa phần. Các biến thể của
Codabar bao gồm Codeabar, Mã Ames, NW-7, Monarch, Mã số 2 của 7, Codabar Hợp
lý, ANSI / AIM BC3-1995 hoặc USD-4.


Hình 7: Codabar
Codabar được sử dụng ngày nay bởi các ngân hàng máu Hoa Kỳ, FedEx,
phịng thí nghiệm ảnh và thư viện. Mặc dù các loại mã vạch mới cho phép lưu trữ
nhiều hơn trong một khơng gian nhỏ hơn, Codabar có nhiều lợi ích cho các ngành
cơng nghiệp khác nhau do dễ in. Các mã vạch Codabar có thể được in bằng bất kỳ máy
in có ảnh hưởng nào, chẳng hạn như máy đánh chữ và tạo ra số lượng lớn các mã số có
thể được sản xuất bằng cách sử dụng số liên tiếp mà khơng cần sử dụng máy tính.
Bảng dưới đây mơ tả cơng dụng mã hố của các loại mã vạch thông dụng:
Loại mã vạch

Ngành nghề sử dụng

Trang 23

Lí do


Đồ án 1 KHMT 0119

Năm 2021-2022

UPC

Công nghiệp thực phẩm.
Các nhà buôn bán lẻ.
Sử dụng ở Bắc Mỹ và Canada.

EAN

Giống như UPC.

Sử dụng cho các nước khác.
không thuộc Bắc Mỹ.

Cần mã số chứ không
cần mã chữ.
Mật độ cao, đáng tin
cậy.
Cần mã kiểm lỗi.
Cần mã số chứ không
cần mã chữ.
Mật độ cao, đáng tin
cậy.
Cần mã kiểm lỗi.

CODE 39

Bộ Quốc phịng.
Ngành y tế.
Cơng nghiệp nhôm.
Các nhà xuất bản sách định kỳ.
Các cơ quan hành chánh.

Cần mã hố cả chữ lẫn
số
Dễ in.
Rất an tồn, khơng có
mã kiểm lỗi.

INTERLEAVED 2OF5


Phân phối, lưu kho.
Các sản phẩm không phải là
thực phẩm.
Dễ in.
Các nhà sản xuất, nhà buôn bán Kích thước nhỏ gọn.
lẻ.
Hiệp hội vận chuyển Container.

CODABAR

Ngân hàng máu.
Thư viện.
Thư tín chuyển phát nhanh
trong nước.
Cơng nghiệp xử lý Film ảnh.

CODE 128

Cơng nghiệp chế tạo.
Vận chuyển Container.

Rất an tồn.
Dày dặn.

Cần dung lượng 128 ký
tự.

Bảng 2: Mô tả công dụng mã hố của các loại mã vạch thơng dụng
Trang 24



×