Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

Ảnh hưởng của công bố thông tin cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành tài chính ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (893.04 KB, 58 trang )

HỌC VIỆN NGÂN HÀNG
CHƯƠNG TRÌNH CỬ NHÂN CHẤT LƯỢNG CAO
KHOA TÀI CHÍNH

KHĨA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỀ TÀI:

ẢNH HƯỞNG CỦA CƠNG BỐ THÔNG TIN CỔ TỨC ĐẾN BIẾN
ĐỘNG GIÁ CỔ PHIẾU CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH
TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH
CHỨNG KHỐN TP. HỒ CHÍ MINH
Sinh viên thực hiện: Trần Thị Phương Thảo
Lớp: K18CLCD
Khóa học: 2015 - 2019
Mã sinh viên: 18A4010505
Giảng viên hướng dẫn: TS. Nguyễn Thị Lâm Anh

Hà Nội, tháng 5 năm 2019


LỜI CAM ĐOAN CỦA TÁC GIẢ
Tôi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng tơi. Các
số liệu sử dụng phân tích trong bài nghiên cứu có nguồn gốc rõ ràng, đã cơng bố
theo
đúng quy định. Các kết quả nghiên cứu trong khóa luận tốt nghiệp do tơi tự tìm hiểu,
phân tích một cách trung thực, khách quan và phù hợp với thực tiễn của Việt Nam.
Các kết quả này chưa từng được công bố trong bất kỳ nghiên cứu nào khác.

Sinh viên thực hiện

Trần Thị Phương Thảo



1


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến q thầy cơ khoa Tài chính Học viện Ngân hàng đã cùng với tri thức và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn
kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập tại trường.
Trong q trình hồn thiện khóa luận, em đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ
nhiệt tình của cơ Nguyễn Thị Lâm Anh. Em xin chân thành cảm ơn cô cùng với các
thầy cơ khoa Tài chính và ban quản lý chương trình Chất lượng cao đã tạo điều kiện
cho em để em có thể hồn thành tốt khóa luận tốt nghiệp này. Trong q trình làm
bài khóa luận, khó tránh khỏi sai sót, rất mong q thầy cơ thơng cảm bỏ qua.
Đồng thời, do trình độ lý luận cũng như kinh nghiệm thực tiễn cịn hạn chế
nên bài khóa luận khơng thể tránh khỏi những thiếu sót, em rất mong nhận được ý
kiến đóng góp của thầy, cơ để em có thể rút kinh nghiệm và nâng cao kiến thức của
bản thân.


MỤC LỤC
Chương I. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU.............................................................3
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài................................................................................3
1.2.
Vấn đề nghiên cứu........................................................................................4
1.2.1. Lý do công bố thông tin..........................................................................4
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu..................................................................................5
1.3.
Cơ sở lý thuyết.............................................................................................6
1.3.1. Quy định cơng bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam.....6
1.3.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả...............................................................12

1.4.
T ổng quan nghiên cứu...............................................................................20
1.4.1. Các nghiên cứu nước ngoài về tác động của công bố thông tin cổ tức đến
giá cổ phiếu niêm yết........................................................................................20
1.4.2. Các nghiên cứu trong nước về tác động của công bố thông tin cổ tức đến
giá cổ phiếu niêm yết........................................................................................23
Chương II. SỐ LIỆU SỬ DỤNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...........26
2.1.
Mẫu nghiên cứu..........................................................................................26
2.2.
Phương pháp nghiên cứu............................................................................26
2.2.1. Tổng quan phương pháp Event study...................................................26
2.2.2. Giải thích mơ hình và các biến giải thích.............................................30
2.2.3. Kiểm định giả thuyết............................................................................32
Chương III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU..............................................................35
3.1.
Thơng tin cổ tức tăng...............................................................................36
3.2.
Thông tin cổ tức giảm..............................................................................37
3.3.
Thông tin cổ tức không đổi......................................................................38
3.4.
Kết quả tổng hợp........................................................................................39
3.5.
Kiểm định các giả thuyết............................................................................42
Chương IV. ĐỀ XUẤT VÀ KHUYẾN NGHỊ......................................................45
Chương V. KẾT LUẬN.........................................................................................48


Từ viết tắt


DANH MỤC VIẾT TẮT
Nguyên nghĩa

AR

Lợi nhuận bất thường/ Mức sinh lời vượt trội

AAR

Lợi nhuận bất thường trung bình/ Mức sinh lời vượt trội
trung bình

CAAR

Lợi nhuận bất thường trung bình tích lũy/ Mức sinh lời
vượt trội trung bình tích lũy

CBTT

Cơng bố thơng tin

CTCK

Cơng ty chứng khốn

EMH

Thuyết thị trường hiệu quả


HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

HOSE/ HSX

Sở giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh

IR

Quan hệ nhà đầu tư

ISD

Độ lệch chuẩn trung bình

MAR

Mơ hình lợi nhuận bất thường điều chỉnh theo thị trường

OLS

Phương pháp ước lượng bình quân nhỏ nhất

RWH

Thuyết bước đi ngẫu nhiên

SGDCK


Sở giao dịch chứng khoán

TTCK
VN-Index

Thị trường chứng khoán
Chỉ số VN-Index

UBCKNN

Ủy ban chứng khoán Nhà nước


DANH MỤC BANG
Bảng
Bảng 1. Mức sinh lời vượt trội bình qn AAR và mức sinh lời vượt trội
bình qn tích lũy CAAR xung quanh ngày doanh nghiệp CBTT cổ tức

Trang
35

Bảng 2. Mức sinh lời vượt trội tích lũy CAAR trong các khung sự kiện
khác nhau

42

Bảng 3. Tóm tắt kết quả kiểm định giả thuyết

42


DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ

Trang

Biểu đồ 1. Chuỗi thời gian của một event study

28

Biểu đồ 2. Biến động mức sinh lời vượt trội trung bình AAR và mức
sinh
lời vượt trội bình qn tích lũy CAAR xung quanh ngày CBTT cổ tức
tăng

36

Biểu đồ 3. Biến động mức sinh lời vượt trội trung bình AAR và mức
sinh
lời vượt trội bình qn tích lũy CAAR xung quanh ngày CBTT cổ tức
giảm

37

Biểu đồ 4. Biến động mức sinh lời vượt trội trung bình AAR và mức
sinh
lời vượt trội bình qn tích lũy CAAR xung quanh ngày CBTT cổ tức
không đổi

39


Biểu đồ 5. Biến động mức sinh lời vượt trội bình quân tích lũy CAAR
xung quanh ngày CBTT cổ tức

DANH MỤC HÌNH
Hình
Hình 1. Quan sát phản ứng của thị trường với mốc công bố thông tin

40

Trang
19


LỜI MỞ ĐẦU
Với lịch sử hình thành và phát triển gần 20 năm, thị trường chứng khốn Việt
Nam đã có những thành quả và bước tiến quan trọng trong việc đóng vai trị là một
kênh huy động vốn trung và dài hạn chủ đạo của các doanh nghiệp cũng như một
kênh đầu tư năng động của các nhà đầu tư. Thị trường chứng khốn Việt Nam được
kỳ vọng có những bước phát triển dài hơn trong tương lai. Tuy nhiên trong q trình
phát triển, thị trường chứng khốn Việt Nam đang gặp nhiều bất cập và thách thức
trong vấn đề minh bạch hóa thơng tin.
Hệ quả của vấn đề này gây ra sự bất cân xứng thông tin trên thị trường và
nghiêm trọng hơn là hiện tượng giao dịch nội gián, “thao túng” giá chứng khoán. Thị
trường chứng khoán vốn là một thị trường nhạy cảm với thông tin. Hành vi của các
đối tượng tham gia trên thị trường được quyết định bởi yếu tố thông tin. Những
người
hưởng lợi nhiều nhất thường là những nhà đầu tư có lợi thế về thông tin và rủi ro
thường đến với những người thiếu thông tin. Giao dịch nội gián là kết quả của sự bất
cân xứng thông tin giữa nhà đầu tư và người nội bộ cơng ty và có ảnh hưởng mạnh
mẽ đến biến động giá cổ phiếu trên thị trường.

Cùng với đó, nhà đầu tư Việt Nam, đặc biệt là các nhà đầu tư nhỏ lẻ, cịn
thiếu
chun mơn và cịn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận và đánh giá các thơng tin
tài chính khiến việc đưa ra quyết định còn nhiều hạn chế. Tâm lý nhà đầu tư sẽ còn
hoang mang với một loạt các câu hỏi: Liệu cơng ty này có tiềm năng để đầu tư? Liệu
giá cổ phiếu như thế này đã phù hợp, đã phản ánh đúng tiềm lực của công ty?... Với
những lý do nêu trên, tác giả chọn nghiên cứu đề tài luận án "Ảnh hưởng của công
bố thông tin cổ tức đến biến động giá cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành tài
chính — ngân hàng niêm yết trên Sở giao dịch Chứng khốn TP. Hồ Chí Minh’”
làm đề tài nghiên cứu. Vấn đề này cần được đưa ra phân tích nhằm làm rõ tác động
của thông tin, cụ thể trong bài nghiên cứu này là thông tin cổ tức, đến giá cổ phiếu,
đưa ra kết luận về dạng hiệu quả của thị trường và từ đó đưa ra các đề xuất nâng cao
tính hiệu quả về mặt thơng tin của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Bằng phương pháp nghiên cứu sự kiện (Event study) và sử dụng thông tin của
13 doanh nghiệp ngành tài chính - ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE, nghiên cứu
đã chỉ ra một số kết quả chính: (1) tồn tại lợi nhuận bất thường xung quanh ngày

1


CBTT cổ tức tăng và giảm so với cổ tức trung bình năm
trước;
(2)
thị
trường
đối
với
các cổ phiếu ngành tài chính - ngân hàng là thị trường hiệu
quả dạng trung bình.


Tương tự như các nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu sự kiện, tác
giả sử dụng mơ hình lợi nhuận bất thường điều chỉnh theo thị trường. Tuy nhiên,
khác
so với các bài nghiên cứu trước, thay vì giả định hệ số a = 0 và p = 1, tác giả đã
ước lượng các hệ số bằng phương pháp hồi quy OLS nhằm đảm bảo tính chính xác
và xác thực hơn của số liệu.
Khóa luận được kết cấu thành 5 chương:
Chương I: Tổng quan nghiên cứu
Chương II: Số liệu sử dụng và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu
Chương IV: Đề xuất và khuyến nghị
Chương V: Kết luận

2


Chương I.
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
1.1.
Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khốn Việt Nam thuộc nhóm các thị trường cận biên
(Frontier Market) là nhóm có quy mơ thị trường vốn nhỏ cả về tuyệt đối lẫn tương
đối, mức độ giao dịch thấp và còn nhiều rào cản đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Bên cạnh việc kế thừa được các tiện ích và kinh nghiệm từ các nền kinh tế đi
trước thì các thị trường mới thành lập đều phải gặp nhiều thử thách như: được tổ
chức
trong bối cảnh chung của một nền tài chính chưa hồn thiện về các vấn đề công khai,
minh bạch thông tin, công khai tài sản,...; phụ thuộc nhiều vào đầu tư từ nước ngồi;
giao dịch mỏng, tức là cịn rất ít giao dịch về mặt tổng thể; thị trường chủ yếu là các
nhà đầu tư nhỏ lẻ, khơng có trình độ, kỹ năng đầu tư chuyên nghiệp; thị trường nằm

trong tay phần nhiều nhà đầu cơ, mà những đối tượng này có nhiều khả năng trong
việc “làm giá” chứng khốn,.; tính thanh khoản thị trường chưa cao; chi phí giao
dịch cịn cao, mất nhiều chi phí để khai thác thơng tin; v.v.
Bài nghiên cứu sẽ đi sâu vào hai vấn đề minh bạch hóa thơng tin và hiện
tượng
giao dịch nội gián. Đây cũng là hai vấn đề nghiêm trọng và cần được khắc phục
nhằm
nâng cao hiệu quả thị trường chứng khoán và cũng là một trong những điều kiện tiên
quyết để “hiện thực hóa” mục tiêu nâng hạng lên hạng thị trường mới nổi (Emerging
Market) vào năm 2019.
Thực trạng minh bạch hóa thơng tin trên TTCK Việt Nam vẫn cịn một số vấn
đề. Thứ nhất, tình trạng vi phạm hành chính về công bố và minh bạch thông tin vẫn
tăng cao. Theo thống kê của UBCKNN, giai đoạn 2010-2016, cơ quan chức năng đã
ra hơn 1.000 quyết định xử phạm vi phạm hành chính trên TTCK. Thứ hai, báo cáo
tài chính ở một số doanh nghiệp chất lượng còn hạn chế, việc cơng bố báo cáo tài
chính cịn chậm, phải xin gia hạn.
Về hiện tượng giao dịch nội gián, hàng chục hành vi vi phạm trên TTCK bị
UBCK xử phạt trung bình mỗi tháng, mức phạt cũng từ vài chục triệu lên tới nửa tỷ
đồng. Tuy nhiên, tình trạng thao túng giá cổ phiếu, giao dịch nội gián, giao dịch chui


cổ phiếu vẫn liên tục tái diễn. Điều này ảnh hưởng không
nhỏ
tới
niềm
tin
của
nhà
đầu tư vào cơ quan quản lý.


Thông qua nghiên cứu ảnh hưởng của thông tin cổ tức đến giá cổ phiếu của
các cơng ty ngành tài chính - ngân hàng niêm yết trên sàn HOSE, tác giả sẽ đưa kết
luận dạng hiệu quả của thị trường và từ đó đưa ra các khuyến nghị phù hợp với dạng
thị trường hiệu quả đó.
Sử dụng số liệu của các cổ phiếu ngành tài chính - ngân hàng là bởi nhóm
ngành này bao gồm nhiều cổ phiếu bluechips, thanh khoản cao và có vai trị lớn
trong
việc dẫn dắt thị trường. Bởi vậy, việc thay đổi thơng tin đối với nhóm ngành này sẽ
tác động đáng kể tâm lý nhà đầu tư. Thông tin cổ tức hiện tại cũng là một thông tin
khá nhạy cảm với bối cảnh nhóm ngành ngân hàng hiện nay, bởi áp lực phải giữ lại
lợi nhuận để tăng vốn nhằm đáp ứng tiêu chuẩn Basel III.
1.2.
Vấn đề nghiên cứu
1.2.1. Lý do công bố thông tin
Các cá nhân, tổ chức khi tham gia thị trường chứng khoán bắt buộc phải có
nghĩa vụ cơng bố các thơng tin thường niên (báo cáo thường niên, báo cáo tài chính,
báo cáo quản trị,...) và thông tin bất thường (nghị quyết hội đồng quản trị, nghị quyết
đại hội đồng cổ đông,.). Công bố thông tin (CBTT) mang ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc làm cho thị trường chứng khoán (TTCK) minh bạch - tiền đề cho
một thị trường hiệu quả, bền vững. Đặc biệt, trong giai đoạn thị trường chứng khoán
Việt Nam cịn tồn đọng nhiều hạn chế như hiện nay, thì việc tuân thủ nghĩa vụ công
bố thông tin càng lại nhiều ý nghĩa.
Đối với các nhà đầu tư, thông tin chính là “chìa khóa” quan trọng giúp họ
trong
việc đưa ra các quyết định đầu tư của mình. Những người muốn mua chứng khốn
ln ở trong tâm thế lo sợ vì sợ mua phải cổ phiếu giá trị thực tế thấp hơn giá trị thị
trường. Việc lựa chọn một doanh nghiệp tốt, có tiềm năng để đầu tư đối với họ vô

I Basel II là phiên bản thứ hai của Hiệp ước Basel, trong đó
đưa ra các nguyên tắc chung và các luật ngân hàng

của ủy ban Basel về giám sát ngân hàng. Mục tiêu của Basel II
là:
(1)
nâng
cao
chất
lượng

đảm
bảo
ổn
định
của hệ thống ngân hàng quốc tế, (2) đẩy mạnh việc chấp nhận
các
thông
lệ
nghiêm
ngặt
hơn
trong
việc
quản
trị rủi ro.


cùng khó nếu thiếu đi thơng tin về hoạt động kinh doanh

tài
chính
của

doanh
nghiệp đó. Tuy nhiên, liệu thơng tin đó có chính xác, có thực
sự
mang
lại
lợi
ích
cho
nhà đầu tư hay khơng là một câu hỏi khó cần sự giải đáp từ
các
doanh
nghiệp,
tổ
chức,
cơ quan nhà nước. Những trường hợp vi phạm về nghĩa vụ công
bố
thông
tin
khiến
các nhà đầu tư mất đi niềm tin vào thị trường chứng khốn.
Một
khi
thơng
tin
được
cơng bố chính xác, kịp thời thì mới có thể khiến các nhà đầu

phục
hồi
niềm

tin.
Từ
đó thị trường chứng khốn mới có thể sơi động trở lại và phát
triển bền vững.

Đối với các doanh nghiệp, công bố thông tin kịp thời, chính xác giúp họ có

hội tạo dựng, nâng cao uy tín của mình từ việc tạo dựng niềm tin cho các cổ đơng
của
mình. Việc đưa thơng tin sai có thể mang lại cho doanh nghiệp những lợi ích ngắn
hạn, tuy nhiên các doanh nghiệp cần phải hướng đến mục tiêu lâu dài hơn, đó là sự
phát triển bền vững của công ty.
Không chỉ các nhà đầu tư, các tổ chức, cơ quan nhà nước cũng cần có thơng
tin từ doanh nghiệp để quản lý, giám sát chặt chẽ và hiệu quả. Các thơng tin doanh
nghiệp cơng bố cần có bộ phận kiểm tra tính đúng đắn, chân thực và cũng cần phải
được quy định công bố trong thời gian cụ thể.
1.2.2. Vấn đề nghiên cứu
Mục tiêu của nghiên cứu là (1) hệ thống hóa những vấn đề lý luận về công bố
thông tin và lý thuyết thị trường hiệu quả; (2) xác định và phân tích tác động của
CBTT cổ tức đến giá cổ phiếu của các công ty ngành tài chính - ngân hàng niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khốn TP. Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng phương pháp
nghiên cứu sự kiện (Event study) để đánh giá thông tin cổ tức thay đổi dẫn đến sự
thay đổi giá cổ phiếu như thế nào và liệu có xuất hiện lợi nhuận bất thường xung
quanh ngày công bố thông tin. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị đối với các
đối
tượng liên quan đến việc CBTT minh bạch, kịp thời và hoàn thiện khung pháp lý
nhằm hạn chế giao dịch nội gián.
Để đạt được mục tiêu của bài nghiên cứu đặt ra ở trên, nội dung chính của bài
nghiên cứu cần phải trả lời được các câu hỏi sau:
Câu hỏi 1: Công bố thông tin trên thị trường chứng khoán Việt Nam được

quy
định như thế nào? Lý thuyết thị trường hiệu quả là gì?


Câu hỏi 2: Giá cổ phiếu biến động như thế nào so với VN-Index trong trường
hợp công bố thông tin cổ tức tăng, cổ tức giảm và cổ tức không đổi?
Câu hỏi 3: Từ những kết quả nghiên cứu, rút ra thị trường hiệu quả dạng nào
đối với các cổ phiếu ngành tài chính - ngân hàng?
Câu hỏi 4: Cần đề xuất một số kiến nghị nào đối với các đối tượng liên quan
đến việc công bố và quản lý chất lượng thông tin công bố của các công ty niêm yết
và hiện tượng giao dịch nội gián trên TTCK Việt Nam hiện nay?
1.3.
Cơ sở lý thuyết
1.3.1. Quy định công bố thơng tin trên thị trường chứng khốn Việt Nam
1.3.1.1, Những thông tin cần công bố theo quy định TTCK Việt Nam
Theo thơng tư 155/2015/TT-BTC của bộ Tài chính, cơng bố thông tin được
chia thành 3 loại: công bố thông tin định kì; cơng bố thơng tin bất thường và công bố
thông tin theo yêu cầu. Trước hết, doanh nghiệp cần cơng bố các thơng tin sau đây
theo định kì:
- Báo cáo tài chính năm và bán niên đã được kiểm toán bởi tổ chức kiểm
toán được chấp thuận thực hiện kiểm tốn cho đơn vị có lợi ích cơng chúng thuộc
lĩnh vực chứng khốn và cơng bố các nội dung khác;
- Báo cáo tài chính quý hoặc báo cáo tài chính q đã được sốt xét (nếu
có);
- Báo cáo thường niên;
- Thông tin về họp Đại hội đồng cổ đông thường niên, bao gồm: thông báo
mời họp, mẫu chỉ định ủy quyền dự họp, chương trình họp, phiếu biểu quyết, danh
sách ứng cử viên trong trường hợp bầu thành viên Ban kiểm sốt, thành viên Hội
đồng quản trị,...;
- Thơng tin về hoạt động chào bán và báo cáo sử dụng vốn;

- Thông tin về tỷ lệ sở hữu nước ngồi.
Ngồi ra, tổ chức niêm yết, cơng ty đại chúng quy mô lớn phải công bố thông
tin bất thường trong vòng 24 giờ khi xảy ra một trong các sự kiện như:
- Thông qua quyết định của Đại hội đồng cổ đông;


-

Quyết định mua hoặc bán cổ phiếu quỹ;
Quyết định về mức cổ tức, hình thức trả cổ tức, thời gian trả cổ tức;
Quyết định tách, gộp cổ phiếu; quyết định về việc tổ chức lại doanh
nghiệp,
giải thể doanh nghiệp; thay đổi tên công ty, con dấu của công ty;
- Quyết định của Đại hội đồng cổ đông hoặc Hội đồng quản trị thông qua
hợp đồng, giao dịch giữa công ty với người nội bộ hoặc người có liên
quan;
- Quyết định phát hành trái phiếu chuyển đổi, cổ phiếu ưu đãi;
- Công ty thay đổi, bổ nhiệm mới, bổ nhiệm lại, bãi nhiệm người nội bộ;
- Thông tin về Đại hội đồng cổ đông bất thường;...
Trong các trường hợp sau đây, tổ chức niêm yết, công ty đại chúng phải công
bố thơng tin trong vịng 24 giờ, kể từ khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Chứng
khoán
Nhà nước, Sở giao dịch chứng khốn nơi cơng ty niêm yết, đăng ký giao dịch:
- Khi xảy ra sự kiện ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích hợp pháp của nhà đầu

- Có thông tin liên quan đến công ty ảnh hưởng lớn đến giá chứng khốn và
cần
phải xác nhận thơng tin đó.
1.3.1.2. Quy định về đối tượng thực hiện, phương thức thực hiện, thời hạn
cơng bố thơng tin và các hình thức xử phạt hành vi vi phạm

Thông tư số 155/2015/TT-BTC của Bộ Tài Chính hướng dẫn cơng bố thơng
tin trên thị trường chứng khốn đối với cơng ty niêm yết trên sàn chứng khoán đã
đưa
ra nội dung về các đối tượng công bố thông tin, phương tiện công bố thông tin, thời
hạn công bố thông tin, các điều kiện công bố thông tin,.
Thứ nhất, về người thực hiện công bố thông tin:
“Các đối tượng công bố thông tin là tổ chức phải thực hiện nghĩa vụ công bố
thông tin thông qua 01 người đại diện theo pháp luật hoặc 01 cá nhân là người được
ủy quyền công bố thông tin của tổ chức đó. Người đại diện theo pháp luật phải chịu
trách nhiệm về tính đầy đủ, chính xác và kịp thời về thông tin do người được ủy
quyền
công bố thông tin công bố.” (điểm a khoản 1 điều 4 Thông tư số 155/2015/TT-BTC)


“Tổ chức phải đăng ký, đăng ký lại người đại diện theo pháp luật hoặc người
được ủy quyền công bố thơng tin.. .cho Ủy ban Chứng khốn Nhà nước và Sở giao
dịch chứng khoán tối thiểu 24 giờ trước khi việc ủy quyền có hiệu lực.” (điểm b
khoản
1 điều 4 Thông tư số 155/2015/TT-BTC)
Khoản 2 điều 4 của Thông tư này quy định “Nhà đầu tư thuộc đối tượng công
bố thơng tin là cá nhân có thể tự thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin hoặc ủy quyền
cho 01 tổ chức (cơng ty chứng khốn, cơng ty quản lý quỹ, công ty đại chúng, thành
viên lưu ký, Trung tâm lưu ký chứng khoán hoặc tổ chức khác) hoặc 01 cá nhân
khác
thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin.”
Thứ hai, về phương tiện công bố thông tin:
Thông tư quy định các phương tiện công bố thông tin bao gồm:
- Trang thông tin điện tử (website) của tổ chức là đối tượng công bố thông tin;
- Hệ thống công bố thông tin của Ủy ban Chứng khốn Nhà nước;
- Trang thơng tin điện tử của Sở giao dịch chứng khoán;

- Trang thông tin điện tử của Trung tâm lưu ký chứng khốn;
- Các phương tiện thơng tin đại chúng khác theo quy định pháp luật (báo in,
báo
điện tử.).
Tổ chức là đối tượng công bố thông tin phải lập trang thông tin điện tử theo
quy định sau: “Tổ chức niêm yết, đăng ký giao dịch phải lập trang thông tin điện tử
khi thực hiện thủ tục đăng ký niêm yết, đăng ký giao dịch trên Sở giao dịch chứng
khốn” Trong đó, “trang thơng tin điện tử phải có các nội dung về ngành, nghề kinh
doanh và các nội dung phải thông báo công khai trên Cổng thông tin quốc gia về
đăng
ký doanh nghiệp theo quy định của Luật doanh nghiệp và mọi thay đổi liên quan tới
các nội dung này; chuyên mục riêng về quan hệ cổ đông (nhà đầu tư), trong đó phải
cơng bố Điều lệ cơng ty, Quy chế quản trị nội bộ (nếu có), Bản cáo bạch (nếu có) và
các thơng tin cơng bố định kì, bất thường và theo yêu cầu quy định tại Thông tư này;
Trang thông tin điện tử phải hiển thị thời gian đăng tải thơng tin, đồng thời phải đảm
bảo nhà đầu tư có thể dễ dàng tìm kiếm và tiếp cận được các dữ liệu trên trang thơng
tin điện tử đó.” (khoản 2 điều 5 Thông tư số 155/2015/TT-BTC)


Thứ ba, về thời hạn công bố thông tin, các thơng tin định kì được quy định
thời hạn cơng bố, trong khi đó, thơng tin về cổ tức thuộc nhóm thơng tin bất thường
nên phải được cơng bố trong vịng 24h kể từ khi đưa ra văn bản quyết định.
Thứ tư, về xử lý vi phạm về công bố thông tin:
Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm quy định pháp luật về cơng bố thơng tin
thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hành
chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường
theo
quy định pháp luật.
1.3.1.3. Nguyên tắc công bố thông tin của công ty đại chúng
Thông tin phải công bố đầy đủ và chính xác

Đây là nguyên tắc cơ bản đầu tiên của việc CBTT của các tổ chức thực hiện
CBTT (cụ thể là các công ty đại chúng). Điều này địi hỏi tổ chức thực hiện CBTT
phải tơn trọng tính trung thực vốn có của thơng tin, khơng được xun tạc, bóp méo
thơng tin cơng bố, hoặc có hành vi cố ý gây hiểu nhầm thông tin.
Nguyên tắc này được tuân thủ trên cơ sở một danh mục các thông tin được
xem là quan trọng và cần được cung cấp. Nói cách khác, cơng ty đại chúng có nghĩa
vụ cung cấp tất cả các thông tin được xem là có thể ảnh hưởng đến nhận định, đánh
giá của nhà đầu tư đối với giá trị và triển vọng của công ty. Những thông tin và sự
kiện như vậy được quy định chặt chẽ trong Luật về công ty đại chúng và Luật chứng
khốn.
Một số thơng tin quan trọng cung cấp định kỳ dưới hình thức tài liệu phải
được
kiểm tra kỹ để đảm bảo tính chính xác. Kiểm tốn độc lập là một phần thiết yếu của
việc kiểm tra các báo cáo tài chính trước khi cơng bố. Những kiểm tốn viên độc lập
bên ngồi có đủ năng lực, tính khách quan để đảm bảo rằng thơng tin tài chính đưa
ra là thể hiện sự đúng đắn về vị thế và kết quả hoạt động của cơng ty.
Ngồi ra, có những thơng tin khơng thể dự liệu trước tuy nhiên nếu nó ảnh
hưởng đến quyết định của nhà đầu tư thì doanh nghiệp phải có ý thức tự giác CBTT
hoặc công bố theo yêu cầu của cơ quan quản lý.


Việc CBTT cũng phải được trình bày rõ ràng, khơng được gây hiểu nhầm
hoặc
đánh lừa người đọc, nhất là không được thiếu xót. CBTT phải đáp ứng được các tiêu
chuẩn khơng được phép có những thơng tin lừa dối hoặc không đủ thông tin.
Cơ quan quản lý được quyền kiểm tra, xem xét các thông tin công bố trước
khi cho phép công bố ra công chúng. Tuy nhiên, trên thực tế, các cơ quan quản lý
không thể đánh giá được chất lượng của tất cả các thông tin công bố từ các cơng ty
đại chúng. Vì vậy khi cơ quan quản lý không thể đảm bảo chất lượng của thông tin,
việc CBTT cho cơng chúng một hồn tồn từ cơng ty đại chúng sẽ đưa đến việc nhà

đầu tư phải chịu hoàn toàn mọi rủi ro với quyết định đầu tư của mình. Ở đây, vai trị
của các chun gia phân tích chứng khốn như các tổ chức đầu tư, các cơng ty phân
tích tài chính sẽ vơ cùng quan trọng.
Thông tin phải được công bố kịp thời và liên tục
Mục tiêu của việc CBTT làm nhằm thúc đẩy hoạt động giao dịch chứng
khốn
diễn ra trơi chảy và có trật tự, đảm bảo quá trình hình thành giá cả một cách công
bằng thông qua việc cung cấp các thông tin quan trọng tức thời trên một hệ thống
cung cấp thông tin hiện đại. Nhờ những thông tin được công bố kịp thời và chính
xác
này, giá cả cổ phiếu có thể được xác định một cách có hiệu quả nhất.
Thơng tin phải được công bố trên cơ sở thời gian một cách liên tục, không
ngừng, bao hàm cả những thông tin tức thời và thơng tin định kỳ. Nói cách khác,
CBTT phải đảm bảo được tính kịp thời của thơng tin được cơng bố. Điều này có
nghĩa
là:
- CBTT ngay khi có các tài liệu được công bố, tức là thông tin càng sớm càng
tốt. Thông tin phải được công bố đồng thời trên các phương tiện công bố.
- CBTT định kỳ thơng được quy định trong luật chứng khốn, chẳng hạn như
các báo cáo tài chính q hoặc năm. Những thơng tin này đôi khi đi kèm cả những
báo cáo về cuộc họp, thảo luận, nhận định, phân tích tình hình của ban điều hành
công
ty, do vậy những thông tin này cũng phải được công bố và tuân thủ về mặt thời gian
theo quy định, không được gián đoạn.


Thông tin công bố cần được lập và công bố phù hợp với chuẩn mực kế
tốn
Báo cáo tài chính là sản phẩm của kế tốn tài chính, là cơng cụ được sử dụng
để CBTT về tình hình tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp nhằm phục vụ cho

nhu cầu sử dụng của các đối tượng bên trong lẫn bên ngồi doanh nghiệp. Báo cáo
tài chính phải được lập và cơng bố phù hợp với chuẩn mực kế tốn là nguyên tắc
không thể thiếu trong việc CBTT.
Các thông tin về kế tốn cần phải thỏa mãn 3 điều kiện: Thơng tin phải dễ
hiểu, phải đáng tin cậy và phải đảm bảo có thể so sánh được.
Đảm bảo cơng bằng đối với các đối tượng tiếp nhận thông tin công bố
Nguyên tắc này được hiểu là thông tin phải được công bố rộng rãi cho công
chúng đầu tư một cách công bằng và đồng thời. Nhà đầu tư cần được tiếp cận như
nhau về các thông tin của công ty đại chúng. Tổ chức cung cấp thông tin phải đảm
bảo mọi thông tin được công bố sao cho mọi đối tượng có được khả năng tiếp cận
cao nhất đồng thời và như nhau đến thông tin công bố. Tổ chức CBTT không được
cung cấp thông tin cho một số nhà đầu tư riêng biệt hoặc những bên có lợi ích khác
trước khi công bố rộng rãi ra công chúng. Các trường hợp ngoại lệ chỉ được áp dụng
khi cung cấp thông tin các nhà tư vấn hoặc công ty định mức tín nhiệm hoặc có thể
bên đối tác trong hoạt động đầu tư, kinh doanh. Trong những trường hợp này, bên
nhận thơng tin phải có trách nhiệm bảo mật thơng tin đó.
Để thực hiện nguyên tắc này, các bên cung cấp thông tin phải sử dụng nhiều
loại phương tiện công bố nhằm giúp cho người sử dụng thơng tin có thể tiếp cận
nhanh chóng và dễ dàng mọi thơng tin cần thiết.
Đối tượng CBTT phải có trách nhiệm đối với thơng tin công bố
Trách nhiệm trong quản trị công ty của công ty đại chúng thuộc về các thành
viên Hội đồng quản trị của công ty và Ban giám đốc. Do vậy, các thành viên này
cũng
chịu trách nhiệm trong việc CBTT minh bạch các vấn đề liên quan đến công ty đại
chúng, bao gồm:


- Đảm bảo hình thức và nội dung CBTT của cơng ty cũng như tính minh bạch
của thơng tin.
- Chịu trách nhiệm về các báo cáo được công bố cho tất cả các cổ đơng và

những
người có quyền lợi liên quan đến công ty.
- CBTT tại hoặc thông báo cho SGDCK về các sự kiện quan trọng hoặc diễn
biến bất thường của công ty.
- Theo dõi để các thông tin cơng bố ra cơng chúng được lập và trình bày theo
đúng chuẩn mực chuyên môn cao nhất và sao cho các báo cáo tài chính được kiểm
tốn theo đúng chuẩn mực tốt nhất tương ứng.
- Đảm bảo tính kịp thời của việc CBTT, đồng thời đảm bảo tính hữu ích, đơn
giản và thuận tiện khi tiếp cận các thông tin được công bố.
Các cán bộ chuyên trách về CBTT cần có những tiêu chuẩn sau đây:
- Có kiến thức kế tốn, tài chính, kỹ năng tin học
- Có đủ thời gian thực hiện chức trách của mình, đặc biệt là việc liên hệ với các
cổ đông, ghi nhận những ý kiến của cổ đông, định kỳ trả lời ý kiến của các cổ đông
và các vấn đề quản trị công ty theo quy định
- Có trách nhiệm về cơng bố các thông tin của công ty tới công chúng đầu tư
theo quy định của pháp luật và điều lệ của công ty.
1.3.2. Lý thuyết thị trường hiệu quả
1.3.2.1. Thuyết thị trường hiệu quả
Việc tiếp cận lý thuyết thị trường hiệu quả trong phân tích tài chính phải xuất
phát từ khái niệm thị trường hoàn hảo trong kinh tế học. Một thị trường được coi là
thị trường hồn hảo khi nó đảm nhiệm được chức năng của nền kinh tế cạnh tranh
hồn hảo, tức nó sử dụng các đầu vào khan hiếm một cách hiệu quả. Như vậy, một
thị trường được coi là hồn hảo (hiệu quả) tổng thể khi nó hiệu quả về mặt phân
phối,
hiệu quả về mặt tổ chức hoạt động của thị trường, hiệu quả về mặt thông tin,...
Hiệu quả về mặt phân phối:
Một thị trường được coi là hiệu quả về mặt phân phối khi thị trường đó có
khả
năng đưa được các nguồn lực khan hiếm đến người sử dụng, sao cho trên cơ sở
nguồn



tức
ưu.

lực có được, người ta sẽ tạo ra kết quả đầu ra lớn nhất,
họ
sử
dụng
một
cách
tối

Hiệu quả về tổ chức hoạt động của thị trường:
Việc tổ chức hoạt động của thị trường chứng khốn với mục tiêu cực đại hóa
quy mơ giao dịch phải dựa trên các nguyên tắc căn bản như ở các thị trường khác là:
- Mở rộng khả năng lựa chọn “hàng hóa - các loại chứng khốn” và lựa chọn
“dịch vụ - các tổ chức trung gian” cho khách hàng.
- Tạo thuận lợi cho khách hàng trong việc tham gia vào thị trường với chi phí
thấp, từ đó thị trường đạt đến độ thanh khoản cao.
- Có các biện pháp hữu hiệu chống lại các hoạt động đầu cơ gây phương hại
đến
đa số khách hàng.
v.v...
Hiệu quả về mặt thông tin:
Khái niệm thị trường hiệu quả được đề cập trong Lý thuyết thị trường hiệu
quả
chính là thị trường hiệu quả trên phương diện thông tin. Khái niệm thị trường hiệu
quả luôn được các tác giả đưa ra và phát triển theo thời gian.
Fama (1970, 1991) đã tổng kết về EMH khá đầy đủ và chi tiết. Theo đó, “Một

thị trường được cho là hiệu quả khi giá cả luôn được phản ánh đầy đủ bởi các thơng
tin có sẵn ”
Những thơng tin có sẵn liên quan bao gồm nhiều loại khác nhau, như thông
tin
về môi trường kinh tế vĩ mô, thông tin về kết quả kinh doanh, thông tin về thị trường
ở thời điểm hiện tại cũng như quá khứ,... Trong một thị trường hiệu quả về mặt
thông
tin, thông tin được khai thác một cách tối đa để phản ánh vào giá cả chứng khốn, là
một tín hiệu tốt để toàn thị trường phát triển.
Cụ thể hơn, thị trường hiệu quả (trên phương diện thông tin) luôn cho rằng
khi
tham gia vào một thị trường hiệu quả, nhà đầu tư sẽ ít có cơ hội vượt trội hơn so với
người khác, tức là mọi người đều có khả năng tiếp cận thông tin như nhau trong
quyết
định đầu tư, kinh doanh.
Thị trường hiệu quả trên phương diện thông tin cũng cho biết các chứng
khoán
sẽ được mua bán trao đổi ngang giá trên các sàn giao dịch chứng khốn và do đó sẽ


khơng có cơ hội một cách hệ thống để có một số nhà đầu

lớn
mua
ép
giá
cổ
phiếu
hoặc thổi phồng mức giá khi bán (hiện tượng làm giá). Người
chơi

luôn
được
tin
tưởng rằng thị trường đối xử cơng bằng đối với tất cả mọi
người.
Giá
cả
sẽ
ln

tín
hiệu trung thực phản ánh giá trị nội tại của chứng khoán hay
giá trị thực của cơng ty.

Ngồi ra, Fama đã phân biệt ba mức độ hiệu quả khác nhau trên thị trường:
Thị trường hiệu quả dạng yếu: tất cả các thông tin quá khứ đã được phản ánh
vào trong giá. Giả thuyết này có nghĩa là lợi suất - suất sinh lời của chứng khốn
trong q khứ cũng như các thơng tin khác khơng có mối liên hệ với tương lai. Nói
cách khác, khơng thể dự báo được giá chứng khốn trong tương lai hay là có thể
kiếm
được lợi nhuận vượt trội bằng những căn cứ từ thông tin tương tự của chúng trong
quá khứ.
- Thị trường hiệu quả dạng trung bình: giá của chứng khốn phản ánh tất cả
các
thơng tin cơng khai trong hiện tại (hoặc lân cận với hiện tại), cũng như trong quá
khứ.
Như vậy, lý thuyết dạng này bao trùm lên lý thuyết hiệu quả dạng yếu. Thông tin
công khai bao gồm: các báo cáo tài chính, cơng thơng báo về thu nhập và cổ tức,
chia
cổ phần, chia tách cổ phiếu, thưởng cổ phiếu của doanh nghiệp và các thông tin kinh

tế vĩ mơ,...Do đó thơng qua các thơng tin này, nhà đầu tư khơng thể có được lợi
nhuận bất thường. Nhưng lợi nhuận bất thường có thể có được thông qua các thông
tin không công khai.
- Thị trường hiệu quả dạng mạnh: giá của chứng khoán phản ánh tất cả các
thông tin từ công khai đến nội bộ. Như vậy trong một thị trường hiệu quả dạng
mạnh,
người sử dụng tất cả các thơng tin có thể có, dù rằng các thơng tin có được phổ biến
ra cơng chúng hay không sẽ không thể thu được lợi nhuận vượt trội so với người
khác.
Tuy nhiên, thị trường hiệu quả dạng mạnh khơng bao giờ thể hiện đúng theo
định nghĩa, bởi vì đây là một giả thuyết gần như phi thực tế. Nhiều nghiên cứu đã
chỉ
ra khơng thể có thị trường nào mà khi có những thơng tin nội gián, người sử dụng
chúng lại khơng thu được lợi ích bất thường nào.
1.3.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường
-


Ta đã biết trong thị trường hiệu quả thì giá phản ứng một cách nhanh chóng
và tức thời bởi các thơng tin có sẵn, tức là trên thị trường người đầu tư luôn phải
giành lấy những mẩu thông tin quý giá để xử lý và ra các quyết định đầu tư hợp lý.
Trong thực tế để đạt được điều đó - làm cho thị trường hiệu quả hơn và cũng chính
là thu hút được nhiều nguồn tiền đầu tư hơn, cần phải có các điều kiện nhất định,
những nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường.
- Trình độ phát triển của thị trường: Những yếu tố cụ thể trong nhóm nhân tố
này có thể bao gồm:
+ Trình độ quản lý, cơ sở pháp lý;
+ Ý thức, tuân thủ pháp luật của các đối tượng tham gia;
+ Mức độ can thiệp của bàn tay hữu hình.
Rõ ràng các chính sách điều hành của các cơ quan quản lý ảnh hưởng khơng

nhỏ đến tính hiệu quả của thị trường về phương diện thông tin. Chẳng hạn, việc đặt
biên độ dao động giá tại các sở giao dịch chứng khốn nhiều khi sẽ khiến cho giá
chứng khốn khơng phản ánh giá trị nội tại của nó. Tương tự, quy định thời gian
thanh
tốn T+3 cũng có thể ảnh hưởng đến tính hiệu quả của thị trường. Nó làm thơng tin
khơng thể phản ánh tức thời trong giá chứng khốn bởi người đầu tư không thể mua
đứt bán đoạn để khai thác thơng tin tối đa mà đã có độ trễ nhất định.
- Hành vi của nhà đầu tư: Để thị trường hiệu quả người đầu tư phải ln có
những hành vi hợp lý, ngược lại thị trường sẽ ít nhiều cho thấy tính phi hiệu quả của
nó.
Các nhà đầu tư sẽ có hành vi hợp lý khi họ phân tích và xử lý “đúng” những
thơng tin mà họ có (và thị trường cung cấp), từ đó dẫn đến những kỳ vọng đúng về
tương lai của cổ phiếu mà họ đang đầu tư. Chẳng hạn, nếu người đầu tư dự đốn có
sự kiện nào đó có thể làm tăng giá chứng khoán, ngay lập tức học sẽ mua hoặc nắm
giữ chứng khốn đó thay vì bán ra. Ngược lại, khi họ dự đốn rằng sẽ có sự kiện nào
đó ảnh hưởng xấu đến giá chứng khốn thì họ sẽ tiến hành bán ngay.
Hành vi hợp lý còn được thể hiện ở chỗ khi tiến hành mua bán, người đầu tư
luôn phải xác định tối đa hóa khoản lợi nhuận của mình, chú ý đến mức rủi ro nhất
định hoặc tối thiểu hóa rủi ro với mức lợi nhuận nhất định.


Tuy vậy trên thị trường luôn tồn tại một số hành vi không hợp lý (lệch lạc)
mà nhà đẩu tư thường hay mắc phải. Chính chúng là nguyên nhân làm ảnh hưởng
đến
quyết định của nhà đầu tư và từ đó ảnh hưởng đến mức độ hiệu quả của thị trường.
Một số dạng hành vi lệch lạc trong nhận thức của nhà đầu tư thường thấy như:
+ Phụ thuộc quá nhiều vào kinh nghiệm và các thuật toán (Heuristics);
+ Lệch lạc do tình huống điển hình (Representativeness): xu hướng khơng
quan tâm đến những nhân tố dài hạn, mà thường đặt nhiều quan tâm đến các nhân tố
ngắn hạn, phản ứng quá đà (over reaction) với các thông tin tốt;

+ Bảo thủ (Conservatism): nhà đầu tư chậm phản ứng thông tin xấu, dẫn đến
hiện tượng phản ứng tiêu cực (under reaction);
+ Quá tự tin (Overconfidence);
+ Tính tốn bất hợp lý (Mental accounting)
Điều kiện tiếp theo để thị trường hiệu quả, đó là:
- Không được tồn tại hành vi bất hợp lý mang tính hệ thống:
Nếu chỉ một nhà đầu tư đơn lẻ, có hành vi khơng hợp lý, thì ảnh hưởng của
giao dịch của nhà đầu tư này lên giá cổ phiếu trên thị trường là không đáng kể (cho
dù là một tổ chức đầu tư lớn thì ảnh hưởng cũng rất hạn chế nếu chỉ đơn độc một
mình). Tuy vậy, khi hành vi khơng hợp lý và mang tính hệ thống (nghĩa là một nhóm
nhiều nhà đầu tư có có cùng một hành vi khơng hợp lý như nhau) thì khi ấy việc
định
giá sai về giá chứng khoán sẽ xuất hiện và có thể kéo dài.
Tính bất hợp lý trong hành vi là khá phổ biến đối với nhiều nhà đầu tư, và do
đó nó tạo thành “hiệu ứng bầy đàn”, “hội chứng đám đơng”,...khiến giá chứng khốn
khơng phản ánh giá trị thực của chúng.
- Khả năng kinh doanh chênh lệch giá trên thị trường tài chính:
Nếu thị trường có dấu hiệu cho thấy khả năng kinh doanh chênh lệch giá bị
giới hạn thì đó cũng là biểu hiện của sự không hiệu quả của thị trường. Để thị trường
hiệu quả cần có cơ chế để khả năng kinh doanh chênh lệch giá không bị giới hạn.
Lý thuyết thị trường hiệu quả cho rằng nếu tồn tại định giá sai thì sẽ tồn tại cơ
hội để kinh doanh chênh lệch giá thu lợi nhuận, và chính hành vi kinh doanh chênh


lệch giá sẽ điều chỉnh giá trên thị trường về cân bằng.
Tuy
nhiên,
việc
khơng
thể

thực
hiện kinh doanh chênh lệch giá mặc dù có tồn tại định giá sai

thể
xảy
ra
trong
thực
tế bởi chi phí giao dịch quá lớn và ẩn chứa nhiều rủi ro. Đã
từng

trong
lịch
sử
nhiều
vụ bong bóng giá ở Nhật (thập niên 1980), Đài Loan (1990), cổ
phiếu
công
nghệ
truyền thông của Mỹ (1999 - 2000),... Tuy nhiên, rõ ràng
khơng
hề

những
điều
chỉnh tức thời như người ta kỳ vọng, mà những vụ bong bóng
này
kéo
dài
nhiều

năm.
Đây là dấu hiệu của giới hạn khả năng kinh doanh chênh lệch
giá.
Kết
quả

thị
trường không hiệu quả.

Như vậy, trong một thị trường hiệu quả ở mức lý tưởng, chi phí giao dịch
phải
ở mức rất nhỏ, gần như bằng khơng.
- Tính minh bạch của thơng tin:
Minh bạch thơng tin tức là việc cơng khai hóa tất cả các thơng tin. Đây cũng
là nguyên tắc quan trọng trong thị trường chứng khoán. Các chủ thể trong thị trường,
đặc biệt là các cơng ty niêm yết, cơng ty chứng khốn phải chấp hành việc cung cấp
thông tin tương ứng với mốc thời gian quy định, tránh tình trạng thơng tin khơng rõ
ràng, không trung thực hoặc thông tin quá chậm trễ. Minh bạch thơng tin tốt sẽ gây
dựng lịng tin và bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhà đầu tư.
Khi hệ thống cơng bố thơng tin thị trường chứng khốn được tổ chức tốt;
đồng
thời các chủ thể làm đúng các chuẩn mực kế tốn, kiểm tốn và cơng bố thơng tin
một cách nghiêm túc, có trách nhiệm, tức là thơng tin được xử lý và mọi người tiếp
cận một cách công bằng, nhanh nhạy, giá chứng khốn khi đó được phản ánh bởi
mọi
thông tin liên quan và tất nhiên thị trường trở nên hiệu quả đúng nghĩa.
1.3.2.3. Các phương pháp kiểm định thị trường hiệu quả
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng yếu là việc kiểm định liệu có thể sử dụng
chuỗi quá khứ của giá cổ phiếu hoặc lợi suất để dự đoán thành công giá cổ phiếu

hoặc
lợi suất trong tương lai hay không. Kiểm định được tiến hành thực nghiệm bằng
cách
đo sự phụ thuộc thống kê giữa những sự thay đổi giá. Nếu khơng có sự phụ thuộc
(có
nghĩa sự thay đổi giá cả là ngẫu nhiên), thì thị trường là thị trường hiệu quả dạng
yếu,
nghĩa là khơng có chiến lược đầu tư có lãi nào được xây dựng dựa vào thơng tin về
giá trong quá khứ. Ngược lại, nếu có sự phụ thuộc, ví dụ sự tăng giá của thời kì này


làm cho giá tăng vào thời kì sau, như vậy là có cơ sở để
xây
dựng
chiến
lược
đầu

có lãi dựa vào những thơng tin q khứ và lúc đó thị trường
được
xem

khơng
hiệu
quả (dạng yếu).

Vì vậy, tất cả các kiểm định thị trường dạng yếu đều xuất phát bằng việc
kiểm
định lý thuyết bước ngẫu nhiên. Cụ thể hơn, việc kiểm định lý thuyết bước ngẫu
nhiên

nhằm xác định xem rằng có thể tìm được mơ hình hay quy luật nào đó mà cho thấy
có thể dự báo được lợi suất hay sự thay đổi của giá cả nếu dựa vào thông tin trong
quá khứ hay không.
Một số các phương pháp kiểm định lý thuyết ngẫu nhiên hay thị trường hiệu
quả dạng yếu như phương pháp phi tham số (kiểm định sự phù hợp của Kolmogrov
- Smirnov, kiểm định đoạn mạch); phương pháp tham số (kiểm định tự tương quan,
kiểm đinh tự hồi quy các mơ hình ARIMA, GARCH,...); phương pháp thống kê
(kiểm định tự tương quan, kiểm định đoạn mạch, kiểm định tính chuẩn,..) và phương
pháp kỹ thuật (kiểm định trung bình trượt, kiểm định bằng bộ lọc,..)
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng trung bình là kiểm tra xem giá cổ phiếu
có chứa đựng các thơng tin đã được các cơng ty cơng bố tính tới thời điểm hiện tại
hay chưa, nếu có thì thị trường hiệu quả mức trung bình. Hoặc kiểm tra xem phản
ứng của thị trường (mức độ điều chỉnh giá) trước và sau thông tin công khai ở hiện
tại và lân cận hiện tại, và xem sau thời điểm công khai thông tin thì người sử dụng
chúng có kiếm được lợi nhuận vượt trội hay không.


(1) Phãti ứng quá
tích cụt của thi trướng

Giá
cồ phiêu

(2) Phản ứng tiêu cực
của thị trurâng

Thời gian
c õng bò
thòng tĩu


Nguồn: Vũ Thị Minh Luận (2010)

Hình 1. Quan sát phản ứng của thị trường với mốc công bố thông tin
Thông tin sắp được cơng bố chính thức có thể được chia làm hai dạng là
những
thông tin tốt và những thông tin không tốt. Nếu thị trường hiệu quả dạng trung bình,
người đầu tư sẽ phản ứng với các luồng thông tin này trước khi thông tin được công
bố và sự thay đổi giá sẽ là đáng kể, đến thời điểm công bố thơng tin giá chứng khốn
sẽ di chuyển đến một mức cân bằng mới, sau đó giá chứng khốn sẽ hầu như khơng
đổi nếu giả định chưa có thơng tin bổ trợ nào khác.
Nếu thị trường không hiệu quả dạng trung bình thì có thể xảy ra xu hướng
phản ứng thái quá của thị trường, hoặc tích cực, hoặc tiêu cực do thông tin đến một
cách quá chậm hoặc thông tin không chuẩn bởi các phản ứng của người đầu tư.
Trong thực tế, kiểm định EMH dạng trung bình được một số tác giả dùng
phương pháp đồng liên kết và quan hệ nhân quả Granger, còn lại hầu hết các tác giả
sử dụng phương pháp phân tích sự kiện (Event study).
Kiểm định thị trường hiệu quả dạng mạnh
Kiểm định thị trường dạng mạnh thường được tiến hành với các nhóm đối
tượng có khả năng có được thơng tin riêng. Thứ nhất, các nhà lãnh đạo công ty, các
cổ đông lớn. Thứ hai, các chun giá phân tích chứng khốn với độ nhanh nhạy và
am hiểu thị trường và dành tất cả thời gian cho thị trường (họ tiếp xúc với nhiều nhà
đầu tư, nhiều công ty). Thứ ba, các nhà quản lý danh mục đầu tư tại các quỹ đầu tư.
Cả ba nhóm đối tượng trên giao dịch có khả năng đều dựa trên những thông tin
riêng.


×